Tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới hiện nay có nhiều biến động. Con người bận
rộn và lo toan nhiều hơn cho đời sống vật chất, sự chăm lo cho đời sống tinh thần cũng đã được quan
tâm nhưng chưa đồng đều.
Ở các trường phổ thông hiện nay, đặc biệt ở cấp lớp THCS, vấn đề giới tính và giáo dục giới
tính đã được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên hiệu quả đến đâu, các bước tiến
hành thế nào, hoạt động gồm những gì còn tùy thuộc vào sự quan tâm của lãnh đạo từng trường. Cho
đến hiện nay chưa có một nghiên cứu mang tính tổng kết hoạt động này ở cấp THCS.
Xã hội ngày càng phát triển, học sinh được tiếp cận với các phương tiện thông tin hiện đại.
Những thông tin, bài viết, bàn luận và phim ảnh đề cập hoặc có liên quan đến các vấn đề giới tính có
thể được tìm thấy một cách dễ dàng tại các nhà sách, trên mạng internet hoặc chương trình truyền hình.
Thế nhưng công tác giáo dục giới tính lại còn khá mới mẻ, mặc dù đã được đưa vào một số nội dung
học tập ở từng cấp học nhưng cũng chưa thật sự trở nên quen thuộc và gần gũi
84 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 5129 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính tại các trường trung học cơ sở thuộc quận 4 thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CAO THỊ TUYẾT MAI
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THUỘC QUẬN 4 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Quản lý Giáo Dục
Mã số : 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS BÙI NGỌC OÁNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010
LỜI CÁM ƠN
Luận văn được thực hiện tại các trường THCS thuộc Quận 4 Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự
hướng dẫn của Thầy PGS.TS. Bùi Ngọc Oánh.
Vô cùng biết ơn Ban giám hiệu, Phòng Khoa học công nghệ - Sau Đại học, Khoa Tâm lý Giáo
dục trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, các Thầy Cô đã truyền đạt kiến thức, giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS. Bùi Ngọc Oánh đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi hòan thành luận văn này.
Chân thành cám ơn lãnh đạo và chuyên viên Phòng Giáo Dục và Đào tạo Quận 4, Ban Giám
hiệu và các giáo viên, phụ huynh, học sinh các trường THCS Vân Đồn, Nguyễn Huệ, Chi Lăng, Quang
Trung, Khánh Hội A, Tăng Bạt Hổ A thuộc Quận 4 đã tạo điều kiện, cung cấp thông tin giúp tôi hòan
thành luận văn.
Cám ơn các thành viên trong gia đình, người thân đã luôn là nguồn động viên chia sẻ để tôi
hòan thành việc học tập và công tác.
Chân thành cám ơn các anh chị học viên lớp Cao học khóa 18, chuyên ngành Quản lý giáo dục,
các bạn bè đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010
Cao Thị Tuyết Mai
PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới hiện nay có nhiều biến động. Con người bận
rộn và lo toan nhiều hơn cho đời sống vật chất, sự chăm lo cho đời sống tinh thần cũng đã được quan
tâm nhưng chưa đồng đều.
Ở các trường phổ thông hiện nay, đặc biệt ở cấp lớp THCS, vấn đề giới tính và giáo dục giới
tính đã được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên hiệu quả đến đâu, các bước tiến
hành thế nào, hoạt động gồm những gì còn tùy thuộc vào sự quan tâm của lãnh đạo từng trường. Cho
đến hiện nay chưa có một nghiên cứu mang tính tổng kết hoạt động này ở cấp THCS.
Xã hội ngày càng phát triển, học sinh được tiếp cận với các phương tiện thông tin hiện đại.
Những thông tin, bài viết, bàn luận và phim ảnh đề cập hoặc có liên quan đến các vấn đề giới tính có
thể được tìm thấy một cách dễ dàng tại các nhà sách, trên mạng internet hoặc chương trình truyền hình.
Thế nhưng công tác giáo dục giới tính lại còn khá mới mẻ, mặc dù đã được đưa vào một số nội dung
học tập ở từng cấp học nhưng cũng chưa thật sự trở nên quen thuộc và gần gũi.
Quận 4 là một quận nội thành Thành phố Hồ Chí Minh.Tổng diện tích 4181km2, dân số khoảng
200.000 người, trong đó phần lớn là người dân lao động với cuộc sống còn nhiều khó khăn. Trong gia
đình, lứa tuổi học sinh THCS chưa được cha mẹ quan tâm đúng mức. Trong quận có 6 trường THCS,
với chất lượng giáo dục và trang bị cơ sở vật chất chưa đồng đều. Công tác giáo dục giới tính thực hiện
chưa đồng bộ, có nhiều khó khăn. Vì những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng quản
lý hoạt động giáo dục giới tính tại các trường THCS thuộc Quận 4 TPHCM”. Từ thực trạng nghiên
cứu được, đề xuất một số biện pháp và kiến nghị đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm tăng
cường hiệu quả của công tác quản lý hoạt động giáo dục giới tính của Quận 4 nói riêng, của TPHCM
nói chung, góp phần ngăn chặn tình trạng trẻ em phạm tội về lĩnh vực có liên quan đến đời sống giới
tính.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục giới tính tại các trường THCS thuộc
Quận 4 TPHCM và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động giáo dục giới
tính cho lứa tuổi học sinh THCS.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Hoạt động giáo dục giới tính ở các trường THCS.
- Các CBQL, giáo viên môn Sinh, môn GDCD đang công tác tại 6 trường THCS thuộc Quận 4
TPHCM.
- Một số phụ huynh và học sinh thuộc khối 9 ở 6 trường THCS trên.
3.2.Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính ở các trường THCS.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
- Khảo sát thực trạng quản lý công tác giáo dục giới tính tại các trường THCS thuộc Quận 4 TPHCM,
tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục giới tính tại các trường THCS
thuộc quận.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn các cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh để thu nhận
thông tin về các biện pháp quản lý việc thưc hiện chương trình, nhận thức và giải quyết tình huống
trong quá trình GDGT.
- Phương pháp quan sát: qua quan sát tiết dạy có nội dung GDGT môn Sinh, môn GDCD) người
nghiên cứu rút ra kết luận về hiệu quả và việc thực hiện chương trình GDGT thông qua các bài dạy
GDGT .
- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến các chuyên gia về lĩnh vực tâm lý, giáo dục để có được những ý
kiến khách quan về thực trạng của hoạt động giáo dục giới tính tại các trường THCS hiện nay.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu : đối tượng phát phiếu là cán bộ quản lý 6 trường THCS, giáo viên
các môn Sinh, Giáo dục công dân tòan Quận, học sinh lớp 9 và phụ huynh của các học sinh tham gia ý
kiến thuộc các trường THCS Quận 4.
+ Cỡ mẫu nghiên cứu:
Đối với BGH các trường THCS, giáo viên môn Sinh và môn Giáo dục công dân: cỡ mẫu nghiên
cứu là tòan bộ dân số nghiên cứu (15 người là BGH, 11 người là giáo viên GDCD, 18 giáo viên
môn Sinh). Tổng số 44 người . Một số nội dung khảo sát việc thực hiện chương trình môn
GDCD thuộc chương trình khối 8 và 9 nên chỉ khảo sát đối với 6 giáo viên môn GDCD .
Đối với đối tượng là học sinh, phụ huynh học sinh: do đối tượng rộng và mục tiêu nghiên cứu
chỉ dừng lại ở mức định tính do đó chọn ngẫu nhiên mỗi trường 35 phụ huynh và 35 học sinh.
Tổng cộng dân số nghiên cứu là 198 phụ huynh và 200 học sinh.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê:
Số liệu được thu thập và phân lọai theo từng tiêu chí nghiên cứu.
Dùng phương pháp thống kê mô tả để tính tần số và độ lệch các tiêu chí, mối tương quan giữa
các yếu tố.
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Chỉ tìm hiểu thực trạng quản lý công tác giáo dục giới tính hiện nay tại 6 trường THCS Công
lập và Công lập tự chủ tài chính thuộc Quận 4 TPHCM THCS Vân Đồn, THCS Tăng Bạt Hổ A, THCS
Khánh Hội A, THCS Nguyễn Huệ, THCS Chi Lăng. THCS Quang Trung)
7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Công tác giáo dục giới tính ở các trường THCS tại Quận 4 đã được triển khai khá tốt song còn
một số thiếu sót về việc thực hiện chương trình giáo dục về hiệu quả, chất lượng, về nhân sự, về cơ sở
vật chất.
Cần có một số biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục giới tính tại các trường.
PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Sơ lược lịch sử giáo dục giới tính trên thế giới
Vấn đề giới tính và giáo dục giới tính đã được xem xét từ lâu. Vào thời kỳ tiền khoa học người
ta xem xét giới tính và GDGT theo quan điểm tôn giáo và đạo đức thời đó. Vào thời kỳ này, việc
GDGT cho trẻ em ít nhiều được chính thức hóa, người ta đã chú ý dạy dỗ cho các em gái theo mô hình
giống bà và mẹ, còn dạy dỗ các em trai theo mô hình của ông và bố.Ở các nước phương Đông như
Trung Quốc và Nhật Bản, người ta dạy trẻ em gái phải phục tùng bố mẹ trong hôn nhân theo kiểu “áo
mặc sao qua khỏi đầu”, phải giữ gìn trinh tiết, quan hệ nam nữ tuân thủ nghiêm nghặt theo lời dạy “
nam nữ thụ thụ bất thân” Ở các nước phương Tây, người lớn hoàn toàn không nói đến cuộc sống
tình dục với trẻ em.
Ở thế kỷ XIX, tình yêu xác thịt và tình dục bị cấm kỵ một cách gay gắt. Đến đầu thế kỷ XX, nhu
cầu GDGT bắt đầu được chú ý và đề cao. Việc nghiên cứu giới tính lúc này bắt đầu được nghiên cứu
một cách nghiêm túc và khoa học. Có thể kể đến “một số nhà khoa học như J. Bachocen (Thụy Sĩ),
J.Mac Lenan (Anh), E. Wetermach (Phần Lan), Lewis Henry Morgan (Mỹ), X.M. Kovalevxki (Nga)
không những đã gắn sự phát triển quan hệ tính dục với các dạng hôn nhân và gia đình, mà còn gắn
cả với những yếu tố khác của chế độ xã hội và văn hóa” [26, 9]. Ngoài ra còn có thể kể đến một số
công trình nổi tiếng như: “Những rối loạn tình dục” được coi là cuốn sách nghiên cứu về giới tính đầu
tiên của nhà tâm lý học người Áo Krapht Ebing, xuất bản năm 1886; ba bài thảo luận về “lý thuyết tính
dục” của nhà tâm lý học người Áo gốc Tiệp Sigmund Freud, xuất bản 1905, “ Ứng xử tình dục của đàn
ông” của Kingsey xuất bản 1948
Năm 1921, tại Mỹ một Ủy ban liên ngành được thành lập để nghiên cứu các vấn đề tính dục. Ủy
ban này đã hỗ trợ cho H.Kingsey cùng các cộng sự của ông nghiên cứu một cách khá toàn diện và khoa
học trên quy mô rộng về các định hướng tâm lý tính dục và hành vi của con người. “Bản phúc trình của
Kingsey” đã được biên soạn dựa trên những tài liệu phong phú của trên 10 ngàn cuộc điều tra khoa học
khác nhau, đã được nhiều người biết đến.
Nối tiếp công trình của H. Kingsey là công trình của W.Masters và V.Johnson, vào năm 1954.
Các tác giả này đã tập trung vào việc phát hiện các chuẩn mực trong tính dục. Công trình này đã được
công bố năm 1966 (sau 11 năm nghiên cứu), đã cung cấp những tham số sinh lý đáng tin cậy về đời
sống tính dục của con người.
Ở Nga, những công trình nghiên cứu từ năm 1903 đến 1904 của D.N. Zabanov và V.I.
Iakovenko mang tên “ Cuộc điều tra tính dục” đã được tiến hành trong sự cấm đoán của Nga hoàng.
Trên 6000 bản điều tra được phát ra, nhưng đa số bị cảnh sát tịch thu, chỉ còn 324 bản và công trình
nghiên cứu được công bố năm 1922.
Ngay từ những năm 1920 của thế kỷ XX, V.I. Lênin đã nói: “Cùng với việc xây dựng chủ nghĩa
xã hội, vấn đề quan hệ giới tính, vấn đề hôn nhân gia đình cũng được coi là cấp bách.”[26,11].
A.X.Makarenko viết: “ Đạo đức xã hội đặt ra những vấn đề về giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên.
Sinh hoạt giới tính của con người liên quan mật thiết với việc giáo dục về tình yêu, về đời sống gia
đình tức là mối quan hệ giữa nam và nữ, mối quan hệ dẫn tới mục đích hạnh phúc của con người,
không thể quên giáo dục loại tình cảm đặc biệt đó về giới tính.”[26,12]. Các nhà khoa học cũng đã đưa
ra nhiều ý kiến rất cụ thể về nội dung, phương pháp giáo dục giới tính. I.X.Kon khẳng định: “Chuẩn bị
cho nam nữ thanh niên bước vào cuộc sống gia đình đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống giáo dục đạo đức
và giáo dục giới tính”[15,19], A.X.Makarenko cho rằng, thanh niên cần phải “ học tập cách yêu đương,
phải học tập để hiểu biết tình yêu, phải học tập cách sống hạnh phúc, và như thế có nghĩa là học tập để
biết tự trọng, học tập để biết cái vinh hạnh được làm người” [26,12].
Từ năm 1968, hầu hết các địa phương của Liên Xô bắt đầu chú ý tổ chức việc hướng dẫn và tổ
chức giáo dục điều trị, hướng dẫn các vấn đề về giới tính, nhất là đời sống tình dục và quan hệ hôn
nhân. Việc nghiên cứu và điều trị những bệnh về tính dục đã được tiến hành. Tầm quan trọng của việc
“ cần phải phát triển và hoàn thiện nội dung, phương pháp giáo dục giới tính phù hợp với đạo lý” đã
được thừa nhận tại kỳ họp liên tịch giữa Viện hàn lâm khoa học y học và Viện hàn lâm khoa học giáo
dục Liên Xô 1971, và tại cuộc “ Hội thảo quốc tế của các nước xã hội chủ nghĩa về kế hoạch hóa gia
đình, giáo dục giới tính, về vợ chồng và gia đình tại Varsava” năm 1977.Mục đích của việc nghiên cứu
về giới tính là nhằm tìm hiểu và cung cấp một cách khoa học các kiến thức vững chắc về khoa học giới
tính và giáo dục giới tính, từ đó giáo dục cho thế hệ trẻ quan niệm tiến bộ và có trách nhiệm về tình
yêu như Sukhomlinxki đã nêu: “Yêu là thời kỳ khởi đầu của việc làm cha làm mẹ. Yêu có nghĩa là cảm
thấy một trách nhiệm lớn lao đối với người khác, với người mình yêu và với người mình sẽ tạo
ra”[26,12]
Theo đó, công tác giáo dục giới tính bắt đầu được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Cụ thể
có thế biết đến một số nước sau:
Ở Đức: Vấn đề giáo dục giới tính được tiến hành rộng rãi từ những năm 1960. Từ năm 1974,
một chương trình giáo dục giới tính đã được xây dựng rất tỉ mỉ cụ thể, dạy cho học sinh phổ thông từ
lớp 8, với 15 chủ đề khác nhau và trên 20 sách tham khảo được qui định .
Ở Mỹ: ngay từ cấp 1, giáo dục giới tính với học sinh Mỹ đã quen thuộc như một môn học chính
thức . Những bài học đầu tiên là về cấu tạo, chức năng các “ cơ quan giới tính” của cả học sinh nam và
học sinh nữ, tiếp đến là những biến đổi của cơ thể khi lớn lên khi bước vào tuổi dậy thì. Các hiện tượng
đặc thù về giới tính của từng giai đọan phát triển tâm sinh lý cơ thể đều được lý giải một cách tường
tận từ nguyên nhân đến những trục trặc có thể xảy ra. Lớp 6, lớp 7 học sinh đã hiểu thế nào là “ tình
dục an tòan” và các biện pháp tránh thai hiệu quả. Học sinh hiểu khá rõ về cơ thể mình và những biến
đổi ngay cả khi nó chưa đến.
Ở Anh: Theo một đạo luật mới được ban hành ở Anh Quốc, giáo dục giới tính sẽ trở thành môn
học bắt buộc trong giáo trình giảng dạy của tất cả các trường học trên tòan nước Anh. Hiện tại, chỉ có
học sinh 11 tuổi trở lên mới phải trau dồi môn học mới mẻ này. Thế nhưng từ năm 2010 trở đi, ngay cả
các em 5 tuổi cũng sẽ được giảng dạy những điều căn bản về khoa giải phẫu cũng như quan hệ nam nữ.
Sở dĩ việc giáo dục giới tính được đưa vào giảng dạy sớm như vậy ở Anh là vì so với tất cả các nước
châu Âu, quốc gia này hiện phá kỷ lục về số thiếu nữ vị thành niên mang thai.
Ở Trung Quốc: Hình thức giáo dục giới tính tại Trung Quốc là một bài học dài 45 phút, xen kẽ
vào môn vệ sinh thường thức trong năm thứ hai của cấp 2. Nhiều thầy giáo không biết giảng dạy bài
học này thế nào cho tốt nhất mà không bị phê là “ vẽ đường cho hươu chạy”. Bản thân một số giáo
viên cũng dị ứng với đề tài nhạy cảm này.
Ở Nhật Bản: chính sách giáo dục giới tính truyền thống của Nhật Bản được gọi là “giáo dục
thuần khiết”. Năm 1947, Bộ Giáo Dục Nhật Bản ra văn bản “ Về việc thực thi giáo dục thuần
khiết”.Năm 1949, cho ra tiếp “ Những điều cơ bản về giáo dục thuần khiết”. Năm 1955, “Đề án thí
điểm thực thi giáo dục thuần khiết” ra đời. Đáng lưu ý rằng trong 3 lần liên tiếp, từ “giáo dục thuần
khiết” được sử dụng lặp lại. Trong khi đó, từ “giáo dục giới tính” được sử dụng khá thận trọng. Nói
chung, tuy từ “giáo dục giới tính” chỉ bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ năm 1966, trong văn bản mới
nhất liên quan đến giáo dục giới tính lưu hành từ năm 1986 với tiêu đề “Về vấn đề giáo dục giới tính
cho học sinh” của Bộ Giáo Dục Nhật Bản, từ “ giáo dục giới tính” vẫn được coi là có ý nghĩa tiêu cực.
Giáo dục kinh nguyệt (nếu kinh nguyệt dài hơn một thời kỳ nhất định có thể có thai) được phổ cập
rộng rãi. Giáo dục này được phổ biến cho học sinh tiểu học lớp 6 (tương đương lớp 6 ở Việt Nam) và
thậm chí tiến hành đối với học sinh nhỏ tuổi hơn. Học sinh nữ được đưa vào phòng kín, tắt điện và
chiếu video. Tuy nhiên đây là giáo dục giới tính đầu tiên và cũng là giáo dục giới tính cuối cùng! Đối
với học sinh nam cũng có giáo dục giới tính tương tự. Gần đây, việc GDGT cho học sinh nam và học
sinh nữ được tiến hành chung. Cả học sinh nam và học sinh nữ được đưa vào phòng tối, chiếu video
hay slide hướng dẫn cách dùng các dụng cụ tránh thai. Giáo dục giới tính ớ Nhật biến chuyển từ nửa
đầu của những năm 1980. Do sự ảnh hưởng của AIDS, trường hợp đầu tiên được xác định dương tính
là năm 1985. Từ đó đến nay, nhà nước và các tổ chức phi chính phủ khác đã phát hành nhiều tờ rơi liên
quan đến AIDS. Trong số đó, khá nhiều tờ rơi nhằm tới đối tượng trung học cơ sở. Bao cao su được
khuyến khích sử dụng vừa với mục đích tránh thai, giáo dục giới tính cũng nhấn mạnh rằng nó là công
cụ phòng chống AIDS.
Như vậy các vấn đề giới tính và giáo dục giới tính ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới
quan tâm. Tuy cách thức tiến hành có khác nhau song đều hướng đến mục tiêu chung là kết hợp giáo
dục những hiểu biết về giới tính, tình yêu, tình dục với giáo dục ý thức trách nhiệm đối với tình yêu,
giáo dục đạo đức, xây dựng gia đình tốt đẹp, lành mạnh, phòng các loại bệnh liên quan đến giới tính
như A.X. Makarenko đã nói: “Chúng ta phải giáo dục con em chúng ta làm sao cho các em có thái độ
đối với tình yêu như đối với một tình cảm nghiêm túc và sâu nặng, để các em sẽ được hưởng khoái
cảm của mình, tình yêu của mình, hạnh phúc của mình trong khuôn khổ gia đình”. Đó chính là nền
tảng của đạo đức xã hội và sự bền vững của xã hội trong tương lai.
1.1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu GDGT ở Việt Nam
Ở Việt Nam, những năm đầu của thập kỉ 1980, vấn đề GDGT cho lứa tuổi vị thành niên vẫn còn
bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán lâu đời và bị coi là điều “cấm kị”. Rất nhiều người cảm thấy “
xấu hổ” khó khăn khi nói về tình dục, giới tính. Các thầy cô giáo, tổ chức Đoàn thanh niên và các tổ
chức xã hội gần như chưa được trang bị kiến thức đầy đủ để có thể tham gia giáo dục hay tư vấn về các
vấn đề giới tính cho học sinh, thậm chí lại có quan điểm là không nên nhồi nhét vào đầu óc trẻ thơ
những điều không tốt. Chính những quan niệm bảo thủ trên đã làm cho trẻ kém hiểu biết về giới tính,
phải đối mặt với những nguy cơ, rủi ro trong quan hệ tình dục không an toàn, về sự mang thai ngoài ý
muốn.
Từ năm 1984, khi chỉ thị 176A ngày 24 tháng 12 năm 1984 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
nêu rõ: “Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ
chức liên quan xây dựng chương trình chính khóa và ngoại khóa nhằm bồi dưỡng cho học sinh những
kiến thức khoa học về giới tính, về hôn nhân gia đình và nuôi dạy con cái ” thì công tác GDGT cho học
sinh sinh viên được quan tâm hơn, tập trung cho đối tượng sinh viên các trường Đại học.Từ năm 1985,
những công trình nghiên cứu của các tác giả về giới tính, về tình yêu, hôn nhân gia đình đã bắt đầu
được công bố. Các tác giả Đặng Xuân Hoài, Trần Trọng Thủy, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Thị Đoan,
Nguyễn Thị Tho, Bùi Ngọc Oánh, Lê Nguyên, Phạm Ngọc, Minh Đức đã nghiên cứu nhiều vấn đề,
nhiều khía cạnh chi tiết của giới tính và giáo dục giới tính. Nhiều công trình nghiên cứu về giới tính,
tình yêu, hôn nhân gia đình, nhiều cuộc điều tra về tình yêu và đời sống hôn nhân gia đình đã được tiến
hành từ năm 1985 đến nay, bước đầu làm cơ sở cho việc giáo dục giới tính cho thanh niên và học sinh.
Những công trình này đã nêu lên nhiều vấn đề rất phong phú đa dạng về vấn đề giới tính và giáo dục
giới tính ở Việt Nam.[26,15].
Đến năm 1988, các dự án thử nghiệm VIE/ 88/P10 (giáo dục dân số ở các trường phổ thông và
sư phạm) VIE/88/P09 (giáo dục đời sống gia đình và GDGT), rồi đến VIE/94/P01 nâng cao và hoàn
chỉnh chương trình nói trên. Các chương trình thử nghiệm về giáo dục đời sống gia đình và GDGT đã
được đại đa số học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh chấp nhận.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giáo sư Trần Trọng Thủy và Giáo sư Đặng Xuân Hoài, đề án đã
được tiến hành rất thận trọng và khoa học, nghiên cứu khá sâu rộng nhiều vấn đề như: quan niệm về
tình bạn, tình yêu, hôn nhân, nhận thức về giới tính và giáo dục giới tính của giáo viên, học sinh, phụ
huynh ở nhiều nơi trong cả nước, để chuẩn bị tiến hành giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông từ
lớp 9 đến lớp 12.
Từ khoảng năm 1990, ở Việt Nam đã có nhiều dự án Quốc gia, nhiều đề tài liên kết với các
nước, các tổ chức quốc tế nghiên cứu về giới tính và những vấn đề có liên quan như: Giáo dục sức
khỏe sinh sản; giáo dục về tình yêu trong thanh niên, học sinh; giáo dục đời sống gia đình;giáo dục giới
tính cho học sinhViệc nghiên cứu giới tính và giáo dục giới tính đã được sự quan tâm nhiều của Nhà
nước, Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Bộ Y tế, các nhà khoa học và các bậc phụ huynh. Để hoạt động giáo
dục giới tính đạt được kết quả, PGS. TS Bùi Ngọc Oánh