Luận văn Thực trạng quản lý giáo viên dạy cơ khí hệ trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh theo chuẩn giáo viên trung học phổ thông

Để đáp ứng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X đã nhấn mạnh: Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Sự nghiệp đó diễn ra với việc sử dụng ngày càng nhiều công nghệ kỹ thuật mới, tiên tiến, hiện đại, nhiều ngành nghề mới với trình độ cao ra đời đòi hỏi phải có một đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ với trình độ tương ứng. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa không những về số lượng mà còn về chất lượng, do vậy trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009 – 2020 đã đề ra mục tiêu đối với giáo dục nghề nghiệp là “tạo bước đột phá về giáo dục nghề nghiệp để tăng mạnh tỷ lệ lao động qua đào tạo vào năm 2020, tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo qua hệ thống giáo dục nghề nghiệp đạt 60%.

pdf131 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý giáo viên dạy cơ khí hệ trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh theo chuẩn giáo viên trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Nguyễn Thông Minh THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO VIÊN DẠY CƠ KHÍ HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO CHUẨN GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Nguyễn Thông Minh THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO VIÊN DẠY CƠ KHÍ HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO CHUẨN GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 3 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn : - Ban Tổ chức Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. - Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh. - Ban điều hành Chương trình đào tạo Thạc sĩ - Tiến sĩ. - Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. - Phòng Sau đại học. - Khoa Tâm lý - Giáo dục. - Ban giám hiệu và quý Thầy Cô của các trường Trung cấp Kỹ thuật & Nghiệp vụ Nam Sài Gòn, Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm, Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức và Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng, - Phó Giáo Sư Tiến Sĩ ĐOÀN VĂN ĐIỀU. - Thầy Cô đã tận tình giảng dạy, tập thể lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa 20 đã tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ, trong quá trình học tập, nghiên cứu chương trình thạc sĩ. Tp.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2010 Tác giả Lê Nguyễn Thông Minh 4 MỤC LỤC 3TLỜI CẢM ƠN3T ........................................................................................................... 3 3TMỤC LỤC3T ................................................................................................................ 4 3TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT3T ...................................................................... 6 3TMỞ ĐẦU3T ................................................................................................................... 7 3T1. Lý do chọn đề tài:3T ....................................................................................................... 7 3T2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3T ................................................................................. 8 3T . Khách thể và đối tượng nghiên cứu3T ........................................................................... 8 3T4. Giả thuyết khoa học 3T .................................................................................................... 8 3T5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3T ................................................................................... 9 3T6. Nhiệm vụ nghiên cứu 3T .................................................................................................. 3T9 3T7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu3T ....................................................... 3T9 3TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN3T ........................................................................... 3T11 3T1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề3T ..................................................................................... 3T11 3T1.1.1. Những tài liệu, công trình nghiên cứu ở Việt Nam về quản lý giáo viên theo chuẩn:3T ......................................................................................................................... 3T11 3T1.1.2. Những tài liệu, công trình nghiên cứu ở nước ngoài về quản lý giáo viên theo chuẩn:3T ......................................................................................................................... 3T12 3T1.2. Cơ sở lý luận:3T ......................................................................................................... 3T13 3T1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài:3T .............................................................. 3T13 3T1.2.2. Cơ sở của việc xây dựng chuẩn:3T ........................................................................ 3T13 3T1.2.3. Đặc điểm đội ngũ giáo viên TCCN3T .................................................................... 3T15 3T1.2.4. Đặc điểm của học sinh TCCN3T ........................................................................... 3T18 3T1.2.5. Quản lý nhà trường:3T........................................................................................... 3T19 3T1.2.6. Cụ thể hóa chuẩn giáo viên THPT vào giáo viên dạy cơ khí hệ TCCN3T .............. 3T28 3TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO VIÊN DẠY CƠ KHÍ HỆ TCCN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO CHUẨN GIÁO VIÊN THPT3T ......... 3T 7 3T2.1. Một số cơ sở liên quan đến việc nghiên cứu đề tài3T ............................................... 3T 7 3T2.2. Những tham số của khách thể nghiên cứu:3T .......................................................... 3T 9 3T2.2.1. Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về công tác quản lý dạy học ở trường TCCN3T ......................................................................................................................... 3T 9 3T2.2.2. Đánh giá của học sinh về kết quả việc dạy học ở trường TCCN3T ........................ 3T68 3T2.2.3. Một số nhận xét về thực trạng quản lý giáo viên dạy cơ khí hệ TCCN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh3T............................................................................................... 3T80 5 3T2.2.4. Nhận xét chung về thực trạng quản lý giáo viên dạy cơ khí hệ TCCN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:3T ............................................................................................. 3T86 3T2.2.5. Nguyên nhân của những hạn chế:3T ...................................................................... 3T87 3TCHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ QUẢN LÝ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN GIÁO VIÊN THPT ỨNG DỤNG VÀO GIÁO VIÊN DẠY CƠ KHÍ HỆ TCCN3T ...................................................................................................................... 3T88 3T .1. Cở sở xác lập giải pháp:3T ........................................................................................ 3T88 3T .2. Giải pháp:3T ............................................................................................................... 3T88 3T .2.1. Về quản lý giáo viên theo tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống3T...... 3T88 3T .2.2. Về quản lý giáo viên theo tiêu chuẩn năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục3T ...................................................................................................................... 3T91 3T .2.3. Về quản lý giáo viên theo tiêu chuẩn năng lực dạy học 3T...................................... 3T95 3T .2.4. Về quản lý giáo viên thực hiện nhiệm vụ của giáo viên TCCN 3T .......................... 3T98 3T .2.5. Về thực hiện từng công việc trong nhà trường của CBQL: 3T .............................. 3T101 3TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ3T .............................................................................. 103 3T ÀI LIỆU THAM KHẢO3T ................................................................................... 107 3TPHỤ LỤC3T ............................................................................................................. 110 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lý CNTT : Công nghệ thông tin CLB : Câu lạc bộ GV : Giáo viên GVDN : Giáo viên dạy nghề GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GDCN : Giáo dục chuyên nghiệp NLNN : Năng lực nghề nghiệp TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp THPT : Trung học phổ thông TCN : Trung cấp nghề THCS : Trung học cơ sở TB : Trung bình TCh : Tiêu chí XHCN : Xã hội chủ nghĩa 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Để đáp ứng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X đã nhấn mạnh: Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Sự nghiệp đó diễn ra với việc sử dụng ngày càng nhiều công nghệ kỹ thuật mới, tiên tiến, hiện đại, nhiều ngành nghề mới với trình độ cao ra đời đòi hỏi phải có một đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ với trình độ tương ứng. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa không những về số lượng mà còn về chất lượng, do vậy trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009 – 2020 đã đề ra mục tiêu đối với giáo dục nghề nghiệp là “tạo bước đột phá về giáo dục nghề nghiệp để tăng mạnh tỷ lệ lao động qua đào tạo vào năm 2020, tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo qua hệ thống giáo dục nghề nghiệp đạt 60%. Chất lượng nguồn lao động chỉ có thể đạt được thông qua quá trình giáo dục – đào tạo, trong đó đào tạo nghề là một bộ phận cấu thành quan trọng để tạo ra đội ngũ lao động có năng lực làm chủ công nghệ mới, tiếp cận nhanh với những công nghệ hiện đại. Một trong những yếu tố cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp là năng lực đội ngũ giáo viên giáo dục nghề nghiệp, bởi vì họ là người trực tiếp tổ chức, thực hiện quá trình học tập của người học nghề. Việc xây dựng chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên giảng dạy hệ trung cấp chuyên nghiệp cần được quan tâm bởi chuẩn nghề nghiệp là cơ sở tuyển dụng, sử dụng, đánh giá đội ngũ giáo viên trung cấp chuyên nghiệp thúc đẩy quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp. 8 Trong Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp được ban hành ngày 29/7/2008 đã quy định tiêu chuẩn giáo viên trung cấp chuyên nghiệp về phẩm chất đạo đức, văn bằng, các chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, sức khỏe và lý lịch nhưng chưa quy định rõ về tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp. Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành bộ tiêu chuẩn giáo viên mầm non, tiểu học và trung học nhưng cũng chưa ban hành bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp. Hiện nay trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về chuẩn nghề nghiệp, ở nước ta cũng đã có đề tài nghiên cứu về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề (theo Luật dạy nghề) như: Định hướng xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên dạy nghề - Phan Minh Hiền – Tổng cục dạy nghề. Tuy nhiên đề tài trên xây dựng chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên dạy nghề theo Luật dạy nghề còn đối với chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên trung cấp chuyên nghiệp thì chưa có công trình nghiên cứu. Chính vì lý do này đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài : “Thực trạng quản lý giáo viên dạy cơ khí ở hệ trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh theo chuẩn giáo viên trung học phổ thông”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý giáo viên dạy cơ khí ở hệ trung cấp chuyên nghiệp, đề tài cụ thể hóa chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông vào giáo viên cơ khí dạy hệ trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý giảng dạy và học tập hệ trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. * Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quản lý giáo viên dạy cơ khí hệ trung cấp chuyên nghiệp theo chuẩn giáo viên trung học phổ thông. 4. Giả thuyết khoa học Việc quản lý giáo viên ở hệ trung cấp chuyên nghiệp hiện nay chủ yếu dựa trên Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp, nhưng các tiêu chuẩn theo Điều lệ này còn chung chung. 9 Khi cụ thể hóa chuẩn giáo viên trung học phổ thông vào việc quản lý giáo viên dạy cơ khí hệ TCCN thì có thể nâng cao hiệu quả quản lý. 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý giáo viên dạy cơ khí hệ trung cấp chuyên nghiệp (lấy mẫu 5 trường tại TP. Hồ Chí Minh) theo chuẩn giáo viên trung học phổ thông. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý giáo viên và chuẩn giáo viên THPT. - Khảo sát thực trạng quản lý giáo viên dạy cơ khí hệ TCCN tại thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất một số giải pháp trên cơ sở cụ thể hóa chuẩn giáo viên trung học vào giáo viên dạy cơ khí hệ TCCN. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận nghiên cứu: 7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc Theo quan điểm hệ thống – cấu trúc, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại dưới dạng một hệ thống với các yếu tố hợp thành có liên hệ với nhau, không tồn tại độc lập mà có liên hệ với các hệ thống khác. Quan điểm này được vận dụng vào các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn của đề tài, giúp người nghiên cứu tìm hiểu được mối liên hệ của quản lý giáo viên và quản lý kết quả học tập của học sinh từ đó giúp tìm hiểu được thực trạng quản lý giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp trong trường trung cấp chuyên nghiệp. 7.1.2. Quan điểm lịch sử: Muốn nhận thức đúng sự vật, hiện tượng, phải nắm được lịch sử của sự vật hiện tượng. Như vậy muốn xây dựng được chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên trung cấp chuyên nghiệp cần phải nghiên cứu các văn bản quy định về chuẩn nghề nghiệp của Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành cũng như Điều lệ của trường trung cấp chuyên nghiệp. 7.1.3. Quan điểm thực tiễn: Từ thực tiễn quản lý giáo viên ở các trường trung cấp chuyên nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và việc áp dụng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên cơ khí dạy ở các trường trung cấp chuyên nghiệp đề xuất các giải pháp quản lý giáo viên theo chuẩn. 10 7.2. Phương pháp nghiên cứu: 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp các tài liệu về quản lý trường học, quản lý giáo viên và chuẩn giáo viên THPT. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp điều tra bằng phiếu để thu thập số liệu, thông tin của học sinh, giáo viên. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu 11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những tài liệu, công trình nghiên cứu ở Việt Nam về quản lý giáo viên theo chuẩn: - Theo tác giả Vũ Xuân Hùng, đã trình bày khái quát về giáo viên dạy nghề trong giai đoạn mới. [12, tr.32-35] - Theo tác giả Phan Văn Nhân, đã đề cập đến việc xây dựng tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp cho giáo viên dạy nghề. [21, tr.47-50] - Theo tác giả Phan Minh Hiền, có một số đề xuất về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề. Khi xây dựng chuẩn giáo viên gồm có chuẩn năng lực và chuẩn chuyên môn. [10, tr.4-5,17] - Theo tác giả Phan Văn Kha, đã đề cập đến đặc điểm lao động sư phạm và khung chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên TCCN. [13, tr.8-13] - Chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên TCCN gồm có 7 tiêu chuẩn với 20 tiêu chí. [5, tr.32] - Theo tác giả Nguyễn Trí Dũng, đã trình bày về quản lý giáo viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công. [7, tr.25] - Tác giả Nguyễn Ngọc Quang xác định “Quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của thầy”. [23, tr.24] - Tác giả Nguyễn Tiến Đạt đã nêu ra các tiêu chuẩn và tiêu chí trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đào tạo kỹ thuật và dạy nghề. [8] Như vậy hiện nay đang có nhiều công trình nghiên cứu về việc xây dựng chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên dạy nghề trong đó bao gồm dạy cho hệ Trung cấp nghề (TCN) và hệ Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN). Bên cạnh đó có nhiều bài viết về quản lý trường học trong đó có quản lý giáo viên. Các tác giả đề cập đến việc đã đến lúc cần xây dựng bộ tiêu chuẩn cho giáo viên dạy nghề, để xây dựng được bộ tiêu chuẩn này đòi hỏi phải phân tích được các yêu cầu công việc, đặc điểm lao động sư phạm giáo viên TCCN và đặc điểm của nghề giáo viên dạy nghề từ đó kết hợp với các tiêu chuẩn chung của Luật Giáo dục và Luật Dạy nghề xây dựng nên 12 bộ tiêu chuẩn cho giáo viên dạy nghề. Các bài viết về quản lý giáo viên đã đề cập đến quản lý về tuyển chọn, sử dụng, duy trì và phát triển đội ngũ, quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên. Các tác giả nêu lên được một số đặc điểm của giáo viên dạy nghề, nhóm các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm. Quản lý hoạt động giảng dạy thì dựa trên các văn bản quy định của Nhà nước như Điều lệ trường TCCN, Luật Cán bộ công chức hoặc các quy định khác của ngành, còn việc quản lý giáo viên TCCN theo một chuẩn cụ thể thì vẫn chưa có công trình nghiên cứu. 1.1.2. Những tài liệu, công trình nghiên cứu ở nước ngoài về quản lý giáo viên theo chuẩn: - Tiêu chuẩn chuyên môn cho giáo viên ở Anh từ tháng 9 năm 2007 gồm có: Thuộc tính chuyên nghiệp, kiến thức và sự hiểu biết và kỹ năng. [27, website] - Tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo Tiểu bang Arizona đã đưa ra 9 tiêu chuẩn cho giáo viên. [28, website] - Theo tiêu chuẩn của Wisconsin, có 10 tiêu chuẩn cho phát triển giáo viên và giấy phép. [29, website] - Chuẩn nghề nghiệp giảng dạy Bang Ohio của Hoa kỳ được xây dựng ban hành năm 2005 phục vụ cho việc đánh giá năng lực nghề nghiệp của từng GV, đồng thời làm căn cứ giúp cho GV tự đánh giá và định hướng cho việc nâng cao năng lực nghề nghiệp trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp. [30, website] - Khung quốc gia về chuẩn nghề nghiệp giáo viên của Úc do Hội đồng các Bộ trưởng Giáo dục, Đào tạo nghề nghiệp và Thanh niên ban hành năm 2003. Khung chuẩn nghề nghiệp giáo viên có 4 thành tố, lĩnh vực. [31, website] - Chuẩn nghề nghiệp giảng dạy của Bang Tasmania của Úc do Bộ giáo dục, khoa học và đào tạo Bang Tasmania ban hành năm 2007. Chuẩn nghề nghiệp giảng dạy của Bang Tasmania gồm 4 lĩnh vực: Kiến thức nghề nghiệp; Kỹ năng nghề nghiệp; Mối quan hệ nghề nghiệp; Giá trị nghề nghiệp. [32, website] Như vậy các bộ tiêu chuẩn trên đều có những điểm chung là phản ánh yêu cầu nghề nghiệp của giáo viên, đòi hỏi người giáo viên có kiến thức chuyên môn vững, giao tiếp tốt với đối tượng mình giảng dạy, có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, chuyên gia và phụ 13 huynh nhằm hiểu rõ, đánh giá được khả năng của học sinh để đề ra kế hoạch giảng dạy phụ hợp. Giáo viên phải có kỹ năng giảng dạy, soạn giáo án và kế hoạch giảng dạy. Biết tạo môi trường học tập tốt cho học sinh. Các tiêu chí, tiêu chuẩn đều hướng đến người học, đề cập đến 3 lĩnh vực: Giảng dạy và học tập, điều kiện dạy và học, trách nhiệm nghề nghiệp. Trong quá trình giảng dạy, công tác, giáo viên cần phải luôn đánh giá năng lực bản thân để luôn tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như cập nhật những kiến thức tổng quát để đạt được yêu cầu của chương trình. 1.2. Cơ sở lý luận: 1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài:  Quản lý: Quản lý là tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý (người quản lý) lên khách thể quản lý và đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường, làm cho tổ chức vận hành (hoạt động) có hiệu quả. [17,tr.4]  Quản lý trường học: Quản lý, lãnh đạo nhà trường là quản lý, lãnh đạo hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, hoạt động phục vụ việc dạy và việc học của cán bộ, nhân viên trong trường. Nhà trường là đơn vị cơ sở trực tiếp giáo dục - đào tạo, là cơ quan chuyên môn của ngành giáo dục - đào tạo, hoạt động của nhà trường rất đa dạng, phong phú và phức tạp, nên việc quản lý, lãnh đạo chặt chẽ, khoa học sẽ đảm bảo đoàn kết thống nhất được mọi lực lượng, tạo nên sức mạnh đồng bộ nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục đích giáo dục.[17,tr.36]  Chuẩn giáo viên trung học: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.[4,tr.1] 1.2.2. Cơ sở của việc xây dựng chuẩn: 1.2.2
Luận văn liên quan