Nhân loại bước vào thế kỷ XXI, một thế kỷ phát triển với các đặc điểm cơ bản: sự bùng
nổ thông tin, sự phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực nhờ công nghệ mới, vật liệu mới
và sự hợp tác rộng rãi trong khu vực, thế giới đang biến đổi cực kỳ nhanh với sự phát triển
như vũ bão về khoa học – kĩ thật – công nghệ; các quốc gia, khu vực ngày càng phụ thuộc
lẫn nhau; xã hội đang tiến dần đến “xã hội học tập”; con người vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Sự phát triển của thời đại đã làm thay đổi những giá trị của thời đại nói chung và hệ
thống giá trị đạo đức và nhân văn nói riêng. Điều đó đòi hỏi con người phải được trang bị
những giá trị đạo đức và nhân văn có tính phổ quát để trở thành con người nhân văn – nhân
bản – nhân ái; con người công dân có bản sắc riêng, có cá tính, con người có trình độ khoa
học và công nghệ, có năng lực nghề nghiệp, tay nghề cao; con người cá nhân có tính độc
lập, tự chủ, tự giác, năng động, có tinh thần hợp tác, có khả năng thích ứng cao, biết giữ chữ
tín và thăng tiến
114 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3242 | Lượt tải: 9
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
Trần Hồng Nhung
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ
CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
HUYỆN BÌNH CHÁNH,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Trần Hồng Nhung
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH CHÁNH,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số : 60 14 05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VÕ THỊ BÍCH HẠNH
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
0BLỜI CẢM ƠN
uận văn này là kết quả của quá trình học tập tại trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh và quá trình công tác của tác giả tại trường Tiểu học Vĩnh Lộc A,
huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt nhiều năm qua.
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban tổ chức Chương
trình 500 của Thành ủy TP. HCM, quý thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp cao học khóa 20
chuyên ngành Quản lý Giáo dục và thầy cô ở Phòng Khoa học Công nghệ & Sau Đại học,
Khoa Tâm lý – Giáo dục của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, tất cả cán bộ quản lý và thầy cô công tác
tại các trường Tiểu học huyện Bình Chánh đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho tác giả
trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành đề tài luận văn này.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Võ Thị Bích Hạnh, giảng
viên khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh luận văn.
Mặc dù bản thân đã có nhiều nỗ lực nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung của quý thầy cô và các
đồng nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2010
Tác giả
Trần Hồng Nhung
L
1BMỤC LỤC
3TLỜI CẢM ƠN3T ........................................................................................................... 3
3TMỤC LỤC3T ................................................................................................................ 4
3TDANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT3T............................................ 7
3TMỞ ĐẦU3T ................................................................................................................... 8
3T1. Lý do chọn đề tài:3T ....................................................................................................... 8
3T2. Mục đích nghiên cứu:3T ............................................................................................... 10
3T . Khách thể và đối tượng nghiên cứu:3T........................................................................ 10
3T4. Giả thuyết khoa học:3T ................................................................................................ 10
3T5. Nhiệm vụ nghiên cứu:3T ............................................................................................. 11
3T6. Phương pháp nghiên cứu:3T ........................................................................................ 11
3TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN3T ........................................................................... 14
3T1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề3T...................................................................... 14
3T1.2 Một số khái niệm cơ bản có liên quan3T ................................................................... 16
3T1.2.1 Đạo đức:3T ............................................................................................................ 16
3T1.2.2 Giáo dục đạo đức3T ............................................................................................... 16
3T1.2.3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp3T................................................................. 16
3T1.2.4 Quản lý:3T ............................................................................................................. 17
3T1.2.5 Quản lý giáo dục3T ................................................................................................ 18
3T1.2.6 Quản lý trường học:3T ........................................................................................... 20
3T1.2.7 Quản lý công tác giáo dục đạo đức3T .................................................................... 20
3T1.3 Giáo dục đạo đức ở trường Tiểu học3T ..................................................................... 21
3T1.3.1 Khái niệm3T .......................................................................................................... 21
3T1.3.2 Ý nghĩa3T .............................................................................................................. 21
3T1.3.3 Mục tiêu3T ............................................................................................................ 22
3T1.3.4 Nội dung3T ............................................................................................................ 22
3T1.3.5 Phương pháp giáo dục đạo đức3T .......................................................................... 24
3T1.3.6 Con đường cơ bản của giáo dục đạo đức3T ............................................................ 27
3T1.4 Nội dung quản lý công tác giáo dục đạo đức qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp cho học sinh các trường Tiểu học3T .......................................................................... 30
3T1.4.1 Kế hoạch hoá công tác giáo dục đạo đức qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp3T .............................................................................................................................. 31
3T1.4.2 Tổ chức công tác giáo dục đạo đức qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp3T ... 32
3T1.4.3 Chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp3T .... 33
3T1.4.4 Công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng hoạt động giáo dục đạo đức qua hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp3T .................................................................................. 34
3TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG
TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH CHÁNH, TP.HCM3T ................................................... 36
3T2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục ở huyện Bình Chánh3T..................... 36
3T2.1.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội3T .................................................................... 36
3T2.1.2 Đặc điểm về giáo dục3T......................................................................................... 37
3T2.1.3 Khái quát về Bậc Tiểu học của huyện Bình Chánh, TP.HCM3T .......................... 37
3T2.2 Thực trạng công tác giáo dục đạo đức qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
các trường Tiểu học huyện Bình Chánh, TP.HCM3T .................................................... 38
3T2.2.1. Mô tả khách thể nghiên cứu và cách thức cho điểm, tính điểm3T .......................... 38
3T2.2.2. Công tác giáo dục đạo đức qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các
trường Tiểu học3T .......................................................................................................... 40
3T2.3 Quản lý công tác giáo dục đạo đức qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
các trường Tiểu học huyện Bình Chánh, TP.HCM3T .................................................... 46
3T2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý công tác giáo dục đạo
đức qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp3T ............................................................. 46
3T2.3.2 Thực trạng lập kế hoạch giáo dục đạo đức qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp3T .............................................................................................................................. 48
3T2.3.3 Thực trạng tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức qua hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp3T .......................................................................................... 52
3T2.3.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm hoạt động giáo dục đạo đức qua
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp3T .......................................................................... 59
3T2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý công tác giáo dục đạo đức qua hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp3T ................................................................................... 62
3T2.4.1. Thuận lợi3T .......................................................................................................... 62
3T2.4.2. Khó khăn3T .......................................................................................................... 62
3T2.5 Nguyên nhân của những hạn chế trong việc quản lý giáo dục đạo đức qua hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp3T ................................................................................... 65
3T2.5.1 Nguyên nhân khách quan:3T ................................................................................. 65
3T2.5.2 Nguyên nhân chủ quan:3T ..................................................................................... 66
3TCHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC
TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH CHÁNH, TPHCM3T ................................. 68
3T .1. Cơ sở lý luận:3T ......................................................................................................... 68
3T .2. Cơ sở thực tiễn:3T...................................................................................................... 69
3T .3. Các biện pháp:3T ....................................................................................................... 70
3T .3.1. Biện pháp 1: Tuyên truyền, giáo dục làm cho GV, cán bộ, công nhân viên, học
sinh trong nhà trường và phụ huynh học sinh hiểu được tầm quan trọng, nội dung giáo
dục đạo đức cho học sinh Tiểu học qua HĐGDNGLL. 3T ............................................... 70
3T .3.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức có chất lượng3T ...................... 72
3T .3.3 Biện pháp 3: Nâng cao hiệu quả việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo
dục đạo đức.3T ............................................................................................................... 73
3T .3.4 Biện pháp 4: Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài
nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.3T
................................................................................................................................... 80
3T .3.5. Biện pháp 5: Xây dựng tốt môi trường sư phạm3T ................................................ 82
3T .3.6. Biện pháp 6: Đầu tư hơn về thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp.3T ......................................................................................... 84
3T .3.7. Biện pháp 7 : Cải tiến việc kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức qua hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp3T .................................................................................. 85
3T .4 Khảo cứu tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp3T .................................. 86
3T .4.1 Tính cần thiết3T ..................................................................................................... 86
3T .4.2 Tính khả thi3T ....................................................................................................... 88
3TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ3T ................................................................................ 91
3T1.Kết luận:3T .................................................................................................................... 91
3T2. Kiến nghị:3T ................................................................................................................. 93
3T ÀI LIỆU THAM KHẢO3T ..................................................................................... 96
3TPHỤ LỤC3T ............................................................................................................... 99
2BDANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
GDĐĐ Giáo dục đạo đức
HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
CBQL Cán bộ quản lý
GV Giáo viên
ĐTB Điểm trung bình
x Điểm trung bình của cán bộ quản lý
y Điểm trung bình của giáo viên
3BMỞ ĐẦU
10B . Lý do chọn đề tài:
Nhân loại bước vào thế kỷ XXI, một thế kỷ phát triển với các đặc điểm cơ bản: sự bùng
nổ thông tin, sự phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực nhờ công nghệ mới, vật liệu mới
và sự hợp tác rộng rãi trong khu vực, thế giới đang biến đổi cực kỳ nhanh với sự phát triển
như vũ bão về khoa học – kĩ thật – công nghệ; các quốc gia, khu vực ngày càng phụ thuộc
lẫn nhau; xã hội đang tiến dần đến “xã hội học tập”; con người vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Sự phát triển của thời đại đã làm thay đổi những giá trị của thời đại nói chung và hệ
thống giá trị đạo đức và nhân văn nói riêng. Điều đó đòi hỏi con người phải được trang bị
những giá trị đạo đức và nhân văn có tính phổ quát để trở thành con người nhân văn – nhân
bản – nhân ái; con người công dân có bản sắc riêng, có cá tính, con người có trình độ khoa
học và công nghệ, có năng lực nghề nghiệp, tay nghề cao; con người cá nhân có tính độc
lập, tự chủ, tự giác, năng động, có tinh thần hợp tác, có khả năng thích ứng cao, biết giữ chữ
tín và thăng tiến.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề giữ gìn bản
sắc văn hoá dân tộc, vấn đề giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức (GDĐĐ) nói riêng đang
là mối quan tâm của các quốc gia. Trong sự phát triển giáo dục của mỗi nước, đồng thời với
việc cập nhật thông tin khoa học, công nghệ vào nhà trường còn phải quan tâm đến định
hướng giáo dục giá trị đạo đức và nhân văn cho thế hệ trẻ. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày
mai”. Đó là sự khẳng định vai trò, vị trí của trẻ em: Công dân – chủ nhân tương lai của đất
nước, lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, các em phải được
quan tâm giáo dục toàn diện và được hưởng một nền giáo dục đầy đủ, với điều kiện tốt nhất
hiện có.
Vai trò, tầm quan trọng của GDĐĐ từ xưa đến nay đã được nhiều nhà giáo dục, nhiều
triết gia, nhiều học giả quan tâm và khẳng định “đạo đức như gốc của cây, ngọn nguồn của
sông suối, sức mạnh của con người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa”(Hồ
Chí Minh). Đạo đức là cái gốc trong nhân cách toàn diện của mỗi con người. Chính vì vậy,
việc GDĐĐ cho mọi người, nhất là với học sinh Tiểu học là việc làm có tầm quan trọng rất
lớn và rất cần thiết vì ông bà ta thường nói: “Dạy con từ thuở còn thơ”, “Cây non dễ uốn” -
đạo đức không tự có, nó chỉ được hình thành qua con đường giáo dục và tự giáo dục.
Sinh thời, Hồ Chủ tịch rất mực yêu thương, quan tâm đến việc rèn luyện, giáo dục thế hệ
trẻ. Người đã dạy: Bây giờ phải học, học để yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu
khoa học, yêu đạo đức. Trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện hiện nay, GDĐĐ
cho học sinh là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của mỗi nhà trường.
GDĐĐ cho học sinh có vai trò rất quan trọng. Nó góp phần hình thành, phát triển nhân
cách toàn diện cho các em, giúp trẻ em rèn luyện ý thức, trách nhiệm, hành vi công dân
ngay từ khi còn nhỏ, biết sống hợp lí và tuân thủ pháp luật. Không thực hiện nghiêm túc
công tác giáo dục này, sẽ làm cho nhân cách của học sinh phát triển méo mó. Đặc biệt trong
giai đoạn hiện nay, nhiều tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường đã ảnh hưởng không
nhỏ đến ý thức, thái độ, trách nhiệm, hành vi sống của trẻ em.
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng, cung cấp, rèn luyện, hình thành cho học sinh những kĩ
năng cơ bản như: giao tiếp, đọc, viết, tính toán,GDĐĐ là một trong các con đường quan
trọng để hình thành kĩ năng giao tiếp có văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh.
Mặt khác, thực tiễn đạo đức đầy biến động, những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen,
đang từng ngày từng giờ tác động vào học đường. Do đó, GDĐĐ là một nội dung giáo dục
hết sức cần thiết và quan trọng nhằm trang bị cho học sinh kiến thức, kinh nghiệm, thái độ
đúng mực trong lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Ngoài những hoạt động học tập các môn học, học sinh còn có những hoạt động khác như
lao động, công tác xã hội, sinh hoạt tập thể, vui chơi giải trí, văn nghệ, thể dục thể thao, giao
tiếp,Đó là những hoạt động để thoả mãn những nhu cầu sống của cá nhân học sinh hoặc
để đáp ứng những nhu cầu của xã hội, của tập thể học sinh, của nhà trường và gia đìnhĐó
chính là những hoạt động thực tiễn có tác dụng hình thành cảm xúc và hành vi đạo đức cho
học sinh. Nếu hoạt động học tập các môn học là do chương trình và kế hoạch dạy học chi
phối thì những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là do cuộc sống hàng
ngày của học sinh chi phối theo yêu cầu hình thành và phát triển nhân cách. Thông qua
HĐGDNGLL, học sinh tiếp xúc trực tiếp với thế giới xung quanh và với những cá nhân
khác trong các mối quan hệ muôn màu, muôn vẻ của cuộc sống, từ đó hình thành các phẩm
chất phù hợp với yêu cầu của cuộc sống. Nếu con đường GDĐĐ thông qua việc giảng dạy
các môn học có tác dụng chủ yếu là giúp học sinh nhận thức các yêu cầu của chuẩn mực đạo
đức thì HĐGDNGLL giúp học sinh hình thành kĩ năng, thói quen, rèn luyện ý chí và củng
cố niềm tin đạo đức. Từ đó, học sinh biết vận dụng những biểu tượng và kiến thức mà các
em đã được học trong các môn học vào cuộc sống.
Từ sự cần thiết trên, tôi chọn đề tài: Thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức qua
hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí
Minh làm nội dung cho đề tài nghiên cứu của bản thân nhằm làm rõ thực trạng và góp phần
nâng cao chất lượng quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh Tiểu học trên địa bàn huyện.
1B2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở khảo sát thực trạng quản lý công tác GDĐĐ qua HĐGDNGLL ở các trường
Tiểu học huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), phân tích nguyên nhân và
đề xuất một số biện pháp quản lý công tác GDĐĐ qua HĐGDNGLL nhằm góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường Tiểu học.
12B3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Công tác quản lý hoạt động giáo dục ở các trường Tiểu học huyện Bình Chánh.
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng quản lý công tác GDĐĐ qua HĐGDNGLL cho học sinh các trường Tiểu học ở
huyện Bình Chánh, TPHCM.
13B4. Giả thuyết khoa học:
Hiện nay việc quản lý công tác GDĐĐ cho HS các trường Tiểu học ở huyện Bình Chánh
– TPHCM qua HĐGDNGLL còn một số mặt hạn chế:
− Chưa thực hiện tốt việc lập kế hoạch công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh
Tiểu học thông qua các HĐGDNGLL.
− Chưa thực hiện chặt chẽ việc tổ chức chỉ đạo công tác GDĐĐ qua HĐGDNGLL cho
học sinh Tiểu học.
− Chưa thực hiện có hiệu quả việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác GDĐĐ
qua HĐGDNGLL cho học sinh Tiểu học.
Vì vậy, cần có những biện pháp quản lý công tác GDĐĐ qua HĐGDNGLL hợp lý hơn
cho học sinh Tiểu học. Từ đó, khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho học
sinh các trường Tiểu học ở huyện Bình Chánh, TPHCM.
14B5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1 Nghiên cứu một số cơ sở lý luận về GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ qua
HĐGDNGLL cho học sinh Tiểu học nhằm xác lập cơ sở lý luận cho đề tài.
5.2 Tìm hiểu thực trạng quản lý công tác GDĐĐ qua HĐGDNGLL ở các trường Tiểu
học huyện Bình Chánh, TPHCM hiện nay.
5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý công tác GDĐĐ