Luận văn Thực trạng giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non tại thị xã Dĩ An

Nước ta đang trong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế, có rất nhiều thuận lợi và cũng gặp không ít khó khăn. Một trong những khó khăn, thách thức đó là việc xây dựng con người. Nhà tâm lý học Ba Lan Krytyna Skarzyska đã nói: “Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay không”. Đúng vậy, con người Việt nam trong thời buổi kinh tế thị trường không chỉ tiếp nhận tri thức mới mà còn phải giữ được bản chất đạo đức, thẩm mỹ, nhân văn riêng của mình, biết cách hiểu người khác và làm người khác hiểu mình. Bên cạnh đó, còn cần có những kỹ năng xã hội cần thiết để tồn tại, ứng phó và thích nghi với cuộc sống xã hội hiện đại này vì "Sự Thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó" (Kinixti - Học giả Mỹ)

pdf142 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 6220 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non tại thị xã Dĩ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Hồng Thủy TẠI THỊ XÃ DĨ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Hồng Thủy TẠI THỊ XÃ DĨ AN Chuyên ngành: Giáo dục học ( Giáo dục mầm non) Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ QUỐC MINH Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là do chính tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Học viên cao học LÊ THỊ HỒNG THỦY LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường ĐHSP Tp.HCM và quý Thầy Cô khoa Giáo dục Mầm non đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường. Đồng thời, tôi xin cảm ơn quý Thầy Cô Phòng Sau Đại học trường ĐHSP Tp.HCM đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận văn tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Thị Quốc Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu và giáo viên các Trường Mầm Non tại Thị xã Dĩ An đã hết sức tạo điều kiện cho tôi tiến hành khảo sát khi nghiên cứu đề tài này. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ rất nhiệt tình của Ban Giám Hiệu và tập thể Giáo viên trường Mầm non Hoa Hồng 5, Phường Tân Bình, Thị xã Dĩ An. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn sẽ xem xét và đóng góp những ý kiến quý báu cho đề tài này được hoàn thiện hơn. Sau cùng, tôi cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tất cả những người thân đã luôn ở bên tôi ủng hộ, động viên, chia sẻ với tôi khi tham gia chương trình học Cao học cũng như hoàn thành luận văn đúng hạn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2014 Học viên cao học LÊ THỊ HỒNG THỦY Mục lục Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh sách các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 4 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..................................................................... 4 4. Giả thuyết nghiên cứu: ......................................................................................... 4 5. Giới hạn đề tài ...................................................................................................... 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 5 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .................................................................. 5 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................................... 5 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: .......................................................... 5 7.2.2. Phương pháp quan sát: ................................................................................. 5 7.2.3. Phương pháp nghiên cứu kế hoạch: ............................................................. 5 7.2.4. Phương pháp đàm thoại ............................................................................... 6 7.3. Phương pháp thống kê toán học ................................................................... 6 8. Những đóng góp mới của luận văn ...................................................................... 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC .......................................................... 7 KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI ........................................... 7 TRONG HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI. .......................................................................... 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 7 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 7 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................... 8 1.2. Những khái niệm cơ bản ............................................................................ 10 1.2.1. Kỹ năng ............................................................................................ 10 1.2.2. Kỹ năng sống ................................................................................... 13 1.2.3. Giáo dục kỹ năng xã hội .................................................................. 16 1.2.4. Hành vi văn hóa ............................................................................... 22 1.3. Đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ........................................... 25 1.3.1. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ................ 26 1.3.2. Đặc điểm phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ............... 27 1.3.3. Đặc điểm hành vi văn hóa của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ...................... 28 1.3.4. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ................ 29 1.3.5. Đặc điểm phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .................. 29 1.4. Vai trò của kỹ năng xã hội đối với sự phát triển của trẻ. ........................... 30 1.4.1. Về mặt xã hội: .................................................................................. 30 1.4.2. Về mặt giáo dục: .............................................................................. 30 1.5. Hoạt động vui chơi và vai trò của nó đối với sự phát triển của trẻ ............ 30 1.5.1. Khái niệm HĐVC ............................................................................ 30 1.5.2. Những đặc trưng cơ bản của HĐVC ................................................ 31 1.5.3. Ý nghĩa của HĐVC đối với sự phát triển của trẻ ............................. 33 1.6. Các loại trò chơi phát triển KNXH cho trẻ ................................................ 35 1.6.1. Trò chơi đóng vai theo chủ đề ......................................................... 36 1.6.2. Trò chơi xây dựng (TCXD) ............................................................. 37 1.6.3. Trò chơi có luật ................................................................................ 38 1.7. Lý luận về biện pháp giáo dục KNXH cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trong HĐVC .......................................................................................................... 41 1.7.1. Khái niệm biện pháp, biện pháp giáo dục ........................................ 41 1.7.2. Biện pháp giáo dục KNXH cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trong HĐVC ................................................................................................................... 42 TIỂU KẾT CHƯƠNG I ............................................................................................ 43 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI. .................................. 44 2.1. Khái quát tình hình GDMN tại thị xã Dĩ An ............................................. 44 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ....................................................................... 45 2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................ 45 2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................ 45 2.2.3. Đối tượng khảo sát ........................................................................... 45 2.2.4. Khách thể khảo sát ........................................................................... 45 2.2.5. Tiến trình khảo sát ........................................................................... 47 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng GDKNXH cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường MN tại Thị xã Dĩ An .................................................................. 48 2.3.1. Về phía GVMN ................................................................................ 48 2.3.2. Về phía phụ huynh ........................................................................... 72 2.4. Đề xuất biện pháp giáo dục nhằm phát triển KNXH cho trẻ 5-6 tuổi. ...... 76 2.4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ................................................................... 76 2.4.2. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp ................................................ 77 2.4.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .................................................................................................. 79 2.5. Khảo sát mức độ hiệu quả của các biện pháp đề xuất: .............................. 89 TIỂU KẾT CHƯƠNG II ........................................................................................... 94 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 99 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 103 DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGH Ban giám hiệu ĐVTCĐ Đóng vai theo chủ đề GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên GDMN Giáo dục Mầm non GVMN Giáo viên mầm non GDKNXH Giáo dục kỹ năng xã hội HĐVC Hoạt động vui chơi KN Kỹ năng KNXH Kỹ năng xã hội MG Mẫu giáo MGHH Mẫu giáo Hoa Hồng MN Mầm non TCHT Trò chơi học tập TCXD Trò chơi xây dựng TXDA Thị xã Dĩ An DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Danh sách các trường khảo sát ................................................................... 45 Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn của GVMN các trường khảo sát ............................. 46 Bảng 2.3. Sự hình thành KNXH ở trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ........................................... 49 Bảng 2.4. Nhận thức của GVMN về KNXH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi .................... 49 Bảng 2.5 Nhận thức của GVMN về KNXH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi .................... 51 Bảng 2.6. Vai trò của KNXH đối với trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ..................................... 51 Bảng 2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến KNXH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trong HĐVC.......................................................................................................................... 56 Bảng 2.8. Thực trạng mức độ sử dụng các biện pháp GDKNXH cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ở Dĩ An hiện nay ........................................................................... 59 Bảng 2.9. Thực trạng mức độ biểu hiện KNXH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ở Thị xã Dĩ An hiện nay ............................................................................................... 69 Bảng 2.10. Những khó khăn của GVMN trong quá trình GDKNXH cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ........................................................................................................ 70 Bảng 2.11. Thực trạng mức độ biểu hiện KNXH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi khi ở nhà ...................................................................................................................... 73 Bảng 2.12. Mức độ sử dụng các biện pháp GDKNXH cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi của phụ huynh ...................................................................................................... 73 Bảng 2.13. Những khó khăn mà phụ huynh thường gặp phải khi GDKNXH cho bé lúc ở nhà .......................................................................................................... 75 Bảng 2.14. Điểm trung bình mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất. ................ 89 Bảng 2.15. Điểm trung bình mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất ................... .91 Bảng 2.16. Tương quan trung bình giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất ............................................................................................ 92 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Biểu đồ trình độ chuyên môn của GVMN.............................................. 46 Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện nhận thức của GVMN về KNXH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ................................................................................................................ 50 Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện vai trò của KNXH với trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ............. 52 Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện thời điểm tổ chức các trò chơi nhằm GDKNXH cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ............................................................................................ 53 Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của HĐVC đến sự phát triển KNXH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ................................................................................ 55 Biểu đồ 2.6. Biểu đồ so sánh câu trả lời về “mức độ phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh” của GVMN và Phụ huynh .................................................................. 61 Biểu đồ 2.7. Biểu đồ so sánh nhận thức của GVMN và Phụ huynh về sự cần thiết của KNXH đối với trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi .......................................................... 72 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Nước ta đang trong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế, có rất nhiều thuận lợi và cũng gặp không ít khó khăn. Một trong những khó khăn, thách thức đó là việc xây dựng con người. Nhà tâm lý học Ba Lan Krytyna Skarzyska đã nói: “Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay không”. Đúng vậy, con người Việt nam trong thời buổi kinh tế thị trường không chỉ tiếp nhận tri thức mới mà còn phải giữ được bản chất đạo đức, thẩm mỹ, nhân văn riêng của mình, biết cách hiểu người khác và làm người khác hiểu mình. Bên cạnh đó, còn cần có những kỹ năng xã hội cần thiết để tồn tại, ứng phó và thích nghi với cuộc sống xã hội hiện đại này vì "Sự Thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó" (Kinixti - Học giả Mỹ) Hầu như các nước trên thế giới đều coi giáo dục là nhân tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, kể từ hội nghị Trung ương 2 khóa VIII đến nay, Đảng ta đều xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Theo ông Xiaoqing Yu, Giám đốc Ban phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Thế giới tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương chia sẻ: “Rất nhiều bằng chứng trên thế giới cho thấy rằng nhiều kỹ năng tư duy, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng xã hội (KNXH) và kỹ năng ứng xử được hình thành trong những năm đầu đời của trẻ. Nếu bạn muốn có 1 nền giáo dục công bằng, nếu bạn muốn mọi người đều tận dụng lợi thế từ nền kinh tế phát triển, nếu bạn muốn chống lại đói nghèo – phát triển giáo dục mầm non là một trong những công cụ hứa hẹn nhất" [71]. Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến Giáo dục mầm non (GDMN), đã có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng GDMN. Đặc biệt trong Chương trình GDMN năm 2009 đã đưa ra nội dung giáo dục kỹ năng xã hội (GDKNXH) cho trẻ mẫu giáo. Bắt đầu từ năm học 2 2009 - 2010, tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện chương trình GDMN mới, trong đó đặc biệt quan tâm tới chương trình GDMN đối với trẻ 5-6 tuổi. Theo điều I, Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015 nêu: “ Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục đối với các lớp mầm non năm tuổi, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, phấn đấu đến năm 2015 có 100% trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non được học Chương trình giáo dục mầm non mới, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào học lớp 1”[69]. Trong năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) kết hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) triển khai dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học của trẻ mầm non Việt Nam (SRPP)”. Theo khảo sát được thực hiện khi khởi động dự án, có khoảng một nửa số trẻ em Việt Nam 5 tuổi có nguy cơ thiếu hụt hoặc thiếu hụt ít nhất một trong năm kỹ năng cần thiết để bắt đầu đi học, trong đó có KNXH. Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của việc GDKNXH cho trẻ trong giai đoạn hiện nay mà ngành giáo dục đang hướng tới. Bên cạnh đó, GDMN là bậc học đầu tiên, là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, còn là thời kỳ vàng để phát triển nhân cách cho trẻ. Vì lẽ đó, giáo dục KNXH cho trẻ trong giai đoạn này là hết sức phù hợp. Điều này sẽ giúp trẻ có kinh nghiệm thực tế, biết điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo độc lập của trẻ, đặt nền tảng tương lai cho một con người có trách nhiệm và chung sống hài hòa trong cộng đồng. Hơn nữa, lứa tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn trẻ mở rộng các mối quan hệ với những người xung quanh, chính những mối quan hệ này làm thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng xã hội của trẻ thay đổi một cách rõ rệt theo hướng tích cực hay tiêu cực. Vì vậy, việc giáo dục KNXH cho trẻ trong giai đoạn mẫu giáo 5-6 tuổi để phù hợp với chuẩn mực xã hội là vô cùng quan trọng và thật sự cần thiết. Việc giáo dục KNXH cho trẻ có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên việc giáo dục này sẽ thuận lợi hơn khi thông qua hoạt động vui chơi 3 (HĐVC). Vì vui chơi là một phần bản năng tự nhiên của trẻ nhỏ. HĐVC là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, chứa đựng những cơ hội phát triển cho trẻ về mọi mặt. Bên cạnh đó, trong HĐVC trẻ thực sự là một chủ thể hoạt động tích cực, trẻ vận dụng các kỹ năng, kinh nghiệm đã có để thực hiện ý đồ chơi, nhờ thế mà nhân cách trẻ được hình thành và phát triển. Nhấn mạnh về tầm quan trọng của HĐVC đối với sự phát triển của trẻ đã được thể hiện rất rõ trong Luật giáo dục sửa đổi năm 2005: “Phương pháp GDMN chủ yếu là thông qua việc tổ chức các HĐVC để giúp trẻ em phát triển toàn diện”. Đặc biệt hoạt động vui chơi không chỉ giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi đùa, học hỏi, tiếp thu hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm đơn giản hằng ngày mà còn đặt nền tảng khá vững chắc để rèn luyện và phát triển những KNXH cần thiết, phù hợp với các chuẩn mực góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập sau này cũng như giúp trẻ tự tin hơn trong các mối quan hệ xã hội. Dĩ An là một thị xã của tỉnh Bình Dương, là một trong những nơi tập trung nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp vì vậy thu hút một lượng lớn dân nhập cư. Số lượng trường mầm non trên địa bàn gồm có: 9 trường Mầm non công lập, trên 72 đơn vị ngoài công lập có phép và nhiều cơ sở đang hoạt động chưa có phép. Đa số các nhóm lớp đều vượt số cháu theo quy định, nhưng vẫn không đủ khả năng đáp ứng đủ nhu cầu gửi con em của phụ huynh (theo báo cáo tổng kết năm học 2013- 2014 của Phòng Giáo dục – Đào tạo Thị xã Dĩ An) [39]. Sĩ số lớp khá đông (từ 45 đến 50 trẻ/ lớp), có trường vượt hơn ngưỡng 50 trẻ/ 1 lớp. Câu hỏi đặt ra là: Vậy chất lượng giáo dục mầm non ở đây như thế nào? Thực trạng giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ ra sao? Giáo viên có tận dụng được hết cơ hội để giáo dục KNXH cho trẻ trong HĐVC hay bỏ qua? Từ các lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vui
Luận văn liên quan