Trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của đất nước, cùng với việc đẩy
mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, Đảng và nhà nước ta đã đặc biệt chú
trọng phát triển sự nghiệp GD&ĐT. Giáo dụcvà Đào tạocùng với khoa học và công
nghệ được xem là quốc sách hàng đầu trong giai đoạn cách mạng mới của đất
nước.Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2010-2020 đã khẳng định “phát
triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt
Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc
tế. Trong đó, đổi mới cơ chế quản lí giáo dục là khâu then chốt”. Trong mục tiêu
giáo dục phổ thông nói chung và mục tiêu giáo dục tiểu học nói riêng được xác
định rõ là: Đào tạo thanh thiếu niên học sinh phát triển toàn diện về các mặt: Đức,
Trí, Thể, Mỹ, Kỷ, trở thành những công dân tốt, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đội ngũ giáo viên trong các nhà trường
được xác định là lực lượng nòng cốt, là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng và
hiệu quả của Giáo dục và Đào tạo. T
115 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng sử dụng đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Ngọc Huỳnh
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
HUYỆN BÙ GIA MẬP TỈNH BÌNH PHƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thành Phố Hồ Chí Minh - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Ngọc Huỳnh
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNGTIỂU HỌC
HUYỆN BÙ GIA MẬP TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VÕ THỊ BÍCH HẠNH
Thành Phố Hồ Chí Minh - 2014
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý Thầy, Cô, Lãnh đạo Trường
ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, phòng SĐH, Khoa Tâm Lý - Giáo Dục, các phó Giáo sư,
Tiến sĩ đã tham gia giảng dạy và tạo điều kiện để tôi hoàn thành lớp cao học QLGD
khóa 23.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến Tiến sĩ Võ Thị
Bích Hạnh - người đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến BGH và tập thể thầy, cô giáo các trường tiểu
học (Trường Tiểu Học Long Phú, Trường Tiểu Học Phú Riềng A, Trường Tiểu
HọcPhú Riềng B, Trường Tiểu Học Phú Trung, Trường Tiểu Học Bù Nho, Trường
Tiểu Học Long Tân, Trường Tiểu Học Lê Hoàn), nơi tác giả chọn nghiên cứu, các
bạn học và người thân Tất cả đã ủng hộ quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện hỗ trợ về
tinh thần, vật chất và các điều kiện để tôi có thể hoàn thành khóa học và thực hiện
thành công đề tài của mình.
Mặc dù trong thời gian thực hiện luận văn, tôi đã có rất nhiều cố gắng nhưng
chắc chắn luận văn này còn nhiều thiếu sót mong sự giúp đỡ, góp ý của quí Thầy,
Cô và các bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2014.
Phạm Ngọc Huỳnh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu Chú giải
BGH Ban giám hiệu
CBQL Cán bộ quản lí
ĐHSP Đại học sư phạm
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GV Giáo viên
HĐDH Hoạt động dạy học
HS Học sinh
KP Khối phó
KT Khối trưởng
N Số lượng
Nxb Nhà xuất bản
QLGD Quản lí giáo dục
QLGV Quản lí giáo viên
QLTH Quản lí trường học
SĐH Sau đại học
TH Tiểu học
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
XHCN Xã hội chủ nghĩa
% Phần trăm
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 4
3.1. Khách thể nghiên cứu .......................................................................................... 4
3.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 4
4. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 4
6. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 5
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SỬ DỤNG ĐỘI NGŨGIÁO VIÊN
TIỂU HỌC ....................................................................................................................... 8
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................................ 11
1.3. Lý luận về việc sử dụng đội ngũ giáo viên tểu học ................................................ 18
1.4. Nội dung của việc sử dụng đội ngũ giáo viên tiểu học .......................................... 26
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ VIỆC SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA
HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÙ GIA MẬP TỈNH BÌNH
PHƯỚC ......................................................................................................................... 35
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................................. 35
2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học của huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước .. 39
2.3. Thực trạng sử dụng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường tiểu học huyện
Bù Gia Mập tỉnh Bình phước ........................................................................................ 48
2.4. Nhận xét chung về thực trạng công tác sử dụng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng
các trường tiểu học huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước ............................................. 63
2.5. Nguyên nhân thực trạng sử dụng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường
tiểu học huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước ............................................................... 65
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ VIỆC SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÙ GIA MẬP TỈNH
BÌNH PHƯỚC ............................................................................................................... 69
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp .................................................................................... 69
3.1.2. Cơ sở nghiên cứu thực trạng sử dụng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các
trường tiểu học huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước............................................... 72
3.2. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đội ngũ giáo viên tiểu học ở một số trường tiểu
học huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước ...................................................................... 73
3.3. Khảo sát về tính khả thi của các giải pháp ............................................................. 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 95
1. Kết luận ...................................................................................................................... 95
2. Kiến nghị ................................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 99
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Các bước để kế hoạch sử dụng đội ngũ giáo viên thành công ................ 28
Sơ đồ 1.2. Nguyên tắc của sự lãnh đạo có tầm nhìn ................................................ 30
Sơ đồ 1.3. Bốn bước trong kiểm tra quản lí ............................................................ 32
Bảng 2.1. Thống kê số trường, số lớp, số học sinh tiểu học giai đoạn 2009-2014 .. 36
Bảng 2.2. Thống kê tỷ lệ học sinh trên một lớp học ................................................ 37
Bảng 2.3. Thống kê hiệu suất đào tạo của huyện từ năm 2009-2014 ...................... 38
Bảng 2.4. Thống kê số lượng giáo viên tiểu học từ năm 2009-2014 ....................... 39
Bảng 2.5.1. Đánh giá số lượng giáo viên ................................................................. 41
Bảng 2.5.2. Đánh giá số lượng giáo viên theo thâm niên ........................................ 42
Bảng 2.5.3. Đánh giá số lượng giáo viên của cán bộ quản lí và giáo viên .............. 44
Bảng 2.6. Đánh giá cơ cấu đội ngũ giáo viên ........................................................... 45
Bảng 2.7. Đánh giá về chất lượng đội ngũ giáo viên ............................................... 46
Bảng 2.8.1. Đánh giá về mức độ sử dụng đội ngũ giáo viên tại các trường tiểu
học huyện Bù Gia Mập ......................................................................... 48
Bảng 2.8.2. So sánh đánh giá về mức độ sử dụng đội ngũ giáo viên giữa cán bộ
quản lí và giáo viên .............................................................................. 49
Bảng 2.9.1. Khảo sát việc lập kế hoạch sử dụng đội ngũ giáo viên. ........................ 50
Bảng 2.9.2. Đánh giá việc lập kế hoạch sử dụng đội ngũ giáo viên giữa CBQL
và giáo viên .......................................................................................... 52
Bảng 2.10.1. Thực trạng tổ chức thực hiện việc sử dụng đội ngũ giáo viên ............ 54
Bảng 2.10.2. Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện việc sử dụng đội ngũ giáo
viên giữa CBQL và GV ...................................................................... 56
Bảng 2.11.1. Thực trạng kiểm tra đánh giá việc sử dụng đội ngũ GV..................... 58
Bảng 2.11.2. Kiểm tra sự khác biệt trong quá trình kiểm tra đánh giá việc sử
dụng đội ngũ giáo viên giữa cán bộ quản lí và giáo viên .................. 60
Bảng 2.12. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng đội ngũ giáo viên ................ 62
Bảng 3.1.1. Kết quả đánh giá của CBQL và GV về các biện pháp và tính khả thi . 89
Bảng 3.1.2. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp................................................ 90
Biểu đồ 2.1. Hiệu suất đào tạo từ năm 2009-2014 ................................................... 38
Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ giáo viên trên lớp ......................................................................... 40
Biểu đồ 2.3. Đánh giá về số lượng đội ngũ giáo viên .............................................. 41
Biểu đồ 2.4. Đánh giá cơ cấu đội ngũ giáo viên ...................................................... 45
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của đất nước, cùng với việc đẩy
mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, Đảng và nhà nước ta đã đặc biệt chú
trọng phát triển sự nghiệp GD&ĐT. Giáo dụcvà Đào tạocùng với khoa học và công
nghệ được xem là quốc sách hàng đầu trong giai đoạn cách mạng mới của đất
nước.Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2010-2020 đã khẳng định “phát
triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt
Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc
tế. Trong đó, đổi mới cơ chế quản lí giáo dục là khâu then chốt”. Trong mục tiêu
giáo dục phổ thông nói chung và mục tiêu giáo dục tiểu học nói riêng được xác
định rõ là: Đào tạo thanh thiếu niên học sinh phát triển toàn diện về các mặt: Đức,
Trí, Thể, Mỹ, Kỷ, trở thành những công dân tốt, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đội ngũ giáo viên trong các nhà trường
được xác định là lực lượng nòng cốt, là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng và
hiệu quả của Giáo dục và Đào tạo. Trước tình hình đó đòi hỏi phải có sự tăng
cường công tác quản lí và sử dụng đội ngũ GV nói chung và giáo viên tiểu học nói
riêng một cách hợp lý. Đây là nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính
chiến lược lâu dài, nhằm góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo
dục giai đoạn 2010-2020.
Trong chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2010-2020 nêu rõ
“nhân lực Việt Nam hội đủ các yếu tố cần thiết về thái độ nghề nghiệp, các năng
lực ứng xử, và tính năng động, tự lực cao đáp ứng những yêu cầu đặt ra đối với
người lao động trong xã hội công nghiệp”.
Thực tế hiện nay chúng ta thấy có rất nhiều nơi, nhiều đơn vị đang đua nhau
mở cửa, chiêu tập nhân tài, nhiều cấp và cán bộ quản lí đã dành khá nhiều thời gian
và công sức đề bồi dưỡng nhân tài. Tuy vậy, cũng còn không ít những cán bộ quản
lí coi nhẹ việc việc sử dụng hợp lý nhân tài, không sắp xếp những người dưới
2
quyền vào những cương vị thỏa đáng gây nên tình trạng lãng phí nhân tài. Trong
các cơ sở giáo dục cũng vậy, rất nhiều CBQL bỏ công sức ra tìm kiếm những giáo
viên có năng lực chuyên môn cao, kinh nghiệm trong giáo dục... nhưng cũng không
ít những CBQL khi tìm được nguồn nhân lực có kinh nghiệm thì lại sử dụng không
đúng, không phù hợp gây nên sự lãng phí rất lớn cho trường học.
Bù Gia Mập là một huyện thuộc tỉnh Bình Phước, được thành lập vào ngày 11
tháng 8 năm 2009 theo nghị quyết số 35-NQ/CP của Chính phủ và chính thức đi
vào hoạt động từ ngày 01 tháng 11 năm 2009, trên cơ sở phần còn lại của huyện
Phước Long cũ. Là một huyện mới tách với cơ sở vật chất rất khó khăn, đội ngũ
cán bộ quản lí một phần là cán bộ mới được bổ nhiệm chưa có kinh nghiệm trong
quản lí, một phần còn non yếu trong công tác sử dụng đội ngũ giáo viên. Trong khi
đó, Quyết đinh số 138/QĐ-UBND ngày 6 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh
Bình Phước về phát triển giáo dục tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và tầm nhìn đến
năm 2020 có nêu mục tiêu về giáo dục phổ thông như sau “nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện”và giải pháp sẽ là “sử dụng đãi ngộ theo tài năng và sự cống
hiến với tinh thần tôn vinh nghề dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi
học tập, bồi dưỡng ở những trường trong và ngoài nước”.
Việc bố trí, sử dụng đội ngũ GV có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến việc phát huy
vai trò của đội ngũ GV. Nếu bố trí, sử dụng hợp lý, đúng khả năng chuyên môn là
điều kiện thuận lợi để đội ngũ GV đạt hiệu quả lao động cao và phát huy được tính
tích cực, sáng tạo trong quá trình thực hiện vai trò của mình. Hiện nay, GV ở các
bậc học nói chung và bậc tiểu học của huyện Bù Gia Mập nói riêng còn rất thiếu,
nhưng để bảo đảm chất lượng Giáo dục và Đào tạovà vì lợi ích lâu dài của sự
nghiệp trồng người, CBQL giáo dục của huyện kiên quyết yêu cầu: “Không bố trí
người kém phẩm chất làm giáo viên, kể cả giáo viên hợp đồng”. Đây là quan điểm
rất quan trọng khi tuyển chọn và bố trí giáo viên. Trong bố trí, sử dụng đội ngũ GV
cần coi trọng năng lực sáng tạo thật sự về chuyên môn nghiệp vụ, đúng người, đúng
việc, cần phê phán quan điểm cho rằng cứ có bằng cấp cao thì làm việc gì cũng
3
được. Tuyệt đối không điều động những GV thuộc môn học này sang dạy môn học
khác.
Hiện nay trong các trường tiểu học của huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước
“đội ngũ GV vừa thiếu lại vừa thừa”đáng lo ngại là những tác động tiêu cực của cơ
chế thị trường cũng như quá trình chậm đổi mới các quy định không còn phù hợp
của ngành giáo dục. Điều đó làm hạn chế việc thực hiện vai trò sử dụng đội ngũ
giáo viên của CBQL. Là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng sử dụng
đôi ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. Một bộ phận giáo
viên vẫn phải kiêm nhiệm nhiều vị trí công việc trong khi vẫn còn có giáo viên phải
làm những công việc không đúng với chuyên môn của mình. Nhiều trường tiểu học
trên địa bàn huyện ở những khu vực có điều kiện khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất
còn thiếu nhiều giáo viên ở rất xa trường nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình
công tác.
Là một huyện mới được thành lập nên một bộ phận CBQL mới được bổ
nhiệm chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phân công, phân việc cho giáo viên
chưa khách quan và khoa học .
Trước yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra cho sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như
giáo dục của huyện trong thời gian tới. Các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bù
Gia Mập tỉnh Bình Phước cũng có một vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào
sự thành công chiến lược của tỉnh cũng như chiến lược phát triển giáo dục của quốc
gia. Để khắc phục được tình trạng trên, nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy hết
khả năng của ngành giáo dục trong huyện thì việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
hiện có của huyện, của các trường học là điều cực kì quan trọng, góp phần vào việc
thành công của chiến lược phát triển giáo dục của tỉnh và của quốc gia.
Với cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài
“Thực trạng sử dụng đội ngũ giáo viên của hiệu trưởngcác trường tiểu học
huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước”làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học
chuyên ngành quản lí giáo dục.
4
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng sử dụng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng tại các trường
tiểu học huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ giáo viên tại các trường trường tiểu học huyện
Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lí giáo viên nhà trường tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng sử dụng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường tiểu học
huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Mặc dù việc sử dụng đội ngũ giáo viên của HT các trường Tiểu học của
huyện Bù Gia Mập, Tỉnh Bình Phước đã đạt được một số kết quả bước đầu trong
khâu lập kế hoạch phân công, sắp xếp giờ dạy cho giáo viên. Tuy vậy, trên thực tế
việc sử dụng đội ngũ giáo viên của HT các trường tiểu học huyện Bù Gia Mập,
Tỉnh Bình Phước vẫn còn nhiều hạn chế.
Công tác tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch sử dụng đội ngũ giáo viên
của HT chưa được quan tâm đầy đủ và còn mang tính hình thức.
Công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phân công, sắp xếp giờ dạy, dự giờ của
giáo viên còn thiếu căn cứ, chưa đồng bộ và thống nhất với nhau.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa những cơ sở lý luận việc sử dụng đội ngũ giáo viên tiểu
học.
5.2. Khảo sát thực trạng sử dụng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các
trường tiểu học ở huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước.
5
5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng giáo viên trong
giai đoạn hiện nay ở huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu ở 7 Trường Tiểu Học trên địa bàn huyện:
- Trường Tiểu Học Phú Trung, xã Phú Trung, huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình
Phước.
- Trường Tiểu Học Phú Riềng A, xã Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình
Phước.
- Trường Tiêu Học Phú Riềng B, xã Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình
Phước.
- Trường Tiểu Học Long Phú, xã Bù Nho, huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình
Phước.
- Trường Tiểu Học Lê Hoàn, xã Long Tân, huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình
Phước.
- Trường Tiểu Học Long Tân, xã Long Tân, huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình
Phước.
- Trường Tiểu Học Bù Nho, xã Bù Nho, huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu
7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc
Quan điểm này được vận dụng trong nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
và nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn của đề tài. Tiếp cận quan điểm này,
giúp người nghiên cứu tìm hiểu được sử dụng đội ngũ giáo viên tiểu học là một
trong những nội dung quan trọng của quản lí trường học. Nó có mối liên hệ chặt
chẽ với các nội dung quản lí khác ở nhà trường phổ thông. Cần xem sử dụng đội
ngũ giáo viên là một hệ thống với các yếu tố hợp thành như: mục đích quản lí, nội
6
dung quản lí, phương pháp quản lí, đối tượng quản lí, hình thức và kết quả quản lí
giáo dục.
7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Sử dụng đội ngũ giáo viên được tiến hành xuyên suốt trong quá trình quản lí
ở nhà trường phổ thông. Sử dụng giáo viên bắt nguồn từ việc đảm bảo mục tiêu
giáo dục nói chung, được thực hiện trong một điều kiện không gian, thời gian, hoàn
cảnh cụ thể. Quan điểm lịch sử - logic định hướng cho người nghiên cứu thu thập
thông tin, số liệu theo đúng mục đích nghiên cứu, trình bày vấn đề một cách logic.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Xuất phát từ yêu cầu giải quyết các vấn đề thực tiễn của công tác quản lí và sử
dụng nhân sự trong tình hình kinh tế hiện nay, người nghiên cứu tiến hành nghiên
cứu trên các đối tượng liên quan để tìm hiểu được thực trạng sử dụng đội ngũ giáo
viên của Hiệu trưởng tại các trường tiểu học huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình
Phước.Nhằm đề xuất một số biện pháp quản lí phù hợp thực tiễn các trường tiểu
học huyện Bù Gia Mập.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp ng