Thế kỷ 21, với sự phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ, nhân loại đã và đang bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên thông tin và
kinh tế tri thức, làm biến đổi nhanh chóng, sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội. Sự
phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao đã tạo ra một
xu thế tất yếu khách quan - xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Với xu
thế này các nước trên thế giới đều chú trọng phát triển nguồn nhân lực thông qua
việc lấy giáo dục - đào tạo làm động lực phát triển. Trong bối cảnh đó toàn Đảng,
toàn dân ta tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội
chủ nghĩa
169 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học tại trường cao đẳng sư phạm Nha Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thái Nguyên Hoàng Giang
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NHA TRANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thái Nguyên Hoàng Giang
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NHA TRANG
Chuyên ngành : QLgiáo dục
Mã số : 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận
văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
TÁC GIẢ
Thái Nguyên Hoàng Giang
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Các thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Cao học QL Giáo dục, những
người thầy đã trang bị cho tôi tri thức và kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực QL
khoa học giáo dục.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô ở khoa Sau đại học, khoa Tâm lý -
Giáo dục trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, trường Cao đẳng sư
phạm Nha Trang, các bạn bè đồng nghiệp đã động viên, nhiệt tình giúp đỡ tôi và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc Tiến sĩ Nguyễn Thị Thúy Hường - Phó
trưởng phòng Đào tạo, trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang đã tận tâm hướng
dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Sau cùng,tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân tôi đã
rất cố gắng nỗ lực, song luận văn sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong
nhận được sự góp ý của Quý thầy cô, anh chị em đồng nghiệp và các bạn.
Khánh Hòa, tháng 2 năm 2014
Tác giả
Thái Nguyên Hoàng Giang
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC BẬC CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC ......................................... 11
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 11
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................................ 11
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................. 12
1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................. 13
1.2.1. Khái niệm PPDH ...................................................................................... 13
1.2.2. Khái niệm quản lý đổi mới PPDH ............................................................ 17
1.3. Lý luận về đổi mới PP dạy học bậc cao đẳng, đại học ................................... 20
1.3.1. Định hướng đổi mới PPDH bậc cao đẳng, đại học .................................. 20
1.3.2. Hệ thống PPDH đại học theo định hướng đổi mới .................................. 22
1.4. Lý luận về hoạt động quản lý đổi mới PPDH bậc cao đẳng, đại học ............. 28
1.4.1. Mục tiêu quản lý hoạt động đổi mới PPDHError! Bookmark not defined.
1.4.2. Chủ thể quản lý hoạt động đổi mới PPDHError! Bookmark not defined.
1.4.3. Khách thể quản lý hoạt động đổi mới PPDHError! Bookmark not defined.
1.4.4. Các chức năng QLhoạt động đổi mới PPDH ở trường cao đẳng,
đại học ................................................................................................... 28
1.4.5. Nội dung quản lý hoạt động đổi mới PPDH bậc cao đẳng, đại học ...... 34
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến HĐĐM PPDH bậc cao đẳng, đại học .................. 39
1.5.1. Các yếu tố chủ quan ................................................................................. 39
1.5.2. Các yếu tố khách quan.............................................................................. 40
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 41
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PP DẠY HỌC Ở
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NHA TRANG ........................ 42
2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 42
2.1.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ............................................. 42
2.1.2. Các phương pháp nghiên cứu ................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng đổi mới PP dạy học tại trường CĐSP Nha Trang ......................... 46
2.2.1. Thực trạng đổi mới PP dạy của GV ......................................................... 46
2.2.2. Thực trạng đổi mới PP học của SV .......................................................... 61
2.2.3. Thực trạng các điều kiện hỗ trợ đổi mới PP dạy học ............................... 64
2.3. Thực trạng quản lý đổi mới PP dạy học tại trường CĐSP Nha Trang ............ 66
2.3.1. Thực trạng việc thực hiện các nội dung quản lý HĐĐM PPDH tại
trường CĐSP Nha Trang ....................................................................... 66
2.3.2. Thực trạng thực hiện các chức năng quản lý đổi mới PP dạy học
tại trường CĐSP Nha Trang .................................................................. 72
2.3.3. Thực trạng quản lý điều kiện hỗ trợ đổi mới PP dạy học tại trường
CĐSP Nha Trang ................................................................................... 87
2.3.4. Đánh giá chung thực trạng .................................................................... 91
2.4. Nguyên nhân của thực trạng ........................................................................... 93
2.4.1. Nguyên nhân khách quan ......................................................................... 93
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan ............................................................................. 95
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 99
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NHA TRANG ... 101
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp. ............................................................................... 101
3.2. Các biện pháp QLĐMPPDH tại trường CĐSP Nha Trang ........................... 103
3.3. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ................ 112
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 120
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL : Cán bộ quản lý
CĐSP : Cao đẳng Sư phạm
DH : Dạy học
GV : Giảng viên
HĐĐM : Hoạt động đổi mới
PP : Phương pháp
PPDH : Phương pháp dạy học
PPKTĐG : Phương pháp kiểm tra đánh giá
QL : Quản lý
QLGD : Quản lý giáo dục
SL : Số lượng
SV : Sinh viên
TB : Trung bình
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Ưu, nhược điểm của dạy học giải quyết vấn đề .................................... 23
Bảng 2.1. Mô tả chung về khách thể nghiên cứu ................................................... 44
Bảng 2.2. Mô tả vài nét về sinh viên được chọn nghiên cứu ................................. 45
Bảng 2.3. Nhận thức của GV trường CĐSP Nha Trang về đổi mới PPDH ........... 46
Bảng 2.4. Đánh giá của các khách thể nghiên cứu về mức độ sử dụng
PPDH của GV trường CĐSP Nha Trang .............................................. 49
Bảng 2.5. Thực trạng việc tổ chức dạy học trên lớp của GV trường CĐSP
Nha Trang .............................................................................................. 52
Bảng 2.6. So sánh ý kiến đánh giá của SV và GV về việc tổ chức hoạt động
dạy học trên lớp của GV ........................................................................ 57
Bảng 2.7. Mức độ GV trường CĐSP Nha Trang tổ chức hướng dẫn và kiểm
tra, đánh giá quá trình SV tự học, tự nghiên cứu bài mới ở nhà ........... 59
Bảng 2.8. Thực trạng việc GV hướng dẫn SV tự học ở nhà ................................. 59
Bảng 2.9. Thực trạng nhận thức của SV về đổi mới PPDH .................................. 61
Bảng 2.10. Mức độ tự học, tự nghiên cứu bài mới ở nhà của SV ........................... 62
Bảng 2.11. Thực trạng tìm kiếm tài liệu để tự học của SV trường CĐSP
Nha Trang ............................................................................................. 63
Bảng 2.12. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về thực trạng GV sử dụng
các phương tiện dạy học ........................................................................ 65
Bảng 2.13. Nội dung quản lý HĐĐM PPDH tại trường CĐSP Nha Trang ............. 67
Bảng 2.14. Đánh giá mức độ dự giờ kiểm tra chuyên môn của CBQL và GV
trường CĐSP Nha Trang ....................................................................... 68
Bảng 2.15. Thực trạng kế hoạch hóa HĐĐM PPDH tại trường CĐSP
Nha Trang .............................................................................................. 74
Bảng 2.16. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo HĐĐM PPDH tại trường CĐSP Nha Trang ...... 77
Bảng 2.17. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc đổi mới PPDH tại trường
CĐSP Nha Trang ................................................................................... 85
Bảng 2.18. Thực trạng quản lý điều kiện đảm bảo HĐĐM PPDH tại trường
CĐSP Nha Trang ................................................................................... 88
Bảng 2.19. Thực trạng về chế độ chính sách hỗ trợ việc đổi mới PPDH tại
trường CĐSP Nha Trang ....................................................................... 91
Bảng 2.20. Những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến hoạt động quản
lý đổi mới PPDH của GV trường CĐSP Nha Trang ............................. 94
Bảng 2.21. Nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến HĐ ĐMPPDH của GV
trường CĐSP Nha Trang CBQL ........................................................... 95
Bảng 2.22. Nguyên nhân từ phía GV ảnh hưởng đến HĐ ĐMPPDH của
trường CĐSP Nha Trang ....................................................................... 96
Bảng 2.23. Nguyên nhân chủ quan từ phía SV ảnh hướng đến HDĐMPPDH
tại trường CĐSP Nha Trang .................................................................. 98
Bảng 3.1. Ý kiến của CBQL, GV về tính cấp thiết của các biện pháp quản
lý đổi mới PPDH tại trường CĐSP Nha Trang đã được đề xuất ......... 113
Bảng 3.2. Ý kiến của CBQL và GV về tính khả thi của các biện pháp QL
đổi mới PPDH tại trường CĐSP Nha Trang đã được đề xuất ............. 115
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quản lý..................................................................................... 18
Biểu đồ 2.1. Mức độ dự giờ đột xuất ..................................................................... 69
Biểu đồ 3.1. Ý kiến của CBQL, GV về tính cấp thiết của các biện pháp QL
đổi mới PPDH tại trường CĐSP Nha Trang đã được đề xuất ......... 114
Biểu đồ 3.2. Ý kiến của CBQL, GV về tính khả thi của các biện pháp quản
lý đổi mới PPDH tại trường CĐSP Nha Trang đã được đề xuất ..... 116
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ 21, với sự phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ, nhân loại đã và đang bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên thông tin và
kinh tế tri thức, làm biến đổi nhanh chóng, sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội. Sự
phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao đã tạo ra một
xu thế tất yếu khách quan - xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Với xu
thế này các nước trên thế giới đều chú trọng phát triển nguồn nhân lực thông qua
việc lấy giáo dục - đào tạo làm động lực phát triển. Trong bối cảnh đó toàn Đảng,
toàn dân ta tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Nghị quyết Trung ương II, Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng nhấn
mạnh: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu,
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”[5]. Ngành giáo dục
và đào tạo có một trách nhiệm lớn là đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp
ứng nhu cầu xã hội. Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ X cũng chỉ
đạo: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế QL,
nội dung, PPDH; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, chấn hưng nền
giáo dục Việt Nam” [8].
Để đáp ứng được yêu cầu của xã hội và thời đại, việc đổi mới, nâng cao chất
lượng giáo dục - đào tạo ở mọi cấp học nói chung, bậc đại học, cao đẳng nói riêng
là một yêu cầu cấp thiết ở nước ta. Con đường ngắn nhất để chinh phục khoa học -
công nghệ là cải cách giáo dục và đổi mới PPDH. Như vậy, trong những yêu cầu
đổi mới về giáo dục đào tạo thì đổi mới về PPDH có vị trí đặc biệt quan trọng vì
PPDH phù hợp sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục trong xã hội hiện
đại. Đánh giá về tình hình giáo dục hiện nay, Đảng và Nhà nước ta xác định bên
cạnh những thành tựu đáng kể, vẫn còn một số hạn chế: chất lượng giáo dục đào tạo
chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển; năng lực thực hành, khả năng chủ động của
2
sinh viên còn yếu, PP dạy học còn lạc hậu, chậm đổi mới. Đặc biệt, bậc cao đẳng,
đại học vẫn còn tình trạng thụ động: “thầy đọc – trò chép”. Trước yêu cầu đổi mới
để xây dựng và bảo vệ đất nước, trước sự phát triển của kinh tế - xã hội, khoa học -
công nghệ nói chung và giáo dục nói riêng, vấn đề “Đổi mới mạnh mẽ PPDH” trở
nên vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên, trước những yêu cầu của sự phát triển giáo dục
trong thời kỳ hội nhập, việc QL ĐMPPDH ở các trường CĐ, ĐH trong cả nước nói
chung và ở Khánh Hòa nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, ngay trong từng khâu thực
hiện chức năng QL: kế hoạch hóa – Tổ chức – Chỉ đạo – Kiểm tra, đánh giá.
Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém trên có thể là do đội ngũ cán bộ quản lý
trường học chưa thật sự quan tâm đầu tư đúng mức vào công tác QL ĐMPPDH, cơ
cấu đội ngũ này chưa thật đồng bộ, chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng, điều
này tạo nên một số hạn chế nhất định trong việc cải thiện chất lượng quản lý trường
học trong từng giai đoạn phát triển của xã hội.
Ngày 15/8/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Quyết định
43/2007/BGD&ĐT về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính
quy theo hệ thống tín chỉ. Năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến nghị các
trường đại học và cao đẳng xác định lộ trình chuyển đổi phương thức đào tạo từ
niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên
chế sang hệ thống tín chỉ là bước chuyển tất yếu khách quan của hệ thống giáo dục
đào tạo đại học Việt Nam theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, nhằm đổi mới
PP và nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng với yêu cầu phát triển.
Đổi mới PPDH không chỉ đổi mới PP dạy của người thầy, PP học của người
học, mà còn đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, cơ sở vật chất, nhận thức của
GV, SV và cả cán bộ làm công tác giáo dục. Hay nói cách khác là đổi mới đồng bộ
các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, đây là trách nhiệm của GV, SV và
hơn hết là của các nhà quản lý giáo dục nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu cả về l ý luận lẫn thực tiễn về đổi mới PPDH, nêu
cao trách nhiệm của người trực tiếp làm công tác dạy học là GV và SV. Tuy nhiên
đều mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên nghiên cứu lý luận, ma chưa đi sâu vào việc
3
nghiên cứu thực trạng và tìm ra giải pháp thích hợp trong việc quản lý đổi mới
PPDH một cách logic và hệ thống.
Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2010, trường Cao
đẳng sư phạm Nha Trang đã tiến hành chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế
sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ nhằm khẳng định vai trò của người dạy, người
học, phát huy tính tích cực toàn diện của người học và nâng cao chất lượng dạy học. Nhà
trường đã vạch ra lộ trình chuyển đổi gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (2010 – 2015): phát huy những yếu tố tích cực của phương
thức đào tạo niên chế, bước đầu áp dụng phương thức đào tạo tín chỉ.
- Giai đoạn 2 (2015 -2020): áp dụng hoàn toàn phương thức đào tạo tín chỉ.
Sau 3 năm thực hiện, Nhà trường đạt được một số kết quả như: bước đầu
chuẩn bị nhận thức cho toàn thể cán bộ, GV, công nhân viên về phương thức đào tạo
theo hệ thống tín chỉ; xây dựng lại chương trình đào tạo, đề cương chi tiết các học
phần; đổi mới PP dạy của GV, PP học của sinh viên, PP kiểm tra đánh giá; từng bước
trang bị cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo thực hiện chuyển đổi phương thức
đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Song so với yêu cầu của phương thức đào tạo theo hệ
thống tín chỉ, kết quả đó về cơ bản vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thể đáp ứng được.
Vậy làm thế nào để giúp trường CĐSP Nha Trang có thể áp dụng phương
thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ đúng lộ trình đã xây dựng? Đây là một trong
những nhiệm vụ cần thiết và cấp bách đang đặt ra cho mỗi cán bộ, GV, công nhân
viên trong toàn trường, song cho đến nay chưa hề có ai nghiên cứu tìm ra giải pháp
hữu hiệu, giúp Nhà trường giải quyết vấn đề này.
Xuất phát từ những cơ sở trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý đổi mới
phương pháp dạy học tại trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng quản lý đổi mới PPDH tại trường Cao đẳng Sư phạm
Nha Trang, nguyên nhân của thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp quản l ý nhằm
nâng cao hiệu quả đổi mới PPDH của Nhà trường.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4
3.1 Khách thể nghiên cứu
QL hoạt động dạy học ở trường cao đẳng, đại học.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng QL đổi mới PPDH tại trường CĐSP Nha Trang.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Về nội dung
Khảo sát thực trạng đổi mới PPDH, quản lý đổi mới PPDH - Nguyên nhân
của thực trạng và đề xuất biện pháp QL nâng cao hiệu quả đổi mới PPDH tại trường
Cao đẳng Sư phạm Nha Trang.
4.2. Về khách thể khảo sát
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; Trưởng, phó phòng Đào tạo; Trưởng, phó các
phòng ban (phòng Quản trị thiết bị, phòng Công tác học sinh - SV, phòng Thanh tra
– Bảo đảm chất lượng, phòng Kế hoạch - Tài chính); Trưởng, phó 7 khoa chuyên
môn; Tổ trưởng các tổ chuyên môn thuộc 7 khoa; GV và SV hệ chính qui (chiếm tỷ
lệ 30%).
5. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý đổi mới PP dạy học tại trường CĐSP Nha Trang hiện nay
còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của phương thức đào tạo theo hệ
thống tín chỉ: Nhà trường bước đầu mới tập trung QL đổi mới hoạt động dạy của
GV, còn việc QL các mặt khác (đổi mới hoạt động học của SV, các điều kiện hỗ trợ
và sự phối hợp đổi mới) thì chưa chú trọng.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở
trường CĐ.
6.2. Khảo sát thực trạng QL đổi mới PP dạy học tại trường CĐSP Nha Trang - Nguyên
nhân của thực trạng.
6.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý đổi mới PP dạy học tại trường CĐSP
Nha Trang.
7. Phương pháp nghiên cứu
5
7.1. Cơ sở PP luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Khi nghiên cứu đề tài tác giả đã coi quản lý đổi mới PP dạy học trong mối
quan hệ biện chứng với công tác quản lý đổi mới các thành tố khác của quá trình
dạy học: chương trình; nội dung; đề cương chi tiết, PP dạy; PP học; phương tiện dạy
học; PP kiểm tra, đánh giá
7.1.2. Quan điểm lịch sử – logic
Để giúp trường CĐSP