Chủ đề năm học từ năm học 2008-2009, được xác định là "Năm học đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực ", nhằm triển khai phong trào "2 TXây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực2 T" theo Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 và
Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phù hợp với các
loại hình trường.
“Thân thiện” ở đây có nghĩa là thầy cô phải giống như người cha, người mẹ thứ hai
của học sinh - người dẫn dắt các em vào đời. Thầy cô phải gần gũi, thân mật, tạo niềm tin,
giúp các em phấn đấu học tập tốt vì nếu có sự ngăn cách, các em sẽ khó học tập tốt môn học
đồng thời cũng khó phấn đấu rèn luyện nhân cách của mình. Các nhà quản lý giáo dục đều
thống nhất rằng mục tiêu của “học sinh tích cực” là học sinh được tham gia các hoạt động
trong nhà trường một cách chủ động, năng nổ, được bộc lộ quan điểm, rèn luyện các kỹ
năng và hình thành quan hệ tốt trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè. Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực là phong trào thi đua được phát động sâu rộng trong phạm vi cả
nước. Tại cuộc sơ kết một năm thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực", Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: “Phong trào này, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục mà còn góp phần lưu giữ phát triển truyền thống văn hóa dân tộc. Năm học mới
này, phong trào cần được nhân rộng hơn với nhiều chủ đề mới gắn với các sự kiện của đất
nước”.
89 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường trung học phổ thông ở TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
L ý Thị Hồng Thắm
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC XỬ LÝ
HỌC SINH VI PHẠM KỶ LUẬT TẠI MỘT SỐ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ở TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
L ý Thị Hồng Thắm
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC XỬ LÝ
HỌC SINH VI PHẠM KỶ LUẬT TẠI MỘT SỐ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ở TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VÕ VĂN NAM
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
MỤC LỤC
3TMỤC LỤC3T ................................................................................................................ 3
3TMỞ ĐẦU3T ................................................................................................................... 5
3T1. Lý do chọn đề tài3T ......................................................................................................... 5
3T2. Mục đích nghiên cứu:3T ................................................................................................. 6
3T . Khách thể & đối tượng:3T .............................................................................................. 6
3T4. Giả thuyết khoa học:3T................................................................................................... 6
3T5. Nhiệm vụ nghiên cứu:3T ................................................................................................. 7
3T6. Phương pháp nghiên cứu:3T .......................................................................................... 7
3T7. Phạm vi nghiên cứu3T .................................................................................................. 10
3TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU3T ....................... 11
3T1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:3T .................................................................................... 11
3T1.2 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:3T .................................................................... 13
3T1.2.1 “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” là gì?3T ............................................. 13
3T1.2.2 Cơ sở pháp l ý của việc xử l ý học sinh vi phạm kỷ luật:3T ...................................... 15
3T1.3. Một số khái niệm liên quan:3T .................................................................................. 17
3T1.3.1. Học sinh cá biệt:3T ................................................................................................ 17
3T1.3.2 Kỷ luật học sinh:3T ................................................................................................ 18
3T1.3.3. Quản l ý nhà nước về giáo dục:3T .......................................................................... 18
3T IỂU KẾT CHƯƠNG 13T ............................................................................................... 21
3TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC XỬ LÝ HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG VI PHẠM KỶ LUẬT TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG Ở THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH3T ............................................................................................. 23
3T2.1 Tổng quan về kinh tế - xã hội và giáo dục phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh:3T
....................................................................................................................................... 23
3T2.1.1 Đặc điểm Kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh:3T ..................................... 23
3T2.1.2 Đặc điểm về giáo dục phổ thông ở TP Hồ Chí Minh:3T ......................................... 26
3T2.2. Thực trạng quản lý việc xử l ý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường THPT
ở thành phố Hồ Chí Minh3T ............................................................................................ 29
3T2.2.1. Thực trạng giáo viên xử l ý học sinh vi phạm kỷ luật theo văn bản quy phạm pháp
luật của ngành tại một số trường THPT ở thành phố Hồ Chí Minh3T .............................. 29
3T2.2.2 Thực trạng quản l ý giáo viên xử l ý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường
THPT ở thành phố Hồ Chí Minh theo 04 chức năng quản l ý:3T ...................................... 50
3T IỂU KẾT CHƯƠNG 23T ............................................................................................... 66
3TCHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC XỬ LÝ HỌC SINH VI
PHẠM KỶ LUẬT TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH3T .............................................................................. 68
3T .1. Một số giải pháp cấp bách quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số
trường THPT thành phố Hồ Chí Minh3T ....................................................................... 68
3T .2. Một số giải pháp lâu dài trong quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật tại
một số trường THPT ở thành phố Hồ Chí Minh3T ........................................................ 70
3T .3. Khảo cứu tính khả thi của các biện pháp3T ............................................................. 72
3TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ3T ................................................................................ 81
3T ÀI LIỆU THAM KHẢO3T ..................................................................................... 88
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ đề năm học từ năm học 2008-2009, được xác định là "Năm học đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực ", nhằm triển khai phong trào "2TXây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực2T" theo Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 và
Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phù hợp với các
loại hình trường.
“Thân thiện” ở đây có nghĩa là thầy cô phải giống như người cha, người mẹ thứ hai
của học sinh - người dẫn dắt các em vào đời. Thầy cô phải gần gũi, thân mật, tạo niềm tin,
giúp các em phấn đấu học tập tốt vì nếu có sự ngăn cách, các em sẽ khó học tập tốt môn học
đồng thời cũng khó phấn đấu rèn luyện nhân cách của mình. Các nhà quản l ý giáo dục đều
thống nhất rằng mục tiêu của “học sinh tích cực” là học sinh được tham gia các hoạt động
trong nhà trường một cách chủ động, năng nổ, được bộc lộ quan điểm, rèn luyện các kỹ
năng và hình thành quan hệ tốt trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè. Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực là phong trào thi đua được phát động sâu rộng trong phạm vi cả
nước. Tại cuộc sơ kết một năm thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực", Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: “Phong trào này, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục mà còn góp phần lưu giữ phát triển truyền thống văn hóa dân tộc. Năm học mới
này, phong trào cần được nhân rộng hơn với nhiều chủ đề mới gắn với các sự kiện của đất
nước”.
Trên tinh thần đó, các trường đều có những chuyển biến tích cực, đáng mừng. Tuy
nhiên trong thực tế vẫn tồn tại một số giáo viên của một số trường tỏ ra “lạc hậu” với yêu
cầu trên. Thậm chí có nơi, có lúc còn xử l ý học sinh một cách thiếu thân thiện, làm “hao
hụt” tính tích cực vốn có và phải có ở học sinh.
Tình hình trên cho thấy, hiện nay một bộ phận giáo viên phổ thông còn lúng túng
thậm chí ứng xử sai luật trong công tác xử l ý học sinh vi phạm kỷ luật. L ý do chính là giáo
viên bộ môn và thậm chí là giáo viên chủ nhiệm lớp vẫn chưa nắm rõ văn bản Thông tư 08
(TT08) ra ngày 21.8.1988 của Bộ Giáo dục hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ
luật học sinh các trường phổ thông là văn bản quy phạm pháp luật của ngành giáo dục đào
tạo có tính bắt buộc chung trong toàn ngành, nên dẫn đến việc giáo viên không biết rõ quy
định quyền hạn và cách xử l ý của mình trong trường hợp học sinh vi phạm kỷ luật. Bức xúc
trước thực trạng của ngành giáo dục như trên dẫn đến l ý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu
khoa học: “Thực trạng quản l ý việc xử l ý học sinh trung học phổ thông vi phạm kỷ luật tại
một số trường ở thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản l ý
giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở khảo sát thực trạng quản l ý việc xử l ý học sinh trung học phổ thông vi
phạm kỷ luật ở thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đề xuất một số biện pháp để cung cấp
thông tin nhằm giúp CBQL quản l ý giáo viên hình thành ý thức đúng đắn và đầy đủ về việc
áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong xử l ý học sinh trung học phổ thông vi phạm kỷ
luật hiện nay.
3. Khách thể & đối tượng:
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Công tác quản l ý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số trường Trung học phổ thông ở
thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng quản l ý việc xử l ý học sinh Trung học phổ thông vi phạm kỷ luật ở thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay.
4. Giả thuyết khoa học:
Khi đánh giá đúng thực trạng việc quản l ý xử l ý học sinh vi phạm kỷ luật tại một số
trung học phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh thì có thể đề xuất những giải pháp phù hợp
để góp phần vào phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm của giáo viên trong xử l ý kỷ
luật học sinh làm cho tình hình xử l ý kỷ luật đúng tinh thần của phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1 Hệ thống hóa tài liệu để xác lập cơ sở l ý luận cho đề tài
5.2 Khảo sát thực trạng “quản l ý giáo viên áp dụng văn bản pháp luật trong xử l ý
học sinh phổ thông vi phạm kỷ luật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, gồm:
* Địa điểm:
- Một số trường ở khu trung tâm
- Một số trường ở vùng ven
- Một số trường ở ngoại thành
(có tính cả trường ngoài công lập)
* Đối tượng khảo sát:
- Ban giám hiệu (Cán bộ quản l ý)
- Giáo viên
- Học sinh
5.3 Đề xuất giải pháp
6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1 Phương pháp nghiên cứu l ý luận:
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu về l ý luận giáo dục; về văn bản pháp luật,
hiệu lực pháp luật về việc xử l ý học sinh vi phạm kỷ luật.
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
6.2.1 Phương pháp quan sát thực trạng việc quản l ý xử l ý học sinh vi phạm kỷ luật của
Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông đóng tại:
* Khu trung tâm: chọn một số trường thuộc một trong số quận 1, 3, 4.
* Vùng ven: chọn một số trường thuộc một trong số quận 12, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp.
* Ngoại thành: chọn một số trường thuộc một trong số huyện Hóc Môn, Bình Chánh.
6.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Khách thể điều tra: hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn,
học sinh ở trường THPT.
- Nội dung điều tra:
Thái độ, nhận thức của giáo viên, học sinh đối với việc xử l ý học sinh vi phạm kỷ
luật.
Mức độ điều chỉnh, cập nhật TT08 cho phù hợp với thời kỳ mới.
Nhận thức về sự cần thiết của việc quản lý công tác xử l ý học sinh vi phạm kỷ
luật theo quy định.
Các công tác quản lý cụ thể: dự tập huấn và tập huấn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát,
đánh giá.
Các biện pháp cụ thể để quản lý hiệu quả công tác xử l ý học sinh vi phạm kỷ luật
theo quy định.
- Mẫu điều tra: 14 trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh:
THPT Thalmann, Quận 1
THPT Lê Qúy Đôn, Quận 3
THPT Nguyễn Thị Diệu, Quận 3
THPT Nguyễn Trãi, Quận 4
THPT Võ Trường Toản, Quận 12
THPT Nguyễn Thượng Hiền, Quận Tân Bình
THPT Nguyễn Chí Thanh, Quận Tân Bình
THPT Tây Thạnh, Quận Tân Phú
THPT Trần Phú, Quận Tân Phú
THCS-THPT Đinh Tiên Hoàng, Quận Tân Phú
THPT Chu Văn An, Quận Tân Phú
THPT Nguyễn Công Trứ, Quận Gò Vấp
THPT An Lạc, Quận Bình Tân
THPT Bà Điểm, Huyện Hóc Môn.
- Bảng hỏi được phát cho khách thể nghiên cứu là 35 CBQL, 228 giáo viên, 300 học
sinh ở 14 trường Trung học phổ thông tại TPHCM.
Từ những lý luận của đề tài, chúng tôi xây dựng ba bảng hỏi như sau:
Bảng hỏi thứ nhất, dành cho khách thể điều tra chính của đề tài gồm 10 câu, phân
thành các nội dung:
- Phần 1: các câu hỏi về thực trạng áp dụng TT08 ở các trường Trung học phổ thông tại
thành phố Hồ Chí Minh, gồm các câu: câu 1 khảo sát phân loại giáo viên biết qua TT08 và
chưa biết nội dung TT08 này; câu 2, 3, 4 tìm hiểu mức độ phổ biến, thực hiện nội dung
TT08 (rất thường xuyên, thường xuyên, không thường xuyên, hiếm khi, hoàn toàn không);
câu 5 tìm hiểu thực trạng áp dụng văn bản quy phạm pháp luật ở trường.
- Phần 2: các câu hỏi về thực trạng áp dụng TT08 có những điều gì cần điều chỉnh cho
phù hợp với tình hình thực tế ở các trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, gồm
các câu:
+ Câu 6, 7, 8 tìm hiểu nhận thức và thái độ của giáo viên về việc áp dụng quy định
trong xử l ý tình huống thực tế học sinh vi phạm trong giờ học.
+ Câu 9 tìm hiểu nhận thức giáo viên về sự cần thiết của TT08 trong nghề nghiệp hiện
nay (rất cần thiết, cần thiết, không ý kiến, hơi cần thiết, không cần thiết).
+ Câu 10 tìm hiểu có hay không mức độ nhận thức sự khác biệt giữa quy định của
TT08 với thực tế áp dụng của giáo viên khi xử l ý học sinh vi phạm kỷ luật.
Bảng hỏi thứ hai, dành cho khách thể điều tra bổ trợ của đề tài là các cán bộ quản l ý
tại 14 trường Trung học phổ thông tại TPHCM. Bảng hỏi này được thiết kế với 7 câu hỏi
như sau:
- Phần 1: Câu 1 khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL về việc giáo viên áp dụng
TT08 trong khi xử l ý học sinh vi phạm kỷ luật. Câu 2,3,4: chọn lọc một số câu hỏi trong
bảng hỏi thứ nhất với mục đích để so sánh, đối chiếu với kết quả khảo sát ở bảng hỏi thứ
nhất. Đồng thời thêm câu 5 khảo sát mức độ thực hiện những yêu cầu để quản l ý công tác
xử lý học sinh vi phạm kỷ luật (Tốt, khá, trung bình, yếu, kém); câu 6 khảo sát thực trạng
mức độ CBQL áp dụng các biện pháp để quản l ý công tác xử lý học sinh vi phạm tại trường
của họ (rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng, không, hoàn toàn không); câu 7
khảo sát kiến nghị của CBQL nhằm quản l ý tốt công tác xử l ý học sinh vi phạm kỷ luật
trong trường THPT.
- Phần 2: Các câu hỏi về thông tin cá nhân của CBQL , gồm các câu hỏi thu thập thông
tin về họ tên, đơn vị công tác, chuyên môn giảng dạy, trình độ đào tạo, giới tính, thâm niên
công tác, chức vụ của CBQL.
Bảng hỏi thứ ba, gồm 3 câu hỏi. Bảng hỏi này được phát cho 300 học sinh ở một số
trường Trung học phổ thông tại TPHCM. Trong đó, câu 1 tìm hiểu thực thực trạng nhận
thức của học sinh về việc triển khai “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của
Bộ Giáo dục và Đào tạo (đồng ý); câu 2 tìm hiểu mức độ thực hiện các hình thức xử l ý học
sinh vi phạm kỷ luật ở trường học sinh đang học (có, không); câu 3 tìm hiểu về những kiến
nghị của học sinh về việc xử l ý học sinh vi phạm kỷ luật cho phù hợp với tinh thần “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo (kiến nghị).
Kết quả thu được từ bảng hỏi thứ hai và bảng hỏi thứ ba là cơ sở để nhận định về
mức độ phù hợp giữa công tác quản lý việc xử l ý học sinh vi phạm kỷ luật theo TT08 của
CBQL với nhận định của giáo viên và học sinh.
6.2.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
• Lấy ý kiến về việc lựa chọn các nội dung cần thiết để điều chỉnh TT08 nhằm giúp giáo
dục học sinh Trung học phổ thông khi các em vi phạm kỷ luật.
• Lấy ý kiến về biện pháp kiểm tra và cách thức đánh giá hiệu quả công tác giáo viên xử lý
học sinh vi phạm kỷ luật theo đúng tinh thần TT08 hướng dẫn.
• Lấy ý kiến về việc bổ nhiệm giáo viên chuyên tham vấn tâm lý cho học sinh.
Cụ thể:
• Lấy ý kiến CBQL, Thanh tra Sở Giáo dục – Đào tạo về việc lựa chọn các nội dung cần
thiết để điều chỉnh TT08 nhằm giáo dục học sinh Trung học phổ thông khi các em vi
phạm kỷ luật.
• Lấy ý kiến CBQL, Thanh tra Sở Giáo dục – Đào tạo về biện pháp kiểm tra và cách thức
đánh giá hiệu quả công tác giáo viên xử lý học sinh vi phạm kỷ luật theo đúng tinh thần
TT08 hướng dẫn.
• Lấy ý kiến CBQL về việc bổ nhiệm giáo viên chuyên tham vấn tâm lý cho học sinh.
6.2.4 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS for Windows phiên bản 11.5 để xử lý thống kê làm cơ sở
để bình luận số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng quản lý việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật theo
đúng tinh thần TT08 hướng dẫn ở 14 trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Quá trình nghiên cứu cũng như kết quả của đề tài chỉ tiến hành và áp dụng trong
phạm vi thành phố Hồ Chí Minh.
Việc nghiên cứu thực trạng quản lý việc xử lý học sinh trung học phổ thông vi phạm
kỷ luật đáp ứng những yêu cầu thực hiện năm chủ điểm chú trọng giáo dục toàn diện học
sinh và phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Trường học thân thiện (Child-friendly 4Tschool4T) là mô hình trường do Quỹ Nhi đồng
Liên hợp quốc (UNICEF) đề xướng từ những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 và đã được triển
khai có kết quả tốt ở nhiều nước trên thế giới với những đặc điểm do UNICEF đưa ra.
Những dự án này được thực hiện ở một số nước Đông Nam Á và một số nước phát triển.
Ở Việt Nam, từ năm 2001, phối hợp với UNICEF, Bộ đã làm thí điểm nhiều năm
nay ở 50 trường tiểu học và THCS (trong đó có một số trường ở TP.HCM). Từ kết quả thí
điểm, Bộ chủ trương tiến hành đại trà trong năm học 2008 - 2009 ở tất cả các trường tiểu
học và THCS trong toàn quốc, rồi phát triển đến tất cả các trường phổ thông cho tới năm
2013.
Mô hình này không hoàn toàn mới đối với Việt Nam. Từ những thập niên 60, 70 thế
kỷ XX, với triết lý “Đời sống học đường là cuộc sống thực của trẻ em ngay ngày hôm nay,
lúc này; chứ không chỉ chuẩn bị cho tương lai”, nên phương châm “mỗi ngày đến trường là
một niềm vui” đã được phổ biến và áp dụng ngay từ những ngày đó. Đặc biệt phương châm
này đã được bền bỉ thực hiện rất có kết quả tại Trung tâm Công nghệ giáo dục (do Hồ Ngọc
Đại làm Giám đốc).
Năm 1981, ở Hà Nội xuất hiện mô hình trường học mới do giáo sư Hồ Ngọc Đại –
người đã có một thời gian nghiên cứu và thực nghiệm tại Matxcơva – đó là trường phổ
thông cơ sở Thực Nghiệm. Với sự trưởng thành nhanh chóng của cơ quan nghiên cứu thực
nghiệm, ngày 11/8/1984, Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã ra quyết định thành lập Trung tâm
Thực Nghiệm giáo dục phổ thông trực thuộc Bộ Giáo dục. 6TNăm 1988, Trung tâm đã có
trường thực nghiệm với đủ các cấp, từ tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông.
Năm 1992, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định đổi tên Trung tâm thực nghiệm giáo dục
phổ thông thành Trung tâm công nghệ giáo dục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ đó,
Trung tâm trở thành một cơ quan nghiên cứu và thực nghiệm6T được trang bị đầy đủ trang
thiết bị hiện đại. Triết lý của trung tâm chính là: “Đi học là hạnh phúc. Mỗi ngày đến
trường là náo nức một niềm vui”. Qua một thời gian dài, trung tâm có trên 207 cán bộ giáo
viên, nhân viên và hơn 2.000 học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12 của hệ thống Trường Thực
nghiệm.
Giáo dục Thực nghiệm đã được triển khai công nghệ tới 43 tỉnh, thành và vùng sâu
vùng xa. Hồ Ngọc Đại nói rằng: "Cái gì tự nhiên là cái đáng tin nhất. Càng tự nhiên càng vĩ
đại. Trung tâm đã nghiên cứu một mô hình nhà trường mới theo khả năng phát triển tối ưu
của trẻ em Việt Nam bằng giáo dục thực nghiệm".
Như vậy, những vấn đề lý thuyết có liên quan đến trường học thân thiện đã được đề
cập đến từ năm học 1992 – 1993 và mô hình này đã được bền bỉ thực hiện và có kết quả tốt
tại Trung tâm Công nghệ giáo dục của Hồ Ngọc Đại làm Giám đốc. Sau đó, được áp dụng
rộng rãi ở nhiều tỉnh trong cả nước khi đề tài khoa học cấp nhà nước “Mô hình nhà trường
mới theo khả năng phát triển tối ưu của trẻ em Việt Nam bằng giáo dục thực nghiệm” được
nghiệm thu với kết quả đánh giá tốt.
Tuy nhiên sau nhiều lần thay Bộ trưởng, vì những lẽ khác nhau nên mô hình trên đã
bị lãng quên. (Giữa “trường học thâ