Lao động là hoạt động không thể thiếu trong bất kỳ một xã hội nào bởi lao động tạo ra những giá trị và của cải cho cuộc sống. Ngày nay, vấn đề lao động và quan hệ lao động đang càng trở lên phức tạp và được mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Theo đó, người lao động có thể di chuyển tự do đến những quốc gia mà họ mong muốn để thoả mãn nhu cầu làm việc nếu được luật pháp cho phép. Việc người lao động di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác là hiện tượng bình thường và tương đối phổ biến trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, với lực lượng lao động đông đảo, hàng năm có hàng triệu lao động cần việc làm. Bên cạnh đó, do sự thay đổi của cơ cấu kinh tế, đất nông nghiệp bị thu hẹp, lao động nông thôn dư thừa ngày càng nhiều, bổ sung thêm vào nguồn cung lao động. Còn tại khu vực công nghiệp, dịch vụ, do sức ép cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp không đứng vững buộc phải thu hẹp qui mô sản xuất hoặc thay đổi công nghệ, dẫn đến hậu quả là một bộ phận lớn người lao động bị dôi dư không có việc làm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của chính bản thân và gia đình họ cũng như toàn xã hội.
Trong khi đó, nhiều quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới lại đang rơi vào tình trạng thiếu lao động hoặc giá nhân công tại chỗ quá cao. Họ cần tuyển lao động là người từ các quốc gia khác sang làm việc. Từ đó phát sinh nhu cầu cung ứng sức lao động và di chuyển lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác. Đây là một nhu cầu tất yếu xuất phát từ sự vận động khách quan của thị trường lao động quốc tế. Xu thế này đã thu hút sự tham gia cung ứng lao động của nhiều quốc gia đông dân và dư thừa lao động, trong đó có Việt Nam.
Trong bối cảnh tình hình chung của thế giới và xuất phát từ nhu cầu khách quan của Việt Nam hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề lao động và giải quyết việc làm. Để giải quyết việc làm cho người lao động trong nước và cải thiện đời sống của người lao động cũng như gia đình họ, Nhà nước đã có nhiều chính sách giải quyết việc làm, trong đó có hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Trước đây, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được qui định trong mục 5ª chương XI Bộ luật lao động và các văn bản dưới luật khác. Nhưng nhìn chung các quy định này còn rất sơ sài, chưa cụ thể và còn nhiều điểm không phù hợp. Điều này đã gây nhiều bất cập trong việc áp dụng pháp luật, gây thiệt hại cho người lao động và tạo ra nhiều tranh chấp phức tạp trong quá trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trước tình hình đó, tháng 11 năm 2006 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2007). Sau đó, hàng loạt các Nghị định và Thông tư hướng dẫn các quy định của Luật này đã được ban hành.
Cho đến nay, sau hơn hai năm thực hiện, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vẫn bộc lộ nhiều bất cập làm ảnh hưởng tới lợi ích của người lao động, gây khó khăn cho các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cũng như chưa thực sự thúc đẩy sự hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước trong lĩnh vực này.
Để tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc nghiên cứu tổng quan hoạt động đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc, cũng như thực trạng ban hành và thực thi pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động này để tìm ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới là vấn đề cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Đó chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
80 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5536 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Lao động là hoạt động không thể thiếu trong bất kỳ một xã hội nào bởi lao động tạo ra những giá trị và của cải cho cuộc sống. Ngày nay, vấn đề lao động và quan hệ lao động đang càng trở lên phức tạp và được mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Theo đó, người lao động có thể di chuyển tự do đến những quốc gia mà họ mong muốn để thoả mãn nhu cầu làm việc nếu được luật pháp cho phép. Việc người lao động di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác là hiện tượng bình thường và tương đối phổ biến trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, với lực lượng lao động đông đảo, hàng năm có hàng triệu lao động cần việc làm. Bên cạnh đó, do sự thay đổi của cơ cấu kinh tế, đất nông nghiệp bị thu hẹp, lao động nông thôn dư thừa ngày càng nhiều, bổ sung thêm vào nguồn cung lao động. Còn tại khu vực công nghiệp, dịch vụ, do sức ép cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp không đứng vững buộc phải thu hẹp qui mô sản xuất hoặc thay đổi công nghệ,… dẫn đến hậu quả là một bộ phận lớn người lao động bị dôi dư không có việc làm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của chính bản thân và gia đình họ cũng như toàn xã hội.
Trong khi đó, nhiều quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới lại đang rơi vào tình trạng thiếu lao động hoặc giá nhân công tại chỗ quá cao. Họ cần tuyển lao động là người từ các quốc gia khác sang làm việc. Từ đó phát sinh nhu cầu cung ứng sức lao động và di chuyển lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác. Đây là một nhu cầu tất yếu xuất phát từ sự vận động khách quan của thị trường lao động quốc tế. Xu thế này đã thu hút sự tham gia cung ứng lao động của nhiều quốc gia đông dân và dư thừa lao động, trong đó có Việt Nam.
Trong bối cảnh tình hình chung của thế giới và xuất phát từ nhu cầu khách quan của Việt Nam hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề lao động và giải quyết việc làm. Để giải quyết việc làm cho người lao động trong nước và cải thiện đời sống của người lao động cũng như gia đình họ, Nhà nước đã có nhiều chính sách giải quyết việc làm, trong đó có hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Trước đây, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được qui định trong mục 5ª chương XI Bộ luật lao động và các văn bản dưới luật khác. Nhưng nhìn chung các quy định này còn rất sơ sài, chưa cụ thể và còn nhiều điểm không phù hợp. Điều này đã gây nhiều bất cập trong việc áp dụng pháp luật, gây thiệt hại cho người lao động và tạo ra nhiều tranh chấp phức tạp trong quá trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trước tình hình đó, tháng 11 năm 2006 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2007). Sau đó, hàng loạt các Nghị định và Thông tư hướng dẫn các quy định của Luật này đã được ban hành.
Cho đến nay, sau hơn hai năm thực hiện, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vẫn bộc lộ nhiều bất cập làm ảnh hưởng tới lợi ích của người lao động, gây khó khăn cho các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cũng như chưa thực sự thúc đẩy sự hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước trong lĩnh vực này.
Để tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc nghiên cứu tổng quan hoạt động đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc, cũng như thực trạng ban hành và thực thi pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động này để tìm ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới là vấn đề cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Đó chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước yêu cầu giải quyết việc làm trong nước và đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam của phía đối tác nước ngoài, đã có nhiều tổ chức, cơ quan nghiên cứu và cá nhân tìm hiểu về pháp luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Cho đến nay, đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều công trình, bài viết về vấn đề đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó có một số công trình đáng lưu ý như: các bài tham luận trong Hội thảo quốc tế về việc gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) đối với thị trường lao động Việt Nam do trường ĐHKHXH và Nhân văn tổ chức ngày 30 tháng 11 năm 2007 tại Hà Nội; Luận văn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Hoa Tâm năm 2004 về “Xuất khẩu lao động theo qui định của của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện”; Bài “Xuất khẩu lao động Việt Nam trước yêu cầu hội nhập” của TS. Nguyễn Quốc Luật đăng trên báo Người lao động ngày 25 tháng 1 năm 2008; Bài “Để nâng cao chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài” trên trang ngày 14 tháng 2 năm 2008 - Nguồn từ Molisa – Bộ lao động; Bài “Lại xuất khẩu lao động kiểu “đem con bỏ chợ”” đăng trên trang Bài “Quan hệ lao động trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế thị trường” của TS. Lưu Bình Nhưỡng trong Tạp chí Luật học số tháng 2 năm 2008; Bài “Pháp luật lao động trong quá trình toàn cầu hóa” của Th.S Phạm Trọng Nghĩa trong tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 18 tháng 11 năm 2008...
Ở mức độ nhất định, các công trình nêu trên đã phân tích, đánh giá và đưa ra những kiến nghị liên quan đến việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc. Nhưng hầu như các bài viết nói trên chưa đánh giá được một cách toàn diện những bất cập của pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do còn thiếu các thông tin đầy đủ về tình hình người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, cuộc sống, những khó khăn và thuận lợi trong công việc của họ tại quốc gia đến làm việc.
Do đó, đề tài luận văn “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” sẽ là một công trình nghiên cứu tương đối hệ thống về thực trạng của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng kể từ khi Luật về vấn đề này có hiệu lực (01/7/2007) cho đến nay. Trên cơ sở đó đánh giá những tác động, ảnh hưởng của pháp luật Việt Nam với thực tiễn điều chỉnh quan hệ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm đề xuất những giải pháp, kiến nghị khả thi hướng tới việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, phù hợp với xu thế vận động của thị trường lao động quốc tế.
Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của tác giả khi nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” là nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và thực thi pháp luật Việt Nam khi điều chỉnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trên cơ sở đó đánh giá những kết quả và hạn chế của pháp luật Việt Nam về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian qua. Từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam, cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật Việt Nam trong điều kiện thực tiễn hiện nay.
Với mục đích đó, nhiệm vụ của luận văn được xác định cụ thể như sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến việc đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài và việc điều chỉnh bằng pháp luật Việt Nam đối với vấn đề này;
- Phân tích, đánh giá thực trạng ban hành và thực hiện pháp luật Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Nhận xét về những bất cập của pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng .
- Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhằm thực hiện mục đích nghiên cứu đã được xác định ở phần trên, đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là:
- Nghiên cứu pháp luật Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Nghiên cứu thực trạng quan hệ giữa các bên trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó chủ yếu nghiên cứu những khía cạnh chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật Việt Nam như: quan hệ giữa chủ thể thực hiện dịch vụ đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng và người lao động với mục đích tìm kiếm, giới thiệu và môi giới lao động; quan hệ giữa chủ thể đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài và chủ sử dụng lao động nước ngoài với mục đích cung ứng lao động, quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam với chủ thể đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài nhằm thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành...
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong điều kiện thời gian và quy mô còn nhiều hạn chế, đồng thời để phù hợp với đối tượng nghiên cứu đã được xác định, tác giả chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu trong phạm vi các qui định của pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng dưới góc độ của pháp luật lao động. Theo đó, những vấn đề khác của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nếu không trực tiếp được điều chỉnh dưới góc độ của pháp luật lao động tạm thời sẽ chưa được đề cập trong phạm vi của luận văn. Ví dụ như, vấn đề xác định các điều kiện và tiến hành các thủ tục xuất cảnh cho lao động Việt Nam ra nước ngoài; hoặc nhập cảnh cho lao động Việt Nam khi về nước; vấn đề xác định trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm hình sự của lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong những trường hợp có liên quan đến nghĩa vụ tài sản, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự...
Đồng thời, những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhưng do pháp luật của quốc gia tiếp nhận lao động điều chỉnh, hoặc được sự điều chỉnh của các hiệp định quốc tế về lao động, của các Công ước quốc tế về lao động di trú sẽ không được nghiên cứu trong phạm vi của đề tài này. Một trong những nguyên nhân đó là do pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này quá đa dạng nên tác giả chưa thể đầu tư nghiên cứu toàn diện trong phạm vi luận văn thạc sỹ. Một nguyên nhân khác là việc thu hẹp phạm vi nghiên cứu như trên sẽ giúp tác giả có điều kiện tập trung sâu hơn vào một số vấn đề rất phức tạp của lĩnh vực này, mặc dù đã được pháp luật lao động Việt Nam điều chỉnh nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể là vấn đề xác định các hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, quyền và nghĩa vụ của chủ thể đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, quyền và nghĩa vụ của người lao động, vấn đề xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp xoay quanh hai chủ thể này theo pháp luật Việt Nam...
Với việc thu hẹp đối tượng và phạm vi nghiên cứu như đã nêu, tác giả mong muốn sẽ giải quyết được tương đối toàn diện những vấn đề được đưa vào nghiên cứu trong luận văn dưới các góc độ lý luận, thực trạng ban hành và thực hiện pháp luật, cũng như đề xuất được những kiến nghị khả thi góp phần hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam khi điều chỉnh một số vấn đề trong tổng thể quy trình đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin với phương pháp duy vật biện chứng để giải quyết các vấn đề về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đồng thời, sử dụng kết hợp và linh hoạt các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, thống kê, khảo sát thực tiễn ...
Ý nghĩa khoa học và tính ứng dụng của đề tài
Nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” có ý nghĩa trên hai phương diện lý luận và thực tiễn. Trong phạm vi nghiên cứu đã đuợc xác định, tác giả đi sâu vào việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các cơ quan lập pháp có thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho công tác hoàn thiện pháp luật. Đồng thời, đề tài cũng phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của những sinh viên luật học quan tâm đến vấn đề này trong quá trình được đào tạo tại trường Đại học Luật Hà Nội và các trường đại học thuộc chuyên ngành luật học cũng như những chuyên ngành khác nếu liên quan.
Kết cấu của luận văn
Ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương :
Chương 1: Tổng quan về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và sự điều chỉnh của pháp luật lao động Việt Nam.
Chương 2: Pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và thực tiễn thực hiện.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
1.1. Khái quát chung về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, việc người lao động di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để tìm kiếm việc làm đã trở thành một hiện tượng phổ biến. Để nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của chế độ pháp lý về vấn đề này, cần làm rõ một số khái niệm có liên quan, đó là khái niệm “hợp tác quốc tế về lao động” và “xuất khẩu lao động”. Đây là những thuật ngữ đã từng được sử dụng trong từng giai đoạn nhất định của hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Trên cơ sở đó, làm rõ nội hàm của khái niệm “đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”.
Việt Nam đã chính thức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ năm 1980 và sử dụng thuật ngữ “hợp tác quốc tế về lao động” trong các văn bản điều chỉnh hoạt động này. Tại thời điểm này và tương ứng với xu thế thực tiễn của Việt Nam trong bối cảnh đó, “hợp tác quốc tế về lao động” được hiểu là sự liên kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các quốc gia trong việc giải quyết việc làm. Hoạt động này không chỉ mang tính chất kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị và chỉ diễn ra giữa các nước xã hội chủ nghĩa anh em, nhằm thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong các tài liệu quốc tế nói chung về lao động ra nước ngoài làm việc (được quan niệm là một hình thức cơ bản của lao động di trú) hầu như không sử dụng thuật ngữ này. Hoặc nếu được nhắc đến thì lại được hiểu theo một nghĩa hoàn toàn khác, được hiểu giống như hoạt động hợp tác và phân công lao động quôc tế. Như vậy, thuật ngữ “hợp tác quốc tế về lao động” chỉ được sử dụng với nghĩa hẹp và trong phạm vi một số nước xã hội chủ nghĩa cũ. Trên thực tế, hợp tác lao động quốc tế không chỉ bao gồm việc đưa người lao động trong nước đi làm việc ở nước ngoài, mà còn gồm cả hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ cũng như việc đưa lao động nước ngoài vào làm việc tại nước mình. Do việc sử dụng thuật ngữ “hợp tác quốc tế về lao động” không phản ánh được toàn diện và đầy đủ nội dung của vấn đề này nên khi ký kết Hiệp định với các nước, Việt Nam đã có những điều khoản chưa rõ ràng dẫn đến những phức tạp trong quan hệ giữa chúng ta với những nước tiếp nhận lao động. Ví dụ như, những rắc rối về phương thức thanh toán tiền thuê lao động giữa các Chính phủ, khó khăn trong chuyển tiền của người lao động từ nước ngoài vào Việt Nam.
Sau đó, trong một số văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đưa lao động Việt Nam ra làm việc ở nước ngoài đã sử dụng thuật ngữ thay thế là “xuất khẩu lao động”. Thông thường, thuật ngữ “xuất khẩu” dùng để chỉ hoạt động kinh tế của chủ thể kinh doanh nhằm đưa hàng hoá, tư bản ra nước ngoài hoặc của chủ thể nào đó nhằm phổ biến tư tưởng ra nước ngoài. Việc sử dụng thuật ngữ kép “xuất khẩu lao động” do đó rất dễ làm nảy sinh quan điểm coi sức lao động là hàng hoá có thể xuất khẩu được và nhiều trường hợp bị hiểu nhầm là người lao động cũng có thể trở thành hàng hoá xuất khẩu được. Điều này trái với bản chất của quá trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bởi những chủ thể đưa người lao động ra nước ngoài được hưởng lợi (lệ phí) từ hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chứ không phải là hưởng tiền bán người lao động hoặc bán sức lao động của những người lao động. Ngoài ra, theo quan điểm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thể hiện trong Hiến chương của Tổ chức này thì: lao động không phải là loại hàng hoá thông thường mà các chủ thể có thể đem ra trao đổi, mua bán trên thị trường như những hàng hoá khác. Nói như vậy không có nghĩa là không thừa nhận tính hàng hoá của sức lao động. Về mặt bản chất, sức lao động chỉ có thể được xem như một loại hàng hoá đặc biệt, nó là tài sản vô hình, tồn tại bên trong người lao động như là những tài sản đặc định gắn với nhân thân của từng người. Sức lao động của ai sẽ do người đó tự định đoạt và họ là chủ sở hữu hoàn toàn tự do trước các chủ thể khác có nhu cầu trong xã hội. Ngay cả Nhà nước cũng chỉ có thể ra mệnh lệnh buộc công dân của mình phải thực hiện nghĩa vụ lao động chứ không thể trưng thu hoặc quốc hữu hoá sức lao động của công dân được. Từ sự phân tích trên, các nhà khoa học pháp lý đã đưa ra đề xuất là không nên sử dụng cụm từ “xuất khẩu lao động” mà thay vào đó nên sử dụng cụm từ “đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”. Điều này vừa đảm bảo được tính khoa học của thuật ngữ tiếng Việt, vừa phù hợp với bản chất và vai trò của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Thuật ngữ “đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài” được sử dụng chính thức lần đầu tiên trong Nghị định số 270/HĐBT ngày 09/11/1991, ban hành quy chế về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đây cũng là văn bản pháp luật quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi cơ chế điều chỉnh bằng pháp luật trong lĩnh vực này. Sau đó, Bộ luật lao động năm 1994 được ban hành đã sử dụng thuật ngữ “đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài” và được sử dụng phổ biến trong các văn bản pháp luật của nhà nước ta từ những năm 1990 đến nay. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, sức lao động được coi là một thứ hàng hóa đặc biệt, không chỉ được tự do thuê mướn ở trong nước mà còn có thể chuyển dịch ra nước ngoài với mục đích kinh tế, nhằm thu ngoại tệ về cho Việt Nam.
Hiện nay, trong Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụm từ “xuất khẩu lao động” đã chính thức được thay thế bằng cụm từ “đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”. Trong đạo luật này và các