Trong một thời gian dài, thầy cô chúng ta được trang bị phương pháp để truyền thụ
tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Với phương
pháp giảng dạy này kết quả là học sinh học tập một cách thụ động, thiếu tính độc lập,
sáng tạo trong quá trình học tập. Vì thế, việc đổi mới phương pháp dạy học để học sinh
chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu
được. Vì chỉ có đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta mới góp phần khắc phục những
biểu hiện trì trệ nghiêm trọng trong giáo dục hiện nay; mới góp phần quan trọng nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo và chỉ có đổi mới phương pháp dạy học chúng ta mới
tham gia được vào “sân chơi” quốc tế trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tiếp
cận phương pháp giáo dục mới theo quan điểm giáo dục hiện đại.
Việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường đại học, cao đẳng nói chung và
trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng nói riêng là cần thiết, cấp bách và thiết thực, phù
hợp với yêu cầu của xã hội và xu thế phát triển chung của thời đại. Định hướng đổỉ mới
phương pháp dạy học đã được xác định trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà
nước và Luật giáo dục 2005 và được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ giáo dục và đào
tạo
144 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên trường cao đẳng sư phạm Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Vương Thị Luận
THỰC TRẠNG SỰ THÍCH ỨNG VỚI ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
SƯ PHẠM SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Vương Thị Luận
THỰC TRẠNG SỰ THÍCH ỨNG VỚI ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
SƯ PHẠM SÓC TRĂNG
Chuyên ngành : Tâm lí học
Mã số : 60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ THU MAI
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa ai công bố trong bất kì công trình
nào khác.
Tác giả luận văn
Vương Thị Luận
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các Phòng ban trường Đại học
Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và Ban Giám hiệu cùng các thầy cô trường Cao
đẳng Sư phạm Sóc Trăng đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành công
trình nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Trần Thị Thu Mai,
người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè,
đồng nghiệp, những người luôn động viên, khuyến khích và giúp đỡ về mọi mặt
để tôi có thể hoàn thành công việc nghiên cứu của mình.
Tp. HCM, tháng 09 năm 2014
Tác giả luận văn
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. 3
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ 4
MỤC LỤC ............................................................................................................................. 5
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... 7
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... 8
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG VỚI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG
DẠY CỦA GIẢNG VIÊN .......................................................................................................... 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................... 6
1.1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu ở nước ngoài....................................................... 6
1.1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................... 9
1.2. Lí luận về thích ứng và thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy ....................... 13
1.2.1. Khái niệm thích ứng ..................................................................................... 13
1.2.2. Đặc điểm cơ bản của thích ứng. ................................................................... 16
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thích ứng ............................................ 16
1.2.4. Bản chất của sự thích ứng ............................................................................ 17
1.2.5. Các thành phần tâm lý của sự thích ứng ...................................................... 18
1.2.6. Đổi mới phương pháp giảng dạy .................................................................. 18
1.2.7. Thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên .................. 23
1.2.8. Biểu hiện và mức độ thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của
giảng viên ............................................................................................................... 23
1.2.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy
của giảng viên ........................................................................................................ 29
1.2.10. Giảng viên và đặc điểm tâm lý giảng viên trường CĐSP Sóc Trăng ........ 45
Tiểu Kết Chương 1 .............................................................................................................. 54
Chương 2 ............................................................................................................................. 55
THỰC TRẠNG THÍCH ỨNG VỚI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA
GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CĐSP SÓC TRĂNG ...................................................................... 55
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu .................................................................. 55
2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 55
2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu ................................................................................ 56
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ...................................................................................... 58
2.2.1. Mẫu khảo sát ................................................................................................ 58
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 58
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của
giảng viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Sóc Trăng. .............................................................. 60
2.3.1. Nhận thức của GV về đổi mới PP giảng dạy ............................................... 60
2.3.2. Thực trạng sự thích ứng với đổi mới PPGD của GV ................................... 65
2.3.3. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng ........................................................................ 77
2.3.4. Mức độ khó khăn mà GV gặp phải trong quá trình thích ứng với đổi mới
PPGD ...................................................................................................................... 82
2.4. Biện pháp nâng cao thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạycủa giảng viên
trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng .................................................................................. 88
2.4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ............................................................................................. 88
2.4.1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 88
2.4.1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 89
2.4.2. Một số biện pháp đề xuất ........................................................................................... 89
2.4.3. Tổ chức nghiên cứu tính cần thiết và khả thi của biện pháp ...................................... 95
2.4.4. Kết quả nghiên cứu tính cần thiết và khả thi của biện pháp ....................................... 95
2.4.4.1. Kết quả nghiên cứu tính cần thiết của biện pháp ..................................... 95
2.4.4.2. Kết quả nghiên cứu tính khả thi của biện pháp ....................................... 100
Tiểu Kết Chương 2 ............................................................................................................ 105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 111
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
ĐLC Độ lệch chuẩn
ĐTB Điểm trung bình
GV Giảng viên
HS Học sinh
PP Phương pháp
PPGD Phương pháp giảng dạy
QLDH Quản lý dạy học
SV Sinh viên
TBC Trung bình chung
THCS Trung học cơ sở
TW Trung ương
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Khảo sát về nhận thức của GV về vai trò và sự cần thiết của việc đổi
mới PP giảng dạy .............................................................................................. 60
Bảng 2.2. So sánh ý kiến đánh giá của GV và SV về vai trò và sự cần thiết của
việc đổi mới PP giảng dạy ................................................................................. 60
Bảng 2.3. Khảo sát nhận thức của GV về đổi mới PPGD ................................... 61
Bảng 2.4. Khảo sát nhận thức của GV về lý do đổi mới PPGD........................... 62
Bảng 2.5. So sánh đánh giá của GV và SV về lý do phải đổi mới PPGD ............ 64
Bảng 2.6. Khảo sát nhận thức của GV về mức độ quan trọng của các nội dung
thích ứng .......................................................................................................... 65
Bảng 2.7. Đánh giá mức độ biểu hiện về mặt nhận thức của GV về thích ứng với
đổi mới PPGD................................................................................................... 66
Bảng 2.8. Đánh giá mức độ biểu hiện về mặt thái độ của GV về thích ứng với đổi
mới PPGD ........................................................................................................ 67
Bảng 2.9. Đánh giá mức độ biểu hiện về mặt hành động của GV trong thích ứng
với đổi mới PPGD ............................................................................................. 67
Bảng 2.10. Nhận thức của GV về tầm quan trọng của nội dung thích ứng trong
thiết kế bài giảng .............................................................................................. 68
Bảng 2.11. Đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện nội dung thích ứng
với đổi mới thiết kế bài giảng của GV ............................................................... 69
Bảng 2.12. Nhận thức của GV về tầm quan trọng của nội dung thích ứng trong
quá trình lên lớp (tổ chức giảng dạy) ................................................................. 70
Bảng 2.13. Đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện nội dung thích ứng
trong quá trình lên lớp của GV .......................................................................... 71
Bảng 2.14. Đánh giá mức độ thường xuyên sử dụng các PPGD ở trên lớp của GV
......................................................................................................................... 72
Bảng 2.15. Nhận thức của GV về tầm quan trọng của nội dung thích ứng trong
quá trình kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của SV......................................... 73
Bảng 2.16. Đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện nội dung thích ứng
với KT – ĐG ..................................................................................................... 74
Bảng 2.17. Đánh giá của GV về tầm quan trọng của các nội dung thích ứng ............ 75
Bảng 2.18. Đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện nội dung thích ứng
với CSVC, ĐK giảng dạy của nhà trường ......................................................... 76
Bảng 2.19. Mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến sự thích ứng với đổi mới
PPGD ............................................................................................................... 77
Bảng 2.20. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố nhà trường ............... 77
Bảng 2.21. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố giảng viên ................. 79
Bảng 2.22. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố sinh viên ................... 81
Bảng 2.23. Xếp hạng thứ bậc các khó khăn trong quá trình thích ứng với đổi mới
PPGD ............................................................................................................... 82
Bảng 2.24. Đánh giá mức độ khó khăn trong quá trình soạn giảng ..................... 83
Bảng 2.25. Đánh giá mức độ khó khăn trong quá trình giảng dạy ....................... 84
Bảng 2.26. So sánh đánh giá của GV và SV về mức độ khó khăn của GV trong
quá trình giảng dạy ........................................................................................... 85
Bảng 2.27. Đánh giá mức độ khó khăn trong quá trình KT – ĐG ....................... 86
Bảng 2.28. Đánh giá mức độ khó khăn về CSVC, điều kiện giảng dạy của nhà
trường ............................................................................................................... 87
Bảng 2.29. Tự đánh giá mức độ thích ứng với đổi mới PPGD của GV..................... 88
Bảng 2.30. Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp tác động vào giảng viên
......................................................................................................................... 96
Bảng 2.31. Đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp tác động vào nhà trường ... 98
Bảng 2.32. Đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp tác động vào sinh viên ...... 99
Bảng 2.33. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp tác động vào GV .............. 101
Bảng 2.34. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp tác động vào nhà trường .... 102
Bảng 2.35. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp tác động vào sinh viên ...... 103
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong một thời gian dài, thầy cô chúng ta được trang bị phương pháp để truyền thụ
tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Với phương
pháp giảng dạy này kết quả là học sinh học tập một cách thụ động, thiếu tính độc lập,
sáng tạo trong quá trình học tập. Vì thế, việc đổi mới phương pháp dạy học để học sinh
chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu
được. Vì chỉ có đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta mới góp phần khắc phục những
biểu hiện trì trệ nghiêm trọng trong giáo dục hiện nay; mới góp phần quan trọng nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo và chỉ có đổi mới phương pháp dạy học chúng ta mới
tham gia được vào “sân chơi” quốc tế trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tiếp
cận phương pháp giáo dục mới theo quan điểm giáo dục hiện đại.
Việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường đại học, cao đẳng nói chung và
trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng nói riêng là cần thiết, cấp bách và thiết thực, phù
hợp với yêu cầu của xã hội và xu thế phát triển chung của thời đại. Định hướng đổỉ mới
phương pháp dạy học đã được xác định trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà
nước và Luật giáo dục 2005 và được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ giáo dục và đào
tạo.
Nghị quyết TW Đảng lần thứ 4 khóa VII đã đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới phương
pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học”, phải “Áp dụng những phương pháp dạy
học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết
vấn đề”[1]. Nghị quyết TW 2 khóa VIII tiếp tục khẳng định: “Phải đổi mới phương
pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy
sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện
dạy học hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên
cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học.Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào
tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”[2].
Gần đây nhất là: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành TW Đảng tại đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X của Đảng lại nhấn mạnh: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất
2
lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả
năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh”. Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI đã xác định:“Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa,
hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” và “Phát triển nhanh nguồn
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và
toàn diện nền giáo dục quốc dân” [3].
Luật giáo dục năm 2010 Điều 5.2 có nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho
người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”
[43].
Việc đổi mới phương pháp dạy học đã được phát động từ lâu nhưng kết quả thu
được còn khá khiêm tốn vì trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học giáo
viên còn gặp nhiều trở ngại tâm lý và chưa thích ứng với các phương pháp dạy học mới,
điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Do vậy việc nghiên cứu biểu hiện và
mức độ thích ứng, chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với đổi mới phương
pháp dạy học của giảng viên để từ đó đề xuất các biện pháp giúp giảng viên thích ứng tốt
hơn với đổi mới phương pháp giảng dạy là việc làm cần thiết. Tuy nhiên trên thực tế có
rất ít công trình nghiên cứu vấn đề này.
Trường CĐSP Sóc Trăng là một trường ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nên việc
tiếp cận với các phương pháp dạy học mới chưa được nhiều và kịp thời nên khi thực
hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa đạt được kết quả cao và ở một số giảng
viên còn mang tính hình thức nên nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dạy và học của
trường.
Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu chọn đề tài nghiên cứu: “Thực
trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên trường cao
đẳng sư phạm Sóc Trăng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng
viên trường cao đẳng sư phạm Sóc Trăng, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm
3
giúp giảng viên trường cao đẳng sư phạm Sóc Trăng thích ứng tốt hơn với đổi mới
phương pháp giảng dạy.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: thích ứng, phương
pháp dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, thích ứng với đổi mới phương pháp dạy
học.
3.2. Khảo sát thực trạng biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng
với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Sóc
Trăng.
Đề xuất biện pháp nhằm giúp giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng
thích ứng tốt hơn với đổi mới phương pháp giảng dạy.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của
giảng viên biểu hiện qua nhận thức, thái độ và hành động.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể chính: Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng.
Khách thể bổ trợ : Cán bộ quản lý và sinh viên.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng thích ứng với đổi mới phương
pháp giảng dạy ở mức độ khá. Mức độ thích ứng biểu hiện không đồng đều thể hiện ở
các mặt nhận thức, thái độ, hành động. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thích ứng với đổi
mới phương pháp giảng dạy của giảng viên, gồm các yếu tố chủ quan như: tâm lý lo
lắng, ngại khó ngại khổ, ngại thay đổi, lo lắng không thành công, tốn nhiều thời gian,
công sức, do tư duy thụ động, quyền lực, và các yếu tố khách quan như: điều kiện về
cơ sở vật chất, phương tiện dạy học chưa đáp ứng đủ nhu cầu người dạy.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu thực trạng sự thích ứng với đổi mới
phương pháp giảng dạy.
6.2. Về địa bàn nghiên cứu: Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng
4
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm lịch sử
Tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu để định hướng nghiên cứu lý luận và
thực tiễn.
7.1.2. Quan điểm hệ thống - cấu trúc
Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận. Nghiên cứu đề
tài (xây dựng bảng hỏi, bình luận thực trạng) được tiến hành trên cấu trúc đã được
xác định
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Nghiên cứu thực tiễn thực trạng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy
của giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng, đề xuất biện pháp phù hợp với đặc
điểm tâm lý, điều