Trong những năm gần đây khi mà nước ta mở cửa hội nhập với các nước bạn,
kinh tế phát triển kèm theo sự bùng phát của nhiều tệ nạn xã hội; sự lan tràn của
các nền văn hóa khác nhau vào nước ta, một bộ phận học sinh tiếp thu không có
chọn lọc, “hòa tan” nền văn hóa nước ngoài vào nước ta, sự phát triển vượt bậc của
công nghệ thông tin, mà tiêu biểu là mạng internet đã làm mọi người, mọi lứa
tuổi đặc biệt là tuổi mới lớn, học sinh trung học dễ dàng tiếp cận các luồng thông
tin không lành mạnh từ webside gây nên sự mất định hướng về giá trị cũng như các
chuẩn mực đạo đức xã hội. Hệ quả kéo theo của những tác động trên là các em
trong độ tuổi mới lớn ở các trường trung học có những biểu hiện chưa ngoan, lệch
lạc trong hành vi và nhận thức tăng nhanh trong những năm gần đây như: bạo lực
học đường, nghiện hút, vi phạm giao thông, bỏ học, vô lễ với thầy cô giáo tạo ra
nhiều khó khăn trong việc giáo dục hoc sinh nói chung và giáo dục học sinh chưa
ngoan (HSCN) nói riêng.
128 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan ở các trường THCS quận bình tân, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phan Thị Thanh Thúy
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC HỌC SINH CHƯA NGOAN Ở CÁC
TRƯỜNG THCS QUẬN BÌNH TÂN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phan Thị Thanh Thúy
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC HỌC SINH CHƯA NGOAN Ở CÁC
TRƯỜNG THCS QUẬN BÌNH TÂN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ VĂN NAM
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục
HSCN ở các trường THCS quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh” đến nay tác
giả đã hoàn thành và được phép bảo vệ luận văn.
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban
Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh, các thầy, cô đã tận tình giúp đỡ tác giả trong quá
trình học tập và thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Phòng Giáo dục quận Bình Tân đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tác giả được thực hiện đề tài, và cảm ơn sự cộng tác, giúp đỡ
của tập thể các thầy, cô giáo 4 trường: THCS Lê Tấn Bê, THCS An Lạc, THCS
Bình Trị Đông và THCS Bình Trị Đông A.
Đặc biệt tác giả xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Thầy Võ
Văn Nam, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian
tác giả nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các anh, chị học viên cao học khóa 23 chuyên
nghành Quản lí giáo dục đã hỗ trợ, giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt khóa
học.
Dù đã cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi những sai sót, kính mong
nhận được sự quan tâm chỉ dẫn của quý thầy, cô, các bạn để kết quả nghiên cứu
được hoàn chỉnh hơn.
Phan Thị Thanh Thúy
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kì một công trình nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2014
Tác giả
Phan Thị Thanh Thúy
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
HỌC SINH CHƯA NGOAN Ở TRƯỜNG THCS .................................. 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 6
1.1.1. Ở nước ngoài ................................................................................................... 6
1.1.2. Trong nước ...................................................................................................... 7
1.2. Hệ thống khái niệm .............................................................................................. 9
1.2.1. Học sinh chưa ngoan ....................................................................................... 9
1.2.2. Hoạt động giáo dục HSCN ............................................................................. 9
1.2.3. Quản lí, quản lí giáo dục ............................................................................... 10
1.2.4. Quản lí trường học ........................................................................................ 11
1.2.5. Quản lí hoạt động giáo dục HSCN ............................................................... 12
1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục HSCN ............................................................... 13
1.3.1. Mục tiêu hoạt động giáo dục HSCN ............................................................. 13
1.3.2. Nội dung giáo dục HSCN ............................................................................. 14
1.3.3. Phương pháp giáo dục HSCN ....................................................................... 15
1.3.4. Đặc điểm tâm lý của học sinh THCS ............................................................ 18
1.3.5. Biểu hiện của HSCN ..................................................................................... 21
1.3.6. Ảnh hưởng của HSCN đến gia đình, nhà trường và xã hội .......................... 22
1.3.7. Lực lượng tham gia hoạt động giáo dục HSCN............................................ 22
1.3.8. Nguyên tắc giáo dục HSCN .......................................................................... 23
1.4. Lý luận về quản lí hoạt động giáo dục HSCN ở trường THCS ......................... 26
1.4.1. Chức năng quản lí hoạt động giáo dục HSCN ở trường THCS .................... 26
1.4.2. Nội dung quản lí hoạt động giáo dục HSCN ở trường THCS ...................... 29
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 37
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC
SINH CHƯA NGOAN Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN BÌNH
TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................... 38
2.1. Sơ lược về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục cấp THCS tại quận
Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh ................................................................... 38
2.1.1. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục quận Bình Tân ........................ 38
2.1.2. Tình hình giáo dục cấp THCS quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh ..... 39
2.2. Mô tả mẫu khảo sát ............................................................................................ 43
2.2.1. Sơ lược mẫu khảo sát .................................................................................... 43
2.2.2. Cách xử lý thống kê ...................................................................................... 44
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục HSCN ở các trường THCS quận Bình Tân,
thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................... 45
2.3.1. Thực trạng nhận thức hoạt động giáo dục HSCN ......................................... 45
2.3.2. Thực trạng thực hiện hoạt động giáo dục HSCN .......................................... 47
2.4. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục HSCN ở các trường THCS quận
Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh ................................................................... 51
2.4.1. Quản lí mục tiêu, kế hoạch giáo dục HSCN ................................................. 51
2.4.2. Quản lí nội dung, chương trình giáo dục HSCN .......................................... 53
2.4.3. Quản lí phương pháp giáo dục HSCN .......................................................... 56
2.4.4. Quản lí hoạt động giáo dục HSCN của giáo viên chủ nhiệm ....................... 60
2.4.5. Quản lí sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo
dục trong hoạt động giáo dục HSCN ........................................................... 61
2.4.6. Quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục HSCN ..................... 63
2.5. Đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giáo dục HSCN ở các trường THCS
quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh .......................................................... 66
2.5.1. Ưu điểm ........................................................................................................ 66
2.5.2. Hạn chế ......................................................................................................... 67
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................................. 68
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 72
Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC SINH CHƯA NGOAN Ở CÁC
TRƯỜNG THCS QUẬN BÌNH TÂN, TP. HCM ................................. 73
3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp ............................................................................... 73
3.1.1. Cơ sở pháp lý ................................................................................................ 73
3.1.2. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 74
3.1.3. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 74
3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục HSCN ở
các trường THCS quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh.............................. 75
3.3. Khảo nghiệm ý kiến về tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp ........... 84
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 92
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CBQL Cán bộ quản lí
M Điểm trung bình
S Độ lệch chuẩn
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GV Giáo viên
HSCN HSCN
QL Quản lí
QLGD Quản lí giáo dục
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
GVBM Giáo viên bộ môn
THCS Trung học cơ sở
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô trường - lớp và số lượng học sinh THCS quận Bình Tân,
thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 - 2013 ................................................. 39
Bảng 2.2. Hạnh kiểm học sinh THCS quận Bình Tân năm học 2012 - 2013 ............ 42
Bảng 2.3. Học lực học sinh THCS quận Bình Tân năm học 2012 - 2013 ................. 43
Bảng 2.4. Thống kê mẫu khảo sát .............................................................................. 44
Bảng 2.5. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng .................... 44
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL và GV về biểu hiện của HSCN ................................ 45
Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục HSCN ................................. 46
Bảng 2.8. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục HSCN ......................................... 47
Bảng 2.9. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục HSCN ........................................ 48
Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện phương pháp giáo dục HSCN ................................ 49
Bảng 2.11. Thực trạng quản lí mục tiêu, kế hoạch giáo dục HSCN ............................ 51
Bảng 2.12. Thực trạng quản lí nội dung, chương trình giáo dục HSCN ...................... 53
Bảng 2.13. Kết quả kiểm nghiệm T về trung bình đánh giá của CBQL và GV
trong quản lí nội dung, chương trình giáo dục HSCN ............................... 55
Bảng 2.14. Thực trạng quản lí phương pháp giáo dục HSCN ..................................... 56
Bảng 2.15. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục HSCN của GVCN ........................ 60
Bảng 2.16. Thực trạng quản lí sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với các lực
lượng giáo dục trong hoạt động giáo dục HSCN ....................................... 62
Bảng 2.17. Thực trạng quản lí kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo HSCN ................... 64
Bảng 2.18. Kết quả khảo sát nguyên nhân của những hạn chế trong thực trạng
quản lí hoạt động giáo dục HSCN ở các trường THCS quận Bình Tân,
thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................. 69
Bảng 3.1. Kết quả thực hiện khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của đề tài .......... 85
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tình hình học sinh bỏ học – lưu ban...................................................... 42
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây khi mà nước ta mở cửa hội nhập với các nước bạn,
kinh tế phát triển kèm theo sự bùng phát của nhiều tệ nạn xã hội; sự lan tràn của
các nền văn hóa khác nhau vào nước ta, một bộ phận học sinh tiếp thu không có
chọn lọc, “hòa tan” nền văn hóa nước ngoài vào nước ta, sự phát triển vượt bậc của
công nghệ thông tin, mà tiêu biểu là mạng internetđã làm mọi người, mọi lứa
tuổi đặc biệt là tuổi mới lớn, học sinh trung học dễ dàng tiếp cận các luồng thông
tin không lành mạnh từ webside gây nên sự mất định hướng về giá trị cũng như các
chuẩn mực đạo đức xã hội. Hệ quả kéo theo của những tác động trên là các em
trong độ tuổi mới lớn ở các trường trung học có những biểu hiện chưa ngoan, lệch
lạc trong hành vi và nhận thức tăng nhanh trong những năm gần đây như: bạo lực
học đường, nghiện hút, vi phạm giao thông, bỏ học, vô lễ với thầy cô giáotạo ra
nhiều khó khăn trong việc giáo dục hoc sinh nói chung và giáo dục học sinh chưa
ngoan (HSCN) nói riêng.
Nghị quyết TW II khóa VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề cập: “đặc biệt
đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về mặt đạo
đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng thiếu hoài bão lập thân, lập
nghiệp vì tương lai của bản thân và của đất nước” [10].
Do đó có thể khẳng định một lần nữa rằng hoạt động giáo dục HSCN là hết
sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Song để cho hoạt động giáo dục
HSCN đạt hiệu quả cao thì công tác quản lí hoạt động giáo dục HSCN cũng cần
được quan tâm chú trọng hơn nữa. Chỉ khi quản lí tốt thì thực hiện mới có hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện nay cùng với việc chạy theo các căn bệnh thành tích, cán cân
giáo dục đang bị lệch hẳn về phía “dạy chữ” mà “dạy người” bị xem nhẹ, do đó
công tác quản lí hoạt động “dạy người”, hay “dạy lại người” cũng đang bị lơ là, chủ
quan, điều đó tạo tâm lý coi nhẹ việc giáo dục HSCN tại một số cơ sở giáo dục bậc
trung học. Thực tế là công tác quản lí hoạt động này còn khá mờ nhạt và chưa đạt
hiệu quả cao như mong đợi. Tỷ lệ học sinh có thái độ vô lễ với thầy cô, vi phạm
2
giao thông, nghiện hút, vẫn ngày một tăng thậm chí bạo lực học đường không chỉ
diễn ra ở các học sinh nam mà giờ còn khá phát triển ở học sinh nữ.
Những thông tin đó đã đánh lên một hồi chuông cảnh báo cho công tác giáo
dục HSCN và vấn đề quản lí hoạt động đó tại các cơ sở giáo dục đặc biệt tại các
quận mới được thành lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong đó Bình Tân là
một quận tiêu biểu.
Quận Bình Tân là đô thị mới được thành lập bao gồm 10 phường theo nghị
định 130/NĐ-CP ngày 05/11/2003 của Chính Phủ, từ Thị trấn An Lạc, xã Bình
Hưng Hoà, xã Bình Trị Đông và xã Tân Tạo của huyện Bình Chánh trước đây.
Trong những năm gần đây tốc độ đô thi hoá diễn ra khá nhanh, có phường hầu như
không còn đất nông nghiệp. Hiện nay nhiều mặt kinh tế - xã hội của quận phát triển
nhanh theo hướng đô thị, giáo dục cũng theo đó phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên
vì kinh tế - xã hội phát triển nhanh chóng nên các tệ nạn cũng phát triển theo và gây
nên nhiều khó khăn về mọi mặt. Giáo dục cũng không tránh khỏi, đặc biệt là giáo
dục HSCN và hoạt đông quản lí giáo dục HSCN cũng gặp nhiều khó khăn [40].
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng
quản lí hoạt động giáo dục HSCN ở các trường THCS quận Bình Tân, thành phố
Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng quản lí hoạt động giáo dục HSCN ở các trường THCS
quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục HSCN.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lí hoạt động giáo dục học sinh ở trường THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục HSCN ở các
trường THCS quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Mặc dù công tác quản lí hoạt động giáo dục HSCN ở các trường THCS quận
Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã đạt được một số kết quả bước đầu.
3
Song trên thực tế, quản lí hoạt động giáo dục HSCN ở các trường THCS quận Bình
Tân, thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều hạn chế như:
- Công tác quản lí nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục HSCN chưa
được chú trọng, còn chung chung, mang tính hình thức.
- Việc tổ chức, chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường nhằm thực hiện nội dung hoạt động giáo dục HSCN chưa cụ thể và thống
nhất, đặc biệt là chưa tạo được sự đồng bộ.
- Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện HSCN còn thiếu căn cứ và
chưa thống nhất với nhau.
Khi khắc phục được những hạn chế trên thì công tác quản lí hoạt động giáo
dục HSCN sẽ có hiệu quả hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục HSCN ở trường
THCS.
5.2. Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động giáo dục HSCN ở các trường THCS
quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động giáo
dục HSCN ở các trường THCS quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh trong giai
đoạn hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu 4 trường THCS trên địa bàn quận Bình Tân thành
phố Hồ Chí Minh gồm:
Trường THCS Lê Tấn Bê
Trường THCS An Lạc
Trường THCS Bình Trị Đông
Trường THCS Bình Trị Đông A
Đề tài nghiên cứu công tác quản lí hoạt động giáo dục HSCN trên bình diện
các nội dung quản lí tích hợp các chức năng quản lí hoạt động giáo dục HSCN với
chủ thể quản lí chính là Ban Giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn.
4
7. Phương pháp luận nghiên cứu
7.1. Cơ sở của phương pháp luận nghiên cứu
7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc
Công tác quản lí hoạt động giáo dục HSCN là một trong những nội dung quan
trọng của quản lí trường học. Do đó cần xem quản lí hoạt động giáo dục HSCN là
một hệ thống với các yếu tố hợp thành như: mục đích quản lí, nội dung quản lí,
phương pháp quản lí, đối tượng quản lí, hình thức và kết quả quản lí giáo dục sinh
chưa ngoan, đồng thời đặt quản lí HSCN trong hệ thống quản lí hoạt động giáo dục
học sinh toàn diện. Từ đó xác định khách thể nghiên cứu.
7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh, phát triển của quản lí hoạt động giáo dục
HSCN trong những khoảng thời gian, không gian cụ thể với những điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể tại thành phố Hồ Chí Minh để điều tra, nghiên cứu một cách khách
quan nhất. Đồng thời quan điểm lịch sử - logic định hướng cho người nghiên cứu
thu thập thông tin, số liệu theo đúng mục đích nghiên cứu, trình bày vấn đề một
cách logic, cũng như khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Việc nghiên cứu phải xuất phát từ việc giải quyết các vấn đề của thực tế quản
lí hoạt động giáo dục HSCN và các biện pháp đưa ra phải phù hợp với tình hình ở
các trường THCS quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ thống hoá lý thuyết từ trong tài
liệu, công trình nghiên cứu từ trước đến nay về vấn đề có liên quan đến quản lí hoạt
động giáo dục HSCN kể cả chính sách Nhà nước, chiến lược giáo dục, các tài liệu
trên Internet,...nhằm khái quát hóa và xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra giáo dục
Mục đích điều tra: thu thập dữ liệu đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giáo
5
dục HSCN ở các trường THCS quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh để chứng
minh giả thuyết đã nêu trên. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của hệ thống các biện
pháp đề xuất.
Đối tượng điều tra: cán bộ quản lí, giáo viên ở các trường THCS quận Bình
Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích phỏng vấn: tìm hiểu thực trạng công tác quản lí hoạt động giáo dục
HSCN ở các trường THCS quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng phỏng vấn: cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh ở các
trường THCS quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
7.2.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Mục đích: xử lý kết