Luận văn Thực trạng & Một số Giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ - Việt Nam

Đầu tư là một hoạt động cơ bản, tồn tại tất yếu và có vai trò quan trọng trong bất kỳ nền kinh tế- xã hội nào. Được xem là nhân tố quan trọng quyết định đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tê, trong những năm qua tỷ trọng đóng góp vào GDP của đầu tư phát triển đang ngày càng tăng cả về số lượng cũng như chất lượng của các công trình hạng mục công trình phục vụ đời sống nhân sinh. Rừng là “Vàng” là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất của thế giới nói chung và của Việt nam nói riêng. Nước ta với diện tích đất là đồi núi gắn liền trên đó là thảm thực vật rừng và tập đoàn các loài động vật rừng khá đa dạng. Nơi đây cũng là địa bàn cư trú lâu đời của hàng triệu người thuộc rất nhiều các dân tộc trong cộng đồng người Việt. Tài nguyên rừng là một tài sản lớn và vô cùng quý hiếm, vì vậy việc đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp là một tất yếu cần thiết để không chỉ tạo ra bầu khí quyển trong lành cho sự sống của dân cư mà còn là để đem lại một giá trị kinh tế lớn góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế quốc dân. Bắc Trung Bộ là một đồi núi trung du có 40% diện tích vùng là rừng, đầu tư phát triển vào lâm nghiệp Bắc Trung Bộ không chỉ tạo thêm của cải cho kinh tế vùng mà còn là thực hiện chủ trương bảo vệ và tôn tạo rừng của chính phủ góp phần cải thiện môi trường sống nâng cao thu nhập cho người dân trồng rừng cũng như góp phần tạo tiềm lực kinh tế cho sự nghiệp Công nghiệp hóa Hiện đại hoá đất nước. Đây chính là lý do khiến em chọn đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ- Việt Nam”. Việc nghiên cứu dựa trên cơ sở kiến thức chuyên ngành kinh tế đầu tư với việc thu thập số liệu, tài liệu tham khảo, kinh nghiệm thực tế sau khi hoàn thành đợt thực tập tại Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam cùng với sự giúp đỡ chỉ bảo của Giáo viên hướng dẫn thực tập Phạm Văn Hùng đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Nội dung của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 phần: Chương I: Cơ sở lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ. Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển lâm nghiệp Bắc Trung Bộ- Việt nam. Đầu tư phát triển lâm nghiệp là cả một vấn đề lớn mang tầm vĩ mô, có định hướng của nhà nước. Do vậy với thời gian thực tập có hạn, bản thân thiếu kinh nghiệm thực tế nên đề tài của em không thể không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các thầy, cô và các cô chú ở Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam.

doc73 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2119 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng & Một số Giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ - Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Đầu tư là một hoạt động cơ bản, tồn tại tất yếu và có vai trò quan trọng trong bất kỳ nền kinh tế- xã hội nào. Được xem là nhân tố quan trọng quyết định đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tê, trong những năm qua tỷ trọng đóng góp vào GDP của đầu tư phát triển đang ngày càng tăng cả về số lượng cũng như chất lượng của các công trình hạng mục công trình phục vụ đời sống nhân sinh. Rừng là “Vàng” là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất của thế giới nói chung và của Việt nam nói riêng. Nước ta với diện tích đất là đồi núi gắn liền trên đó là thảm thực vật rừng và tập đoàn các loài động vật rừng khá đa dạng. Nơi đây cũng là địa bàn cư trú lâu đời của hàng triệu người thuộc rất nhiều các dân tộc trong cộng đồng người Việt. Tài nguyên rừng là một tài sản lớn và vô cùng quý hiếm, vì vậy việc đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp là một tất yếu cần thiết để không chỉ tạo ra bầu khí quyển trong lành cho sự sống của dân cư mà còn là để đem lại một giá trị kinh tế lớn góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế quốc dân. Bắc Trung Bộ là một đồi núi trung du có 40% diện tích vùng là rừng, đầu tư phát triển vào lâm nghiệp Bắc Trung Bộ không chỉ tạo thêm của cải cho kinh tế vùng mà còn là thực hiện chủ trương bảo vệ và tôn tạo rừng của chính phủ góp phần cải thiện môi trường sống nâng cao thu nhập cho người dân trồng rừng cũng như góp phần tạo tiềm lực kinh tế cho sự nghiệp Công nghiệp hóa Hiện đại hoá đất nước. Đây chính là lý do khiến em chọn đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ- Việt Nam”. Việc nghiên cứu dựa trên cơ sở kiến thức chuyên ngành kinh tế đầu tư với việc thu thập số liệu, tài liệu tham khảo, kinh nghiệm thực tế sau khi hoàn thành đợt thực tập tại Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam cùng với sự giúp đỡ chỉ bảo của Giáo viên hướng dẫn thực tập Phạm Văn Hùng đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Nội dung của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 phần: Chương I: Cơ sở lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ. Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển lâm nghiệp Bắc Trung Bộ- Việt nam. Đầu tư phát triển lâm nghiệp là cả một vấn đề lớn mang tầm vĩ mô, có định hướng của nhà nước. Do vậy với thời gian thực tập có hạn, bản thân thiếu kinh nghiệm thực tế nên đề tài của em không thể không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các thầy, cô và các cô chú ở Tổng công ty lâm nghiệp Việt nam. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VÙNG BẮC TRUNG BỘ. I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 1.Khái niệm và phân loại đầu tư Đầu tư là một hoạt động cơ bản, tồn tại tất yếu và có vai trò quan trọng trong bất kỳ nền kinh tế – xã hội nào. Thuật ngữ “ Đầu tư” (Investment) có thể được hiểu đồng nghĩa với “ sự bỏ ra”, “sự hy sinh” từ đó có thể coi “Đầu tư” là sự bỏ ra, sự hy sinh những cái gì ở hiện tại ( tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ..) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai. Trên thực tế có rất nhiều cách tiếp cận khái niệm đầu tư khác nhau, nhưng thường đề cập đến một số khái niệm cơ bản sau: - Đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, các địa phương, các ngành và của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nói riêng. - Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn và các nguồn lực khác trong một khoảng thời gian tương đối dài nhằm thu được lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội. - Đầu tư là việc bỏ tiền ra nhằm tạo những năng lực mới để từ đó dự kiến khai thác được khoản tiền lớn hơn số tiền đã bỏ ra. - Hoạt động đầu tư là quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của cá nhân và xã hội. Như vậy, đầu tư trên giác độ nền kinh tế là sự hy sinh giá trị hiện tại gắn với việc tạo ra các tài sản mới cho nền kinh tế. Các hoạt động mua bán, phân phối lại, chuyển giao tài sản hiện có giữa cá nhân, các tổ cho không phải là đầu tư đối với nền kinh tế. Vốn đầu tư được hình thành từ tiền tích luỹ của xã hội, từ các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, từ tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động khác được dựa vào sử dụng trong quá trính sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội. Trong công tác quản lý và kế hoạch hoá hoạt động đầu tư các nhà kinh tế phân loại hoạt động đầu tư theo các tiêu thức khác nhau. Mỗi tiêu thức phân loại đáp ứng những nhu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế khác nhau. Những tiêu thức phân loại đầu tư thường được sử dụng là: Phân loại đầu tư theo bản chất của các đối tượng đầu tư, Theo cơ cấu tái sản xuất, Theo phân cấp quản lý, Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu tư, Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư, Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu trong quá trình tái sản xuất xã hội, Phân loại theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi vốn đã bỏ ra của các kết quả đầu tư, Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư, Theo nguồn vốn, Theo vùng lãnh thổ. 2.Đầu tư phát triển và đặc điểm của đầu tư phát triển Đầu tư phát triển là một bộ phận của đầu tư, đó là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm tạo ra các năng lực sản xuất phục vụ mới cả về số lượng và chất lượng của nền kinh tế, đầu tư phát triển là hình thức trực tiếp tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế và cho các đơn vị sản xuất kinh doanh Là quá trình chuyển hoá vốn bằng tiền bằng vốn hiện vật, là quá trình chi dùng vốn nhằm tạo ra những tài sản mới, năng lực sản xuất mới và duy trì những tiềm lực sẵn có của nền kinh tế thị trường. Có thể ví dụ như là việc bỏ tiền ra để trồng rừng, phát triển các khu rừng với những chức năng riêng, để nhằm bảo tồn sự đa dạng của hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân trồng rừng. Ngoài ra còn có rất nhiều lĩnh vực đầu tư, nhưng ta nhận thấy rõ nhất, thường xuyên nhất, thể hiện đặc trưng nhất của đầu tư phát triển là đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó gồm: xây dựng, sửa chữa nhà cửa và kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền móng và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì hoạt động của các cơ sở đang tồn tại, tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội. Đặc điểm của đầu tư phát triển: là vốn lớn, lao động nhiều, thời gian đầu tư kéo dài cùng với thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài và có khi vĩnh viễn, các công trình đó là cố định, cũng chính vì thế nên đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. 3. Vai trò của đầu tư trong nền kinh tế quốc dân 3.1. Đầu tư vừa tác động đến tổng cung tổng cầu. Về mặt cầu: Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cung của toàn bộ nền kinh. Theo số liệu thống kê của ngân hàng Thế giới, đầu tư thường chiếm khoảng 30% trong tổng cơ cấu của cả nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự thay đổi của đầu tư làm cho tổng cầu tăng kéo theo sản lượng cân bằng tăng theo và giá cả của các yếu tố đầu vào tăng. Điểm cân bằng thay đổi. Về mặt cung: Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng và do đó giá cả sản phẩm giảm. Sản lượng tăng giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại kích thích sản lượng sản xuất tăng hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. 3.2. Đầu tư tác động đến sự ổn định của nền kinh tế: Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cung và đối với tổng cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù tăng hay giảm đều cùng một lúc phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia. Chẳng hạn, khi tăng đầu tư, cầu của các yếu tố đầu tư tăng làm cho giá của các hàng hoá có liên quan tăng (giá chi phí vốn, giá công nghệ, lao động, vật tư) đến một lúc nào đó làm cho sản xuất đình trệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn do tiền lương ngày càng thấp hơn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại. Mặt khác, tăng đầu tư làm cho cầu các yếu tố có liên quan tăng, sản xuất của các ngành này phát triển, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống người lao động, giảm tệ nạn xã hội. Tất cả các tác động này tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Khi đầu tư tác động đến hai mặt của nền kinh tế, nhưng theo chiều hướng ngược lại so với các tác động trên đây. Vì vậy, trong điều hành vĩ mô nền kinh tế, các nhà hoạt động chính sách cần thấy hết tác động hai mặt này để đưa ra các chính sách nhằm hạn chế các tác động xấu, phát huy tác động tích cực, duy trì được sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế. 3.3. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy: muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15 -25% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước Vốn đầu tư ICOR = ( GDP Từ đó suy ra : Vốn đầu tư Mức tăng GDP = ICOR Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. Ở các nước phát triển ICOR thường lớn do thừa vốn thiếu lao động, vốn được sử dụng để thay thế công nghệ hiện đại có giá cao. Còn các nước chậm phát triển ICOR thấp do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động để thay thế cho vốn, do sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ. Kinh nghiệm cho thấy ICOR trong công nghiệp cao hơn ICOR trong nông nghiệp. Do đó ở các nước phát triển, tỷ lệ đầu tư thấp thường dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp, còn đối với nước đang phát triển, phát triển về bản chất được coi là vấn đề đảm bảo các nguồn vốn đầu tư đủ để đạt được một tỷ lệ tăng thêm sản phẩm quốc dân dự kiến. 3.4.Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thế tăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn (từ 9 đến 10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực dịch vụ và công nghiệp. Đối với các ngành nông lâm ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai và khả năng sinh học, để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5 đến 6% là rất khó khăn. Như vậy chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. 3.5. Đầu tư với tăng cường khả năng khoa học và công nghệ đất nước Công nghệ là một yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự thành công của công nghiệp hoá. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay. Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, trình độ công nghệ của Việt nam lạc hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực. Với trình độ công nghệ lạc hậu này, quá trình công nghiệp hóa của Việt nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không đề ra được một chiến lược đầu tư phát triển công nghệ nhanh và vững. Chúng ta đều biết rằng có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù là tự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư. Mọi phương án đối với công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không khả thi. II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP 1.Khái niệm về lâm nghiệp Lâm nghiệp là một nền kinh tế quốc dân. Trong đó, rừng là đối tượng chủ yếu của ngành lâm nghiệp, hiện ngành lâm nghiệp đang quản lý 19.000.000 ha rừng và đất rừng chiếm 575 diện tích cả nước. Trong đó có 24 triệu dân sinh sống thuộc 54 dân tộc khác nhau. Chính vì vậy, những hoạt động của ngành lâm nghiệp rất đa dạng và phong phú. Rừng là một hệ sinh thái, trong đó những loài cây gỗ chiếm vai trò ưu thế. Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc. Rừng và đất lâm nghiệp là hai đối tượng quản lý cơ bản của lâm nghiệp, giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, do đó việc phân loại rừng chủ yếu dựa trên cơ sở rừng và đất rừng. Phân loại rừng Theo quyết định 1171/QĐ ngày 30/11/1986 của Bộ trưởng Bộ lâm nghiệp “ban hành quy chế quản lý ba loại rừng, rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng”. Bản quy chế này đã làm rõ khái niệm phân loại các loại rừng, và chi tiết phân loại cho từng loại rừng. Theo đó rừng được phân loại thành: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất 2. Lý luận về đầu tư phát triển lâm nghiệp 2.1.Định nghĩa và nội dung của đầu tư phát triển lâm nghiệp Đầu tư phát triển lâm nghiệp là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp trồng và tái tạo rừng để thu về các lợi ích tương ứng hoặc lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra. Nội dung đầu tư phát triển lâm nghiệp: - Đầu tư theo các khâu của quá trình trồng: Trồng mới: Là khâu đầu tiên của quá trình trồng rừng, do vậy cần lượng vốn đầu tư lớn, công chăm sóc nhiều, ở khâu này đòi hỏi phải xác định được cơ cấu giống cây trồng hợp lý cho đất. Khoanh nuôi: Đầu tư cho khoanh nuôi rừng là nhằm một phần tái tạo lại rừng nhằm giúp rừng phát triển. Quá trình đầu tư sẽ là thiếu nếu không có khâu chăm sóc và bảo về rừng - Đầu tư cho các loại rừng: mỗi loại rừng đều có chức năng cũng như đặc điểm khác nhau như: Đầu tư đối với rừng sản xuất đòi hỏi quan tâm nhất đến vốn, lãi suất, cơ cấu cây trồng, vì trồng rừng sản xuất nhằm mục tiêu lợi nhuận. Đối với đầu tư cho rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đòi hỏi phải quan tâm đến khâu khoanh nuôi và bảo vệ. Ngoài các yếu tố trên còn phải quan tâm đến cơ sở lâm sinh, khoa học công nghệ trong chọn giống và lai giống và bao trùm các yếu tố đó là yếu tố con người, những người nghiên cứu khoa học, những người chăm sóc và bảo vệ rừng. Ngoài ra còn có rất nhiều yếu tố tác động đến đầu tư phát triển lâm nghiệp và nó được thể hiện rõ nhất trong đặc điểm đầu tư phát triển lâm nghiệp. 2.2. Đặc điểm đầu tư trong lâm nghiệp. Thời gian kéo dài Trồng rừng là cả một quá trình tiêu tốn nhiều thời gian theo chu kỳ dài, có loài cây phải mất đến 70-80 năm mới được khai thác, còn trung bình là 30-40 năm như trồng Lim, Táu, Dẻ, Sa... và ít nhất cũng phải mất 7- 8 năm như trồng Bạch đàn, lá Tràm, tai tượng... Do vậy mà rừng chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố biến động của thiên nhiên và con người dẫn đến những rủi ro trong đầu tư. Mặt khác chi phí đầu tư cao, và bao gồm nhiều loại chi phí: Chi phí cho trồng và chăm sóc cây con đến khi rừng đạt chu kỳ kinh doanh Xây dựng cơ sở vật chất, bao gồm xây dựng hệ thống đường lâm nghiệp, đầu tư phong chống cháy rừng hệ thống vườn rừng được bảo vệ. Chi phí những rủi ro ngoài ý muốn của người trồng rừng như sâu bệnh, lửa rừng, mưa bão, hạn hán, chặt trộm, thủ tục vay vốn, cấp giấy phép khai thác, vận chuyển, tiêu thụ quá phức tạp... Ngoài ra còn phả đầu tư rất nhiều sức lực để chăm sóc và bảo vệ rừng trong cả một quá trình đầu tư dài hạn. Thế nên chi phí đầu tư ban đầu cao mà lại phải chờ sau vài thập kỷ sau mới được thu hoạch sẽ không thu hút được các nguồn đầu tư nhất là đầu tư tư nhân. Mặt khác những tư nhân và hộ gia đình vùng rừng núi thì thiếu điều kiện về vốn, lao động, kỹ thuật lâm sinh để đầu tư. Các tư nhân ở thành phố hay ở nơi đã hội tụ đầy đủ các điều kiện phát triển đầu tư, thường không thích đầu tư vào rừng vừa lâu lại vừa rủi ro cao, lợi nhuận thấp, khó đánh giá được, thậm chí hết cả cuộc đời mà không được khai thác cây, không thu lại được vốn. Chính vì vậy từ lâu nay nguồn vốn đầu tư trồng rừng chủ yếu là nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp. Do đó việc bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn tới đòi hỏi nhà nước phải có chiến lược phát triển đồng bộ cũng như chiến lược thu hút nguồn vốn tưc các thành phần khác tham gia đầu tư vào lâm nghiệp. Khả năng sinh lợi thấp; thời gian thu hồi vốn lâu: Trồng rừng trong khoảng thời gian dài không những gây tâm lý không muốn đầu tư là vì vốn đầu tư khê đọng lớn nên chịu nhiều sự biến động kinh tế và tự nhiên xã hội mà còn khả năng sinh lời của vốn đầu tư rất thấp. Bởi rừng trồng ở những nơi có đất xấu khô cằn, vị trí địa lý, địa hình phức tạp, giao thông kém phát triển. Nơi có điều kiện kinh tế kém phát triển, người dân sống chủ yếu dựa vào rừng, sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp. Do đó vốn rừng trồng không những không được đầu tư mà còn bị khai thác bừa bãi đế khi đến tuổi khai thác thì sản lượng gỗ thấp giá trị kinh tế không cao như trồng Keo, Bạch đàn trong 3 năm chi phí khoảng 3,8- 5 triệu/ha sau 8- 10 năm mới cho thu hoạch từ 80- 100 m3 / ha khai thác. Nếu đơn giá gỗ nguyên liệu bản ở cửa rừng (chưa khai thác và vận chuyển ra cửa rừng người khai thác phải chịu) thì cũng chỉ bán được 150- 180.000đ/m3 như thế tổng số chỉ đạt: 15- 20 triệu/ha trừ chi phí trồng và chăm sóc và công khai thác mất khoảng 6-8 triệu thì người trồng rừng được từ 600- 800.000đ/ha/năm là quá thấp mà thời gian thu hồi vốn là quá lâu. Đó là chưa tính đến những rủi ro như cháy rừng, sâu bệnh, bão lụt, hạn hán tàn phá.(nguồn: Tổng cục thống kê) Do thời gian trồng rừng lâu nên thiếu vốn, do định kiến mà ngân hàng cho vay vốn để trồng rừng cũng chỉ là vay trung hạn ít được vay dài hạn. Lãi suất vay trồng rừng hiện vẫn áp dụng là 0,6% /tháng, nghĩa là sau 10 năm người vay trồng rừng phải trả gấp đôi cả vốn và lãi, hiệu quả lại thấp như nói ở trên nên hiện nay không ai dám vay để trồng rừng. Người ta đánh giá rất thấp nghề trồng rừng, mà họ thường đổ xô đi vào trồng cao su, cà fê, tiêu và các cây ăn quả, tạo ra sự mất cân đối nghiêm trọng giữa nông nghiệp với sản xuất lâm nghiệp. Hơn nữa các nhà đầu tư thường nhìn nhận và đánh giá vai trò cũng như sắp xếp vị trí của các ngành theo tiền thuế doanh thu hay Tổng giá trị sản xuất của ngành đó đối với nền kinh tế, do vậy mà ngành lâm nghiệp bị xếp vào hàng kém, bị coi nhẹ và rất khó được các công ty nước ngoài- công ty liên doanh tham gia góp vốn đầu tư. Một điển hình cho việc liên doanh trồng rừng ở Việt nam bị thất bại là liên doanh trồng rừng giữa Việt nam và Đài loan ở Kiên Giang giữa công ty Nông lâm sản Kiên Giang với công ty lâm nghiệp Taipei (Đài bắc). Sau 9 năm trồng rừng đã phải giải thể. Toàn bộ sản lượng gỗ Bạch Đàn của hơn 20.000 ha rừng Bạch Đàn đã trồng tính giá trị trên lý thuyết chỉ đạt 19 triệu USD trong khi mọi chi phí bỏ ra đã lên tới 24- 25 triệu USD và nhà nước Việt nam đã đồng ý cho công ty quốc tế trồng rừng Kiên Tài (Kiên Giang- Đài loan) được phép giải thể và bồi thường cho phía Đài loan hàng chụ triệu ddoUSSD. Hiệu quả kinh tế xã hội lớn. Đầu tư trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rất cao, nhưng thực tế lại rất khó phân tích tổng hợp đánh giá được những con số về giá trị xã hội của nó, như bảo vệ môi sinh môi trường, cho thuỷ lợi, cho phát điện. Đầu tư trồng rừng mang lại những giá trị văn hóa, lịch sử to lớn, có khi để lại cho hàng nghìn năm sau những khu rừng có giá trị cao về bảo tồn quỹ gien, bảo vệ một động thực vật quý hiếm của rừng nhiệt đới như vườn Quốc gia Cát Tiên, Cúc Phương... Đầu tư trồng rừng còn tạo điều kiện là tổ ấm cho những loài động vật hoang dại và động vật quý hiếm sinh sống và phát triển tránh được sự tuyệt chủng đang xảy ra ở nhiều nơi trên toàn thế giới. 2.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển lâm nghiệp. Đầu tư phát triển lâm nghiệp đòi hỏi vốn lớn, do đó việc huy động vốn từ nhiều nguồn là yêu cầu tất yếu khách quan. Trong đó, mỗi nguồn có những đặc thù khác nhau về số lượng vốn, về thời hạn vốn, lãi suất, về hình thức đầu tư, và khoản mục đầu tư, các nguồn vốn cho đầu tư phát triển lâm nghiệp bao gồm các nguồn sau: * Nguồn vốn ngân sách: Vốn ngân
Luận văn liên quan