1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam một nước đông dân. Với dân số hơn 82 triệu người, một nửa là số người trong độ tuổi lao động, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị đến 5,6 % và số thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn lên đến trên 20 %. Để xoá đói giảm nghèo, đảm bảo công ăn việc làm cho người dân, ngoài các biện pháp giải quyết việc làm trong nước thì xuất khẩu lao động XKLĐ là một kênh giải quyết việc làm hữu hiệu, đặc biệt là trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước. Vậy nên, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Cùng với giải quyết việc làm trong nước là chính thì XKLĐ và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. (Chuyên gia chỉ những lao động kĩ thuật cao).
Tuy nhiên, thách thức đặt ra đối với XKLĐ không phải là ít. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhận thức được nguyên nhân và bản chất của những khó khăn vướng mắc đang tồn tại từ đó xây dựng phương hướng, biện pháp để hỗ trợ XKLĐ. Riêng đối với tỉnh Trà Vinh, một tỉnh mà nền kinh tế chính vẫn là sản xuất nông nghiệp. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vào những lúc trái vụ luôn là một vấn đề bức xúc. Trong khi đó, hoạt động XKLĐ của Tỉnh vẫn còn mới mẻ, chưa được đầu tư đúng mức, mà đây lại là một hoạt động kinh tế - xã hội rất có hiệu quả có thể mang lại nguồn lợi lớn cho người dân, cho tỉnh Trà Vinh nói riêng và cho cả nước nói chung trong tiến trình đi lên xây dựng đất nước. Quá trình tìm hiểu về thực trạng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh XKLĐ tỉnh Trà Vinh sẽ là một đề tài hữu ích.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Mục tiêu chung:
Nghiên cứu về thực trạng XKLĐ của tỉnh Trà Vinh từ đó đề ra các giải pháp giúp cho tỉnh Trà Vinh có thể đẩy mạnh hoạt động XKLĐ.
- Mục tiêu cụ thể:
Tìm hiểu tình hình XKLĐ của Việt Nam, kinh nghiệm XKLĐ của một số địa phương và các nước trong khu vực.
Đánh giá thực trạng XKLĐ của Trà Vinh trong thời gian qua.
Phân tích nhu cầu, nguyện vọng của những người lao động khi tham gia XKLĐ.
Đề ra các chiến lược, giải pháp mang ý nghĩa thực tiễn giúp cho tỉnh Trà Vinh có những biện pháp, mục tiêu cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ của Tỉnh góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận thanh niên, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác với các nước tiếp nhận lao động xuất khẩu.
71 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2337 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam một nước đông dân. Với dân số hơn 82 triệu người, một nửa là số người trong độ tuổi lao động, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị đến 5,6 % và số thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn lên đến trên 20 %. Để xoá đói giảm nghèo, đảm bảo công ăn việc làm cho người dân, ngoài các biện pháp giải quyết việc làm trong nước thì xuất khẩu lao động XKLĐ là một kênh giải quyết việc làm hữu hiệu, đặc biệt là trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước. Vậy nên, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Cùng với giải quyết việc làm trong nước là chính thì XKLĐ và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. (Chuyên gia chỉ những lao động kĩ thuật cao).
Tuy nhiên, thách thức đặt ra đối với XKLĐ không phải là ít. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhận thức được nguyên nhân và bản chất của những khó khăn vướng mắc đang tồn tại từ đó xây dựng phương hướng, biện pháp để hỗ trợ XKLĐ. Riêng đối với tỉnh Trà Vinh, một tỉnh mà nền kinh tế chính vẫn là sản xuất nông nghiệp. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vào những lúc trái vụ luôn là một vấn đề bức xúc. Trong khi đó, hoạt động XKLĐ của Tỉnh vẫn còn mới mẻ, chưa được đầu tư đúng mức, mà đây lại là một hoạt động kinh tế - xã hội rất có hiệu quả có thể mang lại nguồn lợi lớn cho người dân, cho tỉnh Trà Vinh nói riêng và cho cả nước nói chung trong tiến trình đi lên xây dựng đất nước. Quá trình tìm hiểu về thực trạng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh XKLĐ tỉnh Trà Vinh sẽ là một đề tài hữu ích.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Mục tiêu chung:
Nghiên cứu về thực trạng XKLĐ của tỉnh Trà Vinh từ đó đề ra các giải pháp giúp cho tỉnh Trà Vinh có thể đẩy mạnh hoạt động XKLĐ.
- Mục tiêu cụ thể:
Tìm hiểu tình hình XKLĐ của Việt Nam, kinh nghiệm XKLĐ của một số địa phương và các nước trong khu vực.
Đánh giá thực trạng XKLĐ của Trà Vinh trong thời gian qua.
Phân tích nhu cầu, nguyện vọng của những người lao động khi tham gia XKLĐ.
Đề ra các chiến lược, giải pháp mang ý nghĩa thực tiễn giúp cho tỉnh Trà Vinh có những biện pháp, mục tiêu cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ của Tỉnh góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận thanh niên, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác với các nước tiếp nhận lao động xuất khẩu.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các niên giám thống kê, các thông tin trên Internet, sách báo cùng với các báo cáo về tình hình XKLĐ của Sở Lao Động Thương Binh & Xã Hội của tỉnh Trà Vinh.
Số liệu sơ cấp: thu thập thông tin qua hình thức phỏng vấn trực tiếp 628 thanh niên trong độ tuổi lao động, trong đó có 350 thanh niên đến tuổi lao động đang cần việc làm, 278 thanh niên đăng ký tham gia XKLĐ.
Bên cạnh đó còn tiến hành thu thập ý kiến từ các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực XKLĐ của Tỉnh; cùng một số người lao động đã đi lao động ở nước ngoài trở về và những người có con em đi XKLĐ.
Xử lý dữ liệu:
Dữ liệu được xử lí bằng phần mềm SPSS. Các phương pháp xử lí số liệu:
Phân tích tần suất
Phân tích crosstab
Cùng với các kiến thức thống kê và chuyên ngành có liên quan.
4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
XKLĐ là một lĩnh vực rộng và phức tạp. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu về thực trạng XKLĐ của tỉnh Trà Vinh và đề xuất một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ của Tỉnh. Trong bài viết có sử dụng số liệu phân tích từ việc phỏng vấn trực tiếp 268 đối tượng lao động cư trú trên địa bàn Tỉnh. Do việc phỏng vấn người lao động đang làm việc tại nước ngoài gặp nhiều khó không thể thực hiện được nên bài viết chỉ sử dụng ý kiến trả lời của một số phụ huynh có con em đang đi XKLĐ và những người đã đi XKLĐ trở về để tìm hiểu về tình hình cuộc sống và việc làm của người lao động ở nước ngoài. Vấn đề nghiên cứu có liên quan đến tâm lí xã hội và có thể thay đổi theo thời gian do vậy đề tài chỉ có thể ứng dụng trong khoảng thời gian xác định. Rất mong được sự góp ý của các Thầy Cô, các bạn cùng các Cô Chú tham gia trong lĩnh vực XKLĐ Tỉnh Trà Vinh để đề tài được hoàn thiện hơn.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
I. CÁC ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM
1. Lao động - sức lao động - việc làm
Lao động là một hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình. Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.
Sức lao động được hiểu là toàn bộ trí lực và thể lực mà con người có và đem sử dụng vào quá trình sản xuất của cải vật chất.
Việc làm: Điều 13 Bộ luật lao động nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nêu rõ: “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
2. Xuất khẩu lao động
“Xuất khẩu lao động” là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, có tính chất thông dụng để chỉ hoạt động chuyển dịch lao động từ quốc gia này sang một quốc gia khác. Cùng với thuật ngữ “xuất khẩu lao động” đã hình thành nên các thuật ngữ khác có liên quan như: “nước xuất khẩu lao động”, “nước nhập khẩu lao động”…
Bên nhập khẩu lao động thường là nước có nhiều vốn, tài nguyên phong phú nhưng chưa được khai thác tốt vì thiếu sức lao động. Hoặc tuy không thiếu sức lao động nhưng người dân lại không muốn làm việc trong những nghề thường là nặng nhọc, độc hại hoặc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, khí hậu xấu…
Bên xuất lao động thường là nước chưa phát triển, có dồi dào nguồn lao động, nhưng lại đang gặp khó khăn về kinh tế - xã hội, nên chưa có điều kiện để sử dụng hữu hiệu nguồn lao động đó. Hoặc tuy nguồn lao động không dồi dào nhưng lại có chất lượng cao (thường là các chuyên gia) nên vẫn xuất để có thu nhập cao. Điều này giải thích cho hiện tượng ở một số nước tiến hành đồng thời cả hai hoạt động: nhập và xuất lao động.
Đối tượng xuất nhập ở đây là sức lao động – một loại “hàng hóa đặc biệt”. Vì là hàng hóa nên phải tuân theo quy luật kinh tế của xuất nhập khẩu: bên có sức lao động phải tính toán sao cho xuất khẩu loại hàng hóa này được giá. Còn bên nhập khẩu lao động phải tính toán làm sao để mua loại hàng hoá này với giá rẻ và khai thác chúng một cách có hiệu quả nhất. Vì hàng hoá sức lao động là “hàng hóa đặc biệt” nên có đặc điểm là không tách rời người bán của nó. Nếu như với hàng hóa thông thường, sau khi sản xuất, đóng gói, đem xuất khẩu, nhận được tiền là xong thì hàng hoá sức lao động lại chứa đựng trong nó những con người cụ thể, xuất hàng hoá sức lao động là phải đưa cả người chủ sở hữu nó đi. Vậy nên, sau quá trình sử dụng (khai thác) một lượng sức lao động, thì bên mua phải trả lại người lao động cho bên xuất khẩu. Như vậy, quá trình sử dụng sức lao động cũng còn là quá trình người lao động sống và làm việc ở nước sở tại, tuân theo pháp luật và thích ứng với phong tục tập quán của nước này.
Trong các văn bản pháp lí, thuật ngữ “lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài” là thuật ngữ mang ý nghĩa chung nhất, áp dụng cho 4 hình thức đưa người lao động đi làm việc nước ngoài (Điều 134a Bộ luật lao động):
Cung ứng lao động theo các hợp đồng kí với bên nước ngoài;
Đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài;
Đưa lao động đi làm việc theo các dự án đầu tư ở nước ngoài;
Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Thuật ngữ “xuất khẩu lao động” thì chủ yếu dùng cho hình thức thứ nhất: cung ứng lao động theo các hợp đồng kí với bên nước ngoài.
II. QUY TRÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Cơ quan quản lí Nhà Nước
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
+ Đàm phán, ký kết các Hiệp định Chính phủ về hợp tác sử dụng lao động với nước ngoài theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ;
+ Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định về XKLĐ;
+ Cấp giấy phép XKLĐ
+ Tiến hành Thanh tra - Kiểm tra hoạt động XKLĐ; xử lý vi phạm, đình chỉ và thu hồi giấy phép.
- Cục Quản lý lao động với nước ngoài:
+ Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý thống nhất việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
+ Đăng ký hợp đồng cho doanh nghiệp XKLĐ
+ Quản lý chỉ đạo hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp XKLĐ;
+ Quản lý nội dung, chứng chỉ đào tạo - giáo dục định hướng cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Cơ quan quản lý Nhà nước khác:
+ Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quản lý nhà nước đối với lao động Việt Nam ở nước sở tại, bảo hộ lãnh sự và tư pháp đối với người lao động.
+ Bộ Công An quản lý việc xuất, nhập cảnh và cấp hộ chiếu cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
+ Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương các đoàn thể, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan chủ quản của doanh nghiệp có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý và chịu trách nhiệm về hoạt động của các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
Bên nước ngoài tiếp nhận lao động Việt Nam
- Tổ chức môi giới: có đủ tư cách pháp nhân và hoạt động hợp pháp theo quy định của nước sở tại.
- Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng lao động nước ngoài: có đủ điều kiện theo quy định của nước sở tại.
+ Ký kết hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam có giấy phép XKLĐ.
+ Ký kết hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ thương mại, nhận thầu khoán, liên doanh, liên kết chia sản phẩm.
+ Chủ sử dụng lao động nước ngoài trực tiếp ký hợp đồng lao động với cá nhân người lao động Việt Nam.
Hình 1: Quy trình xuất khẩu lao động
Nguồn: Cục quản lí lao động với nước ngoài, trang thông tin XKLĐ
www.dafel.gov.vn
Doanh nghiệp xuất khẩu lao động
- Hoạt động của doanh nghiệp:
+ Tìm thị trường, đối tác tiếp nhận lao động;
+ Ký kết hợp đồng cung ứng lao động;
+ Tuyển chọn đào tạo người lao động xuất khẩu;
+ Đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài
+ Làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
+ Quản lý lao động của doanh nghiệp ở nước ngoài;
+ Giải quyết chế độ khi người lao động về nước;
Người lao động:
Đi làm việc ở nước ngoài:
- Thông qua doanh nghiệp XKLĐ:
+ Doanh nghiệp làm dịch vụ cung ứng lao động;
+ Doanh nghiệp nhận thầu, khoán xây dựng công trình, liên doanh, liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài.
- Trực tiếp ký hợp đồng cá nhân với chủ sử dụng lao động nước ngoài:
+ Đăng ký hợp đồng lao động cá nhân ký với đối tác nước ngoài tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nới thường trú. (Nếu được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới khi đang làm việc ở nước ngoài thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó).
III. CÁC CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG - NHÀ NƯỚC VỀ XKLĐ
Ngay từ những năm 80, vấn đề XKLĐ đã được Bộ Chính trị và Chính phủ đưa ra những quyết định , Nghị Quyết, Nghị định và Chỉ thị rất quan trọng.
Quyết định của Hội đồng Chính phủ số 46/CP ngày 11/12/1980 đã chủ trương về việc đưa công nhân và cán bộ đi bồi dưỡng nâng cao trình độ và làm việc có thời hạn tại các nước Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Cách mạng nước ta, xây dựng một đội ngũ công nhân lành nghề và cán bộ kĩ thuật, nghiệp vụ giỏi, phù hợp với nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước.
Nghị quyết số 362/CP ngày 29/11/1980 về việc hợp tác sử dụng lao động với các nước XHCN nhằm mục đích xây dựng đội ngũ lao động đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận thanh niên ta.
Hội đồng Bộ trưởng cũng có Chỉ thị số 108/HĐBT ngày 30/6/1988 với chủ trương mở rộng hợp tác lao động và chuyên gia với nước ngoài: “Hợp tác lao động và chuyên gia chủ yếu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề và tăng thu nhập cho nguời lao động...”
Sau khi Bộ Luật lao động được ban hành, Nghị định số 07/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về việc đưa người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài như sau: “Đưa người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một hướng giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho nguời lao động, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật giữa Việt Nam với nước ngoài...”
Trong Chỉ số 41 – CT/TW ngày 22/9/1998 về XKLĐ và chuyên gia, Bộ Chính trị cũng đã chỉ đạo như sau: “Cùng với với giải quyết việc làm trong nước là chính thì XKLĐ và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời công công nghiệp hoá, hiện đại hoá; là một bộ phận của hợp tác quốc tế, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước...”
Nghị định số 152/1999/NĐ – CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ quy định đưa nguời Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cùng với hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện đã tạo một cơ chế thuận lợi thúc đẩy hoạt động XKLĐ và chuyên gia phát triển trong thời kì mới.
Gần đây nhất là Nghị định số 141/2005/NĐ – CP ngày 11/11/2005 về quản lí lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài chỉ rõ: “Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần tạo việc, nâng thu nhập, nâng cao trình độ nghề nghiệp, tác phong làm việc tiên tiến cho người lao động…”
Như vậy, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về XKLĐ và chuyên gia là rất rõ ràng và hợp lí, phù hợp với tình hình đất nước trong từng thời kì với mục đích chính của việc XKLĐ và chuyên gia luôn nhất quán là: Giải quyết việc làm, bảo vệ quyền lợi cho nguời lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, công bằng, văn minh, đồng thời đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN BIẾT KHI THAM GIA XKLĐ
1. Điều kiện để người lao động tham gia XKLĐ
Theo quy định, người được phép đi làm việc ở nước ngoài phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực pháp lí và năng lực hành vi, chấp hành đầy đủ nghĩa vụ công dân theo pháp luật và tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm những người có nghề (kể cả chuyên gia) và chưa có nghề, học sinh tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp trong và ngoài nước; người làm việc trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức đoàn thể xã hội không thuộc đối tượng sau:
Công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước;
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân;
Người làm việc trong một số ngành nghề mà theo quy định của Nhà nước thì không được đi làm việc ở nước ngoài;
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt, người chưa được xoá án.
2. Tuyển chọn, đào tạo và giáo dục định hướng
2.1. Đối tượng và nguồn tuyển chọn
Thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong các đơn vị quân đội, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện tham gia các chương trình, dự án ở nơi khó khăn (biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa) đã hoàn thành nhiệm vụ;
Lao động đang làm việc ở các công ty, xí nghiệp có nhu cầu đi lao động ở nước ngoài;
Học sinh tốt nghiệp các trường đào tạo;
Lao động chưa có việc làm ở xã, phường, thị trấn; trong đó ưu tiên tuyển con em các gia đình chính sách, lao đông thiếu việc làm ở nông thôn.
2.2. Quy trình tuyển chọn
Các doanh nghiệp XKLĐ khi có nhu cầu tuyển lao động thì căn cứ ngành nghề, tiêu chuẩn để tuyển chọn. Theo quy định hiện hành của Nhà nước về tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài, trước hết doanh nghiệp phải có hợp đồng kí với tổ chức tiếp nhận lao động ở nước ngoài, trong đó có số lượng cần tuyển, cơ cấu nghề, giới tính và các điều kiện đối với người lao động. Trước khi tuyển chọn, doanh nghiệp phải đăng kí hợp đồng với Cục Quản lí lao động với nước ngoài (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).
Khi tuyển chọn, doanh nghiệp thông báo công khai tên trụ sở làm việc và địa bàn tuyển chọn các yêu cầu về giới tính, tuổi đời, công việc mà người lao động sẽ đảm nhiệm, nơi làm việc mà người lao động sẽ đảm nhiệm, nơi làm việc và thời hạn của hợp đồng; điều kiện làm việc và sinh hoạt, tiền lương và tiền công; các khoản và mức phải đóng góp; quyền lợi và nghĩa vụ của nguời lao động.
Doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động về kế hoạch đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong trường hợp không đưa được theo kế hoạch thì phải thông báo rõ lí do cho người lao động biết.
2.3. Đào tạo và giáo dục định hướng
Đào tạo và giáo dục định hướng là một công tác vô cùng quan trọng để tạo nguồn cho hoạt động XKLĐ. Nếu không làm tốt công tác này người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ không đáp ứng được yêu cầu của nguời sử dụng lao động, dẫn đến không hoàn thành hợp đồng gây tổn hại đến quyền và lợi ích của người lao động, của doanh nghiệp đưa nguời đi, của Nhà nước và của người sử dụng lao động. Như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động XKLĐ, sẽ không tạo được uy tín đối với thị trường XKLĐ.
Trước khi đi lao động ở nước ngoài, người lao động cần phải:
Giáo dục định hướng những hiểu biết có liên quan, như:
Nội dung hợp đồng mà doanh nghiệp đã kí với đối tác nước ngoài và nội dung sẽ kí với người lao động; quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của nguời lao động trong việc thực hiện các điều cam kết đã kí trong hợp đồng;
Trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động; trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp; trách nhiệm của người lao động với Nhà nước;
Kỉ luật lao động và tác phong lao động công nghiệp. Những quy định, quy phạm vế an toàn lao động trong xí nghiệp, công nông trường và các phương tiện vận tải biển, tàu cá;
Mọi quy định có liên quan về pháp luật lao động, hình sự, dân sự, xuất nhập cảnh và cư trú của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động;
Phong tục, tập quán, điều kiện làm việc và sinh hoạt, quan hệ ứng xử giữa chủ và thợ của nước tiếp nhận lao động, kinh nghiệm giao tiếp;
Học ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động
Học nghề, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề theo hợp đồng cung ứng lao động với từng nước.
3. Hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Hồ sơ quy định chung bao gồm:
Đơn dự tuyển đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (có cam kết của bản thân và gia đình);
Sơ yếu lí lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc cơ quan, đơn vị nơi quản lí nhân sự;
Giấy chứng nhận sức khỏe có kết luận của bệnh viên do ngành y tế quy định;
Hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài kí với doanh nghiệp XKLĐ.
Hồ sơ theo yêu cầu của hợp đồng với bên nuớc ngoài có thể gồm:
Giấy chứng nhận nghề;
Giấy chứng nhận lí lịch tư pháp;
Chứng chỉ giáo dục định hướng.
4. Quyền và trách nhiệm của người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
4.1. Quyền của người lao động
Người lao động có quyền:
Được cung cấp đầy đủ chính xác các thông tin về việc làm, nơi làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện làm việc và điều kiện sinh hoạt, tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm và những thông tin cần thiết khác trước khi kí hợp đồng lao động;
Được hưởng các quyền lợi ghi trong hợp đồng đã kí kết và các văn bản khác có liên quan mà Việt Nam và nước sở tại đã thoả thuận;
Được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài bảo hộ các quyền và lợi ích chính đáng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế;
Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chính sách, chế độ khác có liên quan đến quy định của pháp luật Việt Nam;
Được mang ra nước ngoài hoặc đưa về nước những công cụ làm việc cần thiết của cá nhân, được chuyển thu nhập bằng ngoại tệ và tài sản cá nhân về nước theo các Hiệp định, hợp đồng đã kí với bên nước ngoài