Đứng trước tình hình đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh với sự đòi hỏi cấp
thiết của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần nguồn nhân lực có trình độ chuyên
môn cao, có khả năng vận dụng các kiến thức cũng như các kỹ năng lao động nghề nghiệp một
cách hiệu quả và sáng tạo, có kỹ năng thực hành cao. Sự phát triển nhanh của khoa học và công
nghệ, nhất là công nghệ thông tin ngày càng đòi hỏi người lao động phải cập nhật kiến thức
chính vì vậy người lao động phải có khả năng tự học để học tập suốt đời.
87 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1933 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và biện pháp quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS quận 1 - Tp Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Đặng Thị Út
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG THCS QUẬN 1 - TP HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số : 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
LỜI CẢM ƠN
- - oOo- -
Tôi xin cảm ơn quí thầy cô trường Đại học Sư phạm TP HCM đã nhiệt tình giảng dạy và
giúp đỡ tôi có được kiến thức về quản lý giáo dục.
Xin trân trọng cảm ơn cô Nguyễn Thị Bích Hạnh đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận
tình chỉ bảo, góp ý để tôi có thể hoàn tất cuốn luận văn này và đồng thời cảm ơn thầy cô là
đồng giám khảo.
Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng giáo viên một số trường ở Quận 1-TPHCM đã
giúp đỡ, cung cấp cho tôi những thông tin cần thiết để hoàn thành tốt luận văn cao học.
Tháng 7/2010.
MỞ ĐẦU
1- Lí do chọn đề tài
Đứng trước tình hình đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh với sự đòi hỏi cấp
thiết của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần nguồn nhân lực có trình độ chuyên
môn cao, có khả năng vận dụng các kiến thức cũng như các kỹ năng lao động nghề nghiệp một
cách hiệu quả và sáng tạo, có kỹ năng thực hành cao. Sự phát triển nhanh của khoa học và công
nghệ, nhất là công nghệ thông tin ngày càng đòi hỏi người lao động phải cập nhật kiến thức
chính vì vậy người lao động phải có khả năng tự học để học tập suốt đời.
Để người lao động có thể học và tự học suốt đời thì họ phải được hình thành phương
pháp học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hình thành phương pháp học cho người học
liên quan đến nhiều bình diện của hoạt động dạy học như nội dung chương trình, bản thân
người học như kiến thức, động cơ và hứng thú học, nhất là phương pháp học. Ở người dạy cũng
cần có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ sư phạm, có đạo đức tốt, môi trường học tập và
nhất là phương pháp dạy học (PPDH). Song phương pháp dạy học là bình diện dễ thay đổi và
nó nằm trong khả năng của thầy và trò. Do đó, đổi mới phương pháp là mấu chốt để hình thành
phương pháp học tập, nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với người lao
động trong tương lai.
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong nghị quyết Trung
ương 4 khóa VII (1-1993). Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996), được thể chế hóa
trong Luật giáo dục (2005). Điều 28.2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,
môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học
sinh”.
Thực tế nhiều năm qua giáo dục Việt Nam đã đổi mới phương pháp dạy học trên diện
rộng, tuy nhiên phong trào và hình thức còn mang tính bộc phát, chưa hệ thống, chưa đi vào
chiều sâu, thiếu tính ổn định nên hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân của thực trạng này có thể là
do nội dung chương trình chưa tinh giản, cơ sở vật chất chưa đồng bộ, đời sống giáo viên còn
nhiều khó khăn, tâm lí của giáo viên ngại đổi mới phương pháp, do trình độ và hiểu biết về
phương pháp dạy học mới ở giáo viên còn hạn chế, và do công tác quản lí việc đổi mới phương
pháp còn chưa mang tính khoa học, thiếu tính hệ thống, chưa phù hợp nên chưa thực sự động
viên, khuyến khích GV đổi mới PPDH một cách thường xuyên và hiệu quả.
Nghiên cứu về đổi mới PPDH có rất nhiều công trình nghiên cứu cả về lí luận và thực
tiễn. Song nghiên cứu về quản lí việc đổi mới PPDH ở THCS chỉ có những đề tài nghiên cứu ở
mức độ hẹp như những ý kiến nhỏ lẻ, cũng có một số sách tham khảo về đổi mới PPDH và một
số bài báo nói lên thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhưng chưa đưa ra giải
pháp cụ thể, vì thế cũng chưa đủ sức gióng lên hồi chuông để đổi mới phương pháp và quản lý
việc đổi mới PPDH đạt hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng dạy học hiện nay. Đã đến lúc cần
tìm hiểu thực trạng và tìm ra biện pháp thích hợp cho việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học và quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở THCS nhằm nâng đáp ứng
nguồn nhân lực cao cho xã hội, đó cũng là lý do tôi chọn đề tài.
Từ những lí do đã trình bày ở trên tôi chọn đề tài “Thực trạng và biện pháp quản lý việc
đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu.
2- Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát thực trạng đổi mới phương pháp dạy học và các biện pháp quản lý
việc thực hiện đổi mới dạy học ở trường trung học cơ sở Quận 1,TP Hồ Chí Minh, đề xuất một
số biện pháp quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS góp phần
nâng cao chất lượng đổi mới PPDH nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS.
3- Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và biện pháp quản lý việc đổi mới phương pháp
dạy học ở trường THCS.
4- Giả thuyết nghiên cứu
4.1. Việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc trung học cơ sở Quận 1 tại thành phố Hồ
Chí Minh đã thực hiện nhưng chưa thường xuyên, chưa mang tính hệ thống, nên kém hiệu quả.
4.2. Nguyên nhân của thực trạng trên có thể từ nhiều phía, trong đó, phải nói đến các
biện pháp quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường chưa hệ thống, chưa
thường xuyên và chưa phù hợp với thực tiễn dạy học ở trường trung học cơ sở Q.1.
4.3. Cần thiết đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học mang tính
hệ thống, thiết thực, toàn diện để góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS tại TP
Hồ Chí Minh.
5- Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
5.2. Khảo sát thực trạng đổi mới phương pháp dạy học và quản lý việc thực hiện đổi
mới phương pháp dạy học ở THCS tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở
THCS.
6- Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy và quản lý việc đổi mới
phương pháp dạy ở một số trường THCS Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
7- Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận
- Quan điểm hệ thống- cấu trúc
Dạy học là một hệ thống gồm nhiều thành tố có quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Phương
pháp dạy học là một trong các thành tố thuộc cấu trúc hoạt động dạy học nên khi nghiên cứu
việc đổi mới PPDH phải đặt nó trong mối quan hệ chi phối, ảnh hưởng của các yếu tố khác như
người dạy, người học, nội dung và môi trường.
- Quan điểm thực tiễn
Đổi mới PPDH và quản lí việc đổi mới PPDH phải dựa trên đặc điểm của thời đại – bùng
nổ thông tin, yêu cầu của đất nước – trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
thực tiễn giáo dục của VN cả những thành công và tồn tại, đặt trong điều kiện dạy học ở phổ
thông và THCS tại Quận 1- TP.HCM nói riêng.
- Quan điểm lịch sử
Nghiên cứu về đổi mới PPDH trong nhà trường và quản lí việc đổi mới PPDH trong
trường THCS cần đặt nó trong mối quan hệ với sự thay đổi của đất nước, sự thay đổi của giáo
dục nước nhà và việc đổi mới PPDH trong nhà trường VN trong giai đoạn hiện nay.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, so sánh, trừu tượng hóa, hệ thống hóa, tổng hợp hóa, khái quát hóa các tài liệu
liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
▪ Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò
Phiếu thăm dò gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở với thang đo 4 khoảng, thăm dò trên hai
đối tượng là cán bộ quản lý cấp trường và giáo viên THCS về nội dung thực trạng đổi mới
phương pháp dạy học, các biện pháp quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và
nguyên nhân của các vấn đề trên.
▪ Phương pháp quan sát
Chúng tôi tiến hành dự giờ để quan sát việc đổi mới PPDH trong bài dạy ở trên lớp GV.
▪ Phương pháp phỏng vấn
Để tìm hiểu sâu về quản lí việc đổi mới PPDH, chúng tôi phỏng vấn cán bộ quản lý và
giáo viên tại một số trường khảo sát.
▪ Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
Trao đổi, lấy ý kiến chuyên gia là cán bộ quản lí trường THCS, chuyên gia về PPDH để
tìm hiểu về việc đổi mới PPDH và quản lí việc đổi mới PPDH trong nhà trường sao cho hiệu
quả.
7.3. Phương pháp toán thống kê
Sử dụng phần mềm SPSS for window để xử lý số liệu nhằm định lượng kết quả nghiên
cứu.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về các PPDH phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh đã được nhiều nhà
giáo dục học trên thế giới và trong nước nghiên cứu.
Ngay từ trước công nguyên, Socrate (469-390 Tr.CN) - Hylạp, ông đã từng nêu khẩu
hiệu “Anh hãy tự biết lấy anh”, ông nêu phương pháp, trong đó người dạy chỉ giữ vai trò hướng
dẫn, giúp đỡ, còn người học tự mình tìm ra tri thức. Ông gọi phương pháp này là “Phép đỡ đẻ”.
Khổng tử (551-479 tr.CN) quan tâm đến việc kích thích tư duy cho học sinh. Ông nói
“Không tức giận vì muốn biết thì không gợi mở cho, không bực vì không rõ được thì không bày
vẽ cho. Vật có bốn góc, bảo cho biết một góc, mà không suy ra ba góc khác thì không dạy nữa”
Đến thế kỷ XVI trở đi, có rất nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra những tư tưởng
tiến bộ như Monteque (1533-1592) Người Pháp được mệnh danh là ông tổ sư phạm của Châu
Âu. Ông chủ trương giảng dạy bằng hoạt động, bằng quan sát trực tiếp, bằng sự tiếp xúc các sự
vật trong đời sống hàng ngày. Muốn giảng dạy tốt “Phải cho học sinh chạy trước mà nhận xét”
chứ không bắt buộc trẻ em nhắm mắt theo những nhận định chủ quan của người thầy.
Comensky (1592-1670) – Slovaquia. Ông đòi hỏi người thầy phải dạy thế nào để cho học
sinh thích thú học tập và có những cố gắng bản thân để nắm lấy tri thức. Ông nói : “Tôi thường
bồi dưỡng cho học sinh của tôi tinh thần độc lập trong quan sát, trong đàm thoại và trong việc
ứng dụng tri thức vào thực tiễn”.
John Dewey (1859-1952) - Người Mỹ, ông chủ trương phải dựa vào kinh nghiệm thực tế
của trẻ em. Việc giảng dạy phải kích thích được hứng thú, phải để trẻ em độc lập tìm tòi, thầy
giáo vừa là người thiết kế vừa là người cố vấn.
Ở Việt Nam có nhiều nhà giáo dục đã nghiên cứu phương pháp dạy học phát huy tính
tích cực, độc lập của học sinh trong các giáo trình giáo dục học hoặc trên tạp chí nghiên cứu
giáo dục như Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Ngọc Quang, Thái Duy Tuyên, Đặng
Thành Hưng,
Bộ giáo dục và đào tạo đưa ra nhiều văn bản về việc đổi mới PPDH, tổ chức nhiều đợt
tập huấn về đổi mới PPDH cho GV trong cả nước được tiến hành ở Hà Nội và TP.HCM. Riêng
bậc THCS đã đưa đổi mới phương pháp dạy học cùng với chương trình mới và thay sách giáo
khoa từ năm 2002-2003 được triển khai ở lớp 6 và những năm sau cũng có rất nhiều sách
hướng dẫn giảng dạy theo phương pháp mới như “Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy
học trường trung học cơ sở” Môn Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân của tác giả Phạm Thị Sen
- Phạm Thu Phương - Nguyễn Hữu Chí-Lưu Thu Thủy - Nguyễn Thị Thanh Mai, NXB Hà Nội,
2004 và tương tự những môn còn lại; “Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học” môn
Toán ở THCS của Tôn Thân - Phan Thị Luyến - Đặng Thị Thu Thủy, NXB Giáo dục (2008) và
tương tự các môn còn lại; “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Ngữ văn” của
Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Trọng Hoàn, Vũ Nho, xuất bản năm 2007 của Bộ Giáo dục - Đào
Tạo và các môn khác tương tự.
Những công trình nghiên cứu trên đã đi sâu về các nhóm phương pháp dạy học tích cực ở
trường THCS và thể hiện nhiều phương pháp phát triển tư duy, chủ động và sáng tạo của học
sinh trong học tập thông qua tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh.
Trong tài liệu về Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004-2007)
của các môn, cũng đưa ra một số phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt đề cặp đến dạy học
theo cặp, nhóm và hỗ trợ, định hướng cho giáo viên dạy học theo phương pháp mới. Và gần đây
nhất có nhiều bài viết nêu thực trạng về đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ
thông, đây cũng là vấn đề nhà quản lý giáo dục cũng phải suy nghĩ cho chất lượng dạy và học
hiện nay.
Nhìn chung có khá nhiều tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS,
nhưng tài liệu về quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS chưa có đề tài nào
nghiên cứu, chỉ có một vài bài báo, tạp chí có nêu lên thực trạng về dạy học hiện nay nghiêng
về phương pháp truyền thống, giáo viên vẫn lúng túng khi chưa nhận thức đúng về phương
pháp mới hiện nay và nhà quản lý chưa thúc đẩy giáo viên dạy học theo hướng đổi mới phương
pháp một cách hiệu quả. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài này để thực hiện ở trường
THCS quận 1-TP Hồ Chí Minh.
1.2. Đổi mới phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học là một thành phần, bộ phận thuộc yếu tố người dạy. Đây là một
yếu tố động nhất và dễ thay đổi. Nếu thay đổi theo chiều hướng tích cực góp phần tạo nên chất
lượng đáng kể cho hệ dạy học. Để quản lí tốt việc đổi mới PPDH, cần làm rõ một vài khái niệm
liên quan như PPDH, đổi mới PPDH.
1.2.1. Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy
học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của người thầy, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy
học [26, tr.187]
Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức
các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học [11, tr.5]
Dù định nghĩa như thế nào thì nói đến PPDH bao giờ cũng nói đến cách thức hoạt động
phối hợp giữa GV và HS, trong đó PP dạy qui định và chi phối PP học, còn PP học ảnh hưởng
đến PP dạy.
1.2.2. Các phương pháp dạy học cơ bản trong nhà trường phổ thông
Dựa vào mục đích dạy học cơ bản và phương tiện dạy học chia phương pháp dạy học
thành 4 nhóm, đó là:
- Nhóm PP dùng lời gồm PP thuyết trình, đàm thoại và sử dụng sách giáo khoa và tài liệu
tham khảo.
- Nhóm PP trực quan gồm PP quan sát, PP biểu diễn thí nghiệm.
- Nhóm PP thực tiễn gồm PP ôn, luyện tập và PP làm việc trong phòng thí nghiệm.
- Nhóm PP kiểm tra, đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo ở HS, gồm kiểm tra vấn đáp, kiểm
tra viết và kiểm tra thực hành.
Khi nghiên cứu và phân tích ưu, nhược điểm của các PPDH nêu trên, chúng tôi có một số
nhận xét như sau:
- Các PPDH nêu trên khi áp dụng trong thực tiễn dạy học không quá phức tạp và không
đòi hỏi quá nhiều thời gian và công sức của cả thầy và trò.
- Kết quả mà các PPDH này mang lại cho người học nặng về tri thức hơn là phát triển
phương pháp học tập – nhận thức ở người học.
- Phải thừa nhận các PPDH truyền thống đã phát huy cả vai trò chủ đạo của thầy và vai
trò chủ động của trò, nhưng chỉ ở mức trung bình. Mà theo Nguyễn Ngọc Quang nhận xét
“Kiểu dạy học nửa vời”.
Vì thế, những PPDH truyền thống nêu trên vẫn được áp dụng trong dạy học ở nhà trường
VN và cả trên thế giới. Tuy nhiên, trong điều kiện bùng nổ thông tin như hiện nay, điều kiện
dạy học thay đổi nhờ sự hỗ trợ của các thế hệ máy tính, thì các PPDH truyền thống cần được
cải tiến theo hướng pháp huy tính tích cực, độc lập của HS, đồng thời áp dụng các PPDH hiện
đại có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của dạy học hiện đại.
1.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học
Do đặc điểm của hoạt động dạy học trong giai đoạn hiện nay đó là thông tin bùng nổ,
phương tiện thông tin đại chúng được cài đặt đến từng hộ gia đình người dân, sức khỏe và độ
bền trí tuệ của học sinh được cải thiện đáng kể, thông tin mang tính toàn cầu, dạy học được hỗ
trợ của máy tính,nên tri thức mà học sinh tiếp thu ở nhà trường trở nên kém phong phú và đa
dạng hơn rất nhiều thông tin mà HS tiếp thu từ gia đình và xã hội. Do đó, nhà trường cần dạy
học sinh phương pháp lựa chọn và xử lí thông tin hơn là cung cấp thông tin có sẵn cho HS. Cần
phải đổi mới PPDH, nhưng theo hướng nào?
Xu hướng đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay là:
- Tích cực hóa hoạt động dạy học.
- Cá biệt hóa hoạt động dạy học.
- Công nghệ hóa hoạt động dạy học.
Tích cực hóa hoạt động dạy học là phát huy cao độ tính tích cực, độc lập của HS trong
học tập dưới sự hướng dẫn, tổ chức của GV.
Cá biệt hóa hoạt động dạy học là tổ chức hoạt động dạy học theo kiểu chương trình hóa
để tạo mọi điều kiện cho HS phát triển ở mức cao nhất theo khả năng của mình. Việc dạy học
có thể được tổ chức theo hình thức dạy học không giáp mặt với hệ thống tài liệu in và tài liệu
điện tử.
Công nghệ hóa hoạt động dạy học được hiểu theo nghĩa hẹp là sử dụng các thiết bị kĩ
thuật vào dạy học mà ở đây là công nghệ thông tin.
Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi sẽ đi sâu vào hướng đổi mới thứ nhất là tích cực
hóa hoạt động dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
1.2.3.1. Tích cực hóa hoạt động dạy học trong các PPDH truyền thống
Như đã trình bày ở trên, đổi mới PPDH không có nghĩa là phủ nhận các PPDH truyền
thống mà kế thừa có sáng tạo, phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của
PPDH truyền thống cũng là một cách đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, độc lập của
HS trong học tập.
Với PP thuyết trình
GV nên chuyển sang thuyết trình nêu vấn đề. Thuyết trình nêu vấn đề là một dạng của
thuyết trình, nó vẫn giữ nguyên bản chất của thuyết trình là GV sử dụng ngôn ngữ trình bày tài
liệu từ đầu đến cuối mà không dừng lại phát vấn HS. Cốt lõi của thuyết trình nêu vấn đề là GV
nêu vấn đề và tự mình giải quyết vấn đề.
Thuyết trình nêu vấn đề ngoài những ưu điểm của thuyết trình nó còn có tác dụng kích
thích sự tập trung chú ý của HS, hứng thú học tập và HS còn học được cách đặt và giải quyết
vấn đề của GV – đây là một kĩ năng rất quan trọng cần hình thành, rèn luyện ở HS.
Với PP đàm thoại
GV sử dụng đàm thoại gợi mở thay vì đàm thoại thông báo tái hiện. Đàm thoại gợi mở
mang đầy đủ các đặc điểm của đàm thoại, điểm khác biệt ở chỗ các câu hỏi GV đưa ra mang
tính gợi mở đòi hỏi HS phải lựa chọn tri thức, tổ chức lại tri thức hoặc tìm ra tri thức mới so với
bản thân. Câu hỏi gợi mở có nhiều hơn một câu trả lời đòi hỏi HS phải lựa chọn câu trả lời hợp
lí nhất và nói rõ vì sao lại trả lời như vậy. Đây chính là khả năng tìm các phương án khác nhau
để giải quyết một vấn đề và lựa chọn phương án giải quyết tối ưu.
Với PP trực quan
Trực quan không chỉ có tác dụng minh họa cho bài dạy mà GV sử dụng trực quan như là
một tình huống dạy học nảy sinh vấn đề. Như vậy bản thân phương tiện trực quan đã chứa đựng
tình huống có vấn đề và hấp dẫn, thôi thúc HS giải quyết.
Với PP ôn tập
Câu hỏi ôn mang tính khái quát cao, tổng hợp đòi hỏi HS không chỉ nhớ thông tin mà còn
thiết lập quan hệ nội tại, quan hệ logic giữa các khái niệm.
Bài luyện lập không hoàn toàn theo mẫu mà một nửa theo mẫu và một nửa là bài tập sáng
tạo, đòi hỏi HS phải dịch chuyển tri thức đã học vào các tình huống mới nhằm phát huy tính
sáng tạo của HS.
Với PP kiểm tra, đánh giá tri thức, kĩ năng kĩ xảo ở HS
Câu hỏi kiểm tra không đơn thuần là kiểm tra mức độ tái hiện tri thức mà kiểm tra mức
độ hiểu và vận dụng tri thức, kĩ năng.
Đề kiểm tra giữa, cuối môn học không chỉ bó hẹp tri thức trong một bài, chương mà bao
hàm tri thức ở nhiều bài, nhiều chương đòi hỏi HS phải lựa chọn, sắp xếp tri thức đáp ứng yêu
cầu của bài kiểm tra và diễn đạt tri thức theo ngôn ngữ của bản thân.
Việc áp dụng các PPDH truyền thống trình bày ở trên có tác dụng hình thành khái niệm,
phương pháp học tập, phương pháp tư duy ở HS để HS có khả năng chuyển sang tình huống
học tập mang tính độc lập cao hơn, đó là tình huống dạy học gợi mở và áp dụng các PPDH
tương ứng.
1.2.3.2. Áp dụng các PPDH hiện đại
Cũng cần nói thêm một chút về thuật ngữ “PPDH hiện đại”, PPDH hiện đại theo chúng
tôi hiểu là những PPDH phù hợp với trình độ phát triển của nhà trường trong thời đại hiện nay
và đáp ứng yêu cầu của dạy học trong giai đoạn hiện nay đồng