Luận văn Thực trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong một số loại rau trên địa bàn Hà Nội và đề xuất một số giải pháp quản lý thuốc bảo vệ thực vật

1.1 Tính cấp thiết của đề tài Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người đặc biệt là với các dân tộc Châu Á, nhu cầu tiêu dùng rau hàng ngày càng tăng cao về số lượng và chất lượng. Trong quá trình sản xuất rau trên đồng ruộng một số loài sâu, bệnh xuất hiện thành dịch gây hại năng suất, chất lượng rau, khiến nông dân đã phải sử dụng một sổ loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng chống chúng. Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì mức độ ô nhiễm, trong đó có ô nhiễm về hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) ngày càng gia tăng. Hoá chất BVTV được sử dụng nhiều trong nông nghiệp để lại dư lượng trong nông sản sau thu hoạch vượt quá mức cho phép là do nhiều nguyên nhân liên quan đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm mà thời gian qua Nhà nước, Thành phố và nhân dân Thủ đô quan tâm, đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục. Việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch hại trong sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả to lớn trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch hại bảo vệ cây trồng của nông dân Việt Nam nói chung và nông dân Hà Nội nói riêng còn nhiều tồn tại, bất cập, vi phạm các quy định của Nhà nước, của Thành phố. Tình trạng sử dụng thuốc BVTV không đúng kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly vẫn xảy ra đặc biệt ở những vùng sản xuất rau. Vì vậy được sự đồng ý của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội được sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Trường Thành, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong một số loại rau trên địa bàn Hà Nội và đề xuất một số giải pháp quản lý thuốc bảo vệ thực vật” nhằm hạn chế tồn tại nêu trên và thúc đẩy chương trình sản xuất rau an toàn của Hà Nội. 1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài - Đánh giá thực trạng, dư lượng thuốc BVTV tồn dư trên một số loại rau chính trên địa bàn Hà Nội. So sánh dư lượng thuốc BVTV tồn tại trên rau được gieo trồng ở Hà Nôi và rau có nguồn gốc tỉnh khác. Đánh giá nguyên nhân của thực trạng đó. - Đề xuất giải pháp quản lý, dư lượng thuốc BVTV trên rau hợp lý trong điều kiện cụ thể của sản xuất nông nghiệp Hà Nội nhằm sản xuất ra các loại rau đảm bảo chất lượng tốt. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1 Ý nghĩa khoa học Tìm ra những giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý để giảm thiểu tồn tại trong sử dụng thuốc BVTV, dư lượng thuốc BVTV trên rau. 1.3.2 Ý nghĩa thực tế Hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý thực hiện đúng thời gian cách ly, góp phần giảm chi phí dùng thuốc, bảo vệ môi trường sống và sức khoẻ của người sử dụng rau.

doc99 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 11153 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong một số loại rau trên địa bàn Hà Nội và đề xuất một số giải pháp quản lý thuốc bảo vệ thực vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi ----------(((---------- hoµng hµ THỰC TRẠNG DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG MỘT SỐ LOẠI RAU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật  Mã số : 60.62.10 Người hướng dẫn khoa học: ts. nguyÔn tr­êng thµnh Hµ Néi - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2009 Tác giả luận văn Hoàng Hà LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ nhiều mặt của Bộ môn Bệnh cây - Nông dược, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Trường Thành, thầy hướng dẫn nhiệt tình, trách nhiệm và công tâm trong suốt quá trình tôi làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới TS. Nguyễn Văn Viên, Bộ môn Bệnh cây - Nông dược, Trường Đại học Nông nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới đồng chí Giám đốc, các đồng chí Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cùng anh chị em cán bộ của Thanh tra sở, Chi cục Bảo vệ thực vật đã giúp đỡ tôi nhiều mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành bản luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Phân tích dư lượng - Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phía Bắc, Thanh tra Cục Bảo vệ thực vật, Phòng hóa Viện Môi trường đất, Viện Bảo vệ thực vật đã giúp đỡ tôi trong quá trình lấy mẫu và phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau. Đề tài không thể hoàn thành nếu thiếu sự động viên cổ vũ của gia đình và bạn bè, đồng nghiệp. Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2009 Tác giả Hoàng Hà MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các hình viii 1. MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước 6 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1 Vật liệu nghiên cứu 23 3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 24 3.3 Nội dung nghiên cứu 24 3.4 Phương pháp nghiên cứu 25 4. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30 4.1 Kết quả tổng hợp dư lượng tối đa cho phép của một số hoạt chất thuốc BVTV thường dùng trên một số loại rau 30 4.2 Kết quả xác định dư lượng thuốc BVTV trên một số loại rau trong sản xuất của nông dân Hà Nội và rau bán trên thị trường Hà Nội 31 4.3 Xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư lượng thuốc BVTV trong rau cao 41 4.4 Đánh giá tình hình sử dụng thuốc BVTV đối với một số loại rau trên địa bàn Hà Nội 50 4.5 Đánh giá tình hình kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật trên địa bàn Hà Nội cũ 51 4.6 Những tồn tại trong kinh doanh, sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật 53 4.7 Đề xuất giải pháp quản lý dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật 55 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 59 5.1 Kết luận 59 5.2 Đề nghị 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADI  Mức hấp thụ hàng ngày chấp nhận được   BVTV  Bảo vệ thực vật   CODEX  Uỷ ban tiêu chuẩn hoá sản phẩm   EC hoặc ND  Dạng nhũ dầu   ECD  Detector cộng kết điện tử.   FAO  Tổ chức nông nghiệp và lương thực của Liên hiệp quốc   FID  Detector ion hoá ngọn lửa   FPD  Detector quang kế ngọn lửa.   GAP  Thực hành nông nghiệp tốt   GC  Sắc ký khí   ha  Hecta   HPLC  Sắc ký lỏng cao áp   LD50  Liều gây chết 50 % cá thể vật thí nghiệm.   MRL  Giới hạn tối đa cho phép (mg/kg; mg/l)   MS  Detector khối phổ   PHI  Thời gian cách ly(ngày)   VSATTP  Vệ sinh an toàn thực phẩm   WHO  Tổ chức y tế thế giới   WP  Dạng bột tan trong nước   DANH MỤC CÁC BẢNG STT  Tên bảng  Trang   2.1. Tình hình dư lượng thuốc BVTV trên rau ở một số nước 12 2.2. Diễn biến lượng thuốc được nhập khẩu vào Việt Nam từ 1991 đến năm 2007 14 3.1. Sản Lượng thuốc BVTV tăng dần còn thời gian cách ly theo khuyến cáo của nhà xuất 28 4.1. Tổng hợp dư lượng tối đa cho phép của một số hoạt chất thuốc BVTV thường trên rau 30 4.2. Mẫu rau do nông dân Hà Nội sản xuất 31 4.3. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trên rau do nông dân Hà Nội sản xuất (từ tháng 01 đến tháng 9 năm 2009) 33 4.4. Loại rau do nông dân Hà Nội sản xuất có dư lượng thuốc BVTV vượt quá dư lượng tối đa cho phép 33 4.5. Số lượng mẫu rau phân tích được lấy có nguồn gốc tỉnh khác được bán tại thị trường Hà Nội 34 4.6. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong rau có nguồn gốc tỉnh khác 36 4.7. Loại rau có dư lượng thuốc BVTV vượt quá dư lượng tối đa cho phép có nguồn gốc tỉnh khác 37 4.8. So sánh dư lượng thuốc BVTV trong cùng một loại rau do Hà Nội sản xuất và rau có nguồn gốc từ tỉnh khác 37 4.9. So sánh dư lượng thuốc BVTV trong cùng một loại nông sản do Hà Nội sản xuất và có nguồn gốc tỉnh khác 38 4.10. Các loại hoạt chất thuốc BVTV phát hiện trong các mẫu rau được phân tích trên địa bàn Hà Nội 40 4.11. Biến động dư lượng Cypermethrin của Sherpa 25 EC trong đậu đũa ở các ngày khác nhau sau khi phun 42 4.12. Biến động dư lượng Cypermethrin và Profenofos của Polytrin P440 EC trong đậu đũa ở các ngày khác nhau sau phun 43 4.13. Biến động dư lượng hoạt chất Fipronil của Regent 800WG trong cải xanh ở các ngày khác nhau sau phun 44 4.14. Biến động dư lượng hoạt chất Abamectin của Tập kỳ 1,8 EC trong cải xanh ở các ngày khác nhau sau phun 45 4.15. Biến động dư lượng hoạt chất Fenitrothion và Trichlofon của Ofatox 400 EC trong rau muống ở các ngày khác nhau sau phun 46 4.16. Dư lượng thuốc BVTV với các nồng độ phun khác nhau 49 4.17. Kết quả sử dụng thuốc BVTV của nông dân Hà Nội vụ xuân hè năm 2009 51 4.18. Trình độ chuyên môn của các cửa hàng đại lý kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn Hà Nội cũ 52 DANH MỤC CÁC HÌNH STT  Tên hình  Trang   4.1. Mẫu rau do nông dân Hà Nội sản xuất 32 4.2. Số lượng mẫu có nguồn gốc tỉnh khác được bán tại thị trường Hà Nội 35 4.3. Biến động dư lượng Cypermethrin của Sherpa 25 EC theo thời gian thu hái đậu đũa 42 4.4. Biến động dư lượng Cypermethrin và Profenofos của Polytrin P440 EC theo thời gian thu hái sản phẩm quả đậu đũa 43 4.5. Biến động dư lượng Fipronil của Regent 800 WG theo thời gian thu hái rau cải xanh 44 4.6. Biến động dư lượng hoạt chất Abamectin của Tập kỳ 1,8 EC theo thời gian thu hái rau cải xanh 45 4.7. Biến động dư lượng hoạt chất Fenitrothion và Trichlofon của Ofatox 400 EC theo thời gian thu hái rau muống 47 4.8. Ảnh hưởng của dư lượng hoạt chất Cypermethrin và Profenofos với nồng độ phun khác nhau 49 4.9. Ảnh hưởng của nồng độ phun đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau 50 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người đặc biệt là với các dân tộc Châu Á, nhu cầu tiêu dùng rau hàng ngày càng tăng cao về số lượng và chất lượng. Trong quá trình sản xuất rau trên đồng ruộng một số loài sâu, bệnh xuất hiện thành dịch gây hại năng suất, chất lượng rau, khiến nông dân đã phải sử dụng một sổ loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng chống chúng. Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì mức độ ô nhiễm, trong đó có ô nhiễm về hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) ngày càng gia tăng. Hoá chất BVTV được sử dụng nhiều trong nông nghiệp để lại dư lượng trong nông sản sau thu hoạch vượt quá mức cho phép là do nhiều nguyên nhân liên quan đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm mà thời gian qua Nhà nước, Thành phố và nhân dân Thủ đô quan tâm, đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục. Việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch hại trong sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả to lớn trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch hại bảo vệ cây trồng của nông dân Việt Nam nói chung và nông dân Hà Nội nói riêng còn nhiều tồn tại, bất cập, vi phạm các quy định của Nhà nước, của Thành phố. Tình trạng sử dụng thuốc BVTV không đúng kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly vẫn xảy ra đặc biệt ở những vùng sản xuất rau. Vì vậy được sự đồng ý của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội được sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Trường Thành, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong một số loại rau trên địa bàn Hà Nội và đề xuất một số giải pháp quản lý thuốc bảo vệ thực vật” nhằm hạn chế tồn tại nêu trên và thúc đẩy chương trình sản xuất rau an toàn của Hà Nội. 1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài - Đánh giá thực trạng, dư lượng thuốc BVTV tồn dư trên một số loại rau chính trên địa bàn Hà Nội. So sánh dư lượng thuốc BVTV tồn tại trên rau được gieo trồng ở Hà Nôi và rau có nguồn gốc tỉnh khác. Đánh giá nguyên nhân của thực trạng đó. - Đề xuất giải pháp quản lý, dư lượng thuốc BVTV trên rau hợp lý trong điều kiện cụ thể của sản xuất nông nghiệp Hà Nội nhằm sản xuất ra các loại rau đảm bảo chất lượng tốt. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1 Ý nghĩa khoa học Tìm ra những giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý để giảm thiểu tồn tại trong sử dụng thuốc BVTV, dư lượng thuốc BVTV trên rau. 1.3.2 Ý nghĩa thực tế Hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý thực hiện đúng thời gian cách ly, góp phần giảm chi phí dùng thuốc, bảo vệ môi trường sống và sức khoẻ của người sử dụng rau. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài Các nước trên thế giới, đều rất quan tâm đến nông nghiệp sạch, đặc biệt là sản phẩm rau an toàn. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế gới (WHO) đã đưa ra quy định (Codex) về dư lượng tối đa cho phép của một số hoạt chất thuốc BVTV trong nông sản. WHO đã đưa ra mẫu xác định dư lượng thuốc BVTV trong phân tích dư lượng thuốc BVTV với nông sản. Ở Đài Loan từ năm 1997 đã nghiên cứu đưa ra danh mục dư lượng tối đa cho phép trong nông sản riêng. Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Isarel…và một số nước trong khu vực như Đài Loan, Singapore, Thái Lan…đã tiến hành các công trình nghiên cứu xác định tiêu chuẩn rau an toàn, thực hiện nhiều giải pháp về kỹ thuật, quản lý, kiểm tra chất lượng, tổ chức sản xuất và thiết lập thị trường tiêu thụ rau an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Có thể kể đến một số công trình ngiên cứu như phân tích dư lượng thuốc BVTV trong rau quả của Đài Loan, hệ thống giao dục và thẩm định để tăng cường áp dụng an toàn thực phẩm tại Đài Loan, hướng dẫn sản xuất rau an toàn của trường Đại học Ohio - Mỹ. Sản xuất nông nghiệp trong đó sản xuất rau đã có những sự phát triển vượt bậc trong nửa sau thế kỷ 20 nhằm đáp ứng cho sự bùng nổ dân số loài người. Nền nông nghiệp dựa vào hữu cơ đã từng bước và nhanh chóng chuyển sang nền nông nghiệp dựa vào hoá chất với lượng phân bón hoá học và hoá chất BVTV được sử dụng ngày càng nhiều. Đặc biệt, từ sau khi phát hiện và sản xuất được DDT năm 1939, các biện pháp BVTV truyền thống như biện pháp thủ công, lợi dụng thiên địch và thuốc thảo mộc ít được chú ý và nhanh chóng được thay thế bằng biện pháp hoá học. Hiệu quả của biện pháp hoá học trong thâm canh và BVTV rất cao trong việc nâng cao và bảo vệ sản lượng cây trồng. Song, thâm canh cao kéo theo sự phá vỡ đa dạng sinh học cũng như những cân bằng sinh thái vốn có của nền nông nghiệp cổ truyền mà biểu hiện của nó là các dịch hại xuất hiện ngày càng phức tạp, năng suất cây trồng bấp bênh. Giá trị nông sản bị mất hàng năm do dịch hại được ước lượng gần đây là khoảng 30% sản lượng tiềm năng của cây trồng lương thực, cây lấy sợi và cây thức ăn gia súc, tương đương 300 tỷ đô la Mỹ hàng năm (Oudejeans, 1991) [29]. Sử dụng thuốc hoá học trên đồng ruộng nói chung và trên các ruộng rau nói riêng là một biện pháp tác động quan trọng của con người vào hệ sinh thái. Thuốc hoá học không chỉ tác động đến dịch hại mà còn tác động rất lớn đến các thành phần sinh học và vô sinh khác trong hệ sinh thái như cây trồng, các sinh vật trung gian, các sinh vật có ích, đất đai, nước… Hàng loạt các hậu do việc sử dụng quá mức hoá chất BVTV đã xảy ra do sự phá vỡ cân bằng cũng như sự an toàn tự nhiên của hệ sinh thái như dịch hại kháng thuốc, xuất hiện nhiều dịch hại mới khó phòng trừ, nhanh tái phát dịch hại nguy hiểm, ô nhiễm môi trường và sông sản (Lê Trường, 1985) [14]. Theo tính toán của Pimentel và Greiner ở Đại học Cornell, ở Mỹ, nông dân chi 6,5 tỷ đô la đã làm giảm giá trị thiệt hại do dịch hại gây ra cho cây trồng là 26 tỷ đô la, tức là người nông dân thu được 4 đô la khi cứ 1 đô la chi cho thuốc BVTV. Tuy nhiên, nếu tính 8 tỷ đô la do ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng thuốc đến sức khoẻ con người và môi trường thì thu nhập trên chỉ còn 2 đô la/1 đô la chi cho thuốc BVTV (Stephenson, 2003) [31]. Hơn nữa, hầu hết các thuốc hoá học độc cao với con người và môi trường cũng như để lại tồn dư trong nông sản (Wayland, 1991) [40] Tuy vậy, việc sử dụng thuốc BVTV ngày nay là yêu cầu tất yếu. Theo ý kiến của nhiều tác giả, nếu không dùng thuốc BVTV, sản lượng cây trồng trung bình bị mất khoảng 60 - 70%, không thể đáp ứng nổi thực phẩm cho con người hiện nay (Yeoh, 2002) [44]. Nếu không, để tồn tại, con người phải tăng 3 lần diện tích đất canh tác hiện nay, điều này không thể làm được (Marcus, 2004; Stephenson, 2003) [26], [31]. Đánh giá về sản xuất lương thực và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới, Stephenson đã kết luận: Thuốc BVTV đã có vai trò chính trong việc tăng gấp 3 lần sản lượng lương thực trong 50 năm qua; thuốc BVTV đã đem lại lợi ích cho con người và môi trường bằng việc giảm đói nghèo, tiết kiệm lao động, năng lượng hoá thạch, đất đai, góp phần hạn chế sự xâm lấn của nông nghiệp vào đất không phù hợp, kể cả đất hoang hoá mà nó không bền vững cho việc sử dụng mục đích nông nghiệp. Các cố gắng để giảm thuốc BVTV ở nơi và vào lúc ít có cơ hội cải thiện sản lượng lương thực vẫn cần được tiếp tục nhằm giảm thiểu rủi ro và đem lại lợi ích lớn hơn do sử dụng thuốc BVTV. Hiện đang có sức ép về việc tăng cường sử dụng thuốc BVTV trong các nước đang phát triển, song cần giáo dục và điều tiết nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó đến sức khoẻ con người và môi trường (Stephenson, 2003) [31]. Do vậy, một trong các vấn đề mấu chốt cho nền nông nghiệp tiên tiến hiện nay mà ta thường gọi là nền nông nghiệp sinh thái là sử dụng thuốc BVTV một cách "khôn ngoan" nhất, sao cho năng suất và chất lượng cây trồng được giữ vững, lợi ích của người nông dân được nâng cao, đảm bảo an toàn cao nhất có thể với con người và môi trường. Để đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm an toàn cho mình, về cơ bản, nông dân nói chung và người trồng rau nói riêng không thể quay lại nền nông nghiệp hữu cơ thuần tuý, càng không nên kéo dài và làm trầm trọng thêm nền nông nghiệp dựa hẳn và hoá học mà cần phải "đi giữa" hai nền nông nghiệp này một cách khôn ngoan nhất (Peet, 1999) [30]. Các kỹ thuật tiên tiến trong đó có thuốc BVTV cần được sử dụng một cách khoa học nhất trong một hệ thống quản lý hài hoà nhất (Nguyễn Văn Bộ, 2000) [2]. Khác với nhiều cây trồng khác, cây rau là cây trồng ngắn ngày với yêu cầu thâm canh và BVTV rất cao, thuốc hoá học được sử dụng trên đơn vị diện tích cao hơn nhiều so với cây lúa (Viện BVTV, 1998 - 2005) [18], [20]. Hiện trạng dư lượng thuốc BVTV trong rau trong cả nước ta những năm gần đây rất đáng lo ngại (Viện Bảo vệ thực vật, Trung tâm Kiểm định thuốc BVTV phía Bắc) [19], [16]. Theo Nguyễn Trường Thành (2002) [10], khả năng quản lý việc sử dụng thuốc trên đồng ruộng, trình độ sử dụng thuốc BVTV của người sản xuất rau ở nước ta nhìn chung còn rất hạn chế, có nguyên nhân sâu xa từ hệ thống canh tác nhỏ lẻ, manh mún từ lâu đời. Do vậy, về phương diện Nhà nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng, việc cải tiến quản lý thuốc BVTV trong đó có quản lý kinh doanh và kinh doanh sử dụng thuốc có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với ngành trồng rau mà đối với cả xã hội và môi trường sống. 2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước 2.2.1 Nghiên cứu ngoài nước Tại Đài Loan, Viện Nghiên cứu Hoá chất và Chất độc nông nghiệp (TACTRI) đã nghiên cứu xác định MRL cho riêng nước mình dựa vào chỉ tiêu ADI (mức hấp thụ hằng ngày chấp nhận được) và mức tiêu thụ từng nhóm rau cho người dân ở đây như rau ăn lá, đậu rau, rau ăn quả khác, rau ăn củ và thân củ, bầu bí (Wong, 2001) [43]. Từ năm 1989 đã thực hiện chương trình "Kiểm tra - giáo dục" và Chương trình "Thực hành nông nghiệp tốt" (GAP). Mục đích của chương trình này là kết hợp kết quả kiểm tra dư lượng thuốc trong nông sản với việc giáo dục việc sử dụng thuốc cho nông dân và thúc đẩy việc thực hiện luật về thuốc BVTV. Có khoảng 80 chuyên gia của Viện TACTRI (Viện Nghiên cứu Hoá chất và Chất độc nông nghiệp Đài Loan) lấy mẫu rau quả trên đồng ruộng, phân tích dư lượng thuốc BVTV bằng phương pháp phân tích đa dư lượng. Kết quả được thông báo đến chính quyền địa phương và DAIS (Sở Nông nghiệp). Nông dân nào có mẫu được kiểm tra mà dư lượng thuốc bị vi phạm mức cho phép thì phải dự một lớp đào tạo về sử dụng thuốc BVTV do địa phương tổ chức và phải trả tiền phạt do vi phạm luật thuốc BVTV. Sau lớp giáo dục thực hành trên, các chuyên gia về BVTV từ DAIS thăm nông dân và đưa ra khuyến cáo để cải tiến kỹ thuật bảo vệ cây trồng. Chương trình này được tiến hành hàng năm và mỗi năm số mẫu được phân tích kiểm tra lến tới 13.000. Kết quả đạt được rất có ý nghĩa: tỷ lệ các mẫu rau quả bị vi phạm giảm từ 28,6% năm 1986 xuống 2,1% năm 2002 (Wong, 1997) [42]. Để thúc đẩy nông dân sử dụng thuốc BVTV an toàn và hợp pháp, "Chương trình chấp thuận GAP" được thiết lập từ năm 1994 nhằm cấp chứng chỉ cho nông dân sử dụng nhãn "GAP" trên sản phẩm của họ. Chương trình thu bản ghi nhận các thuốc BVTV mà nông dân đã dùng, chứng nhận sự an toàn nông sản của họ sau khi phân tích dư lượng không có vi phạm nào. Sau 8 năm thực hiện, 512 nhóm trồng cây ăn quả với 7.104 nông dân và 770 nhóm trồng rau với 11.274 nông dân đã được cấp chứng chỉ GAP (Tuan, 2001) [36]. Việc lấy mẫu kiểm tra được tiến hành ngẫu nhiên trong các vùng trồng rau quả của Đài Loan hàng năm. Chương trình giáo dục nông dân sử dụng thuốc BVTV hiệu quả và an toàn được áp dụng rộng rãi. Đặc biệt, việc áp dụng GAP thúc đẩy sử dụng thuốc BVTV an toàn trong cộng đồng, nâng cao nhận thức cho nông dân về độc hại của hoá chất BVTV và khích lệ họ sử dụng thuốc có độ độc thấp, thuốc sinh học. Hội đồng GAP gồm TACTRI, DAIS (Sở Nông nghiệp) có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và điều tiết chung. Hệ thống GAP hướng dẫn nông dân về đánh giá mức độ dịch hại, thuốc nào sử dụng có hiệu quả, thời gian xử lý và nồng độ tích hợp, sử dụng quần áo bảo hộ khi xử lý, ghi chép hồ sơ sử dụng thuốc. Nông dân không chỉ phải tuân theo Điều lệ sử dụng thuốc BVTV mà còn phải theo quy định của đội sản xuất. Có hơn 1.160 đội sản xuất và khoảng 15.000 nông dân trong các GAP (Tuan, 2001) [36]. Tại Hàn Quốc, theo Ohio (2003), [28], một số cơ quan có nhiệm vụ giám sát dư lượng thuốc trong nông sản như Viện Khoa học công nghệ nông nghiệp (NIAST) kiểm tra trên đồng ruộng, Sở Quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp quốc gia (NAPQMS) thuộc Bộ Nông nghiệp và Ngư nghiệp kiểm tra ở "cổng nông trại", Tổng cục Thuốc và Thực phẩm (KFDA) kiểm tra ở "điểm bán hàng". Kết quả kiểm tra ở trên đồng lúa của NIAST từ năm 1999 đến 2002 đối với 7 thuốc trừ sâu (BPMC, Buprofezin, Carbofuran, Edifenphos, Iprobenphos, Isoprothiolane, Tricyclazole), dư lượng trên gạo là 0 đến 0,07 ppm (đều thấp hơn hẳn mức cho phép MEL: 0,2 - 0,7 ppm), trên rơm rạ là từ 0 đến 2,7 ppm. Kiểm tra dư lượng ra quả nhập khẩu tại Hàn Quốc năm 2000 cho thấy tỷ lệ mẫu rau vi phạm là 6,1%, mẫu quả vi phạm là 2,1%, cao hơn hẳn các mẫu nông sản được sản xuất trong nước (Ohio, 2003) [28] Tại Mỹ, nhiều bang thường xuyên có tài l
Luận văn liên quan