Luận văn Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Dương

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, sự nghiệp giáo dục – đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng đó là việc mở rộng quy mô; đa dạng hóa các loại hình giáo dục đào tạo; chất lượng đội ngũ giáo viên có chuyển biến; cơ sở vật chất-kỹ thuật của các trường học, các Trung tâm GDTX trên cả nước được tăng cường; trình độ dân trí được nâng cao; chất lượng giáo dục đào tạo có những chuyển biến bước đầu. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó đã được Hội nghị trung ương 8 khóa XI đánh giá: “ Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD phát triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý .Công tác QLGD và đào tạo có bước chuyển biến nhất định”

pdf145 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Văn Tích THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Văn Tích THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NINH VĂN BÌNH Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Ninh Văn Bình. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013 Tác giả Phạm Văn Tích LỜI CÁM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và động viên rất quý báu của Thầy Cô, Gia đình, Bạn bè và Anh Chị em đồng nghiệp. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến TS. Ninh Văn Bình, người hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ, dạy bảo và động viên tôi. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Quý thầy cô đã tận tình dìu dắt, truyền dạy kiến thức cho tôi trong thời gian qua. Xin cám ơn Quý thầy cô ban giám hiệu, các phòng ban, các khoa – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi học tập tại trường. Trân trọng cám ơn Quý thầy cô phòng Sau đại học – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công tác. Sau cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, song chắc chắn rằng luận văn sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, anh chị em đồng nghiệp và các bạn. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013 Tác giả Phạm Văn Tích MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng số liệu MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRUNG TÂM GDTX .................................... 9 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 9 1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài .................................................. 12 1.2.1. Giáo viên, đội ngũ giáo viên, đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX .......................................................................... 12 1.2.2. Quản lý, QL đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX ....................... 16 1.3. Lý luận về đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX ................................. 22 1.4. Lý luận về QL đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX ........................... 23 1.4.1. Chức năng QL đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX. ....... 23 1.4.2. Nội dung QL đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX ........... 23 1.4.3. Các biện pháp QL ......................................................................... 31 1.4.4. Các yếu tố tác động đến công tác QL ........................................... 32 1.5. Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài ....................................................... 32 1.5.1. Trung tâm GDTX trong hệ thống giáo dục quốc dân ................... 32 1.5.2. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên Trung tâm GDTX .................................................................................... 34 1.5.3. Những yêu cầu cơ bản về QL đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX ........................................................................................... 35 1.5.4. Tầm quan trọng của việc QL đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX ........................................................................................... 36 1.6. Nội dung cơ bản của công tác QL đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX ...... 40 1.7. Những yếu tố QL tác động đến đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX .......... 41 1.7.1. Các yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực .................................................... 41 1.7.2. Những yêu cầu của sự phát triển GDTX trong giai đoạn hiện nay ............ 43 1.7.3. Môi trường làm việc ....................................................................................... 44 1.7.4. Các yếu tố QL tác động đến đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX ........... 44 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 47 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GDTX TỈNH BÌNH DƯƠNG ........................ 49 2.1. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục-đào tạo ở tỉnh Bình Dương ................................................................................................. 49 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 49 2.1.2. Tình hình KT-XH ở tỉnh Bình Dương .......................................... 54 2.1.3. Tình hình GD&ĐT ở tỉnh Bình Dương ........................................ 57 2.2. Thực trạng các Trung tâm GDTX ở tỉnh Bình Dương ................................... 64 2.3. Thực trạng QL đội ngũ giáo viên các Trung tâm GDTX ở tỉnh Bình Dương ................................................................................................. 70 2.3.1. Về số lượng, cơ cấu giáo viên ....................................................... 70 2.3.2. Về phẩm chất, đạo đức chính trị ................................................... 73 2.3.3. Trình độ, năng lực, mức độ hoàn thành nhiệm vụ ........................ 73 2.3.4. Kết quả khảo sát thực trạng công tác QL đội ngũ giáo viên các Trung tâm GDTX ở tỉnh Bình Dương .................................... 73 2.3.5. Đánh giá chung về thực trạng công tác QL đội ngũ giáo viên các Trung tâm GDTX ở tỉnh Bình Dương .................................... 78 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 80 Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GDTX TỈNH BÌNH DƯƠNG ... 82 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ........................................................... 82 3.1.1. Quán triệt đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo ......................................... 82 3.1.2. Quán triệt định hướng phát triển giáo dục của tỉnh Bình Dương ................................................................................... 83 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ............................................... 84 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .................................................. 84 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện .............................................. 85 3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính lịch sử-cụ thể ....................................... 85 3.2. Một số biện pháp QL đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX ................... 86 3.2.1. Xây dựng qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX ........................................................................................... 86 3.2.2. Tăng cường bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ................................................... 87 3.2.3. Đổi mới công tác tuyển chọn, bố trí và sử dụng đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX .................................................................. 91 3.2.4. Xây dựng chế độ công tác hợp lý đối với đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX .......................................................................... 94 3.2.5. Kích thích tạo động lực cho đội ngũ giáo viên bằng cách quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần, đối xử công bằng dân chủ đặc biệt đối với giáo viên thỉnh giảng .................... 95 3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX .......................................................................... 98 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp ............................................................ 102 3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ..................... 102 3.4.1. Mục đích khảo sát ....................................................................... 102 3.4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ............................................ 102 3.4.3. Khách thể khảo sát ...................................................................... 103 3.4.4. Kết quả khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ..................................................................................................... 103 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 109 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 110 1. Kết luận .............................................................................................................. 110 2. Kiến nghị ........................................................................................................... 113 2.1. Đối với UBND tỉnh Bình Dương ................................................. 113 2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương ...................... 113 2.3. Đối với các Trung tâm GDTX tỉnh Bình Dương ......................... 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 115 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH : Ban chấp hành BD : Bồi dưỡng BTTHCS : Bổ túc trung học cơ sở BTTHPT : Bổ túc trung học phổ thông BTVH : Bổ túc văn hóa CBQL : Cán bộ quản lý CNH - HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội CSVC : Cơ sở vật chất ĐNGV : Đội ngũ giáo viên GD : Giáo dục GĐ : Giám đốc GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GDCN : Giáo dục chuyên nghiệp GDTX : Giáo dục thường xuyên KT-HN : Kỹ thuật-Hướng nghiệp GDTX-KT-HN : Giáo dục thường xuyên-Kỹ thuật-Hướng nghiệp GV : Giáo viên HTCĐ : Học tập cộng đồng HV : Học viên KT-XH : Kinh tế-Xã hội NNL : Nguồn nhân lực PGĐ : Phó giám đốc QL : Quản lý QLGD : Quản lý giáo dục QPPL : Quy phạm pháp luật SGK : Sách giáo khoa TBDH : Thiết bị dạy học THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TNCS : Thanh niên cộng sản Tr. CN : Trước Công nguyên TTCM Tổ trưởng chuyên môn TVTB : Thư viện-Thiết bị TW : Trung ương UBND : Ủy ban Nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Sơ đồ 1.1 : Mô tả thệ thống cấu trúc quản lý ............................................. 18 Sơ đồ 1.2 : Mô tả mối quan hệ giữa các chức năng QL ............................ 20 Sơ đồ 1.3 : Mô tả QL nguồn nhân lực ....................................................... 42 Bảng 2.1 : Thống kê số học sinh, học viên các trung tâm GDTX, GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương các năm học từ 2010- 2011 đến 2012-2013 .............................................................. 66 Bảng 2.2 : Thống kê kết quả xếp loại học lực học viên các trung tâm GDTX, GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương các năm học từ 2010-2011 đến 2012-2013 ................................................. 67 Bảng 2.3 : Thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh, học viên các trung tâm GDTX, GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương các năm học từ 2010-2011 đến 2012-2013 ............................ 68 Bảng 2.4a : Thống kê cơ sở vật chất các trung tâm GDTX, GDTX- KT-HN ở tỉnh Bình Dương hiện nay ..................................... 68 Bảng 2.4b : Thống kê cơ sở vật chất các trung tâm GDTX, GDTX- KT-HN ở tỉnh Bình Dương hiện nay ..................................... 68 Bảng 2.5 : Thống kê số lượng giáo viên các trung tâm GDTX, GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương hiện nay ........................ 71 Bảng 2.6 : Thống kê trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên các trung tâm GDTX, GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương hiện nay .................................................................................. 71 Bảng 2.7 : Thống kê kết quả xếp loại giáo viên các trung tâm GDTX, GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương các năm học từ 2010-2011 đến 2012-2013 ................................................. 71 Bảng 2.8 : Thống kê kết quả đánh giá phẩm chất và năng lực của giáo viên các trung tâm GDTX, GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương hiện nay ............................................................. 72 Bảng 2.9.a : Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý của Giám đốc về quy hoạch, tuyển dụng giáo viên ................................ 74 Bảng 2.9.b : Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý của Giám đốc về phân công, sử dụng giáo viên ..................................... 75 Bảng 2.9.c : Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý của Giám đốc về kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên ............... 75 Bảng 2.9.d : Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý của Giám đốc về đánh giá giáo viên ...................................................... 75 Bảng 2.9.e : Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý của Giám đốc về bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ....................................... 77 Bảng 2.9.f : Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý của Giám đốc về chăm lo vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên ......................................................................................... 77 Bảng 3.1 : Mức độ nhận định về tính cần thiết của nhóm các biện pháp quản lý đội ngũ GV trung tâm GDTX ở tỉnh Bình Dương ................................................................................ 104 Bảng 3.2 : Mức độ nhận định về tính khả thi của nhóm các biện pháp quản lý đội ngũ GV trung tâm GDTX ở tỉnh Bình Dương ................................................................................ 106 Bảng 3.3 : Xét sự tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất ..................................................... 108 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, sự nghiệp giáo dục – đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng đó là việc mở rộng quy mô; đa dạng hóa các loại hình giáo dục đào tạo; chất lượng đội ngũ giáo viên có chuyển biến; cơ sở vật chất-kỹ thuật của các trường học, các Trung tâm GDTX trên cả nước được tăng cường; trình độ dân trí được nâng cao; chất lượng giáo dục đào tạo có những chuyển biến bước đầu. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó đã được Hội nghị trung ương 8 khóa XI đánh giá: “Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóaChất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD phát triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý.Công tác QLGD và đào tạo có bước chuyển biến nhất định”. Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị trung ương 8 khóa XI đã khẳng định: “Những thành tựu và kết quả nói trên, trước hết bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của dân tộc; sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, của mỗi gia đình và toàn xã hội; sự tận tụy của đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD; sự ổn định về chính trị cùng với những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước”. Chỉ thị số 40 -CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Chấp hành Trung ương về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nêu rõ: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng 2 bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”[2]. Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng. Hội nghị trung ương 8 khóa XI cũng đã chỉ ra mục tiêu cụ thể là “Đối với GDTX, bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi nghề; bảo đảm xóa mù chữ bền vững. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở GDTX và các hình thức học tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự học và giáo dục từ xa.” Giáo dục thường xuyên (GDTX) đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống Giáo dục quốc dân với vai trò và nhiệm vụ tạo điều kiện để cho mọi người được “học tập suốt đời” để thích ứng cuộc sống, bồi dưỡng kiến thức văn hóa và các ngành nghề phổ thông để tham gia tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các Trung tâm GDTX ở tỉnh Bình Dương là các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân và chịu sự QL và chỉ đạo trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương. Những năm qua các Trung tâm đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng dạy-học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo nói chung ở tỉnh nhà. Các Trung tâm đã thực 3 hiện một số biện pháp xây dựng phát triển đội ngũ, từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập với nhiệm vụ tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ, thực chất công tác QL và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và bền vững, tích cực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục của các Trung tâm GDTX chưa đạt được kết quả như mong muốn. Đội ngũ giáo viên GDTX ở tỉnh Bình Dương vừa thừa, vừa thiếu, chưa đồng bộ và nhìn chung còn yếu về chất lương, chưa đáp ứng được nhu cầu vừa tăng nhanh về quy mô, vừa đảm bảo nâng cao chất lương, hiệu quả giáo dục. Chất lượng giáo dục còn thấp; Hiệu quả hoạt động giáo dục chưa cao, tỷ lệ học sinh có học lực yếu kém còn nhiều. Công tác QLGD còn kém hiệu quả và chậm đổi mới cả về tư duy và phương thức QL. Vì vậy, xây dựng, phát triển và bảo đảm chất lượng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục (trong đó có Trung tâm GDTX) để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng và học tập suốt đời của người dân trên địa bàn. Việc nghiên cứu thực trạng QL đội ngũ giáo viên các Trung tâm GDTX ở tỉnh Bình Dương để đưa ra các biện pháp QL đồng bộ, phù hợp với thực tế của giáo dục địa phương nhằm tăng cường vai trò của đội ngũ CBQL, của đội ngũ giáo viên, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề cấp thiết. Xuất phát từ những lý do trên, cùng với định hướng phát triển các Trung tâm GDTX ở tỉnh Bình Dương trong những năm tới, tôi chọn đề tài: “Thực trạng QL đội ngũ giáo viên các Trung tâm GDTX tỉnh Bình Dương” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp, chuyên ngành quản lý giáo dục. Luận văn góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các Trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 4 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu và đánh g
Luận văn liên quan