Luận văn Thực trạng giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở trường chính trị Nguyễn Văn Linh tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới

Thực tiễn cách mạng Việt Nam gần 80 năm qua đã chứng minh rằng: Sau khi có đường lối đúng, cán bộ là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" (1). Trong cách mạng giải phóng dân tộc, do làm tốt công tác cán bộ, Đảng ta đã đào tạo, bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ có đạo đức cách mạng và bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực tổ chức thực tiễn ngang tầm nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ các cấp đã đưa chủ trương, đường lối của Đảng thâm nhập vào quần chúng, tổ chức, lãnh đạo quần chúng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chiến đấu anh dũng, làm nên thắng lợi lịch sử của cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập, tự do cho dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Hơn hai mươi năm qua, đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; mở rộng dân chủ XHCN, đổi mới hệ thống chính trị; xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; củng cố quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, v.v. Do có đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, trình độ, năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn, nên công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Có được đội ngũ cán bộ tốt, lãnh đạo được cách mạng đạt được những thành quả đó là do từ khi ra đời cho đến nay, Đảng ta đã nhận thức rõ và luôn quan tâm làm tốt công tác cán bộ nhất là công tác cán bộ cơ sở. (1) Hồ Chí Minh TT.NXBCTQG. 4.1995-T5 –Tr269-273 Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những thuận lợi to lớn, nhưng đồng thời cũng có những nguy cơ và thách thức đan xen, để nâng cao sự lãnh đạo của Đảng lên ngang tầm với nhiệm vụ chính trị, chủ động nắm thời cơ, vượt qua thách thức và nguy cơ, thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược và đường lối của Đảng đề ra trong giai đoạn hiện nay, công tác xây dựng Đảng được xác định là nhiệm vụ then chốt, công tác cán bộ của Đảng trở thành "khâu then chốt của vấn đề then chốt". Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng khẳng định: “Cán bộ và công tác cán bộ thật sự là một yêu cầu vừa cơ bản, vừa bức xúc, đòi hỏi phải được đổi mới từ quan điểm, phương pháp, chính sách và tổ chức, chẳng những để đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước hôm nay mà còn phải chuẩn bị những thế hệ cách mạng kế tục sự nghiệp của Đảng ta và dân tộc ta trong tương lai” (1) Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: "Tình hình và nhiệm vụ mới đòi hỏi toàn Đảng phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, chú trọng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận. Sớm xây dựng cho được một chiến lược cán bộ cho thời kỳ mới" (2). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII khoá còn chỉ rõ: “ Quan tâm đào tạo – bồi dưỡng cả cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các nhà doanh nghiệp và các chuyên gia trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị; coi trọng cả đức và tại, đức là gốc”. (3) Ngày nay, trước yêu cầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cách mạng Việt Nam lại diễn ra trong bối cảnh thế giới có xu thế hội nhập, toàn cầu hoá và có nhiều diễn biến hết sức phức tạp .

doc74 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9238 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở trường chính trị Nguyễn Văn Linh tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Trang PHẦN MỞ ĐẦU  3   CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI  9   I. VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN  9   1. Vai trò của đội ngũ cán bộ  9   2. Vai trò của cán bộ cơ sở và công tác cán bộ cơ sở  16   3. Vai trò của đội ngũ giảng viên  18   4. Vai trò, nhiệm vụ, tiêu chuẩn của cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh, thành phố.  21   II. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN LÀ TẤT YẾU KHÁCH QUAN  23   1. Đánh giá chung về đội ngũ cán bộ, công tác cán bộ hiện nay  23   2. Tình hình công tác cán bộ, giảng viên ở Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh  27   CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN LINH TỪ 2005 ĐẾN NAY.  29   I. KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN LINH TỈNH HƯNG YÊN  29   1. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên  29   2. Vài nét khái quát về Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh tỉnh Hưng Yên  34   II. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN LINH  38   1. Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, giảng viên  38   2. Đánh giá khái quát việc thực hiện nhiệm vụ của Nhà trường do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho từ năm 2005 - 2008  42   CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN LINH, TỈNH HỪNG YÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỜI KỲ MỚI  51   I. PHƯƠNG HƯỚNG  51   II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP  53   1. Về giáo dục chính trị tư tưởng  54   2. Về học tập nâng cao trình độ cho cán bộ, giảng viên  56   3. Về quy hoạch cán bộ, giảng viên  60   4. Về tuyển dụng cán bộ, giáo viên  61   5. Về thực hiện quy chế, chính sách với cán bộ, giảng viên  62   KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN  63   KIẾN NGHỊ  63   KẾT LUẬN  65   DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO    PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Thực tiễn cách mạng Việt Nam gần 80 năm qua đã chứng minh rằng: Sau khi có đường lối đúng, cán bộ là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" (1)... Trong cách mạng giải phóng dân tộc, do làm tốt công tác cán bộ, Đảng ta đã đào tạo, bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ có đạo đức cách mạng và bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực tổ chức thực tiễn ngang tầm nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ các cấp đã đưa chủ trương, đường lối của Đảng thâm nhập vào quần chúng, tổ chức, lãnh đạo quần chúng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chiến đấu anh dũng, làm nên thắng lợi lịch sử của cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập, tự do cho dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Hơn hai mươi năm qua, đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; mở rộng dân chủ XHCN, đổi mới hệ thống chính trị; xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; củng cố quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, v.v... Do có đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, trình độ, năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn, nên công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Có được đội ngũ cán bộ tốt, lãnh đạo được cách mạng đạt được những thành quả đó là do từ khi ra đời cho đến nay, Đảng ta đã nhận thức rõ và luôn quan tâm làm tốt công tác cán bộ nhất là công tác cán bộ cơ sở. (1) Hồ Chí Minh TT.NXBCTQG. 4.1995-T5 –Tr269-273 Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những thuận lợi to lớn, nhưng đồng thời cũng có những nguy cơ và thách thức đan xen, để nâng cao sự lãnh đạo của Đảng lên ngang tầm với nhiệm vụ chính trị, chủ động nắm thời cơ, vượt qua thách thức và nguy cơ, thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược và đường lối của Đảng đề ra trong giai đoạn hiện nay, công tác xây dựng Đảng được xác định là nhiệm vụ then chốt, công tác cán bộ của Đảng trở thành "khâu then chốt của vấn đề then chốt". Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng khẳng định: “Cán bộ và công tác cán bộ thật sự là một yêu cầu vừa cơ bản, vừa bức xúc, đòi hỏi phải được đổi mới từ quan điểm, phương pháp, chính sách và tổ chức, chẳng những để đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước hôm nay mà còn phải chuẩn bị những thế hệ cách mạng kế tục sự nghiệp của Đảng ta và dân tộc ta trong tương lai” (1) Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: "Tình hình và nhiệm vụ mới đòi hỏi toàn Đảng phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, chú trọng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận. Sớm xây dựng cho được một chiến lược cán bộ cho thời kỳ mới" (2). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII khoá còn chỉ rõ: “ Quan tâm đào tạo – bồi dưỡng cả cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các nhà doanh nghiệp và các chuyên gia trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị; coi trọng cả đức và tại, đức là gốc”. (3) Ngày nay, trước yêu cầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cách mạng Việt Nam lại diễn ra trong bối cảnh thế giới có xu thế hội nhập, toàn cầu hoá và có nhiều diễn biến hết sức phức tạp ... (1) Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn lần thứ VII-,NxbCTQG, H.1991, Tr133 (2) Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn lần thứ VIII-,NxbCTQG, H.1996,Tr51 (3) Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn lần thứ VIII-,NxbCTQG, H.1999, tr 145,146. Tình hình đó có nhiều thuận lợi, vận hội, song không ít khó khăn, thách thức lớn, đòi hỏi Đảng ta phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để đề ra đường lối đúng đắn và có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của mình. Đòi hỏi phải đặt ra được đội ngũ cán bộ phải có phẩm chất đạo đức chính trị vững vàng, trung thành chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có tri thức chuyên môn nghề nghiệp giỏi để tổ chức, quản lý phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh xã hội đồng thời tiếp thu khoa học, công nghệ hiện đại của nhân loại để xây dựng tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở, bởi đội ngũ cán bộ cơ sở là những người trực tiếp tuyên truyền và vận động quần chúng thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, là cầu nối giữa Đảng Nhà nước với nhân dân, trực tiếp giải quyết yêu cầu nguyện vọng những khó khăn, vướng mắc của nhân dân đồng thời phản ánh những băn khoăn, kiến nghị của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa Đảng Nhà nước và nhân dân. Uy tín của Đảng Nhà nước thể hiện trực tiếp và trước hết ở lòng tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ cơ sở. Để có được đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, đòi hỏi Đảng ta phải chỉ đạo làm tốt từng khâu trong công tác cán bộ từ cơ sở. Trong đó khâu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở được Đảng và Nhà nước ta giao cho các Trường Chính trị tỉnh, thành phố và các trung tâm chính trị cấp huyện. Trong đó có Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh. Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh tỉnh Hưng Yên có chức năng đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị ở cơ sở về lý luận chính trị, về quản lý nhà nước, nghiệp vụ công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể. Đồng thời có vai trò quan trọng trong việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho cơ sở… với phương châm “giáo dục, xây dựng con người toàn diện” đủ “Đức tài”. Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh tỉnh Hưng Yên thực hiện mục tiêu đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở trên cả 3 mặt: Tri thức, năng lực thực hành và phẩm chất đạo đức, giúp cho đội ngũ cán bộ cơ sở nâng cao bản lĩnh và nhân cách để có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ chính trị được giao. Muốn thực hiện được nhiệm vụ vẻ vang và nặng nề này, Nhà trường phải có một đội ngũ cán bộ, giảng viên có đầy đủ trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực sư phạm giỏi; chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thực hiện, đặc biệt phải quan tâm đến việc xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường cho ngang tầm với nhiệm vụ: trước hết là về phẩm chất chính trị phải nắm chắc chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, trung thành con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Hồ Chủ Tịch và nhân dân ta đã lựa chọn, đồng thời nắm vững đường lối chính sách của Đảng để vận dụng vào việc tổ chức, quản lý và giảng dạy cho học viên . Về năng lực chuyên môn, tri thức về trình độ nghề nghiệp giỏi để quản lý nghiên cứu khoa học, giảng dạy đào tạo thế hệ cán bộ có đức, có tài cho xã hội. Do đó, đòi hòi Nhà trường phải đặc biệt quan tâm luôn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của mình. Như vậy, việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên là vấn đề quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung, với sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo của Nhà trường nói riêng. Những năm qua, Nhà trường đã có nhiều quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên. Lực lượng cán bộ, giảng viên của Trường đã có nhiều cố gắng vươn lên về mọi mặt hoàn thành nhiệm vụ Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho: Kế hoạch giao hàng năm đều hoàn thành, đảm bảo quy chế do Học viện chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh ban hành, chất lượng giảng dạy ngày một nâng cao. Số cán bộ đang chức sau khi hoàn thành chương trình học tập lý luận chính trị, quản lý Nhà nước ở Trường, đã phát huy tốt trên cương vị công tác của mình nhiều đồng chí được cất nhắc, đề bạt ở cương vị mới cao hơn. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có trình độ lý luận chính trị mới có thể đáp ứng sự nghiệp đó. Vì vậy, Học viện chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh nói chung, Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh nói riêng phải tiếp tục phấn đấu trưởng thành nhất là việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho cán bộ, giảng viên mới đào tạo ra nguồn nhân lực theo yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn hiện nay. Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và của tỉnh Hưng Yên nói riêng, đòi hỏi Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh phải nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở cho tỉnh, điều đó càng phải chú ý không ngừng nâng chất lượng cán bộ, giảng viên của Nhà trường. Nếu không nhận thức đúng và tổ chức thực hiện tốt sẽ gây ra hậu quả xấu cho công cuộc xây dựng phát triển của Tỉnh nói riêng và đất nước nói chung. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “ Thực trạng giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới” làm luận văn tốt nghiệp lớp Cao cấp lý luận chính trị. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu cơ sở lý lụân và thực tiễn của vấn đề từ đó khảo sát, đánh giá lại thực trạng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh tỉnh Hưng Yên một cách đầy đủ, khách quan, chính xác... Trên cơ sở đó có những đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Đề tài nghiên cứu của tôi trong phạm vi hẹp, rất cụ thể, xác thực nên rất thiết thực với Nhà trường, có thể giúp Nhà trường có quan điểm đầy đủ hơn về giáo dục đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhất là vấn đề bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, giảng viên của Trường ngày càng tốt hơn, tạo ra đội ngũ cán bộ giảng viên có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn nghề nghiệp giỏi hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay và tương lai. - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh, thời gian: Từ năm 2005 – 2008. 4. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp luận nghiên cứu của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm cơ bản của Đảng cộng sản Việt Nam kết hợp với thực tiễn để khảo sát thực tiễn Nhà trường để nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện về mọi mặt: Lịch sử quá trình phát triển của Nhà trường, những nhiệm vụ chính trị được giao, những điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên. Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên sẽ được đánh giá cả mặt mạnh, ưu điểm, cả mặt hạn chế khuyết điểm. Trên cơ sở các tài liệu điều tra thống kê được từ năm 2005-2008 để phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp làm nổi bật lên những vấn đề vần quan tâm, giải quyết. 5. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, Kiến nghị, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương: Chương I: Những cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương II: Thực trạng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh. Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN: 1. Vai trò của đội ngũ cán bộ: C.Mác Ăng ghen và Lê Nin đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của cán bộ đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng và cách mạng. C.Mác cho rằng : “Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lý luận thực tiễn” :…(1). Lê Nin cũng khẳng định: “Trong lịch sử chưa hề có 1 giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị; những đại biểu tiền phong có khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”:.(2) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu những tư tưởng của C.Mác, Ăng ghen và Lê –Nin vận dụng vào cách mạng Việt Nam, về vai trò cán bộ, công tác cán bộ là những di sản tinh thần quý giá của Đảng, Nhà nước và cách mạng Việt Nam. Về vai trò của cán bộ, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Khi đã có đường lối cách mạng đúng thì cán bộ là khâu quyết định, rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”....(3). Theo Bác, cán bộ, đảng viên là những người đem đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước giải thích cho nhân dân hiểu rõ và thi hành, đồng thời phản ánh trung thực với Đảng, Nhà nước về tình hình của nhân dân để xây dựng chính sách cho đúng. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đều do cán bộ tổ chức thực hiện, sự thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào cán bộ. Động lực của mọi cuộc cách mạng là quần chúng nhân dân, hạt nhân chủ yếu của phong trào quần chúng là đội ngũ cán bộ. Bác đã dạy, người cán bộ, đảng viên phải vừa “hồng” vừa “chuyên”, không ngừng học tập để trau dồi lý tưởng, chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường học tập tiếp thu tri thức mới, có phong cách làm khoa học để luôn xứng đáng vai trò tiền phong, gương mẫu. (1) C.Mác. Ăngghen T2 NXB chính trị QG 11-1995 – T2 – Tr181 (2) Lê- nin T2 NXB –TB –M – 1974 – T4 – Tr 473. (3) HCM T2 – NXBCTQG .4.1995- T5-Tr269-273. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đòi hỏi việc đào tạo bồi dưỡng là “công việc gốc của Đảng”. Phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, phải thiết thực và gắn liền lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành, giúp cán bộ đảng viên sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, tu dưỡng đạo đức cách mạng và nâng cao năng lực công tác, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong hệ thống quan điểm Tư tưởng Hồ Chí Minh, Người đã nghiên cứu và giải quyết vấn đề chất lượng của cán bộ đảng viên một cách căn bản và toàn diện, từ việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đến việc lựa chọn, sử dụng cán bộ, từ việc đặt ra trách nhiệm của Đảng đối với công tác cán bộ đến việc đòi hỏi trách nhiệm của từng người dù sở cương vị nào cũng phải phấn đấu rèn luyện, nâng cao trình độ về mọi mặt để trở thành người cán bộ tốt của Đảng, của nhân dân… Tất cả những nội dung ấy được Hồ Chí Minh xác định rõ cả về quan điểm cũng như phương hướng, phương pháp dùng người, tìm nguồn nhân tài để sử dụng, biết lựa chọn nhân tài, chọn cán bộ cả trước mắt cũng như lâu dài. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành những nguyên tắc chủ đạo công tác cán bộ của Đảng trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, đồng thời cũng là căn cứ khoa học để chúng ta tiến hành đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Đảng cộng sản Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn chú trọng đến công tác cán bộ. Trong qúa trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn luôn coi trọng cán bộ là khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng, là nguyên nhân thành bại của cách mạng. Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng ra đã xây dựng và rèn luyện được một đội ngũ cán bộ đông đảo, có phẩm chất cách mạng cao đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có sức chiến đấu và năng lực tốt, để lãnh đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả mọi nhiệm vụ chính trị của Đảng, đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, cả nước được độc lập, thống nhất, chuyển sang giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề cán bộ và công tác cán bộ lại đặt ra những yêu cầu mới có ý nghĩa quan trọng và bức thiết, đặc biệt là khi Đảng khởi xướng và lãnh đạo tiến hành thành công cuộc đổi mới đất nước. Đại hội lần thứ VI của Đảng đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa chiến lược trong quá trình cách mạng nước ta, Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh: “Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất mà Đảng ta phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng”(1). Đại hội VI nêu lên: Đổi mới đội ngũ cán bộ có nghĩa là đánh giá, lựa chọn, bố trí đi đôi với đào tạo,bồi dưỡng để có một đội ngũ cán bộ có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực lãnh đạo quản lý ngang tầm nhiệm vụ. Xuất phát từ vai trò, vị trí quan trọng của đội ngũ cán bộ, về nhiệm vụ của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ được Đại hội VII xác định: “Chuẩn bị đội ngũ kế cận là nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức Đảng và phải được tiến hành theo quy hoạch” (2). Mọi cán bộ lãnh đạo đều phải có nhiệm vụ tham gia với tập thể, lựa chọn, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ kế tục, cán bộ nhiều tuổi giàu kinh nghiệm có nghĩa vụ ủng hộ, giúp đỡ lớp cán bộ kế tục. Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát, mà phải được phát triển và bồi dưỡng công phu. Nhiều tài năng có thể mai một nếu không được phát triển sử dụng đúng chỗ, đúng lúc. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải tuân thủ theo quy trình chặt chẽ. Đó là kết hợp đào tạo bồi dưỡng kiến thức ở các trường học với rèn luyện trong thực tiễn. Phải căn cứ vào chỗ mạnh, chỗ yếu và triển vọng phát triển của cán bộ mà mạnh dạn bố trí vào những cương vị công tác phù hợp, sau đó liên tục theo dõi, kiểm tra, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho họ trưởng thành. Việc luân chuyển cán bộ theo quy hoạch góp phần tạo những cán bộ có tầm nhìn xa, hiểu biết rộng có bản lĩnh lãnh đạo. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ chủ chốt phải từ lợi ích chung, mọi biểu hiện chủ nghĩa cá nhân, đầu óc địa vị, tư lợi, chủ nghĩa địa phương, chủ nghĩa cục bộ và bệnh quan liêu trong công tác cán bộ đều gây ra những hậu quả xấu đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và sự đoàn kết trong Đảng. (1) Biên niên sử các Đại hội ĐCSVN Nam – NXB từ điển Bách khoa – tập 2-HN-2006-Tr347 (2) Biên niên sử các Đại hội ĐCSVN Nam – NXB từ điển Bách khoa – tập 2-HN-2006-Tr348. Đại hội VII khẳng định “Tiếp tục đổi mới cán bộ và công tác cán bộ, xây dựng cho được một đội ngũ
Luận văn liên quan