Luận văn Thực trạng hoạt động quản lý giáo dục đạo đức học sinh một số trường trung cấp nghề tại thành phố Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đạo đức của con người như gốc của cây, như nguồn của sông. Người luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của đạo đức trong đời sống xã hội. Ngày 21 tháng 10 năm 1964 khi về thăm trường ĐHSP Hà Nội, Bác Hồ đã nói: "Công tác GDĐĐ trong nhà trường là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục trong nhà trường XHCN. Dạy cũng như học phải biết chú ý cả đức lẫn tài. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng". Những ý kiến người nêu ra đúng với lý thuyết của các nhà tâm lý học Mác xít về vai trò của đạo đức đối với sự phát triển nhân cách. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần II khóa VIII, khi đánh giá về công tác giáo dục đào tạo trong thời gian qua đã nêu “Đặc biệt đáng lo ngại trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hòai bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước” Trong thời gian gần đây các kênh thông tin đã đưa những báo động đỏ về sự lệch lạc trong nhận thức và hành vi đạo đức của thanh thiếu niên

pdf111 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng hoạt động quản lý giáo dục đạo đức học sinh một số trường trung cấp nghề tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tạ Thị Thu Hồng THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số : 601405 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ THỊ THANH CHUNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CÁM ƠN Trong hơn hai năm học tập, nghiên cứu chương trình sau đại học tại trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi đã tiếp thu được nhiều kiến thức mới, những kinh nghiệm quí báu, là hành trang cho chúng tôi tiếp tục thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giáo viên hướng dẫn đã nhiệt tình định hướng, gợi mở, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn chỉnh đề tài này. Cám ơn Ban giám hiệu, quí thầy cô, qúi Phụ huynh học sinh và các em học sinh tại năm trường TCN đã cho ý kiến trong phiếu khảo sát về thực trạng quản lý và GDĐĐ học sinh. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ và Sau Đại học, qúi thầy cô giáo, Cán bộ, Nhân viên của trường ĐH Sư phạm TP. HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Trân trọng cảm ơn. TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 9 năm 2010 HỌC VIÊN Tạ Thị Thu Hồng MỤC LỤC 1TLỜI CÁM ƠN1T ........................................................................................................................ 2 1TMỤC LỤC1T ............................................................................................................................. 3 1TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI1T ......................................................... 7 1TMỞ ĐẦU1T ............................................................................................................................... 8 1T .Lí do chọn đề tài1T.................................................................................................................................... 8 1T2.Mục đích nghiên cứu1T ............................................................................................................................. 9 1T3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu1T ....................................................................................................... 9 1T4. Giả thuyết khoa học1T.............................................................................................................................. 9 1T5.Nhiệm vụ nghiên cứu1T .......................................................................................................................... 10 1T6.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu1T .................................................................................... 10 1T7.Phạm vi nghiên cứu1T ............................................................................................................................. 11 1T8.Dự kiến đóng góp của luận văn1T ........................................................................................................... 11 1TCHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI1T .................................................................... 12 1T .1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ1T ......................................................................................................................... 12 1T .1.1.Các tác giả nước ngoài1T .............................................................................................................. 12 1T .1.2. Các tác giả trong nước1T .................................................................................................................. 13 1T .2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ GDĐĐ HS1T .......................................................... 18 1T .2.1. Khái niệm đạo đức1T ................................................................................................................... 18 1T .2.2. Khái niệm hành vi đạo đức1T ....................................................................................................... 19 1T .2.3.Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và XH1T ......................................... 19 1T .2.4. Các yếu tố chi phối sự hình thành nhân cách1T ............................................................................ 20 1T .2.5. Giáo dục đạo đức học sinh1T ....................................................................................................... 21 1T .2.5.1. Logic của quá trình GD (hiểu theo nghĩa hẹp)1T ................................................................... 21 1T .2.5.2. Các con đường GDĐĐ HS1T ................................................................................................ 21 1T .2.6. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS TCN1T .................................................................................... 22 1T .2.6.1.Đặc điểm hoạt động nhận thức1T ........................................................................................... 22 1T .2.6.1.Đặc điểm tình cảm và ý chí của thanh thiếu niên1T ............................................................... 22 1T .2.7. Giáo dục lại đối với HS1T ............................................................................................................ 23 1T .2.8.GDĐĐ HS trong nhà trường Trung cấp nghề1T ............................................................................ 24 1T .2.8.1. Mục tiêu1T ........................................................................................................................... 24 1T .2.8.2. Nội dung1T .......................................................................................................................... 25 1T .3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ GDĐĐ HỌC SINH1T.... 25 1T .3.1. Khái niệm QL1T .......................................................................................................................... 25 1T .3.2. Các chức năng QL1T ................................................................................................................... 26 1T .3.3. Khái niệm QLGD1T..................................................................................................................... 27 1T .3.4.Phương pháp QLGD1T ................................................................................................................. 28 1T .3.5. QL GDĐĐ HS trong trường TCN1T ............................................................................................ 28 1T .3.5.1. So sánh giữa QLGD trong trường THPT và trường TCN1T .................................................. 28 1T .3.5.2. QL GDĐĐ HS trong trường Trung cấp nghề1T .................................................................... 29 1TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TCN TẠI TP.HCM1T ................................................................... 34 1T2.1. VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU1T........................................................................................ 34 1T2.1.1. Dân số - sự phân bố dân cư1T ...................................................................................................... 34 1T2.1.2. Đặc điểm về kinh tế1T ................................................................................................................. 34 1T2.1.3. Đặc điểm về văn hóa, xã hội, giáo dục.1T .................................................................................... 35 1T2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ GDĐĐ HỌC SINH1T ...................................................... 36 1T2.2.1. Mẫu khảo sát1T ............................................................................................................................ 36 1T2.2.2. Khảo sát thực trạng việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ HS ở các trường TCN trên đối tượng CBQL và GV, chúng tôi có kết quả như sau: (câu hỏi 1, PL số 4)1T ................................................................. 37 1T2.2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ1T ......................................................................... 39 1T2.2.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ HS1T ................................................................... 42 1T2.2.4.1. Chỉ đạo tiến độ thực hiện công việc1T .................................................................................. 43 1T2.2.4.2. Chỉ đạo GV bộ môn1T .......................................................................................................... 44 1T2.2.4.3. Chỉ đạo GV chủ nhiệm1T ..................................................................................................... 44 1T2.2.4.4. Chỉ đạo hoạt động GDĐĐ HS của phòng công tác HSSV1T ................................................. 46 1T2.2.4.5. Chỉ đạo hoạt động GDĐĐ HS của Đòan TNCS HCM1T....................................................... 48 1T2.2.4.6. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động GDĐĐ HS1T ............................................ 51 1T2.2.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ HS1T ........................................... 54 1T2.2.6. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động GDĐĐ HS1T ............................ 56 1T2.2.7. Kết luận về thực trạng hoạt động quản lý GDĐĐ HS ở các trường TCN1T .................................. 58 1T2.2.8. Nguyên nhân của thực trạng1T ..................................................................................................... 59 1T2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GDĐĐ HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TCN TẠI TP.HCM.1T .......... 60 1T2.3.1.Nhận thức của HS về các chuẩn mực đạo đức1T ........................................................................... 60 1T2.3.2. Khảo sát về ý thức đạo đức ở HS1T ............................................................................................. 61 1T2.3.3. Động cơ học tập ở HS1T .............................................................................................................. 62 1T2.3.4. Biểu hiện hành vi đạo đức của HS1T ............................................................................................ 63 1T2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến GDĐĐ HS1T ...................................................................................... 65 1T2.3.6. Kết luận chung về thực trạng GDĐĐ HS1T .................................................................................. 69 1T2.3.7. Nguyên nhân của thực trạng GDĐĐ HS1T ................................................................................... 70 1TCHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KHẢO NGHIỆM TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ GDĐĐ HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TCN TẠI TP.HCM1T .............................................................................................................. 72 1T3.1. Cơ sở đề ra giải pháp1T ....................................................................................................................... 72 1T3.1.1.Cơ sở lí luận1T.............................................................................................................................. 72 1T3.1.2. Cơ sở pháp lý1T ........................................................................................................................... 72 1T3.1.3. Cơ sở thực tiễn1T ......................................................................................................................... 73 1T3.2. Những giải pháp đề xuất 1T .................................................................................................................. 73 1T3.2.1. Nâng cao chất lượng về xây dựng kế hoạch GDĐĐ học sinh1T .................................................... 73 1T3.2.2. Tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân sự hiện kế hoạch GDĐĐ học sinh chặt chẽ, khoa học1T ............... 75 1T3.2.3. Tăng cường việc chỉ đạo sâu sát của CBQL đến các lực lượng giáo dục GDĐĐ học sinh1T ......... 76 1T3.2.4. Kiểm tra đánh giá, tổng kết và khen thưởng kịp thời bộ phận cá nhân thực hiện tốt hoạt động GDĐĐ học sinh1T ................................................................................................................................. 77 1T3.2.5. Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ chức nhà trường trong hoạt động GDĐĐ học sinh1T ................................................................................................................................. 78 1T3.2.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động GDĐĐ học sinh1T ................ 78 1T3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp đề xuất 1T ......................................................................... 79 1T3.3.1. Mục đích khảo nghiệm1T ............................................................................................................. 79 1T3.3.2. Nội dung khảo nghiệm1T ............................................................................................................. 79 1T3.3.3. Đối tượng khảo nghiệm1T ............................................................................................................ 79 1T3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm1T ....................................................................................................... 79 1T3.3.5. Kết quả khảo nghiệm1T ............................................................................................................... 79 1TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1T .............................................................................................. 84 1T . Kết luận1T ............................................................................................................................................. 84 1T2. Kiến nghị1T ........................................................................................................................................... 84 1TPHẦN PHỤ LỤC1T ................................................................................................................ 87 1TPHỤ LỤC 11T ........................................................................................................................................... 87 1TPHỤ LỤC 21T ........................................................................................................................................... 91 1TPHỤ LỤC 31T ........................................................................................................................................... 95 1TPHỤ LỤC 41T ........................................................................................................................................... 98 1TPHỤ LỤC 51T ......................................................................................................................................... 103 1TPHỤ LỤC 61T ......................................................................................................................................... 108 1TPHỤ LỤC 71T ......................................................................................................................................... 110 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI STT NỘI DUNG CHỮ VIẾT TẮT 1 Cán bộ quản lý CBQL 2 Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ĐTNCSHCM 3 Giáo dục đạo đức GDĐĐ 4 Giáo dục – Đào tạo GD – ĐT 5 Giáo viên chủ nhiệm GVCN 6 Giáo viên GV 7 Học sinh – sinh viên HSSV 8 Học sinh HS 9 Lao động Thương binh và Xã hội LĐTB & XH 10 Nhà xuất bản NXB 11 Phụ huynh học sinh PHHS 12 Phụ lục PL 13 Quản lý QL 14 Quản lý giáo dục QLGD 15 Sinh hoạt chủ nhiệm SHCN 16 Trung cấp nghề TCN 17 Thành phố Hồ Chí Minh TP. HCM 18 Trung học phổ thông THPT 19 Trung học cơ sở THCS 20 Thể dục thể thao TDTT 21 Xã hội chủ nghĩa XHCN 22 Xã hội XH MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đạo đức của con người như gốc của cây, như nguồn của sông. Người luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của đạo đức trong đời sống xã hội. Ngày 21 tháng 10 năm 1964 khi về thăm trường ĐHSP Hà Nội, Bác Hồ đã nói: "Công tác GDĐĐ trong nhà trường là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục trong nhà trường XHCN. Dạy cũng như học phải biết chú ý cả đức lẫn tài. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng". Những ý kiến người nêu ra đúng với lý thuyết của các nhà tâm lý học Mác xít về vai trò của đạo đức đối với sự phát triển nhân cách. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần II khóa VIII, khi đánh giá về công tác giáo dục đào tạo trong thời gian qua đã nêu “Đặc biệt đáng lo ngại trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hòai bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước” Trong thời gian gần đây các kênh thông tin đã đưa những báo động đỏ về sự lệch lạc trong nhận thức và hành vi đạo đức của thanh thiếu niên. Đó là: Trong gia đình, con cái không nghe lời cha mẹ, sống theo ý thích của bản thân, không quan tâm đến những người xung quanh. Trong nhà trường, nhiều vụ việc đau lòng xảy ra như học sinh vô lễ với giáo viên, đánh chém bạn cùng học, học sinh sử dụng ma túy, vi phạm pháp luật . Trong xã hội, tình trạng sống gấp, sống vội, sống theo trào lưu và không có mục đích, không thiết tha đến việc học tập và tu dưỡng đạo đức ngày càng nhiều ở lứa tuổi thanh thiếu niên nhất là học sinh trung học. Lứa tuổi thanh thiếu niên là lứa tuổi đang có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý đặc biệt sự phát triển về “con người sinh lý” lại nhanh hơn con người xã hội. Nếu các em không được giáo dục hoặc giáo dục không đúng phương pháp sẽ dẫn đến có những hành vi tự phát, thiếu văn hóa. Những chuẩn mực đạo đức về tình bạn, tình yêu, tình dụckhông được hiểu một cách đúng đắn dễ dẫn đến ngộ nhận. Trường Trung cấp nghề là một mô hình về đào tạo nghề mới được hình thành từ năm 2006 trên cơ sở nâng cấp từ các Trung tâm Dạy nghề; với mục đích đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp Việc GDĐĐ học sinh trong nhà trường mới bước đầu được thực hiện và còn nhiều lúng túng về phương pháp cũng như nội dung giáo dục. Thêm vào đó, học sinh tham gia học tập tại trường hầu hết là những đối tượng không đủ sức học tập tại các trường Trung học phổ thông, ý thức rèn luyện và học tập không cao. Trước những yêu cầu và thực tế đã nêu, rất cần có những biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh trong các trường Trung cấp nghề nhằm để khắc phục những tồn tại và đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng hoạt động quản lý GDĐĐ học sinh một số trường Trung cấp nghề tại thành phố Hồ Chí Minh”. 2.Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng hoạt động quản lý GDĐĐ học sinh ở một số trường Trung cấp nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. 3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình GDĐĐ học sinh ở trường Trung cấp nghề . - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng hoạt động quản lý GDĐĐ học sinh ở một số trường Trung cấp nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động quản lý GDĐĐ học sinh ở các trường Trung cấp nghề đã thực hiện tốt ở một số mặt : - Ban lãnh đạo nhà trường đã đánh giá đúng vai trò GDĐĐ trong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh; - Việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ học sinh trong nhà trường bước đầu được thực hiện; - Việc sinh hoạt truyền thống dưới cờ và sinh hoạt ngoại khóa được duy trì đều đặn, có tác dụng tích cực trong nâng cao ý thức đạo đức của học sinh. Tuy nhiên, cũng còn những mặt hạn chế sau: - Việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ chưa tích cực, việc kiểm tra đánh giá chưa sâu sát. - Công tác giáo viên chủ nhiệm còn nhiều hạn chế
Luận văn liên quan