Luận văn Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

1-Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền sản xuất hàng hoá. Trong gần hai thế kỷ qua, nền nông nghiệp thế giới đã có nhiều hình thức tổ chức sản xuất khác nhau. Cho đến nay qua thử thách của thực tiễn, một số nơi các hình thức sản xuất theo mô hình tập thể, và quốc doanh, cũng như xí nghiệp tư bản nông nghiệp tập trung quy mô lớn, không tỏ ra hiệu quả. Trong khi đó, hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại phù hợp với đặc thù của nông nghiệp nên đạt hiệu quả cao, và ngày càng phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. So với nền kinh tế tiểu nông thì kinh tế trang trại là một bước phát triển của kinh tế hàng hoá. Việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại là một quá trình chuyển đổi từ kinh tế hộ nông dân chủ yếu, mang tính sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá có quy mô từ nhỏ tới lớn. Trong tiến trình phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay ở nước ta, sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá , với quy mô ngày càng lớn và mang tính thâm canh, chuyên canh, phân vùng đang là một yêu cầu tất yếu khách quan. Sự phát triển kinh tế trang trại đã, đang và sẽ đóng góp to lớn khối lượng nông sản được sản xuất, đáp ứng nhu cầu nông sản trong nước, mặt khác nó còn đóng vai trò cơ bản trong tiến trình hội nhập với kinh tế quốc tế, với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng trưởng tích cực và ổn định, thì sự đóng góp của các trang trại là rất lớn, không những đem lại lợi nhuận cho trang trại, mà còn cải thiện đáng kể thu nhập của những người lao động trong các trang trại. Việt Nam tham gia tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh, đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nước ta nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng. Thách thức lớn nhất mà nông nghiệp của Việt Nam sẽ phải đối mặt, đó là mở cửa để cho hàng hoá nông sản của các nước, trong tổ chức WTO được lưu thông mà chúng ta không thể áp đặt mãi thuế nhập khẩu với thuế suất cao để bảo hộ hàng trong nước. Do đó, hàng hoá nông sản của ta sẽ bị cạnh tranh khốc liệt, những sản phẩm sản xuất theo kiểu truyền thống theo mô hình tự cung, tự cấp chắc chắn không thể cạnh tranh nổi với nông sản ngoại nhập, cho nên giải pháp nào cho sản xuất hàng hoá nông sản Việt Nam? Nghiên cứu để đề ra giải pháp phát triển trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, không những chỉ đơn thuần giải quyết vấn đề thực tiễn trang trại đóng góp về kinh tế cho địa phương, mà chúng tôi còn nhận thức vai trò to lớn của trang trại trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đ ại hoá nông nghiệp nông thôn theo một tư duy mới, tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng vận dụng một cách đầy đủ các quy luật của nền kinh tế thị trường, đưa sản xuất nông nghiệp của nước ta tiến dần tới trình độ phát triển của các nước trong khu vực và các nước trong tổ chức Thương mại Thế giới, tạo ra năng lực cạnh tranh trên thị trường Quốc tế. Những lý giải và kiến nghị của luận văn không những hệ thống hoá lý luận, mà nó còn tổng kết thực tiễn phát triển trang trại của nhiều nước, của các vùng trên cả nước, nó là kinh nghiệm quý báu phục vụ cho các nhà lý luận và thực tiễn trong việc chỉ đạo, định hướng phát triển kinh tế trang trại trong giai đoạn hiện nay. Ở nước ta trong những năm gần đây, kinh tế trang trại phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô, nên đã cải thiện về thu nhập cho nhiều hộ nông dân, làm thay đổi bộ mặt của nhiều vùng nông thôn, giải quyết công ăn việc làm cho 395.878 người, trong đó lao động của hộ chủ trang trại là 291.611 người, lao động thuê mướn là 104.267 người, đưa số lao động bình quân thường xuyên của trang trại lên 3,5 người [23]. Đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng, kinh tế trang trại đã đem lại thu nhập cho nhiều gia đình, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân. Phát triển kinh tế trang trại là hướng đi đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” 2-Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trang trại, và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát riển kinh tế trang trại ở địa phương. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên. 3-Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1-Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng về kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên, để từ đó đề xuất những giải pháp, nhằm phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên. 3.2-Phạm vi nghiên cứu 3.2.1-Về không gian và địa điểm Đề tài nghiên cứu chủ yếu về trang trại trên địa bàn toàn tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt chú trọng nghiên cứu theo vùng; cụ thể được chia làm các vùng khác nhau mang tính chất chung của từng vùng đó như khí hậu, lượng mưa hàng năm; giao thông; mật độ dân số; trình độ dân trí đó là: -Vùng cao: Có địa hình phức tạp, mật độ dân số thấp giao thông khó khăn như các huyện Võ Nhai; Định Hoá; Phú Lương và huyện Đồng Hỷ. -Vùng giữa: có địa hình tương đối ổn định hơn thuộc vùng có đồi núi thấp, dân cư đông đúc, trình độ dân trí cao đó là thành phố Thái Nguyên. -Vùng thấp: Có địa hình tương đối bằng phẳng, giao thông thuận tiện, mật độ dân số đông, trình độ dân trí tương đối cao như: huyện Phú Bình; Phổ Yên; Thị xã Sông Công. 3.2.2- Thời gian nghiên cứu Số liệu tập trung thu thập chủ yếu từ năm 2004-2006. Ngoài ra tham khảo số liệu từ năm 2001-2006. 3.2.3-Nội dung nghiên cứu Đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng của kinh tế trang trại tại tỉnh Thái Nguyên . 4-Những đóng góp mới của luận văn Hệ thống hoá làm rõ một số vấn đề giữa lý luận và thực tiễn về trang trại ở tỉnh Thái Nguyên, để từ đó phân tích đánh giá tình hình hoạt động của trang trại, để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại. 5-Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 phần chính: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế trang trại và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên.

pdf131 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2928 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------------------------ LÝ VĂN TOÀN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thái Nguyên, năm 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÝ VĂN TOÀN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 60 - 31 - 10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Ngô Xuân Hoàng Thái Nguyên, năm 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cám ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lý Văn Toàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ii Lời cảm ơn Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của tập thể và các cá nhân. Trước hết tôi xin chân thành cám ơn các giảng viên khoa Kinh tế, khoa Sau Đại học trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, đặc biệt là sự hướng dẫn của Tiến sỹ Ngô Xuân Hoàng trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên sở Tài chính; sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; sở Kế hoạch và Đầu tư; sở Tài nguyên và Môi trường; sở Lao động thương binh và Xã hội; sở Y tế; sở Giao thông Vận tải; sở Giáo Dục và đào tạo; Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn phòng thống kê các huyện; thành phố; thị xã thuộc tỉnh Thái Nguyên; các quý Ông, Bà lãnh đạo các huyện; thành phố; thị xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện, góp ý và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo sở Tài chính, lãnh đạo các phòng, ban trong sở cùng các đồng nghiệp, bạn bè, và gia đình đã cổ vũ động viên tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện Luận văn này. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lý Văn Toàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng trong Luận văn vi Mở đầu. 1 1-Tính cấp thiết của đề tài 1 2- Mục tiêu nghiên cứu 3 3-Đối tượng và Phạm vi nghiêncứu. 3 4-Những đóng góp mới của luậnvăn 4 5- Bố cục của Luận văn. 4 Chương 1:Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu 5 1.1-Một số vấn đề cơ bản về trang trại 5 1.1.1-Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại 5 1.1.2-Những tiêu chí xác định KTTT 7 1.1.3-Những đặc trưng của KTTT trong nền kinh tế thị trường 9 1.1.4- Yếu tố ảnh hưởng tới phát triển trang trại và KTTT 16 1.1.5-Ý nghĩa kinh tế- xã hội- môi trường của Trang trại 21 1.2-Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước và Việt Nam 26 1.2.1-Tình hình phát triển KTTT ở một số nước trên thế giới 26 1.2.2- Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam 29 1.3- phương pháp nghiên cứu 35 1.3.1-Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 35 1.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 35 1.3.3-Phương pháp sử lý số liệu 35 1.3.4-Hệ thống chỉ tiêu đánh giá và phương pháp phân tích 35 Chương 2: Thực trạng phát triển KTTT ở tỉnh Thái Nguyên 40 2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 40 2.1.1 Điều kiện tự nhiên. 40 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội. 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iv 2.1.3- Những thuận lợi và khó khăn của địa bàn nghiên cứu đối với phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên 45 2.2- Khái quát về kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên 46 2.2.1-Lao động và chuyên môn của chủ trang trại 47 2.2.2-Tình hình sử dụng đất của trang trại 48 2.2.3- Vốn và tài sản của trang trại 51 2.3-Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên 55 2.3.1-Phân bố trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 55 2.3.2-Loại hình trang trại tỉnh Thái Nguyên 56 2.3.3-Đất đai sử dụng trong TT của tỉnh Thái Nguyên 57 2.3.4- Lao động trong trang trại của tỉnh Thái Nguyên 57 2.3.5-Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại 58 2.3.6-Hiệu quả sản xuất của trang trại 60 2.3.7-Thực trạng kinh tế trang trại ở ba vùng 62 2.4-Đánh giá phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển KTTT 68 2.4.1-Phân tích các yếu tố bên trong trang trại 68 2.4.2-Phân tích các yếu tố bên ngoài của trang trại 73 Chương 3: Giải pháp chủ yếu để phát triển KTTT ở tỉnh Thái Nguyên 78 3.1- Phương hướng mục tiêu 78 3.1.1-Phương hướng phát triển kinh tế trang trại 84 3.1.2-Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại 85 3.2-Giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên 87 3.2.1-Giải pháp chung: 87 3.2.2-Giải pháp cụ thể cho từng loại hình trang trại: 90 3.2.3-Giải pháp cụ thể cho từng vùng 93 Kết luận 95 Danh mục tài liệu tham khảo 97 Phụ lục 100 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên v STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 KTTT Kinh tế trang trại 2 TT Trang trại 3 WTO Tổ chức thương mại thế giới 4 HTX Hợp tác xã 5 KD Kinh doanh 6 CNH-HĐH Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá 7 KQSXKD Kết quả sản xuất kinh doanh 8 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 9 SL Số lượng 10 SP Sản phẩm 11 SXKD Sản xuất kinh doanh 12 SXKDTH Sản xuất kinh doanh tổng hợp 13 NN Nông nghiệp 14 CC Cơ cấu 15 ATK An toàn khu 16 BQ Bình quân 17 LĐ Lao động 18 NLNTS Nông lâm nghiệp thuỷ sản 19 Tr. Đ Triệu đồng 20 Ng đ Ngìn đồng Việt Nam 21 đ Đơn vị tính đồng Việt nam 22 HĐND Hội đồng nhân dân 23 UBND Uỷ ban nhân dân 24 LĐGĐ Lao động gia đình 25 DTBQ Diện tích bình quân 26 TTNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp 27 XDCB Xây dựng cơ bản 28 VAC Vườn ao chuồng DANH MỤC CÁC BẢNG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vi Trang Bảng 1.1 -Trang trại trên địa bàn toàn quốc 13 Bảng 1.2- Tốc độ tăng % của trang trại năm 2001 với 2006 14 Bảng 1.3- Diện tích bình quân trên TT của một số nước trên thế giới. 28 Bảng 1-4-Cơ cấu sản xuất Của các trang trại vùng Đồng và Tây bắc, tính đến 01/7/2006 31 Bảng 1.5- các loại hình trang trại khu vực đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long thời điểm 01/7/2006 32 Bảng 1.6- các loại hình trang trại khu vực Bắc trung bộ và duyên hải nam trung bộ thời điểm 01/7/2006 33 Bảng 1.7 –Các loại hình trang trại Phía Nam và Đông Nam bộ thời điểm 01/7/2006 34 Bảng 2.1- Tình hình lao động, và chuyên môn của chủ TT. 47 Bảng 2.2- tình hình sử dụng đất bình quân của Trang trại 50 Bảng 2.3- tình hình vốn và huy động vốn của trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2006 52 Bảng 2.4-Tình hình trang bị TS bình quân của trang trại năm 2006 54 Bảng 2.5: Phân bố TT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2006 55 Bảng 2.6- Loại hình trang trại tỉnh Thái Nguyên năm 2006 56 Bảng 2.7-Đất đai của trang trại tỉnh Thái Nguyên năm 2006 57 Bảng 2.8- Lao động của TT tỉnh Thái Nguyên năm 2006 57 Bảng 2.9- Kết quả SXKD của TT tỉnh Thái Nguyên năm 2006 59 Bảng 2.10- Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của TT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2006 61 Bảng 2.11-Thực trạng hiệu quả KTTT ở vùng núi cao tỉnh TN năm 2006 63 Bảng 2.12- Thực trạng hiệu quả KTTT ở vùng thấp tỉnh TN năm 2006 65 Bảng 2.13- Thực trạng hiệu quả KTTT ở vùng giữa tỉnh TN năm 2006 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vii Bảng 2.14 - ảnh hưởng của một số nhân tố đến thu nhập của TT năm 2006 69 Bảng 2.15- ảnh hưởng của một số nhân tố đến thu nhập của TT năm 2006 71 Bảng 2.16- ảnh hưởng của một số nhân tố đến thu nhập của TT năm 2006 73 Bảng 3.1- dự kiến phát triển KTTT Tỉnh Thái Nguyên Giai đoạn 2006-2010 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1-Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền sản xuất hàng hoá. Trong gần hai thế kỷ qua, nền nông nghiệp thế giới đã có nhiều hình thức tổ chức sản xuất khác nhau. Cho đến nay qua thử thách của thực tiễn, một số nơi các hình thức sản xuất theo mô hình tập thể, và quốc doanh, cũng như xí nghiệp tư bản nông nghiệp tập trung quy mô lớn, không tỏ ra hiệu quả. Trong khi đó, hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại phù hợp với đặc thù của nông nghiệp nên đạt hiệu quả cao, và ngày càng phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. So với nền kinh tế tiểu nông thì kinh tế trang trại là một bước phát triển của kinh tế hàng hoá. Việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại là một quá trình chuyển đổi từ kinh tế hộ nông dân chủ yếu, mang tính sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá có quy mô từ nhỏ tới lớn. Trong tiến trình phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay ở nước ta, sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, với quy mô ngày càng lớn và mang tính thâm canh, chuyên canh, phân vùng đang là một yêu cầu tất yếu khách quan. Sự phát triển kinh tế trang trại đã, đang và sẽ đóng góp to lớn khối lượng nông sản được sản xuất, đáp ứng nhu cầu nông sản trong nước, mặt khác nó còn đóng vai trò cơ bản trong tiến trình hội nhập với kinh tế quốc tế, với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng trưởng tích cực và ổn định, thì sự đóng góp của các trang trại là rất lớn, không những đem lại lợi nhuận cho trang trại, mà còn cải thiện đáng kể thu nhập của những người lao động trong các trang trại. Việt Nam tham gia tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh, đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nước ta nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng. Thách thức lớn nhất mà nông nghiệp của Việt Nam sẽ phải đối mặt, đó là mở cửa để cho hàng hoá nông sản của các nước, trong tổ chức WTO được lưu thông mà chúng ta không thể áp đặt mãi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 thuế nhập khẩu với thuế suất cao để bảo hộ hàng trong nước. Do đó, hàng hoá nông sản của ta sẽ bị cạnh tranh khốc liệt, những sản phẩm sản xuất theo kiểu truyền thống theo mô hình tự cung, tự cấp chắc chắn không thể cạnh tranh nổi với nông sản ngoại nhập, cho nên giải pháp nào cho sản xuất hàng hoá nông sản Việt Nam? Nghiên cứu để đề ra giải pháp phát triển trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, không những chỉ đơn thuần giải quyết vấn đề thực tiễn trang trại đóng góp về kinh tế cho địa phương, mà chúng tôi còn nhận thức vai trò to lớn của trang trại trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn theo một tư duy mới, tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng vận dụng một cách đầy đủ các quy luật của nền kinh tế thị trường, đưa sản xuất nông nghiệp của nước ta tiến dần tới trình độ phát triển của các nước trong khu vực và các nước trong tổ chức Thương mại Thế giới, tạo ra năng lực cạnh tranh trên thị trường Quốc tế. Những lý giải và kiến nghị của luận văn không những hệ thống hoá lý luận, mà nó còn tổng kết thực tiễn phát triển trang trại của nhiều nước, của các vùng trên cả nước, nó là kinh nghiệm quý báu phục vụ cho các nhà lý luận và thực tiễn trong việc chỉ đạo, định hướng phát triển kinh tế trang trại trong giai đoạn hiện nay. Ở nước ta trong những năm gần đây, kinh tế trang trại phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô, nên đã cải thiện về thu nhập cho nhiều hộ nông dân, làm thay đổi bộ mặt của nhiều vùng nông thôn, giải quyết công ăn việc làm cho 395.878 người, trong đó lao động của hộ chủ trang trại là 291.611 người, lao động thuê mướn là 104.267 người, đưa số lao động bình quân thường xuyên của trang trại lên 3,5 người [23]. Đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng, kinh tế trang trại đã đem lại thu nhập cho nhiều gia đình, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân. Phát triển kinh tế trang trại là hướng đi đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” 2-Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trang trại, và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát riển kinh tế trang trại ở địa phương. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên. 3-Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1-Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng về kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên, để từ đó đề xuất những giải pháp, nhằm phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên. 3.2-Phạm vi nghiên cứu 3.2.1-Về không gian và địa điểm Đề tài nghiên cứu chủ yếu về trang trại trên địa bàn toàn tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt chú trọng nghiên cứu theo vùng; cụ thể được chia làm các vùng khác nhau mang tính chất chung của từng vùng đó như khí hậu, lượng mưa hàng năm; giao thông; mật độ dân số; trình độ dân trí … đó là: -Vùng cao: Có địa hình phức tạp, mật độ dân số thấp giao thông khó khăn như các huyện Võ Nhai; Định Hoá; Phú Lương và huyện Đồng Hỷ. -Vùng giữa: có địa hình tương đối ổn định hơn thuộc vùng có đồi núi thấp, dân cư đông đúc, trình độ dân trí cao đó là thành phố Thái Nguyên. -Vùng thấp: Có địa hình tương đối bằng phẳng, giao thông thuận tiện, mật độ dân số đông, trình độ dân trí tương đối cao như: huyện Phú Bình; Phổ Yên; Thị xã Sông Công. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 3.2.2- Thời gian nghiên cứu Số liệu tập trung thu thập chủ yếu từ năm 2004-2006. Ngoài ra tham khảo số liệu từ năm 2001-2006. 3.2.3-Nội dung nghiên cứu Đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng của kinh tế trang trại tại t ỉnh Thái Nguyên. 4-Những đóng góp mới của luận văn Hệ thống hoá làm rõ một số vấn đề giữa lý luận và thực tiễn về trang trại ở tỉnh Thái Nguyên, để từ đó phân tích đánh giá tình hình hoạt động của trang trại, để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại. 5-Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 phần chính: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế trang trại và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1-Một số vấn đề cơ bản về trang trại Trong lịch sử loài người, trải qua các phương thức sản xuất đã hình thành nhiều loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp khác nhau, dựa trên cơ sở chiếm hữu tư liệu sản xuất quan trọng (đất đai). Xét về quan hệ sở hữu các nhà kinh tế học đã khái quát thành năm hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp cơ bản nhất đó là: Điền trang lớn. Nông nghiệp đồn điền. Trang trại cộng đồng. Nông nghiệp tập thể hoá. Trang trại gia đình. “Kinh tế trang trại là một tổ chức cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của mỗi người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô và tất cả các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với các tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường” [14]. 1.1.1-Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại 1.1.1.1- Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại *Khái niệm về trang trại: “Trên thế giới người ta thường dùng các thuật ngữ: Ferme (Tiếng Pháp), Farm (tiếng Anh).....vv, được hiểu chung là nông dân- chủ trang trại gia đình. Các thuật ngữ trên được hiểu chung là nông dân, chủ trang trại gia đình, người nông dân gắn với ruộng đất, với đất đai nói chung”[24]. Theo Mác; trong sản xuất nông nghiệp, vai trò hết sức quan trọng của trang trại là mang lại hiệu quả kinh tế cao “Ngay ở nước Anh với nền công nghiệp phát triển, hình thức sản xuất có lợi nhất không phải là các xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn, mà là các trang trại gia đình sử dụng lao động làm thuê” [6]. *Khái niệm về kinh tế trang trại: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn chủ yếu dựa vào hộ gia đình, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ, hải sản” [10]. Còn rất nhiều tác giả ở các góc độ khác nhau, đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau, nhưng tựu chung vẫn thống nhất cho rằng, trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá ở mức cao hơn kinh tế hộ về cả quy mô, lẫn hình thức quản lý. Hơn nữa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác ở các hộ gia đình thì mục đích chủ yếu là tự sản tự tiêu, nhưng mục đích của người chủ trang trại lại chủ yếu là sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường, có quan hệ chặt chẽ và phản ứng nhanh nhạy với thị trường. Còn một phần nhỏ sản phẩm làm ra phục vụ ngược trở lại cho sản xuất và tiêu dùng. 1.1.1.2-Phân loại trang trại -Theo các hình thức tổ chức quản lý: +Trang trại gia đình độc lập: Là trang trại mà độc lập một gia đình thành lập, và điều hành quản lý. +Trang trại liên doanh: Là trang trại có từ hai hay nhiều gia đình cùng nhau thành lập và điều hành quản lý. +Trang trại hợp doanh theo cổ phần: Là trang trại kết hợp hai hay nhiều loại hình sản xuất kinh doanh và cùng nhau góp vốn theo hình thức cổ phần hóa. +Trang trại uỷ thác: Là loại hình trang trại mà người sáng lập, thành lập nên ủy quyền cho một hay một nhóm người nào đó điều hành quản lý. -Theo cơ cấu sản xuất: +Trang trại kinh doanh tổng hợp: Trang trại loại này là loại hình kinh doanh là chủ yếu, và các mặt hàng kinh doanh đều nhằm phục vụ cho kinh tế trang trại. +Trang trại sản xuất chuyên môn hoá: Là loại hình chuyên môn sản xuất một sản phẩm nông nghiệp nào đó mang tính sản xuất hàng hóa lớn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 -Theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất +Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất: Là loại hình trang trại mà toàn bộ vốn tài sản của trang trại thuộc quyền sở hữu của chủ trang trại. +Chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất và phải đi thuê một phần: Là loại hình trang trại mà trong đó toàn bộ vốn và tài sản của trang trại không thuộc quyền sở hữu của riêng chủ trang trại mà còn có của một hay nhiều sở hữu khác. +Chủ trang trại thuê hoàn toàn tư liệu sản xuất: Là loại hình trang trại mà toàn bộ phần tư liệu sản xuất và tài sản cố định không thuộc quyền sở hữu của chủ trang trại, mà đó là đi thuê còn chủ trang trại chỉ bỏ chi phí lưu động để sản xuất kinh doanh. 1.1.2-Những tiêu chí xác định kinh tế trang trại Thông tư số 74/2003/TT-BNN, ngày 04/7/2003 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn; về việc thay thế Thông tư liên tịch số 62/2003/TTLT/BNN-TCTK. Qua đó đưa ra tiêu chí để xác định kinh tế trang trại như sau: - Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hoá; dịch vụ bình quân một năm, hoặc quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế. - Đối với hộ sản xuất, kinh doanh tổng hợp có nhiều loại sản phẩm hàng hoá của
Luận văn liên quan