Luận văn Thực trạng hành vi đánh bạc của sinh viên ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh

Công cuộc đổi mới sau đoạn đường hơn một phần năm thế kỷ đã đem lại bộ mặt mới cho đất nước ta. Chuyển mình từ quản lý kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu lớn trên cả ba lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Tuy vậy, cơ chế mới cũng có mặt trái, đó là sự phát triển ngày càng phức tạp với hậu quả mỗi lúc một nghiêm trọng hơn của các tệ nạn xã hội. “Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội có tính phổ biến (từ các vi phạm những nguyên tắc về lối sống, truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội, trái với các thuần phong mỹ tục, các giá trị xã hội cho đến vi phạm các quy tắc đã được thể chế hóa bằng pháp luật ) gây ảnh hưởng xấu về đạo đức, truyền thống văn hóa và những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của nhân dân”. Chưa bao giờ tệ nạn xã hội xảy ra ở nhiều quốc gia ảnh hưởng đến sự sống, an ninh của con người có tính phổ biến do những kẻ vô lương tâm tổ chức thực hiện như vài ba thập niên gần đây như ma túy, mại dâm, buôn lậu, cờ bạc, hàng giả, Trong đó, tệ nạn cờ bạc đang ngày càng phổ biến và phát triển, trở thành hiện tượng nhức nhối của xã hội nước ta. “Cờ bạc là bác thằng bần, Cửa nhà bán hết cho chân vào cùm”.

pdf161 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 7301 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng hành vi đánh bạc của sinh viên ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trần Lê Chân THỰC TRẠNG HÀNH VI ĐÁNH BẠC CỦA SINH VIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trần Lê Chân THỰC TRẠNG HÀNH VI ĐÁNH BẠC CỦA SINH VIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Tâm lý học Mã số : 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ TỨ Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Trần Lê Chân LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: Quý Thầy Cô Phòng Sau đại học đã hỗ trợ và tạo điều kiện để tác giả có thể tham gia học tập và hoàn thành luận văn. Quý Thầy Cô khoa Tâm lý – Giáo dục giảng dạy tác giả trong những năm học Đại học và hai năm học Cao học đã hết lòng truyền đạt kiến thức và phương pháp học tập để tác giả có thể hoàn thành luận văn này. Cảm ơn các Thầy Cô và các bạn sinh viên ở các trường Đại học nghiên cứu đã nhiệt tình hỗ trợ và tham gia vào khảo sát, phỏng vấn, để tác giả có điều kiện hoàn thành trọn vẹn luận văn. Trân trọng gửi lời tri ân đến TS. Nguyễn Thị Tứ - người đã bỏ công sức và thời gian hướng dẫn tác giả thực hiện đề tài này. Sự quan tâm tận tình và động viên, khích lệ của Cô là nguồn lực để tác giả thực hiện tốt nhất luận văn trong thời gian và khả năng cho phép. Tác giả cũng gửi lời cảm ơn đến các bạn học cùng lớp Cao học khóa 23, các bạn cựu sinh viên và sinh viên khoa Tâm lí – Giáo dục đã hợp tác, hỗ trợ và chia sẻ kiến thức cùng tác giả. Cuối cùng, tác giả gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn ủng hộ, động viên và tạo điều kiện để tác giả học tập, nghiên cứu và phát triển tri thức. Nguyễn Trần Lê Chân MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI ĐÁNH BẠC ................................... 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 7 1.1.1 số nghiên cứu về hành vi con người ......................................................... 7 1.1.2. Một số nghiên cứu về đánh bạc và hành vi đánh bạc ............................... 9 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ..................................................................... 19 1.2.1. Hành vi .................................................................................................... 19 1.2.2. Đánh bạc và hành vi đánh bạc ................................................................ 30 1.3. Lý luận về hành vi đánh bạc của sinh viên .................................................... 41 1.3.1. Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên ..................................................... 41 1.3.2. Biểu hiện hành vi đánh bạc của sinh viên ............................................... 45 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đánh bạc của sinh viên .................... 48 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 53 Chương 2. THỰC TRẠNG HÀNH VI ĐÁNH BẠC CỦA SINH VIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................... 54 2.1. Tổ chức nghiên cứu ........................................................................................ 54 2.1.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 54 2.1.2. Mô tả về khách thể nghiên cứu ............................................................... 54 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 55 2.2. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................ 59 2.3. Một số biện pháp tác động nhận thức của sinh viên với hành vi đánh bạc .... 99 2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp .......................................................................... 99 2.3.2. Đề xuất một số biện pháp tác động nhận thức của sinh viên về hành vi đánh bạc .......................................................................................................... 107 2.3.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất ... 111 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 118 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 120 1. Kết luận ........................................................................................................... 120 2. Kiến nghị ......................................................................................................... 122 2.1. Đối với sinh viên ...................................................................................... 122 2.2. Đối với gia đình........................................................................................ 122 2.3. Đối với nhà trường ................................................................................... 122 2.4. Đối với các ban ngành liên quan .............................................................. 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 124 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - BLHS: Bộ luật hình sự - ĐH: Đại học - ĐTB: Điểm trung bình - ĐLC: Độ lệch chuẩn - F: Biến số kiểm nghiệm - %: Phần trăm - P: Xác suất - SV: Sinh viên - STT: Thứ tự - t: Giá trị T - TANDTC: Tòa án Nhân dân Tối cao - Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1. Mô tả về khách thể nghiên cứu ................................................................ 54 Bảng 2. 2. Mức độ quy đổi tương ứng điểm trung bình của biểu hiện hành vi đánh bạc ............................................................................................................................. 57 Bảng 2. 3. Quan niệm của sinh viên về đánh bạc ..................................................... 59 Bảng 2. 4. Sự tham gia của sinh viên vào loại hình giải trí đánh bạc ....................... 60 Bảng 2. 5. Những loại hình đánh bạc sinh viên đã từng tham gia ............................ 61 Bảng 2. 6. Thời gian chơi đánh bạc trong ngày bình thường .................................... 62 Bảng 2. 7. Thời gian chơi đánh bạc trong ngày rảnh rỗi, hoặc ngày nghỉ/ lễ, Tết .... 63 Bảng 2. 8. Số lần chơi các trò chơi liên quan đến đánh bạc trong một tuần ............. 63 Bảng 2. 9. Sự quan tâm của sinh viên dành cho một số loại hình giải trí ................. 64 Bảng 2. 10. Khái niệm về hành vi đánh bạc mà sinh viên cho là phù hợp nhất ....... 65 Bảng 2. 11. Biểu hiện hành vi đánh bạc trong nhận thức của sinh viên ................... 66 Bảng 2. 12. Biểu hiện hành vi đánh bạc trên bình diện cảm xúc của sinh viên ........ 69 Bảng 2. 13. Biểu hiện hành vi đánh bạc trên bình diện ý chí của sinh viên ............. 72 Bảng 2. 14. Biểu hiện hành vi đánh bạc về thói quen và thái độ của sinh viên ........ 77 Bảng 2. 15. Biểu hiện hành vi đánh bạc trong một số hoạt động của sinh viên ....... 80 Bảng 2. 16. Biểu hiện lệch chuẩn có liên quan đến hành vi đánh bạc của sinh viên 83 Bảng 2. 17. Biểu hiện hành vi đánh bạc trên một số vấn đề về mặt sức khỏe của sinh viên ............................................................................................................................ 85 Bảng 2. 18. Kết quả các biểu hiện hành vi đánh bạc của sinh viên .......................... 87 Bảng 2. 19. Kết quả so sánh các biểu hiện hành vi đánh bạc của sinh viên xét theo giới tính ..................................................................................................................... 87 Bảng 2. 20. Kết quả so sánh các biểu hiện hành vi đánh bạc của sinh viên xét theo trường ........................................................................................................................ 88 Bảng 2. 21. Biểu hiện hành vi đánh bạc thông qua tình huống giả định 1 ............... 91 Bảng 2. 22. Biểu hiện hành vi đánh bạc thông qua tình huống giả định 2 ............... 92 Bảng 2. 23. Biểu hiện hành vi đánh bạc thông qua tình huống giả định 3 ............... 93 Bảng 2. 24. Biểu hiện hành vi đánh bạc thông qua tình huống giả định 4 ............... 94 Bảng 2. 25. Biểu hiện hành vi đánh bạc thông qua tình huống giả định 5 ............... 95 Bảng 2. 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đánh bạc của sinh viên .............. 96 Bảng 2. 27. Xử lý kỷ luật của nhà trường với hành vi đánh bạc .............................. 98 Bảng 2. 28. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp ............................... 113 Bảng 2. 29. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp .................................. 114 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1. Biểu đồ thực trạng chơi đánh bạc của sinh viên ở một số trường Đại học tại TP. HCM ....................................................................................................... 60 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công cuộc đổi mới sau đoạn đường hơn một phần năm thế kỷ đã đem lại bộ mặt mới cho đất nước ta. Chuyển mình từ quản lý kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu lớn trên cả ba lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Tuy vậy, cơ chế mới cũng có mặt trái, đó là sự phát triển ngày càng phức tạp với hậu quả mỗi lúc một nghiêm trọng hơn của các tệ nạn xã hội. “Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội có tính phổ biến (từ các vi phạm những nguyên tắc về lối sống, truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội, trái với các thuần phong mỹ tục, các giá trị xã hội cho đến vi phạm các quy tắc đã được thể chế hóa bằng pháp luật ) gây ảnh hưởng xấu về đạo đức, truyền thống văn hóa và những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của nhân dân”. Chưa bao giờ tệ nạn xã hội xảy ra ở nhiều quốc gia ảnh hưởng đến sự sống, an ninh của con người có tính phổ biến do những kẻ vô lương tâm tổ chức thực hiện như vài ba thập niên gần đây như ma túy, mại dâm, buôn lậu, cờ bạc, hàng giả, Trong đó, tệ nạn cờ bạc đang ngày càng phổ biến và phát triển, trở thành hiện tượng nhức nhối của xã hội nước ta. “Cờ bạc là bác thằng bần, Cửa nhà bán hết cho chân vào cùm”. Hoạt động cờ bạc ngày nay diễn ra bằng những hình thức phong phú, đa dạng, lan rộng ra cả miền núi, miền biển, nông thôn hẻo lánh, dùng từ ô tô, nhà cửa, xe máy cho đến bát gạo, lúa non, để gá bạc, chơi đề, lợi dụng cả vào các môn thể thao vui chơi giải trí như đua ngựa, bóng đá, Đủ mọi lứa tuổi từ trẻ đến già, từ gái đến trai, từ người có trình độ văn hóa thấp đến người có trình độ văn hóa cao như viên chức, sinh viên, thậm chí cả cán bộ quản lý kinh tế dùng tiền công quỹ để đánh bạc, gây hậu quả thật sự nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn, cờ bạc còn tấn công vào môi trường học đường, quyến rũ nhiều học sinh, sinh viên, thậm chí có trường hợp cả khu làng sinh viên đắm chìm trong thú đỏ đen, phổ biến tới mức các “con bạc sinh viên” có thể tìm thấy các trò cờ bạc ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào mà không 2 cần đặt chân ra đường. Nạn cờ bạc quả thật ngày càng phát triển khá gay gắt và phức tạp. Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị phát triển nhất của Việt Nam, là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước, với hệ thống các viện nghiên cứu và các trường Đại học khá quy mô. Theo thống kê năm 2011, ở thành phố Hồ Chí Minh có đến 551 330 sinh viên trong tổng số 2 208 062 sinh viên cả nước. Sinh viên là một tầng lớp xã hội, một tổ chức xã hội quan trọng đối với mọi thể chế chính trị, có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ tri thức có trình độ và nghề nghiệp tương đối cao trong xã hội, được xã hội kỳ vọng rất nhiều. Đây cũng là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người, là lớp người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý, điều kiện, hoàn cảnh sống và giáo dục khác nhau, không phải bất cứ sinh viên nào cũng được định hướng những giá trị, hành vi đúng đắn. Đánh bạc trong sinh viên là hành vi hết sức nguy hiểm, gây mất trật tự trị an và kéo theo nhiều tệ nạn khác, trở thành mối quan tâm của toàn xã hội hiện nay. Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác vẫn không ngừng đưa tin về một số thực trạng, hậu quả nghiêm trọng xảy ra từ nạn đánh bạc. Vì vậy việc tìm hiểu biểu hiện và mức độ hành vi đánh bạc ở sinh viên Đại học, phân tích các yếu tố dẫn đến những hành vi cũng như đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên trong công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn cờ bạc là vô cùng cấp thiết. Gần đây, ở Việt Nam có một số đề tài về tệ nạn xã hội nói chung và tệ cờ bạc nói riêng được quan tâm như: “Đổi mới, hoàn thiện pháp luật trong phòng chống văn hóa độc hại và tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay”, “Đấu tranh phòng chống các tội cờ bạc trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Ở thành phố Hồ Chí Minh nói chung và một số trường Đại học tại đây nói riêng chưa thấy có công trình nào nghiên cứu về hành vi đánh bạc của sinh viên. Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu chọn đề tài tìm hiểu “THỰC TRẠNG HÀNH VI ĐÁNH BẠC CỦA SINH VIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”. 2. Mục đích nghiên cứu 3 Xác định thực trạng hành vi đánh bạc của sinh viên ở một số trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp tác động nhận thức hành vi đánh bạc của sinh viên. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: 400 sinh viên của 4 trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh: Đại học Sư phạm TP.HCM Đại học Công nghệ TP.HCM Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM Đại học Bách khoa TP.HCM 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng hành vi đánh bạc của sinh viên ở một số trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết nghiên cứu - Mức độ biểu hiện hành vi đánh bạc của sinh viên ở một số trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh còn thấp. - Có sự khác biệt về mức độ hành vi đánh bạc của sinh viên xét theo trường Đại học và theo giới tính. - Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đánh bạc của sinh viên ở một số trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố xã hội và sự tự giáo dục của sinh viên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến đề tài như: hành vi, hành vi dưới góc độ Tâm lý học, đánh bạc, hành vi đánh bạc, biểu hiện hành vi đánh bạc của sinh viên. 5.2. Khảo sát thực trạng biểu hiện và mức độ biểu hiện hành vi đánh bạc của sinh viên ở một số trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi này. 5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm tác động nhận thức hành vi đánh bạc của sinh viên ở một số trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. 4 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung: Đề tài chỉ đề cập và mô tả về một số biểu hiện và mức độ biểu hiện hành vi đánh bạc, bao gồm: - Đánh bạc dưới mọi hình thức: xóc đĩa, đánh phỏm, tú lơ khơ, tam cúc, ba cây, đỏ đen, - Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử, bàn bida hoặc bằng các phương tiện khác, - Tham gia cá cược ăn tiền trong các môn thể thao, vui chơi giải trí như đua ngựa, chọi gà, bóng đá, và mọi hình thức cá cược ăn tiền khác. Người nghiên cứu chưa có điều kiện để đi xa hơn trong việc tìm hiểu nguyên nhân tiến hành trị liệu hay cai nghiện cờ bạc. 6.2. Về khách thể: Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu 400 sinh viên của 4 trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận như khái niệm hành vi, phân loại hành vi, biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của hành vi đánh bạc. Nghiên cứu đề tài (xây dựng bảng hỏi, bình luận thực trạng) được tiến hành trên cấu trúc đã được xác lập. 7.1.2. Quan điểm thực tiễn Tệ nạn cờ bạc là mối quan tâm của toàn xã hội hiện nay. Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác không ngừng đưa tin về một số thực trạng, hậu quả nghiêm trọng xảy ra từ tệ nạn cờ bạc. Trong đó, xuất hiện không ít trường hợp sinh viên Đại học sa đà vào cờ bạc dẫn đến những tác hại xấu như sa sút học hành, rối loạn hành vi, thủ đoạn gian dối trộm cắp thậm chí cả hành động giết người do quá túng thiếu tiền bạc. Vì vậy việc tìm hiểu biểu hiện và mức độ biểu hiện hành vi đánh bạc của sinh viên ở một số trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, phân tích các yếu tố 5 dẫn đến những hành vi, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức hành vi đánh bạc của sinh viên đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đang đề ra. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu đề tài 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận a. Mục đích: Khái quát hóa, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản, trên cơ sở đó xây dựng các bản anket. b. Cách thực hiện: Đọc các tài liệu, tham khảo một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tìm ra những cơ sở nghiên cứu. 7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài nên sẽ được trình bày chi tiết ở chương 2. Xây dựng bảng hỏi để tìm hiểu một số biểu hiện và mức độ biểu hiện hành vi đánh bạc của sinh viên ở một số trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn: Người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn một số sinh viên nhằm làm rõ thêm thực trạng biểu hiện và mức độ biểu hiện hành vi đánh bạc của sinh viên. 7.2.2.3. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý thống kê như: tính tần số, tỷ lệ %, trị số trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm nghiệm T-Test, kiểm nghiệm ANOVA làm cơ sở để bình luận số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. 8. Dự kiến cấu trúc của luận văn - Mở đầu - Chương 1: Cơ sở lý luận về hành vi đánh bạc của sinh viên. 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 1.1.1. Một số nghiên cứu về hành vi con người. 1.1.2. Một số nghiên cứu về đánh bạc và hành vi đánh bạc. 6 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài. 1.2.1. Hành vi. 1.2.2. Đánh bạc và hành vi đánh bạc. 1.3. Lý luận về hành vi đánh bạc của sinh viên. 1.3.1. Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên. 1.3.2. Biểu hiện hành vi đánh bạc của sinh viên. 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đánh bạc của sinh viên. - Chương 2: Thực trạng hành vi đánh bạc của sinh viên ở một số trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. 2.1. Tổ chức nghiên cứu. 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng hành vi đánh bạc của sinh viên ở một số trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. 2.3. Một số biện pháp tác động nhận thức của sinh viên với hành vi đánh bạc. - Kết luận và kiến nghị. - Danh mục tài liệu tham khảo. - Phụ lục. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI ĐÁNH BẠC 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 số nghiên cứu về hành vi con người Từ khi chủ nghĩa hành vi ra đời, vấn đề hành vi con người rất được quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt là ở thế kỷ 21, vấn đề nghiên cứu tâm lý con người trở nên cần thiết hơn bao giờ hết trong việc giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh từ đời sống tinh thần, vấn đề xã hội cũng như khai phá hết những tiềm năng còn tiềm ẩn của con người để đáp ứng
Luận văn liên quan