Nền giáo dục Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình đổi mới để rút ngắn khoảng cách về trình độ
phát triển giáo dục trong tương quan so sánh với các nước trong khu vực và thế giới. Các thành tựu
về nghiên cứu giáo dục đã nêu rõ quản lý giáo dục (QLGD) là nhân tố then chốt đảm bảo sự thành
công của phát triển giáo dục. Cần đổi mới QLGD nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đào tạo,
các chủ trương chính sách giáo dục quốc gia. Bối cảnh đó đang tạo thời cơ cho giáo dục nói chung
và QLGD nói riêng tiếp thu thành tựu và kinh nghiệm tiên tiến của thế giới trong việc đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ QLGD nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học và các loại hình
đào tạo khác.
102 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường trung học phổ thông thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------
Phan Ngọc Huỳnh
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ VŨNG TÀU, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ VĂN LIÊN
TP. Hồ Chí Minh – 2010
MỤC LỤC
0TMỤC LỤC0T ...................................................................................................................................... 2
0TDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT0T ..................................................................................... 5
0TMỞ ĐẦU0T ......................................................................................................................................... 6
0T1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI0T ......................................................................................................................... 6
0T2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU0T ................................................................................................................. 7
0T3.KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU0T.................................................................................. 7
0T3.1.Khách thể nghiên cứu0T .................................................................................................................... 7
0T3.2.Đối tượng nghiên cứu0T .................................................................................................................... 7
0T4.GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU0T ............................................................................................................. 7
0T5.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU0T ................................................................................................................. 7
0T6.GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU0T............................................................................................ 7
0T6.1.Giới hạn nghiên cứu0T ....................................................................................................................... 7
0T6.2.Phạm vi nghiên cứu0T ....................................................................................................................... 7
0T7.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU0T.......................................................................................................... 8
0T7.1.Phương pháp luận0T .......................................................................................................................... 8
0T7.2.Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận0T .................................................................................... 8
0T7.3.Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn0T ................................................................................. 8
0T7.4.Phương pháp thống kê toán học0T ..................................................................................................... 8
0T8.CẤU TRÚC LUẬN VĂN0T ..................................................................................................................... 8
0TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU0T ................................................. 10
0T1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề0T ................................................................................................................ 10
0T1.2.Một số khái niệm cơ bản0T .................................................................................................................. 11
0T1.2.1.Hoạt động:0T ................................................................................................................................ 11
0T1.2.2.Hoạt động dạy học:0T ................................................................................................................... 12
0T1.2.2.1. Hoạt động giảng dạy0T ......................................................................................................... 12
0T1.2.2.2. Hoạt động học tập:0T............................................................................................................ 12
0T1.2.2.3. Mối quan hệ giữa dạy và học:0T ........................................................................................... 12
0T1.2.3.Chất lượng và chất lượng dạy học0T ............................................................................................. 12
0T1.2.4.Các khái niệm liên quan đến quản lý hoạt động giảng dạy0T ......................................................... 13
0T1.2.4.1. Quản lý0T ............................................................................................................................. 13
0T1.2.4.2. Quản lý giáo dục0T............................................................................................................... 13
0T1.2.4.3. Quản lý trường học0T ........................................................................................................... 13
0T1.2.4.4. Quản lý hoạt động dạy học0T ............................................................................................... 13
0T1.2.4.5. Quản lý hoạt động giảng dạy0T ............................................................................................ 14
0T1.3.Đổi mới giáo dục THPT hiện nay0T ..................................................................................................... 14
0T1.3.1. Chủ trương và mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông0T ........................................... 14
0T1.3.2. Đổi mới chương trình, SGK0T ..................................................................................................... 14
0T1.3.3. Đổi mới phương pháp dạy học0T ................................................................................................. 15
0T1.3.4. Tăng cường CSVC, phương tiện dạy học và ứng dụng CNTT0T .................................................. 18
0T1.3.5. Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS0T ........................................................... 19
0T1.4.Giáo viên THPT với hoạt động giảng dạy0T ......................................................................................... 20
0T1.5.Quản lý hoạt động giảng dạy0T ............................................................................................................ 22
0T1.5.1. Cán bộ quản lý với hoạt động giảng dạy0T ................................................................................... 22
0T1.5.2. Vai trò, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT0T ................ 24
0T1.5.3. Các chức năng quản lý hoạt động giảng dạy0T ............................................................................. 24
0T1.5.4. Nội dung công tác quản lý HĐDH ở trường THPT0T ................................................................... 26
0T1.5.4.1. Quản lý việc thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học0T .................................................... 27
0T1.5.4.2. Quản lý việc phân công giảng dạy cho GV0T ....................................................................... 27
0T1.5.4.3. Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp0T ................................................................... 28
0T1.5.4.4. Quản lý giờ lên lớp của GV0T .............................................................................................. 29
0T1.6.Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý HĐDH ở trường THPT hiện nay.0T .................................. 30
0T1.6.1. Phân cấp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn0T .................................................................... 30
0T1.6.2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBQL0T ............................................................................. 31
0T1.6.3. Điều kiện, phương tiện phục vụ dạy học0T................................................................................... 33
0TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY Ở CÁC TRƯỜNG
THPT TP. VŨNG TÀU, TỈNH BR-VT0T ....................................................................................... 35
0T2.1.Khái quát tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội và giáo dục tỉnh BR-VT0T............................................... 35
0T2.1.1.Tình hình kinh tế, văn hóa xã hội.0T ............................................................................................. 35
0T2.1.2.Tình hình phát triển GD&ĐT.0T ................................................................................................... 36
0T2.1.2.1. Về thành tựu0T ..................................................................................................................... 36
0T2.1.2.2. Về tồn tại0T .......................................................................................................................... 37
0T2.2.Thực trạng dạy học ở các trường THPT TP. Vũng Tàu0T ..................................................................... 37
0T2.2.1.Quy mô, số lượng, chất lượng dạy học0T ...................................................................................... 38
0T2.2.2.Thực trạng về trường lớp, và CSVC, hạ tầng kỹ thuật0T ............................................................... 39
0T2.2.3.Thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý, GV và HS0T ...................................................................... 39
0T2.3. Thực trạng hoạt động giảng dạy ở các trường THPT TP.Vũng Tàu0T .................................................. 40
0T2.3.1. Thực trạng thực hiện hoạt động thiết kế bài giảng0T .................................................................... 41
0T2.3.2. Thực trạng về mức độ thực hiện hoạt động giảng dạy của GV0T .................................................. 43
0T2.3.3. Thực trạng mức độ thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS0T ................... 47
0T2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường THPT TP.Vũng Tàu0T ..................................... 54
0T2.4.1. Thực trạng công tác tổ chức, quản lý việc lập kế hoạch và phân công giảng dạy0T....................... 54
0T2.4.2. Tổ chức-quản lý thực hiện công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho GV0T ............................... 56
0T2.4.3. Tổ chức, quản lý công việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV0T ........................................ 56
0T2.4.4 Quản lý công việc giảng dạy trên lớp của GV0T ........................................................................... 59
0T2.4.5. Tổ chức quản lý hoạt động KTĐG của GV đối với kết quả học tập của HS0T .............................. 61
0T2.5.Nhận xét thực trạng giảng dạy và quản lý hoạt động giảng dạy0T ......................................................... 62
0T2.5.1. Ưu điểm0T ................................................................................................................................... 62
0T2.5.2. Hạn chế0T .................................................................................................................................... 63
0T2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém0T ............................................................................... 64
0TCHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY Ở CÁC
TRƯỜNG THPT TP. VŨNG TÀU, TỈNH BR-VT0T ..................................................................... 65
0T3.1.Cơ sở đề ra biện pháp0T ....................................................................................................................... 65
0T3.2.Các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT
TP. Vũng Tàu.0T ........................................................................................................................................ 65
0T3.2.1. Tăng cường nhận thức của CBQL, GV và HS về đổi mới giáo dục THPT0T ................................ 65
0T3.2.2. Tăng cường công tác kế hoạch hóa hoạt động giảng dạy0T .......................................................... 66
0T3.2.3. Tăng cường quản lý thực hiện nội dung chương trình dạy học, nâng cao chất lượng giờ lên lớp0T
.......................................................................................................................................................... 68
0T3.2.4. Quản lý đồng bộ việc đổi mới PPDH0T ....................................................................................... 70
0T3.2.5. Tăng cường quản lý việc KTĐG kết quả học tập của HS0T .......................................................... 72
0T3.2.6. Đẩy mạnh công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn0T ........................................................ 73
0T3.2.7. Cải tiến công tác quản lý bồi dưỡng GV0T ................................................................................... 73
0T3.2.8. Các biện pháp quản lý các điều kiện hỗ trợ dạy học0T ................................................................. 74
0T3.2.8.1. Biện pháp quản lý củng cố, xây dựng và sử dụng có hiệu quả CSVC-TBDH0T .................... 74
0T3.2.8.2. Cải tiến công tác thi đua – khen thưởng – trách phạt nhằm kích thích hoạt động giảng dạy
của đội ngũ GV trong nhà trường.0T ................................................................................................. 76
0T3.2.8.3. Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh thân thiện, HS tích cực0T .................................... 76
0T3.2.9. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động giảng dạy.0T . 78
0T3.3. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp0T ......................................................................... 79
0TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ0T ...................................................................................................... 81
0T1. KẾT LUẬN0T ....................................................................................................................................... 81
0T2. KIẾN NGHỊ0T ....................................................................................................................................... 81
0TPHỤ LỤC0T...................................................................................................................................... 84
0TPHỤ LỤC 10T ........................................................................................................................................... 84
0TPHỤ LỤC 20T ........................................................................................................................................... 89
0TPHỤ LỤC 30T ........................................................................................................................................... 92
0TPHỤ LỤC 40T ........................................................................................................................................... 96
0TPHỤ LỤC 50T ........................................................................................................................................... 99
0TPHỤ LỤC 60T ......................................................................................................................................... 102
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BR-VT Bà Rịa – Vũng Tàu
CBQL Cán bộ quản lý
CNTT Công nghệ thông tin
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GV Giáo viên
HĐDH Hoạt động dạy học
HS Học sinh
HT Hiệu trưởng
KTĐG Kiểm tra đánh giá
NXB Nhà xuất bản
PPDH Phương pháp dạy học
QLGD Quản lý giáo dục
SGK Sách giáo khoa
TBDH Thiết bị dạy học
THPT Trung học phổ thông
TP. Thành phố
MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nền giáo dục Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình đổi mới để rút ngắn khoảng cách về trình độ
phát triển giáo dục trong tương quan so sánh với các nước trong khu vực và thế giới. Các thành tựu
về nghiên cứu giáo dục đã nêu rõ quản lý giáo dục (QLGD) là nhân tố then chốt đảm bảo sự thành
công của phát triển giáo dục. Cần đổi mới QLGD nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đào tạo,
các chủ trương chính sách giáo dục quốc gia. Bối cảnh đó đang tạo thời cơ cho giáo dục nói chung
và QLGD nói riêng tiếp thu thành tựu và kinh nghiệm tiên tiến của thế giới trong việc đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ QLGD nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học và các loại hình
đào tạo khác.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.” [5].
Mục tiêu giáo dục là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”[5]. Để đạt được mục
tiêu này vấn đề cấp thiết đặt ra cho giáo dục là phải tiếp tục thay đổi toàn diện các hoạt động giáo
dục trong đó đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, đổi mới công tác quản lý là nhiệm vụ
trọng tâm.
Trung học phổ thông (THPT) là bậc học cuối cùng của giáo dục phổ thông. Dạy học là hoạt
động trọng tâm mà trong đó đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng dạy học. Để nâng
cao chất lượng giáo dục theo quan điểm đổi mới như hiện nay, người giáo viên (GV) không đơn
thuần chỉ truyền tải thông tin cho học sinh (HS) mà họ còn phải tổ chức, điều khiển, hướng dẫn cho
HS học tập tích cực, chủ động và sáng tạo. Tăng cường quản lý hoạt động dạy học để nâng cao chất
lượng giáo dục ở trường THPT là yêu cầu tất yếu hiện nay.
Các trường THPT trên địa bàn thành phố (TP) Vũng Tàu đã và đang cố gắng nổ lực làm tốt
công tác QLGD theo xu thế đổi mới toàn diện các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả và
chất lượng giáo dục. Một số cán bộ quản lý (CBQL) đã có những cố gắng đổi mới công tác quản lý
hoạt động dạy học. Do vậy chất lượng dạy học ở các trường THPT trên địa bàn TP trong những năm
qua đã có chuyển biến tốt. Số HS khá, giỏi, số HS đạt giải trong các kì thi cấp tỉnh, quốc gia ngày
càng nhiều góp phần phát triển giáo dục của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (BR-VT).
Tuy vậy, bên cạnh những ưu điểm, công tác quản lý giáo dục ở các trường THPT trên địa bàn
TP. Vũng Tàu vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập. Điều đó đã đặt ra vấn đề cấp thiết trong việc tăng
cường công tác quản lý, đặc biệt là quản lý hoạt động dạy học.
Xuất phát từ lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài của luận văn thạc sĩ là: “Thực trạng quản lý
hoạt động giảng dạy ở các trường THPT thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.”
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Từ kết qua nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường THPT TP. Vũng
Tàu, tỉnh BR-VT đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
3.KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý dạy học ở các trường THPT TP. Vũng Tàu, tỉnh BR-VT
3.2.Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường THPT TP. Vũng Tàu, tỉnh BR-VT.
4.GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường THPT TP. Vũng Tàu bên cạnh những ưu
điểm còn nhiều tồn tại, như việc thực hiện các chức năng quản lý hoạt động giảng dạy chưa quan
tâm đúng mức; chưa có các biện pháp quản lý hiệu quả nhằm phát huy tính chủ đạo của giáo viên.
Từ thực trạng giảng dạy và quản lý hoạt động giảng dạy có thể xác lập được các biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT TP. Vũng Tàu, tỉnh BR-VT.
5.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý HĐDH ở các trường THPT.
- Khảo sát, phân tích, nhận xét thực trạng giảng dạy và quản lý hoạt động giảng dạy ở các
trường THPT TP. Vũng Tàu.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở
các trường THPT TP. Vũng Tàu, tỉnh BR-VT.
6.GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
6.1.Giới hạn nghiên cứu
Luận văn chỉ nghiên cứu công tác quản lý của Hiệu trưởng trường THPT đối với hoạt động
giảng dạy của GV, không nghiên cứu sâu quản lý hoạt động học tập của HS và quản lý các hoạt
động giáo dục khác.
6.2.Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát thực trạng giảng dạy và quản lý hoạt động giảng