Luận văn Thực trạng và định hướng đầu tư cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

1.1 Tính cấp thiết Hơn hai mươi năm sau đổi mới, đất nước ta đang chuyển mình từng ngày, nền kinh tế bước dần sang cơ chế thị trường, tăng trưởng kinh tế ổn định. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế vẫn chưa đồng đều giữa các vùng, các thành phần kinh tế. Khu vực nông thôn, nhất là các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo còn nhiều. Để phát triển những địa phương thuộc các khu vực này, một trong những yếu tố quyết định chính là chính sách đầu tư của nhà nước. Đầu tư công là một trong hai lĩnh vực đầu tư trong nền kinh tế. Ở các vùng khó khăn, các đơn vị tư nhân thường e ngại trong đầu tư do lo sợ rủi ro, vì vậy, ở những vùng này, đầu tư của Chính phủ, tỉnh và huyện là yếu tố căn bản tiền đề cho sự phát triển “cất cánh”. Đầu tư công sẽ tạo ra môi trường thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân phát huy hết khả năng của mình, cùng tham gia vào quá trình phát triển chung của cộng đồng. Sơn Động là huyện vùng cao, nằm ở khu vực Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm thành phố Bắc Giang 80 km. Nơi đây có gần 43% dân cư thuộc 14 dân tộc thiểu số. Kinh tế của huyện phát triển chậm. Bình quân mức tăng giá trị sản xuất hằng năm là 8%, thấp hơn bình quân của tỉnh. Trong những năm qua, huyện đã được sự quan tâm hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, các cấp chính quyền bằng nhiều hình thức, nhiều chương trình dự án, những dự án lớn phải kể tới như chương trình 135, 327, dự án Giảm nghèo do Ngân hàng thế giới WB hỗ trợ Đến hết năm 2007, các dự án chương trình đã mang lại nhiều đổi thay cho miền đất này, đặc biệt là sự cải thiện đáng kể về cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và đời sống của đồng bào ở đây. Tuy nhiên, đến năm 2008, huyện Sơn Động vẫn nằm trong 61 huyện nghèo nhất của cả nước, tỷ lệ nghèo của Sơn Động vẫn chiếm tới 49.87%, trong khi đó cả nước chỉ chiếm 23% (chuẩn nghèo 2005), đặc biệt ở các vùng cao, tình trạng đói giáp hạt vẫn thường xuyên xảy ra. Như vậy, bên cạnh những kết quả nhìn thấy được, đầu tư công ở đây thực sự đã đạt được gì và còn gì bất cập? Đã từ lâu, các chương trình đầu tư công đã được các tạp chí, phương tiện truyền thông và các hội thảo phân tích rất nhiều, nhưng chưa có một nghiên cứu nào thực sự đi sâu vào đánh giá và đề ra định hướng nhằm tăng hiệu quả đầu tư công cho một huyện nghèo như huyện Sơn Động. Nghiên cứu thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện Sơn Động sẽ giúp chúng ta giải đáp những câu hỏi trên, đồng thời nghiên cứu sẽ là cơ sở thực tiễn cho định hướng chính sách đầu tư của chính phủ, chính quyền các cấp để phát triển kinh tế của huyện. Vì những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và định hướng đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá đúng đắn thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, đề xuất được các định hướng giải pháp phù hợp để tăng tính hiệu quả của đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện. - Tìm hiểu thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất định hướng giải pháp để tăng cường tính hiệu quả của đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Cơ sở lý luận nào làm rõ vấn đề đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện? Thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện Sơn Động trong những năm qua như thế nào? Định hướng giải pháp nào để tăng cường tính hiệu quả của đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động? 1.4 Giả thiết và giả thuyết nghiên cứu * Giả thiết Đề tài không tính đến giá trị thời gian của tiền. * Giả thuyết Tăng đầu tư làm tăng năng suất sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Đầu tư công khắc phục được những thất bại của thị trường. 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư công cho phát triển kinh tế, đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của đầu tư công cho phát triển kinh tế ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Đối tượng khảo sát chủ yếu là các đơn vị cung cấp và đơn vị tiếp nhận, thực hiện nguồn đầu tư công cho phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu * Nội dung: Nghiên cứu thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng đầu tư dưới hình thức đầu tư bằng vốn. Nghiên cứu thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện dưới góc độ lĩnh vực (ngành) mà nguồn đầu tư tác động, trong đó, với ngành công nghiệp, chỉ tính đầu tư công cho những lĩnh vực, đối tượng mà giá trị sản xuất của lĩnh vực, đối tượng đó được tính vào giá trị sản xuất công nghiệp của huyện. * Thời gian: Thời gian nghiên cứu từ 10/01/2009 đến 18/6/2009 Số liệu bao gồm những thông tin cập nhật ở các tài liệu đã công bố qua các năm, tập trung chủ yếu trong những năm 2000, 2005 và 3 năm gần đây; các số liệu điều tra trực tiếp từ các cơ quan đầu tư và đối tượng tiếp nhận đầu tư. Đề xuất định hướng giải pháp đến năm 2020. * Không gian: Nghiên cứu tại Huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

doc114 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2771 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và định hướng đầu tư cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------( ( (------ TRẦN THỊ NHƯ NGỌC LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận văn, luận án nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2009 Sinh viên thực hiện Trần Thị Như Ngọc LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước nhất, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế & PTNT, những người đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và những định hướng đúng đắn trong học tập và tu dưỡng đạo đức, tạo tiền đề tốt để tôi học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Đỗ Kim Chung – Giảng viên khoa Kinh tế và PTNT – Người thầy giáo đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Sơn Động, ban lãnh đạo các cấp, các phòng ban của huyện, các đơn vị hoạt động sự nghiệp, hoạt động kinh tế đóng trên địa bàn và những người dân địa phương đã cung cấp những thông tin cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tại địa bàn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn người thân, gia đình và bạn bè đã quan tâm giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2009 Sinh viên thực hiện Trần Thị Như Ngọc TÓM TẮT ĐỀ TÀI Đề tài đi sâu nghiên cứu tình hình đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Hướng nghiên cứu chính của đề tài là tập trung tìm hiểu thực trạng đầu tư công cho phát triển các ngành kinh tế (Nông nghiệp, Công nghiệp, Thương mại – Dịch vụ) của huyện, từ thực trạng đó đưa ra những định hướng giải pháp đối với vấn đề đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện. Để bước vào nghiên cứu thực tế, tác giả đã tìm hiểu và góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện. Trong đó, các khái niệm được tìm hiểu qua nhiều góc độ, cách nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu trước đây. Đồng thời, từ các khái niệm về đầu tư, phát triển kinh tế, khái niệm về huyện, huyện nghèo, các quan điểm về đầu tư công, đề tài bước đầu khái quát hóa khái niệm về đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện nói chung và đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện nghèo nói riêng. Trong quá trình tiến hành, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp SWOT làm phương pháp trung tâm cho nghiên cứu. Phương pháp thống kê mô tả dùng để mô tả tình hình đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện dưới góc độ nguồn vốn đầu tư, kết quả đầu tư và sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của nguồn đầu tư công trên địa bàn huyện. Phương pháp SWOT dùng trong nghiên cứu đánh giá định tính tình hình đầu tư công trên địa bàn, các đánh giá này được thu thập từ góc độ người đầu tư và người thụ hưởng đầu tư. Từ thực trạng và phân tích SWOT, đề tài có cơ sở để đề ra các định hướng giải pháp cho vấn đề đầu tư công của địa phương. Qua nghiên cứu thực tế, tình hình đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang có những đặc điểm sau: Đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện tăng dần về quy mô vốn trong giai đoạn 2000-2008. Các chương trình đầu tư chủ yếu ở đây là chương trình 135, 134, WB, JBIC…Nguồn vốn đầu tư chủ yếu trên địa bàn huyện vẫn là nguồn đầu tư từ NSNN. Cơ cấu đầu tư tập trung chủ yếu cho ngành nông nghiệp. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu được chú trọng thời gian qua là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Vấn đề đầu tư cho giáo dục đào tạo nghề, khuyến nông, khuyến công cơ bản còn yếu… Hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào biến động thời tiêt và khó ước đoán. Hiệu quả đầu tư cao nhất là đầu tư cho TM-DV. Tuy nhiên tồn tại cơ bản trong đầu tư công của huyện là sự manh mún, dàn trải trong sử dụng vốn đầu tư. Để khắc phục được những tồn tại và phát huy điểm mạnh, tận dụng được các cơ hội trong đầu tư công nhằm phát triển kinh tế của huyện, đề tài nêu lên những định hướng giải pháp về công tác quy hoạch trong đầu tư, lĩnh vực đầu tư, phương thức đầu tư và phương thức huy động vốn đầu tư, các giải pháp cơ bản là: Đầu tư tập trung, dứt điểm. Tiếp tục nâng cao CSHT, chú trọng đầu tư cho đào tạo nghề. Cần hướng dẫn người thụ hưởng đầu tư phương thức sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài chủ yếu dừng lại ở mô tả thực trạng và những đánh giá định tính về đầu tư công cho phát triển các ngành trong nền kinh tế huyện, hướng nghiên cứu mở ra với đề tài là đi sâu đánh giá các dự án, chương trình đầu tư trong từng ngành theo dòng dự án, nếu có thể sẽ sử dụng phương pháp đánh giá dự án theo dòng thời gian để định lượng chất lượng công trình đầu tư. Đồng thời, đi sâu tìm hiểu chi tiết vào một số chương trình đầu tư công trên địa bàn huyện ví dụ như chương trình tín dụng ưu đãi cho người nghèo, chương trình khuyến công, khuyến nông, chương trình đào tạo nghề… Bên cạnh đó, nếu phát triển mở rộng, người nghiên cứu có thể tham khảo thêm về phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội và áp dụng vào đánh giá hiệu quả đầu tư công trên địa bàn. MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Tóm tắt đề tài iii Mục lục v Danh mục các bảng viii Danh mục các hình x Danh mục các hộp x Danh mục các từ viết tắt xi PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2 1.4 Giả thiết và giả thuyết nghiên cứu 2 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 PHẦN II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HUYỆN 4 2.1 Một số khái niệm 4 2.1.1 Phát triển kinh tế và Phát triển kinh tế huyện 4 2.1.2 Đầu tư công và đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện 4 2.2 Vai trò của đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện 7 2.3 Vai trò của nghiên cứu đầu tư công cho phát triển kinh tế 9 2.4 Phương pháp tiếp cận 9 2.5 Nội dung nghiên cứu đầu tư công cho phát triển kinh tế 11 2.5.1 Nghiên cứu tình hình chung của địa bàn 11 2.5.2 Nghiên cứu các chính sách đầu tư công 11 2.5.3 Nghiên cứu nội dung của đầu tư công 11 2.5.4 Nghiên cứu tác động của đầu tư công tới phát triển kinh tế 16 2.5.5 Nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện 16 2.6 Đặc điểm của đầu tư công 16 2.7 Hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả đầu tư công 17 2.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện 19 2.9 Kinh nghiệm đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện 24 2.9.1 Kinh nghiệm đầu tư công cho phát triển kinh tế ở một số nước trên thế giới 24 2.9.2 Kinh nghiệm đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện ở Việt Nam 26 PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 3.1 Đặc điểm của huyện Sơn Động 30 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 30 3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 34 3.2 Phương pháp nghiên cứu 39 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 39 3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 40 3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 43 3.2.4 Phương pháp phân tích 43 3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 46 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47 4.1 Đặc điểm chung của huyện Sơn Động 47 4.2 Tình hình thực hiện các chính sách đầu tư công của huyện 49 4.2.1 Các chính sách của Chính phủ 49 4.2.2 Các văn bản thể hiện định hướng, chủ trương thực thi chính sách đầu tư công của tỉnh Bắc Giang và huyện Sơn Động 53 4.3 Thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động 56 4.3.1 Tình hình đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện 56 4.3.2 Tình hình đầu tư công cho sự phát triển chung của các ngành kinh tế 59 4.3.3 Tình hình đầu tư công cho phát triển nông nghiệp huyện Sơn Động 61 4.3.4 Tình hình đầu tư công cho phát triển ngành công nghiệp – xây dựng huyện Sơn Động 66 4.3.5 Tình hình đầu tư công cho phát triển thương mại dịch vụ huyện Sơn Động 72 4.4 Tác động của đầu tư công tới sự phát triển kinh tế của huyện 75 4.4.1 Hiệu quả kinh tế của nguồn vốn đầu tư công cho các ngành kinh tế huyện Sơn Động 75 4.4.2 Hiệu quả kinh tế của nguồn vốn đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động 75 4.4.3 Kết quả sản xuất kinh doanh và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Sơn Động giai đoạn 2000 - 2008 76 4.5 Những khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức trong hoạt động đầu tư công và tiếp cận đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện 79 4.5.1 Đánh giá từ góc độ đơn vị đầu tư công 79 4.5.2 Đánh giá từ góc độ người thụ hưởng đầu tư công 83 4.6 Định hướng giải pháp đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện 86 4.6.1 Quan điểm định hướng đầu tư công 86 4.6.2 Định hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công 87 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94 5.1 Kết luận 94 5.2 Kiến nghị 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC 99 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Sơn Động giai đoạn 2006 – 2008 31 Bảng 3.2 Tình hình tài nguyên tự nhiên–xã hội huyện Sơn Động năm 2008 33 Bảng 3.3 Tình hình dân số và lao động của huyện Sơn Động giai đoạn 2006 – 2008 35 Bảng 3.4 Tình hình cơ sở vật chất của huyện Sơn Động năm 2008 36 Bảng 3.5 Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế huyện Sơn Động giai đoạn 2006 – 2008 38 Bảng 4.1 Vốn đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động theo nguồn đầu tư và theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2000 - 2008 57 Bảng 4.2 Tình hình đầu tư công cho sự phát triển chung của các ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2008 60 Bảng 4.3 Tình hình đầu tư công cho sự phát triển ngành nông nghiệp của huyện phân theo nguồn đầu tư giai đoạn 2000 – 2008 62 Bảng 4.4 Tình hình đầu tư công cho sự phát triển ngành nông nghiệp của huyện phân theo lĩnh vực nội bộ ngành giai đoạn 2000 – 2008 63 Bảng 4.5 Kết quả đầu tư công cho phát triển nông nghiệp huyện Sơn Động giai đoạn 2000 – 2008 65 Bảng 4.6 Hiệu quả đầu tư công cho phát triển nông nghiệp huyện Sơn Động giai đoạn 2000 – 2008 66 Bảng 4.7 Tình hình đầu tư công cho phát triển công nghiệp huyện Sơn Động giai đoạn 2000 – 2008 67 Bảng 4.8 Kết quả đầu tư công cho phát triển công nghiệp của huyện giai đoạn 2000 – 2008 68 Bảng 4.9 Hiệu quả đầu tư công cho phát triển công nghiệp của huyện giai đoạn 2000 – 2008 69 Bảng 4.10 Tình hình đầu tư công cho phát triển ngành xây dựng của huyện giai đoạn 2000 – 2008 70 Bảng 4.11 Hiệu quả đầu tư công cho phát triển ngành xây dựng của huyện giai đoạn 2000 – 2008 71 Bảng 4.12 Tình hình đầu tư công cho phát triển Thương mại – Dịch vụ của huyện giai đoạn 2000 – 2008 72 Bảng 4.13 Kết quả đầu tư công cho phát triển thương mại dịch vụ của huyện giai đoạn 2000 – 2008 73 Bảng 4.14 Hiệu quả đầu tư công cho phát triển TM – DV của huyện giai đoạn 2000 – 2008 74 Bảng 4.15 So sánh hiệu quả kinh tế nguồn vốn đầu tư công cho các ngành kinh tế huyện Sơn Động 75 Bảng 4.16 Hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện Sơn Động giai đoạn 2000 – 2008 76 Bản 4.17 Kết quả sản xuất kinh doanh và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Sơn Động giai đoạn 2000 – 2008 78 Bảng 4.18 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với đầu tư công cho phát triển kinh tế Sơn Động dưới góc độ người đầu tư 80 Bảng 4.19 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với đầu tư công cho phát triển kinh tế Sơn Động dưới góc độ người thụ hưởng đầu tư 84 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Quan hệ giữa đầu tư công cộng và đầu tư tư nhân 10 Hình 2.2 Nội dung của đầu tư công 11 Hình 4.1 Vốn đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động theo chương trình đầu tư giai đoạn 2000 - 2008 58 Hình 4.2 Cơ cấu vốn đầu tư cho sự phát triển chung các ngành kinh tế huyện Sơn Động phân theo nguồn vốn giai đoạn 2000 - 2008 59 Hình 4.3 Cơ cấu đầu tư công cho phát triển nông nghiệp huyện Sơn Động giai đoạn 2000 – 2008 64 DANH MỤC CÁC HỘP HỘP 4.1: Như vậy thì làm sao có nhiệt huyết với dân với huyện được… 79 HỘP 4.2: Hỗ trợ hôm nay có khác gì bao cấp ngày xưa đâu 80 HỘP 4.3: Nhiều người ỉ lại vào đầu tư của Nhà nước…trông chờ sao được.. 83 HỘP 4.4: Đầu tư phải chú tâm tới đối tượng có khả năng phát triển sản xuất 84 HỘP 4.5: Đầu tiên phải làm đường, làm tới đâu chắc tới đó 87 HỘP 4.6: Đầu tư phải đủ lượng vốn, phải dạy người ta cách dùng lượng vốn đó 87 HỘP 4.7: Không có tư vấn thì vay thế chứ vay nữa cũng không có ý nghĩa gì 87 HỘP 4.8: Luôn phải có vốn đối ứng của dân 88 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV BQ CC CN-XD-TTCN CSHT ĐH ĐVT GD – ĐT GTSX HTX KD KT – XH KTTB LĐ LĐTBXH NN NN & PTNT NSNN NSĐP NSTW SL TC – KH TN – MT TTLL Trđ UBND  Bảo vệ thực vật Bình quân Cơ cấu Công nghiệp - Xây dựng - Tiểu thủ công nghiệp Cơ sở hạ tầng Đại học Đơn vị tính Giáo dục - Đào tạo Giá trị sản xuất Hợp tác xã Kinh doanh Kinh tế - Xã hội Kỹ thuật tiến bộ Lao động Lao động thương binh xã hội Nông nghiệp Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ngân sách nhà nước Ngân sách địa phương Ngân sách trung ương Số lượng Tài chính - kế hoạch Tài nguyên - Môi trường Thông tin liên lạc Triệu đồng Uỷ ban nhân dân   PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết Hơn hai mươi năm sau đổi mới, đất nước ta đang chuyển mình từng ngày, nền kinh tế bước dần sang cơ chế thị trường, tăng trưởng kinh tế ổn định. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế vẫn chưa đồng đều giữa các vùng, các thành phần kinh tế. Khu vực nông thôn, nhất là các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo còn nhiều. Để phát triển những địa phương thuộc các khu vực này, một trong những yếu tố quyết định chính là chính sách đầu tư của nhà nước. Đầu tư công là một trong hai lĩnh vực đầu tư trong nền kinh tế. Ở các vùng khó khăn, các đơn vị tư nhân thường e ngại trong đầu tư do lo sợ rủi ro, vì vậy, ở những vùng này, đầu tư của Chính phủ, tỉnh và huyện là yếu tố căn bản tiền đề cho sự phát triển “cất cánh”. Đầu tư công sẽ tạo ra môi trường thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân phát huy hết khả năng của mình, cùng tham gia vào quá trình phát triển chung của cộng đồng. Sơn Động là huyện vùng cao, nằm ở khu vực Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm thành phố Bắc Giang 80 km. Nơi đây có gần 43% dân cư thuộc 14 dân tộc thiểu số. Kinh tế của huyện phát triển chậm. Bình quân mức tăng giá trị sản xuất hằng năm là 8%, thấp hơn bình quân của tỉnh. Trong những năm qua, huyện đã được sự quan tâm hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, các cấp chính quyền bằng nhiều hình thức, nhiều chương trình dự án, những dự án lớn phải kể tới như chương trình 135, 327, dự án Giảm nghèo do Ngân hàng thế giới WB hỗ trợ…Đến hết năm 2007, các dự án chương trình đã mang lại nhiều đổi thay cho miền đất này, đặc biệt là sự cải thiện đáng kể về cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và đời sống của đồng bào ở đây. Tuy nhiên, đến năm 2008, huyện Sơn Động vẫn nằm trong 61 huyện nghèo nhất của cả nước, tỷ lệ nghèo của Sơn Động vẫn chiếm tới 49.87%, trong khi đó cả nước chỉ chiếm 23% (chuẩn nghèo 2005), đặc biệt ở các vùng cao, tình trạng đói giáp hạt vẫn thường xuyên xảy ra. Như vậy, bên cạnh những kết quả nhìn thấy được, đầu tư công ở đây thực sự đã đạt được gì và còn gì bất cập? Đã từ lâu, các chương trình đầu tư công đã được các tạp chí, phương tiện truyền thông và các hội thảo phân tích rất nhiều, nhưng chưa có một nghiên cứu nào thực sự đi sâu vào đánh giá và đề ra định hướng nhằm tăng hiệu quả đầu tư công cho một huyện nghèo như huyện Sơn Động. Nghiên cứu thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện Sơn Động sẽ giúp chúng ta giải đáp những câu hỏi trên, đồng thời nghiên cứu sẽ là cơ sở thực tiễn cho định hướng chính sách đầu tư của chính phủ, chính quyền các cấp để phát triển kinh tế của huyện. Vì những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và định hướng đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá đúng đắn thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, đề xuất được các định hướng giải pháp phù hợp để tăng tính hiệu quả của đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện. - Tìm hiểu thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất định hướng giải pháp để tăng cường tính hiệu quả của đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Cơ sở lý luận nào làm rõ vấn đề đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện? Thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện Sơn Động trong những năm qua như thế nào? Định hướng giải pháp nào để tăng cường tính hiệu quả của đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động? 1.4 Giả thiết và giả thuyết nghiên cứu * Giả thiết Đề tài không tính đến giá trị thời gian của tiền. * Giả thuyết Tăng đầu tư làm tăng năng suất sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Đầu tư công khắc phục được những thất bại của thị trường. 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư công cho phát triển kinh tế, đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của đầu tư công cho phát triển kinh tế ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Đối tượng khảo sát chủ yếu là các đơn vị cung cấp và đơn vị tiếp nhận, thực hiện nguồn đầu tư công cho phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu * Nội dung: Nghiên cứu thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng đầu tư dưới hình thức đầu tư bằng vốn. Nghiên cứu thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện dưới góc độ lĩnh vực (ngành) mà nguồn đầu tư tác động, trong đó, với ngành công nghiệp, chỉ tính đầu tư công cho những lĩnh vực, đối tượng mà giá trị sản xuất của lĩnh vực, đối tượng đó được tính vào giá trị sản xuất công nghiệp của huyện. * Thời gian: Thời gian nghiên cứu từ 10/01/2009 đến 18/6/2009 Số liệu bao gồm những thông tin cập nhật ở các tài liệu đã công bố qua các năm, tập trung chủ yếu trong những năm 2000, 2005 và 3 năm gần đây; các số liệu điều tra trực tiếp từ các cơ quan đầu tư và đối tượng tiếp nhận đầu tư. Đề xuất định hướng giải pháp đến năm 2020. * Không gian: Nghiên cứu tại Huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. PHẦN II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HUYỆN 2.1 Một số khái niệm 2.1.1 Phát triển kinh tế và Phát triển kinh tế huyện Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi nền kinh tế đạt ở mức độ cao hơn cả về cơ cấu, chủng loại, bao gồm cả về lượng và chất. Nền kinh tế phát triển không những có nhiều hơn về đầu ra, đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về tổ chức và thể chế, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về sản phẩm và dịch vụ. Như vậy, phát triển kinh tế là một quá trình, không phải trong trạng thái tĩnh. Quá trình thay đổi của nền kinh tế của một huyện chịu sự tác động của quy luật thị trường, chính sách can thiệp của Chính phủ, nhận thức và ứng xử của người sản xuất và người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ tạo ra (Bruce H.1988). 2.1.2 Đầu tư công và đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện 2.1.2.1 Khái niệm Đầu tư Đầu tư, trong kinh tế học vĩ mô, chỉ việc gia tăng tư bản nhằm tăng cường năng lực sản xuất tương lai. Đầu tư, vì thế, còn được gọi là hình thành tư bản hoặc tích lũy tư bản. Tuy nhiên, chỉ có tăng tư bản làm tăng năng lực sản xuất vật chất mới đượ
Luận văn liên quan