Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ
một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền
kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho
nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra
cho các công ty những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các công ty phải tự vận
động, vươn lên đ ể vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đ ào thải bởi quy luật
cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường.
Để hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải
nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm
kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt
hiệu quả cao nhất. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý
công ty thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh,
mặt yếu của công ty nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp
cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường
tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng công ty.
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH thiết bị và chuy ển giao công nghệ
CETT, được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong công ty em đã bổ sung
những kiến thức về mặt thực tế bên cạnh những kiến thức về mặt lý thuyết đã dược
tích lũy trong nhà trường để rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân đồng thời
có thể hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp của mình.
26 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2275 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH thiết bị và chuyển giao công nghệ CETT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
Trần thị Ngọc Hà - A05046 Trang 1
Luận văn
Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty TNHH thiết bị và chuyển giao công nghệ CETT
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
Trần thị Ngọc Hà - A05046 Trang 2
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ
một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền
kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho
nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra
cho các công ty những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các công ty phải tự vận
động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật
cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường.
Để hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải
nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm
kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt
hiệu quả cao nhất. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý
công ty thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh,
mặt yếu của công ty nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp
cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường
tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng công ty.
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH thiết bị và chuyển giao công nghệ
CETT, được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong công ty em đã bổ sung
những kiến thức về mặt thực tế bên cạnh những kiến thức về mặt lý thuyết đã dược
tích lũy trong nhà trường để rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân đồng thời
có thể hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp của mình.
Báo cáo gồm 3 phần chính:
Phần 1: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH thiết bị và
chuyển giao công nghệ CETT
Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH
thiết bị và chuyển giao công nghệ CETT
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
Trần thị Ngọc Hà - A05046 Trang 3
Phần 3: Nhận xét, kết luận và xu hướng phát triển của Công ty TNHH
thiết bị và chuyển giao công nghệ CETT
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
Trần thị Ngọc Hà - A05046 Trang 4
PHẦN 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ
VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CETT
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
Năm 1996, khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới,
Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT với sự nhanh nhạy của đội ngũ lãnh
đạo đã trở thành công ty tin học số 1 Việt Nam. Theo xu hướng chung mở rộng và
phát triển quy mô hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, Công ty FPT đã thành lập
Trung tâm Thiết bị với mong muốn góp phần đưa công nghệ tiên tiến của thế giới vào
Việt Nam, phát triển nền khoa học công nghệ Việt Nam tiến gần đến khu vực và thế
giới. Trung tâm hình thành và hoạt động với 8 con người, họ đều là tiến sĩ, kỹ sư tu
nghiệp tại các trường Đại học trong và ngoài nước trong lĩnh vực điện và đo lường.
Tuy nhiên, đến đầu năm 1998, do cơ chế hoạt động của FPT không phù hợp,
toàn bộ Trung tâm Thiết bị đã tách khỏi FPT và chuyển sang Công ty Máy tính truyền
thông CMC. Trung tâm trở thành “Trung tâm Thiết bị và Chuyển giao Công nghệ
CET” hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thiết bị khoa học, thí nghiệm, giảng dạy và
đo lường tự động.
Sau một thời gian hoạt động và phát triển, cuối năm 2001, thấy đủ năng lực để
đứng ra hoạt động độc lập, các thành viên của Trung tâm Thiết bị và Chuyển giao
Công nghệ CET quyết tâm tách trung tâm ra khỏi Công ty CMC, tự khẳng định năng
lực của mình, lúc đó, CET chính thức trở thành một pháp nhân độc lập mang tên
CETT: Công ty TNHH Thiết bị và Chuyển giao Công nghệ vào ngày 19/12/2001.
Thời gian đầu sau khi mới tách ra, Công ty CETT non trẻ mới chỉ có 14 thành
viên. Nhờ có những kinh nghiệm triển khai dự án được kế tục từ Trung tâm CET cùng
với năng lực của đội ngũ lãnh đạo, Công ty CETT đã chèo chống vượt qua những
thách thức ban đầu và từng bước xây dựng được những cơ sở vật chất, nền tảng kinh
doanh cũng như đội ngũ cán bộ cơ bản đảm bảo sự hoạt động của mình.
Sau hơn 3 năm đầu hoạt động khá hiệu quả, doanh số tăng tuy chưa nhiều và
chưa ổn định, song cũng đủ để lãnh đạo Công ty CETT tin tưởng vào khả năng phát
triển trong tương lai.
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
Trần thị Ngọc Hà - A05046 Trang 5
Vài nét về Công ty CETT:
- Tên công ty: Công ty TNHH Thiết bị và Chuyển giao Công nghệ CETT
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 4 Lô12B, Khu đô thị mới Trung Yên, Trung Hoà,
Cầu Giấy, Hà Nội
- Vốn điều lệ: 4.000.000.000 đồng (Bốn tỷ đồng Việt Nam)
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Công ty được tổ chức thành 4 bộ phận chính, bao gồm: Bộ phận kinh doanh dự
án, bộ phận triển khai dự án, bộ phận chức năng và Trung tâm thiết bị giáo dục và dạy
nghề VDEC (Vocational & Didatic Equipment Center). Bên cạnh đó là Hệ thống tư
vấn và điều phối tại ba miền trên cả nước. Chúng ta có thể thấy rõ điều này theo mô
hình dưới đây:
BAN GIÁM ĐỐC
Bộ phận
Kinh
doanh
dự án
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Marketing
Phòng
Giải pháp
Bộ phận
Triển
khai
dự án
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
Bảo hành và
dịch vụ
Trung tâm
Thiết bị
giáo dục và
dạy nghề
Bộ phận
Chức
năng
Phòng
Kế toán
Phòng
Xuất nhập
khẩu
Phòng
Hành chính Hệ thống tư vấn và
điều phối
Chi nhánh tại
TP. Hồ Chí Minh
Trụ sở chính tại
TP. Hà Nội
Văn phòng đại diện
tại TP. Đà Nẵng
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
Trần thị Ngọc Hà - A05046 Trang 6
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
1.3.1 Bộ phận kinh doanh dự án:
1.3.1.1 Phòng Kinh doanh: Có chức năng tư vấn cho Giám đốc và tổ chức thực hiện
kinh doanh. Nhiệm vụ: duy trì quan hệ với các đối tác truyến thống, thường xuyên báo
cáo Giám đốc các thông tin về kế hoạch đầu tư, mua sắm của các đối tác và khách
hàng mà phòng dự án đã thu thập được.
1.3.1.2 Phòng Marketing: Có chức năng tư vấn cho Giám đốc về hoạt động kinh
doanh phân phối, kinh doanh bán lẻ của công ty. Nhiệm vụ: nghiên cứu thị trường;
tìm hiểu thông tin về đối tác kinh doanh,các đối thủ cạnh tranh; đề xuất các giải pháp
để khuếch trương hình ảnh của công ty trên thương trường, đề xuất các chính sách
thương mại để khuyến khích bán hàng, gia tăng doanh số.
1.3.1.3 Phòng Giải pháp: Phòng Giải pháp là bộ phận tư vấn cho Giám đốc về kỹ
thuật, công nghệ cho hoạt động kinh doanh/triển khai giải pháp.Nhiệm vụ: nghiên cứu
chuyên sâu về tính năng kỹ thuật và sự ứng dụng các dải sản phẩm của các hãng độc
quyền, đối tác quan trọng, đối thủ cạnh tranh, tư vấn về kỹ thuật cho phòng Kỹ thuật
khi có yêu cầu..
1.3.2 Bộ phận triển khai dự án:
1.3.2.1 Phòng Kỹ thuật: Có chức năng nhiệm vụ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh bán
hàng, thực hiện triển khai hợp đồng. Nhiệm vụ: thiết kế, cài đặt các thiết bị phần cứng
và phần mềm theo yêu cầu của khách hàng.Nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá chất lượng
các sản phẩm phần cứng của các nhà cung cấp, báo cáo để Giám đốc có đủ thông tin
đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý.
1.3.2.2 Phòng Bảo hành và dịch vụ: Có chức năng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh
của công ty, thực hiện công tác bảo hành thiết bị và các dịch vụ sau bán hàng. Nhiệm
vụ: thực hiện công việc bảo hành,bảo dưỡng các sản phẩm mà công ty đã cung cấp cho
các khách hàng. Tập hợp và báo cáo Giám đốc các ý kiến phản hồi của khách hàng về
sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung ứng, qua đó Ban lãnh đạo công ty nghiên cứu và
xây dựng các chiến lược cụ thể nhằm cung cấp tới khách hàng những sản phẩm và
dịch vụ hoàn hảo nhất, đáng tin cậy nhất.
1.3.3 Trung tâm Thiết bị giáo dục và dạy nghề VDEC:
Là một trung tâm hoạt động tương đối độc lập trong công ty, Trung tâm Thiết bị
giáo dục và dạy nghề VDEC bao gồm 2 bộ phận kinh doanh dự án và triển khai dự án,
thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban như đã nêu trên. Với mô
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
Trần thị Ngọc Hà - A05046 Trang 7
hình hoạt động như Trung tâm CET (trong giai đoạn thuộc Công ty Máy tính truyền
thông CMC), Ban Giám đốc một mặt muốn chuyên sâu hoạt động kinh doanh về lĩnh
vực thiết bị giáo dục, mặt khác muốn phát triển Trung tâm VDEC trở thành một công
ty độc lập.
Do Trung tâm vừa có sự thay đổi lớn về nhân sự quản lý nên chưa phát triển
thêm bộ phận chức năng, và các hoạt động hỗ trợ này vẫn phụ thuộc vào công ty.
1.3.4 Bộ phận chức năng:
1.3.4.1 Phòng Kế toán: Có chức năng tư vấn cho Giám đốc những vấn đề liên quan
đến tài chính và kế toán, có trách nhiệm tổ chức và thực hiện công tác kế toán của
công ty. Nhiệm vụ : cập nhật, tìm hiểu các chủ trương, chính sách và các quy định của
Nhà nước có liên quan đến công tác quản lý tài chính, kế toán, duy trì quan hệ tốt với
các cơ quan như các ngân hàng, các cơ quan thuế. Kiểm kê hàng tồn kho; kiểm kê quỹ,
két hàng tháng, lập các báo cáo kết quả kinh doanh, hàng tồn kho, quỹ két, công nợ
trình Giám đốc hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
1.3.4.2 Phòng Xuất nhập khẩu: Có chức năng tư vấn cho Giám đốc về công tác xuất
nhập khẩu và tổ chức thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhiệm vụ: nghiên cứu, thu
thập và tìm hiểu các quy định, luật lệ của Nhà nước Việt nam, của các nước liên quan
đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; tìm hiểu các phong tục, tập quán của các thị
trường khu vực và quốc tế mà công ty đang hoặc sẽ tham gia.Tiến hành liên hệ, giao
dịch với nhà cung cấp, hãng vận chuyển, làm các thủ tục cần thiết cho nhập khẩu và
giao nhận hàng hoá.Thực hiện việc giao nhận hàng hoá; bảo vệ an toàn kho hàng và tài
sản, trụ sở của công ty.
1.3.4.3 Phòng Hành chính: Có chức năng tư vấn cho Giám đốc về quản lý nhân sự và
quản lý hành chính, có trách nhiệm vể công tác tổ chức hành chính của Công ty.
Nhiệm vụ: tham gia xây dựng và quản lý chương trình đào tạo, phát triển nhân viên;
phối hợp theo dõi, kiểm tra và đôn đốc nhân viên thực hiện các nội quy và quy chế của
công ty.Quản lý hồ sơ cá nhân và các tài liệu về BHXH của nhân viên, thực hiện công
tác BHXH cho nhân viên.
Ngoài những nhiệm vụ trên đây, các phòng và các bộ phận đều phải thực hiện
những nhiệm vụ sau:
- Quản lý, phân công công việc, đôn đốc nhân viên làm việc theo nhiệm vụ.
- Triển khai nội quy và các quy chế đến từng nhân viên đồng thời kiểm tra, đôn
đốc việc thực hiện nội quy và quy chế.
- Tham gia nhận xét, đánh gía hoạt động của nhân viên.
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
Trần thị Ngọc Hà - A05046 Trang 8
- Phối hợp làm việc với các phòng, các bộ phận khác khi được yêu cầu.
- Đào tạo, hướng dẫn nhân viên.
- Thực hiện những nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc.
1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty:
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung như sau:
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng người:
+ Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: tư vấn cho Giám đốc những vấn đề
liên quan đến tài chính và kế toán, có trách nhiệm tổ chức và thực hiện công
tác kế toán của công ty. Nhiệm vụ : bao quát toàn bộ công tác kế toán của
công ty; đôn đốc, kiểm tra công việc của các kế toán viên, tổng hợp số liệu để
lập các báo cáo tài chính nộp cho cấp trên.
+ Kế toán tiền lương, TSCĐ: tổng hợp đầy đủ, chính xác tiền lương, các khoản
trích theo lương và trích BHXH, BHYT cho cán bộ, nhân viên đồng thời thực
hiện phần kế toán tăng giảm, trích khấu hao TSCĐ của công ty.
+ Kế toán công nợ: theo dõi tình hình các khoản phải thu, phải trả của công ty;
các khoản vay vốn của công ty với ngân hàng.
+ Thủ quỹ: theo dõi tình hình thu chi tiền mặt trên cơ sở các phiếu thu, phiếu
chi hợp lệ.
Hình thức kế toán của công ty:
+ Hình thức kế toán: chứng từ ghi sổ.
+ Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo giá trị thực tế.
+ Phương pháp khấu hao: Phương pháp khấu hao tuyến tính.
+ Nguyên tắc tính giá hàng tồn kho: giá đích danh.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ
TOÁN
CÔNG
NỢ
KẾ
TOÁN
TIỀN
LƯƠNG,
TSCĐ
THỦ
QUỸ
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
Trần thị Ngọc Hà - A05046 Trang 9
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CETT
2.1. Ngành, nghề kinh doanh:
- Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là hàng điện, điện tử, tin
học, máy móc thiết bị dụng cụ y tế, thí nghiệm, đo lường, tự động hoá; trang thiết bị
văn phòng, máy móc thiết bị xây dựng, công, nông nghiệp, hoá chất trừ các hoá chất
Nhà nước cấm);
- Buôn bán trang thiết bị bưu chính viễn thông;
- Chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành, bảo trì các sản phẩm điện,
điện tử, tin học, tự động hoá, đo lường, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất công, nông
nghiệp và xây dựng;
- Tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử, tin học, tự động
hoá, đo lường, công, nông nghiệp;
- Sản xuất và buôn bán phần mềm tin học, phần mềm ứng dụng;
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá;
- Lữ hành nội địa, quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch.
2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh:
2.2.1 Quy trình chung:
Ngay từ khi còn là Trung tâm thiết bị và Chuyển giao Công nghệ CET thuộc
Công ty Máy tính truyền thông CMC, Trung tâm CET đã áp dụng hình thức kinh
doanh dự án, ký kết hợp đồng thông qua hình thức đầu thầu (đấu thầu rộng rãi trong
nước và quốc tế, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực
tiếp...). Tiếp bước sự phát triển đó, Công ty CETT ngày càng chú trọng hơn trong việc
hoàn thiện quy trình kinh doanh dự án nhằm đẩy mạnh chất lượng hoạt động kinh
doanh cũng như nâng cao doanh số của công ty. Đây chính là nguồn doanh thu chủ
yếu của công ty, chiếm tỉ lệ 75%.
Ta có thể thấy được quy trình kinh doanh dự án của Công ty CETT thông qua
mô hình dưới đây:
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
Trần thị Ngọc Hà - A05046 Trang 10
Diễn giải quy trình:
+ Cán bộ kinh doanh có trách nhiệm tìm hiểu thông tin về nhu cầu của khách hàng, sau
khi đã có một số thông tin về thiết bị, nguồn vốn, thời gian thực hiện dự án... cán bộ
kinh doanh sẽ kết hợp với cán bộ giải pháp tiến hành lập những giải pháp tối ưu dựa
trên các thông tin thu thập được để tư vấn cho khách hàng nên đầu tư thiết bị gì để đạt
hiệu quả cao về công nghệ và kinh tế.
+ Khi có thông báo mời thầu từ chủ đầu tư, phòng kinh doanh sẽ tiến hành mua hồ sơ
mời thầu. Trên cơ sở yêu cầu của hồ sơ dự thầu và giải pháp đã lập ở trên, cán bộ phụ
trách dự án sẽ tổ chức chuẩn bộ hồ sơ và tham dự đấu thầu. Với những dự án chỉ được
biết thông tin thông qua thông báo mời thầu, cán bộ phụ trách dự án sẽ dựa vào những
yêu cầu trong hồ sơ mời thầu để đưa ra các phương án đấu thầu và đánh giá khả năng
trúng thầu. Nếu khả năng lớn, sẽ tiến hành các bước tham gia đấu thầu.
Tư vấn khách hàng
Đấu thầu
Bảo hành
H
D
C
V
: Q
uả
n
lý
h
ợp
đ
ồn
g
Lậ
p
gi
ải
p
há
p
Q
uả
n
trị
d
ự
án
M
ua
h
àn
g,
n
hậ
p
kh
ẩu
HDCV: Triển khai hợp
đồng
MTQT: Thiết kế thi công
hệ thống
MTQT: Triển khai thiết bị
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
Trần thị Ngọc Hà - A05046 Trang 11
+ Sau khi có thông báo trúng thầu từ chủ đầu tư, giám đốc hoặc cán bộ phụ trách dự án
(tuỳ thuộc vào quy mô và mức độ quan trọng của dự án) sẽ tiến hành đàm phán ký kết
hợp đồng. Hợp đồng nội sau khi đã ký kết xong, cán bộ phụ trách dự án sẽ chuyển yêu
cầu đặt hàng đến cán bộ phụ trách mua hàng. Các thủ tục đàm phán, ký kết hợp đồng
ngoại được thực hiện. Đến thời hạn giao hàng của hợp đồng ngoại, các bước thanh
toán và nhập khẩu hàng từ nước ngoài, hoặc nhận hàng từ công ty trong nước được các
cán bộ phụ trách liên quan thực hiện.
+ Thông thường, hàng hoá được nhập về trước thời hạn giao hàng của hợp đồng nội,
nên khi tập hợp đầy đủ hàng hoá theo hợp đồng, các cán bộ kỹ thuật sẽ tiến hành bàn
giao thiết bị cho khách hàng. Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và hợp đồng, cán bộ kỹ
thuật cũng có thể hướng dẫn khách hàng lắp đặt, sử dụng thiết bị, hoặc tổ chức khoá
đào tạo ngắn hạn tìm hiểu về thiết bị đó, đặc biệt là với những thiết bị công nghệ mới ở
Việt Nam chưa có. Sau khi bàn giao thiết bị xong, thiết bị chính thức bước vào giai
đoạn bảo hành. Cán bộ kỹ thuật chịu trách nhiệm theo dõi thời hạn bảo hành này để có
những giải pháp hợp lý đối với những yêu cầu bảo hành từ khách hàng.
+ Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu ký hợp đồng nội, đến khi hai bên ký biên bản
thanh lý hợp đồng, cán bộ phụ trách dự án phải cùng với các bộ phận liên quan quản
lý, theo dõi và thực hiện hợp đồng, đảm bảo hợp đồng được triển khai đúng tiến độ,
thanh toán nhanh. Sau khi biên bản thanh lý hợp đồng được ký kết, dự án coi như kết
thúc, lúc này những người liên quan sẽ tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm từ dự án vừa
thực hiện.
2.2.2 Quy trình nhập khẩu hàng hoá của Công ty CETT:
+ Bước 1: Sau khi ký kết hợp đồng nội với khách hàng, cán bộ kinh doanh sẽ chuyển
cho cán bộ phụ trách đặt hàng 01 bản “Yêu cầu đặt hàng” với đầy đủ các
nội dung theo như hợp đồng nội đã ký.
+ Bước 2: Sau khi nhận yêu cầu từ cán bộ kinh doanh, cán bộ phụ trách đặt hàng tiến
hành việc đàm phán hoặc đặt hàng ngay với nhà cung cấp. Hợp đồng sẽ
được tiến hành ký kết giữa hai bên sau khi đã thống nhất tất cả các điều
khoản và được chuyển giao bằng bản fax.
+ Bước 3: Căn cứ theo điều khoản thanh toán của hợp đồng ngoại, cán bộ phụ trách
đặt hàng sẽ chuyển yêu cầu thanh toán cho phòng kế toán. Kế toán ngân
hàng sẽ thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền cho nhà cung cấp, thông
thường có 2 loại hình thanh toán với những nhà cung cấp nước ngoài:
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
Trần thị Ngọc Hà - A05046 Trang 12
- Thanh toán bằng hình thức L/C (mở thư tín dụng – Letter of Credit)
- Thanh toán bằng hình thức T/T (thanh toán bằng điện chuyển tiền –
Telegraphic Transfer)
+ Bước 4: Sau khi nhận được thanh toán từ phía công ty CETT, các nhà cung cấp sẽ
tiến hành việc chuyển hàng.
- Nếu điều khoản thương mại là CIF, CIP hay C&F..., nhà cung cấp sẽ có trách
nhiệm tìm hãng vận tải để chuyển hàng, và cung cấp cho công ty CETT các chứng từ
vận tải và thông tin về thời gian của chuyến bay (nếu hàng được chuyển theo đường
hàng không) hoặc thời gian hàng lên tàu (nếu hàng được chuyển theo đường biển).
- Nếu điều khoản thương mại là EXW, FOB, FCA... cán bộ phụ trách xuất
nhập khẩu của Công ty CETT có trách nhiệm thuê hãng vận tải đến nhận hàng từ nhà
cung cấp và vận chuyển hàng về đến Việt Nam.
Sau khi có thông báo nhận hàng, cán bộ xuất nhập khẩu tiến hành các thủ tục để
lấy hàng với những chứng từ nhận được từ nhà cung cấp và hãng vận tải. Cán bộ xuất
nhập khẩu mang bộ chứng từ trên đến hải quan tiến hành các thủ tục nhập hàng. Sau
khi lấy xong, hàng sẽ được chuyển về công ty nhập kho. Kết thúc quy trình nhập hàng.
Thuận lợi và khó khăn: đề ra quy trình trên là công ty đã giúp cho quá trình nhập
khẩu hàng hóa được tiến hành một cách thuận lợi nhất tuy nhiên cũng không tránh
khỏi những khó khăn như:
+ Do đặc thù kinh doanh của công ty là về lĩnh vực công nghệ thông tin có hàm lượng
công nghệ cao nên việc tìm kiếm và ký kết hợp đồng với nhà cung cấp gặp khó khăn
đối với một số yêu cầu đặt hàng cá biệt.
+ Vận tải quốc tế ở nước ta chưa thực sự phát triển nên gặp khó khăn trong việc ký kết
hợp đồng đối với các điều kiện thương mại EXW, FOB, FCA…Khó chủ động về thời
gian giao hàng, nhận hàng và lộ trình của tàu.
+ Thủ tục hải quan tại cảng