1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, trong tổng giá trị kim
ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam, giá trị kim ngạch xuất khẩu từ sản phẩm
gạo chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, nhưng trong thời gian vừa qua giá gạo xuất
khẩu của Việt Nam trên thế giới luôn biến động thất thường, điều này ảnh hưởng rất
lớn đến thu nhập của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và ảnh hưởng lớn nhất là đến
những người sản xuất lúa gạo của Việt Nam.
Hiện nay các doanh nghiệp, thậm chí cả người nông dân sản xuất nông sản,
trong đó có sản xuất lúa gạo ở các nước phát triển đã sử dụng các hình thức giao
dịch của thị trường giao sau như là một công cụ để phòng ngừa rủi ro biến động giá
nông sản. Nhưng hình thức giao dịch này hiện nay rất ít các doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh lúa gạo của Việt Nam áp dụng.
Đề tài này nghiên cứu về thị trường giao sau và cách thức sử dụng hợp đồng
giao sau trong phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu của Việt Nam. Phân
tích sự biến động đối với giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua,
phân tích thực trạng việc sử dụng các hợp đồng giao sau trong phòng ngừa rủi ro
biến động giá gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, xác định các nguyên
nhân và từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt
Nam.
2. Mục tiêu của đề tài
Luận giải cơ sở khoa học về thị trường giao sau và cách thức sử dụng các
hợp đồng giao sau trong phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu.
Nghiên cứu sự biến động giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian
vừa qua, từ đó đưa ra kết luận có cần thiết phải phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo
xuất khẩu cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam hay
không? Và cách thức, công cụ để phòng ngừa rủi ro này?
Nghiên cứu thực trạng việc áp dụng các hợp đồng giao sau để phòng ngừa
rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Thị trường giao sau, việc áp dụng các hợp đồng giao sau của các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam.
Trên thực tế, khi tham gia vào thị trường giao sau gạo mỗi người kinh doanh
sẽ có mục đích riêng của mình. Có người tham gia vào thị trường giao sau với mục
đích đầu cơ để kiếm lời, có người tham gia vào thị trường giao sau với mục đích
phòng ngừa rủi ro. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu việc áp dụng
hợp đồng giao sau với mục đích phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu việc áp dụng hợp đồng giao sau để phòng
ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
lúa gạo, trong đó tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp c ó xuất khẩu gạo của Việt
Nam hoạt động trên phạm vi cả nước. Nhưng mẫu điều tra mang tính đại diện,
chúng tôi xin được giới hạn mẫu điều tra mang tính đại diện chỉ tập trung điều tra
các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo tại Thành phố Hồ Chí Minh và một
số Tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu việc biến động giá gạo xuất khẩu của
Việt Nam và việc các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo sử dụng hợp đồng
giao sau để phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu của Việt Nam từ năm
1989 đến nay và xu hướng trong tương lai.
Về mặt nội dung: Đề tài nghiên cứu về thị trường giao sau và việc ứng dụng
hợp đồng giao sau để phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo cho các doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1. Chọn địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu phải đại diện cho các tỉnh, thành phố nơi có các doanh
nghiệp có điều kiện tiếp cận hợp đồng giao sau thuận lợi nhất, nơi có các doanh
nghiệp tại các vùng sản xuất lúa gạo lớn. Với lý do đó, chúng tôi chọn mẫu điều tra
là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo tại Thành phố Hồ Chí Minh và
một số Tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
4.2. Thu thập số liệu, thông tin cần thiết
Điều tra sơ cấp, từ các doanh nghiệp mà chúng tôi chọn làm mẫu điều tra, để
thu thập các thông tin liên quan đến tác động của biến động giá gạo xuất khẩu đến
thu nhập của doanh nghiệp, việc sử dụng các hợp đồng giao sau trong lĩnh vực xuất
khẩu gạo tại các doanh nghiệp.
Các số liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn số liệu của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, trên mạng internet.
4.3. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi và phỏng vấn
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp phân tích
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài khẳng định các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt
Nam có thể sử dụng các các hợp đồng giao sau như là một công cụ trong phòng
ngừa rủi ro biến động giá nông sản; đề xuất các giải pháp phát triển thị trường giao
sau gạo của Việt Nam.
Với những nội dung nghiên cứu của đề tài này chúng tôi hy vọng kết qủa
nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lyù Nhà nước
trong việc xây dựng chính sách liên quan đến phát triển thị trường giao sau gạo.
Đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam muốn sử dụng các hợp đồng giao
sau trong phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, kết cấu của đề tài gồm 03
chương:
Chương 1: Khung lyù thuyết về thị trường giao sau, chúng tôi đề cập đến lý
thuyết về thị trường giao sau, các chiến lược có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro
biến động giá.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu gạo và việc sử dụng hợp đồng giao sau để
phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong phần này chúng tôi phân tích sự biến động của giá gạo xuất khẩu của Việt
Nam trong thời gian vừa qua. Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam,
thực tế việc áp dụng hợp đồng giao sau của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
lúa gạo của Việt Nam trong phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu. Xác
định nguyên nhân các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam
chưa sử dụng các hình thức giao dịch của thị trường giao sau như là một công cụ để
phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo.
chương 3: Đề xuất các giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt
Nam.
132 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2508 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, trong tổng giá trị kim
ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam, giá trị kim ngạch xuất khẩu từ sản phẩm
gạo chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, nhưng trong thời gian vừa qua giá gạo xuất
khẩu của Việt Nam trên thế giới luôn biến động thất thường, điều này ảnh hưởng rất
lớn đến thu nhập của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và ảnh hưởng lớn nhất là đến
những người sản xuất lúa gạo của Việt Nam.
Hiện nay các doanh nghiệp, thậm chí cả người nông dân sản xuất nông sản,
trong đó có sản xuất lúa gạo ở các nước phát triển đã sử dụng các hình thức giao
dịch của thị trường giao sau như là một công cụ để phòng ngừa rủi ro biến động giá
nông sản. Nhưng hình thức giao dịch này hiện nay rất ít các doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh lúa gạo của Việt Nam áp dụng.
Đề tài này nghiên cứu về thị trường giao sau và cách thức sử dụng hợp đồng
giao sau trong phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu của Việt Nam. Phân
tích sự biến động đối với giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua,
phân tích thực trạng việc sử dụng các hợp đồng giao sau trong phòng ngừa rủi ro
biến động giá gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, xác định các nguyên
nhân và từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt
Nam.
2. Mục tiêu của đề tài
Luận giải cơ sở khoa học về thị trường giao sau và cách thức sử dụng các
hợp đồng giao sau trong phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu.
Nghiên cứu sự biến động giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian
vừa qua, từ đó đưa ra kết luận có cần thiết phải phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo
xuất khẩu cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam hay
không? Và cách thức, công cụ để phòng ngừa rủi ro này?
Nghiên cứu thực trạng việc áp dụng các hợp đồng giao sau để phòng ngừa
rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
2
Đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Thị trường giao sau, việc áp dụng các hợp đồng giao sau của các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam.
Trên thực tế, khi tham gia vào thị trường giao sau gạo mỗi người kinh doanh
sẽ có mục đích riêng của mình. Có người tham gia vào thị trường giao sau với mục
đích đầu cơ để kiếm lời, có người tham gia vào thị trường giao sau với mục đích
phòng ngừa rủi ro. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu việc áp dụng
hợp đồng giao sau với mục đích phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu việc áp dụng hợp đồng giao sau để phòng
ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
lúa gạo, trong đó tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp có xuất khẩu gạo của Việt
Nam hoạt động trên phạm vi cả nước. Nhưng mẫu điều tra mang tính đại diện,
chúng tôi xin được giới hạn mẫu điều tra mang tính đại diện chỉ tập trung điều tra
các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo tại Thành phố Hồ Chí Minh và một
số Tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu việc biến động giá gạo xuất khẩu của
Việt Nam và việc các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo sử dụng hợp đồng
giao sau để phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu của Việt Nam từ năm
1989 đến nay và xu hướng trong tương lai.
Về mặt nội dung: Đề tài nghiên cứu về thị trường giao sau và việc ứng dụng
hợp đồng giao sau để phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo cho các doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
4.1. Chọn địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu phải đại diện cho các tỉnh, thành phố nơi có các doanh
nghiệp có điều kiện tiếp cận hợp đồng giao sau thuận lợi nhất, nơi có các doanh
nghiệp tại các vùng sản xuất lúa gạo lớn. Với lý do đó, chúng tôi chọn mẫu điều tra
là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo tại Thành phố Hồ Chí Minh và
một số Tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
3
4.2. Thu thập số liệu, thông tin cần thiết
Điều tra sơ cấp, từ các doanh nghiệp mà chúng tôi chọn làm mẫu điều tra, để
thu thập các thông tin liên quan đến tác động của biến động giá gạo xuất khẩu đến
thu nhập của doanh nghiệp, việc sử dụng các hợp đồng giao sau trong lĩnh vực xuất
khẩu gạo tại các doanh nghiệp.
Các số liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn số liệu của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, trên mạng internet.
4.3. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi và phỏng vấn
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp phân tích
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài khẳng định các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt
Nam có thể sử dụng các các hợp đồng giao sau như là một công cụ trong phòng
ngừa rủi ro biến động giá nông sản; đề xuất các giải pháp phát triển thị trường giao
sau gạo của Việt Nam.
Với những nội dung nghiên cứu của đề tài này chúng tôi hy vọng kết qủa
nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lyù Nhà nước
trong việc xây dựng chính sách liên quan đến phát triển thị trường giao sau gạo.
Đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam muốn sử dụng các hợp đồng giao
sau trong phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, kết cấu của đề tài gồm 03
chương:
4
Chƣơng 1: Khung lyù thuyết về thị trường giao sau, chúng tôi đề cập đến lý
thuyết về thị trường giao sau, các chiến lược có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro
biến động giá.
Chƣơng 2: Thực trạng xuất khẩu gạo và việc sử dụng hợp đồng giao sau để
phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong phần này chúng tôi phân tích sự biến động của giá gạo xuất khẩu của Việt
Nam trong thời gian vừa qua. Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam,
thực tế việc áp dụng hợp đồng giao sau của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
lúa gạo của Việt Nam trong phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu. Xác
định nguyên nhân các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam
chưa sử dụng các hình thức giao dịch của thị trường giao sau như là một công cụ để
phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo.
chƣơng 3: Đề xuất các giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt
Nam.
5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƢỜNG GIAO SAU
1.1. Một số khái niệm về hợp đồng và thị trƣờng
1.1.1. Khái niệm về hợp đồng giao ngay
Hợp đồng giao ngay là một thỏa thuận mua bán một số lượng hàng hóa mà
việc chuyển giao hàng hóa được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là hai hoặc ba ngày
làm việc kể từ khi hợp đồng mua bán được ký kết.
1.1.2. Khái niệm về hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận mua bán một số lượng hàng hóa mà việc
chuyển giao hàng hóa được thực hiện sau một thời hạn nhất định với giá cả đã đồng
ý ngày hôm nay.
1.1.3. Khái niệm về hợp đồng giao sau
Hợp đồng giao sau là một thỏa thuận mua bán một số lượng hàng hóa đã biết
theo một mức giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao
hàng hóa được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao
dịch giao sau.
1.1.4. Khái niệm về thị trường giao sau
Thị trường giao sau là thị trường giao dịch các hợp đồng mua bán giao sau.
1.2. So sánh sự khác nhau giữa hợp đồng kỳ hạn/giao ngay và hợp đồng giao
sau
HỢP ĐỒNG KỲ HẠN/GIAO NGAY HỢP ĐỒNG GIAO SAU
- Người mua và người bán giao dịch
trên cơ sở thỏa thuận cá nhân
- Các điều khoản hợp đồng có thể
thương lượng được
- Rất khó hủy bỏ hợp đồng
- Thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trên cơ
sở tín nhiệm
- Có rủi ro đối tác
- Giao dịch trên thị trường có tổ chức,
tuân theo những quy tắc và luật lệ
- Các điều kiện hợp đồng được chuẩn
hoá
- Các trạng thái có thể thanh lý dễ dàng
- Định giá theo giá thị trường
- Hợp đồng được Sở giao dịch bảo đảm
6
1.3. Mục đích của ngƣời kinh doanh khi tham gia vào thị trƣờng giao sau
1.3.1. Phòng ngừa rủi ro biến động giá:
Những người tham gia vào thị trường giao sau với mục đích phòng ngừa rủi
ro biến động giá có mong muốn mua hoặc bán hàng hoá thực, nhưng lo lắng về việc
giá hàng hoá sẽ thay đổi trước khi mua hoặc bán hàng hoá đó trên thị trường.
Như vậy tham gia thị trường giao sau để đạt được sự bảo vệ đối với thay đổi
giá cả thông qua mua hoặc bán các hợp đồng giao sau của cùng loại và cùng số
lượng hàng hoá để triệt tiêu rủi ro giá cả.
1.3.2. Đầu cơ để kiếm lời
Những người tham gia vào thị trường giao sau với mục đích đầu cơ để kiếm
lời cố gắng kiếm lợi nhuận từ việc mua hoặc bán các hợp đồng giao sau bằng việc
dự đoán biến động giá cả trong tương lai.
Khi tham gia thị trường giao sau với tư cách là nhà đầu cơ, nhà đầu cơ chấp
nhận rủi ro giá cả và làm tăng thanh khoản của thị trường giao sau.
1.4. Mối quan hệ giữa thị trƣờng giao sau và giao ngay
1.4.1. Đặc tính của hợp đồng giao sau
Giá thị trường hình thành công khai và minh bạch: Khi các thông tin về
nguồn cung cầu xuất hiện, người mua và bán sẽ đưa các thông tin này vào trong thị
trường. Khi người mua và người bán đạt đến thỏa thuận thì một giao dịch được thực
hiện và giá thị trường được công bố. Giá cả được hình thành thông qua hệ thống
đấu giá công khai như thế chính là biểu hiện cụ thể của cơ chế giá được hình thành
do các tác động của lực cung và cầu. Thay đổi trong giá giao sau mỗi ngày là sự
đồng thuận của người mua lẫn của người bán vào ngày hôm đó.
Quản lý rủi ro biến động giá: Khả năng bù trừ của hợp đồng giao sau cho
phép những người phòng ngừa rủi ro hòa vốn, có nghĩa là thiệt hại trên thị trường
giao sau sẽ bù bằng lợi nhuận trên thị trường giao ngay. Điều này đã cho phép
những người tham gia vào hợp đồng giao sau quản lý được các rủi ro do những bất
ổn gây ra trong giá cả. Đây là nhân tố chính của hợp đồng giao sau hấp dẫn những
người phòng ngừa rủi ro.
7
Tính thanh khoản: Đây là một chìa khóa cho bất cứ thành công nào của hợp
đồng giao sau. Tất cả thành viên tham gia thị trường đều kỳ vọng các biến động giá
cả là nhẹ nhàng hoặc có thể dự báo được. Điều này cho phép họ dễ dàng gia nhập
hoặc rút lui ra khỏi thị trường với một số lượng lớn các giao dịch. Số lượng các giao
dịch càng lớn nhưng không gây tác động đến giá thì thị trường càng được gọi là “có
tính thanh khoản”.
Tính hiệu quả: Thị trường giao sau tạo khả năng cho tất cả những người tham
gia giao dịch với khối lượng lớn với chi phí giao dịch tương đối thấp. Tính hiệu quả
này thật sự hấp dẫn những người mua và người bán.
Tổng lợi nhuận bằng zero: Giao dịch giao sau thường có tổng lợi nhuận bằng
không, bất cứ lợi nhuận nào của những người tham gia thị trường cũng chính là
khoản lỗ của một người khác trong thị trường. Đối với những người phòng ngừa rủi
ro, điều này không là mối bận tâm vì lợi nhuận hoặc thua lỗ của họ được bù trừ trên
thị trường giao ngay.
Những người phòng ngừa rủi ro: Các nhà quản lý, những người sản xuất và
kinh doanh lo ngại những diễn biến tài chính xấu do biến động bất ổn trong giá cả
hàng hóa có thể sử dụng giao sau để giảm rủi ro bằng việc thực hiện một vị thế
ngang bằng nhưng trái ngược trong thị trường giao sau. Hoạt động này được gọi là
phòng ngừa rủi ro. Những người phòng ngừa không thích rủi ro, họ mong muốn
tránh rủi ro và có xu hướng giữ vị thế giao sau trong một thời gian dài.
Các nhà đầu cơ: Các nhà giao dịch giao sau không quan tâm đến hàng hóa
thực. Họ giao dịch hoàn toàn là do lợi nhuận từ những thay đổi giá theo hướng có
lợi cho họ. Các nhà đầu cơ là những người thích rủi ro. Họ thường không thích nắm
giữ các vị thế giao sau trong thời gian dài.
1.4.2. Đường biểu diễn các vị thế mua và vị thế bán trên thị trường giao sau
Các nhà giao dịch mua hợp đồng giao sau có thể kiếm lời nếu hợp đồng này
được bán với giá cao hơn. Quá trình mua giao sau được gọi là thực hiện vị thế mua.
Các nhà giao dịch là người bán giao sau với ý định mua chúng lại sau đó ở
một mức giá thấp hơn để kiếm lời. Các nhà giao dịch có thể bán giao sau cho dù họ
không sở hữu các tài sản cơ sở vì vị thế giao sau và việc cam kết giao hàng có thể
8
bù trừ bằng một vị thế mua trước khi đến hạn hợp đồng. Một nhà đầu cơ có thể
chọn mua hàng hóa thực trên thị trường giao ngay và bán trên thị trường giao sau.
Bởi vì các khoản lãi và thua lỗ trên thị trường giao sau phản chiếu tương tự
những gì xẩy ra trên thị trường giao ngay. Bằng việc thực hiện vị thế ngược lại trên
thị trường giao ngay, những người phòng ngừa có thể giảm thiểu rủi ro về giá.
Những thua lỗ trên thị trường giao ngay được bù đắp bằng lợi nhuận trên thị trường
giao sau và ngược lại.
Tóm lại, nếu bạn là người dự định sẽ mua ngũ cốc sau đó, bạn có thể mua
giao sau, đây được gọi là phòng ngừa vị thế mua. Các nhà sản xuất ngũ cốc, hạt có
dầu và thịt tươi sống có thể bảo vệ chính họ chống lại những sụt giảm tiềm ẩn trong
giá cả sản phẩm bằng cách bán giao sau, đây được gọi là phòng ngừa vị thế bán.
1.4.3. Liên kết giữa thị trường giao ngay và thị trường giao sau
Liên kết giữa thị trường giao ngay và thị trường giao sau cho phép những
người phòng ngừa rủi ro sử dụng thị trường giao sau để bù đắp rủi ro về giá trên thị
trường giao ngay. Mối quan hệ này được đo lường bằng basic, đó là chênh lệch giữa
giá giao ngay và giá giao sau có liên quan.
Basic thường không phải là hằng số bất biến. Nhận thức rõ được điều này rất
quan trọng vì nó giúp cho bạn xác định tính hiệu quả của bất kỳ hoạt động phòng
ngừa rủi ro nào. Bạn cần một basic tương đối ổn định hoặc có thể dự đoán được để
đoan chắc rằng lợi nhuận (hoặc thua lỗ) trên thị trường giao sau và thị trường giao
ngay có thể bù đắp lẫn nhau được.
Thị trường giao ngay: Các thị trường địa phương nơi những người mua và
người bán điều chỉnh song phương về số lượng, chất lượng, giá cả, địa điểm và thời
gian giao hàng. Hàng hóa thực sự được trao đổi giữa người mua và người bán.
Thị trường giao sau: Người mua và người bán trao đổi hợp đồng trong đó
có xác định trước về số lượng, chất lượng, địa điểm và thời gian giao hàng cho một
hàng hóa cụ thể. Thị trường giao sau được xem như là một thị trường “giấy” vì
hàng hóa cụ thể ít khi được trao đổi giữa người mua và người bán. Giá giao sau
được dùng như một chuẩn mực cho giá giao ngay.
9
Sự đe dọa về giao nhận hàng: Giá giao ngay và giá giao sau có xu hướng
biến động cùng chiều, mặc dù không luôn luôn cùng một mức độ. Sở dĩ như vậy là
do các cam kết hợp đồng giao sau có thể hoặc là được thực hiện bởi một động tác
giao nhận hàng hóa xảy ra thật sự giữa hai bên hoặc là xảy ra dưới các thanh toán
tiền mặt tiêu biểu cho giá trị lô hàng.
Quá trình giao nhận hàng diễn ra trong suốt tháng giao hàng của hợp đồng
giao sau tại một thời điểm giao hàng cụ thể. Người mua hợp đồng giao sau phải
đồng ý thanh toán và chi trả ngay lập tức cho lô hàng hóa. Các chi phí như chi phí
lưu kho và lãi vay đã được phản ánh hết trong giá giao sau và người mua phải gánh
chịu tất cả các chi phí này.
Nếu như người mua trên thị trường giao ngay chào giá thấp hơn so với giá
giao sau thì người bán hàng trên thị trường giao ngay (người sở hữu hàng hóa) có
thể bán giao sau. Việc khan hiếm những người bán trên thị trường giao ngay cuối
cùng cũng làm cho những người mua tăng giá giao ngay lên. Đồng thời lúc này do
áp lực bán trên thị trường giao sau tăng lên, rốt cuộc làm cho giá giao sau giảm đi.
Chính vì thế giá giao ngay và giá giao sau cuối cùng rồi cũng hội tụ về với nhau.
Ngược lại, nếu giá giao ngay quá cao so với giá giao sau, người mua giao
ngay có thể mua giao sau. Trong tình huống này, người mua nhận sản phẩm với giá
giao sau thấp và sau đó có thể bán chúng lại trên thị trường giao ngay với giá cao
hơn. Những hành vi này rốt cuộc làm tăng giá giao sau làm giảm giá giao ngay cho
đến khi chúng đạt đến mức cân bằng sao cho tới khi nào mọi người không thể tiếp
tục làm như thế nữa để kiếm lời.
Tóm lại: Nỗi lo sợ về giao nhận hàng bảo đảm sự hội tụ của giá giao sau và
giá giao ngay theo thời gian và làm tăng tính hội nhập của hợp đồng giao sau và giá
giao sau.
Hành động mua trên một thị trường và bán chúng trên một thị trường khác và
ngược lại bảo đảm rằng giá giao ngay và giá giao sau sẽ hội tụ với nhau. Nỗi “lo
sợ” rằng việc giao nhận có thể hoặc là ở phía bên “giao” hoặc là ở phía bên “nhận”
làm cho giá giao sau và giá giao ngay sẽ tiến đến gần nhau hoặc là các nhà kinh
10
doanh chênh lệch (arbitrager) sẽ khiến chúng tiến gần nhau bằng những lỗ lực tìm
kiếm lợi nhuận từ bất kỳ những không ngang giá nào.
1.4.4. Sự hội tụ của giá giao ngay và giá giao sau vào ngày đáo hạn
Trước khi hợp đồng giao sau đáo hạn, nếu giá giao sau cao hơn giá giao
ngay, sẽ khuyến khích mọi người mua hàng trên thị trường giao ngay và đồng thời
tiến hành bán giao sau làm cho giá giao sau giảm. Bằng việc bán lại hợp đồng ngay
bây giờ, người nắm giữ vị thế mua sẽ thu được một khoản tiền lãi. Khoản lãi này sẽ
không còn nữa nếu như họ nắm giữ chúng cho đến khi đáo hạn vì tại thời điểm đáo
hạn giá giao sau bằng với giá giao ngay của tài sản cơ sở. Cùng lúc đó, những người
có nhu cầu mua hàng hóa có thể thấy giá giao ngay quá thấp và tiến hành mua hàng
tạo áp lực tăng giá giao ngay.
Trong mỗi trường hợp, giá giao ngay và giá giao sau sẽ hội tụ về với nhau
khi thời hạn thanh toán cuối cùng đến gần.
1.4.5. Đóng vị thế một hợp đồng giao sau
Nghĩa vụ của một hợp đồng giao sau có thể được thực hiện thông qua quá
trình giao hàng hoặc là thông qua bù trừ. Trong trường hợp hợp đồng được thanh
toán bằng tiền mặt, sẽ không có các cuộc giao nhận xảy ra. Trong trường hợp có
giao nhận hàng giữa hai bên, những người tham gia hợp đồng nên làm quen với các
điều kiện giao nhận hàng vốn dĩ luôn luôn thay đổi để đoan chắc rằng việc giao
nhận hàng hóa diễn ra theo ý mình mong muốn. Trong trường hợp thanh toán bù trừ
người nắm giữ hợp đồng giao sau sẽ thực hiện một vị thế bằng nhau nhưng trái
ngược với vị thế giao sau hiện tại.
Nếu bán (1) Giao hàng hóa và chấp nhận thanh toán theo các quy định về
thời hạn và địa điểm giao hàng và (2) Mua một số lượng tự hợp đồng giao sau (bù
trừ vị thế ban đầu).
Nếu mua (1) Nhận hàng hóa và chi trả đầy đủ theo các quy định về thời hạn
và địa điểm giao hàng và (2) Bán lại một số lượng tương tự hợp đồng giao sau (bù
trừ vị thế ban đầu).
11
1.4.6. Cơ chế của phòng ngừa đơn
Phòng ngừa thông qua hợp đồng giao sau cho phép các nhà sản xuất thiết lập
một mức giá cố định. Do bản chất bù trừ của hợp đồng giao sau và hợp đồng giao
ngay, nên bất kỳ khoản lỗ (hoặc lãi) nào trong một thị trường này sẽ được bù trừ
bằng một khoản lãi (hoặc lỗ) trong thị trường khác. Vấn đề quan trọng và cũng là
kết quả cuối cùng của việc tham gia vào một hợp đồng giao sau là nhà sản xuất sẽ
có khả năng chốt lại mức giá cố định cho mình và hiệu ứng cuối cùng đối với nhà
sản xuất như thế nào, sẽ phụ thuộc vào basic.
Phòng ngừa vị thế bán: Giả dụ bây giờ đang là thời điểm ở tháng 2 và nhà
sản xuất có thông tin cho biết giá giao ngay dự kiến vào tháng 10 có khả năng là
$400. Ở thời điểm tháng 2 này, giá giao sau tháng 10 là $420. Do có thông tin về
giá giao ngay kỳ vọng tháng 10 là $400, nên nhà sản xuất đi đến quyết định chốt
bán một phần sản lượng sẽ bán ở cuối tháng 9 ở mức $400 (đúng như mức giá kỳ
vọng). Khi ra quyết định này nhà sản xuất có niềm tin rằng mức giá $400 sẽ tạo ra
được một tỷ suất sinh lợi hợp lý cho vụ mùa mà mình thu hoạch vào mùa thu,
phòng ngừa rủi ro sẽ hạn chế bất kỳ khoản lỗ tiềm ẩn nào, nếu có, do giá thị trường
có khả năng sụt giảm vào tháng 10.
Hình 1.1 Phòng ngừa vị thế bán-Giá giao sau tăng $20
“Nguồn: Ng