1. Tính tất yếu của đề tài
Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới nền kinh tế đất nước, số lượng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân nước ta đã có sự thay đổi và phát triển vượt bậc. Trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta được quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thành phần các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh, số lượng cũng không nhiều, tổng số lúc cao nhất cũng chỉ trên 1200 doanh nghiệp. Trong thời gian qua, Đảng và chính phủ đã có những nỗ lực đáng kể trong việc phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển bình đẳng trong môi trường kinh doanh lành mạnh. Do đó, số lượng doanh nghiệp đã tăng lên nhanh chóng. Sau khi luật Công ty được ban hành năm 1990, đặc biệt là sau khi luật Doanh nghiệp có hiệu lực năm 2000, đến nay cả nước có khoảng 300 000 doanh nghiệp trong đó có gần 200 000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trên 3,7 triệu hộ kinh doanh cá thể.
Bên cạnh sự ra đời của ngày càng nhiều các doanh nghiệp thì xu hướng “liên doanh, liên kết - hợp tác vững mạnh” cũng nảy sinh như một nhu cầu tất yếu trong xã hội hiện đại. Sự cạnh tranh và quy luật đào thải khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự đoàn kết, chung lưng góp sức trước hết là vì sự tồn tại, vì lợi ích và tương lai của chính mình. Hơn lúc nào hết, sự ra đời của một tổ chức tập hợp, liên kết, hỗ trợ và đại diện giờ đây đã trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp. Tổ chức này sẽ thay họ làm nhiệm vụ của người phát ngôn, đại diện cho quyền lợi và mong muốn chung của các doanh nghiệp, là cầu nối liên kết các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì thế, sự ra đời của Hội, Hiệp hội doanh nghiệp là cần thiết. Hội là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với các nhà doanh nghiệp, đồng thời là môi trường tập hợp, bồi dưỡng, định hướng phát triển cho các nhà doanh nghiệp. Bước sang thế kỷ 21, các nhà doanh nghiệp tiếp tục là lực lượng quan trọng trong quản lý, điều hành các đơn vị kinh tế nước nhà. Việc tập hợp, bồi dưỡng nghiệp vụ, giáo dục, định hướng tư tưởng cho đội ngũ các nhà doanh nghiệp là nhiệm vụ của tổ chức Hội, Hiệp hội và cũng là vấn đề cấp bách, quan trọng để đảm bảo năng lực cạnh tranh, sự phát triển ổn định và đúng định hướng XHCN của nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp chưa thực sự cao. Theo đánh giá của Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì: “Nhìn chung, các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đều nỗ lực rất lớn phấn đấu thực hiện vai trò chủ chốt của mình, đại diện bảo vệ cho quyền lợi hội viên, kể cả các quan hệ trong nước cũng như các quan hệ kinh doanh quốc tế. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy, năng lực các Hiệp hội còn khác nhau, điều kiện của các hiệp hội cũng khác nhà và vai trò, đóng góp của các hiệp hội cũng chênh lêch nhau đáng kể”. Mặt khác, sau khi Việt Nam là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội mới, cũng như thách thức mới trong việc phát triển kinh tế nói chung. Điều này đòi hỏi, mối liên hệ giữa doanh nghiệp và Hiệp hội càng cao. Trước thực tiễn đó, việc triển khai nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là cần thiết và cấp bách.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình giới doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, mô hình tổ chức hoạt động của một số hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài và hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đề ra các giải pháp, biện pháp, định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu hiện nay của đất nước.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Khái quát các vấn đề lý luận liên quan đến doanh nghiệp và hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam và kinh nghiệm hoạt động của một số hiệp hội trên thế giới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của Hội, Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam cụ thể từ đó đưa ra nhận xét chung về hoạt động của Hội, Hiệp hội doanh nghiệp nói chung.
- Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động của các doanh nghiệp trong Hiệp hội và tác động của Hiệp hội đối với các doanh nghiệp tham gia.
- Khách thể nghiên cứu: Các doanh nghiệp, Hội doanh nghiệp Việt Nam, Hội doanh nghiệp của môt số nước trên thế giới.
- Phạm vi nghiên cứu: Toàn quốc, tập trung vào một số Hiệp hội có hoạt động tốt và hiệu quả.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp các tư liệu, tài liệu liên quan.
- Phương pháp chuyên gia: Tọa đàm, trao đổi.
6. Kết cấu cấu đề tài
Ngoài các phần: mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài chia làm 3 chương:
- Chương 1: Những cơ sở lý luận và nội dung chủ yếu về doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp trong Hiệp hội.
- Chương 2: Thực trạng quá trình hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập.
121 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2179 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn với đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, em phải kể đến sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ Trung ương Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã tạo điều kiện cho em về nguồn tài liệu và chia sẻ những kinh nghiệm về phát triển hiệp hội. Bên cạnh đó, đề tài này được hoàn thành cũng có môộ phần đóng góp và ủng hộ to lớn của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn PGS. Ts. Nguyễn Thượng Lạng đã có những chỉ bảo tâm huyết, nhiệt tình, kiên trì cùng em khắc phục những hạn chế của bài viết để bài viết được sâu sắc và hoàn thiện hơn. Sau đó em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong hao, cùng toàn thể các anh chị cán bộ làm việc ở Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam vì sự giúp đỡ và chỉ bảo trong suốt thời gian em thực tập tại đó.
Hà nội, ngày 9 tháng 6 năm 2008
Sinh viên
Phạm Bích Ngọc
LỜI CAM KẾT
Luận văn với đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là một đề tài do tác giả thực hiện độc lập thông qua việc tham khảo các sách bảo, các tạp chí liên quan cũng như sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy cô giáo, cùng toàn thể cán bộ ở Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam. Tác giả xin cam đoan, toàn bộ nội dung của đê tài không sao chép ở bất kỳ tài liệu nào. Nếu sai với lời cam đoan trên, tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà nội, ngày 9 tháng 6 năm 2008
Sinh viên
Phạm Bích Ngọc
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính tất yếu của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Kết cấu cấu đề tài 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP 5
1.1 Một số nhận thức chung về doanh nghiệp 5
1.1.1 Doanh nghiệp 5
1.1.2 Kinh doanh 6
1.1.3 Nhà doanh nghiệp 7
1.2 Một số nhận thức chung về Hội doanh nghiệp 7
1.2.1 Sự ra đời của Hội doanh nghiệp 7
1.2.2 Sự cần thiết phải phát huy vai trò của Hội, Hiệp hội trong điều kiện hội nhập Kinh tế quốc tế 8
1.2.3 Các yếu tổ ảnh hưởng tới việc thành lập Hội, Hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam 9
1.2.4 Chức năng hoạt động của Hội doanh nghiệp 10
1.2.5 Nhiệm vụ của các Hiệp hội doanh nghiệp 11
1.2.6 Cơ cấu tổ chức chung của các Hiệp hội 12
1.3 Quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển doanh nghiệp và Hiệp hội doanh nghiệp. 14
1.3.1 Quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển doanh nghiệp 14
1.3.2 Quan điểm của Đảng về phát triển các Hiệp hội doanh nghiệp 16
1.4 Bài học kinh nghiệm về nâng cao khả năng hoạt động của các Hội doanh nghiệp của các nước trên thế giới. 16
1.4.1 Kinh nghiệm xây dựng và phát triển của một số Hội doanh nghiệp trên thế giới 17
1.4.2 Bài học về công tác của các Hội doanh nghiệp đối với Việt Nam 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA 24
2.1 Trước khi gia nhập WTO 24
2.1.1 Tình hình chung 24
2.1.2 Tình hình hoạt động cụ thể 27
2.1.2.1 Về cơ cấu tổ chức 28
2.1.2.2 Về hội viên của các Hiệp hội doanh nghiệp 31
2.1.2.3 Về công tác xây dựng và phát triển tổ chức hội 33
2.1.2.4 Về hoạt động của các Hiệp hội 34
2.1.3 Kết quả chung đạt được của các Hiệp hội 44
2.1.4 Những khó khăn tồn tại của Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 45
2.2 Hoạt động của Hiệp hội sau khi gia nhập WTO 48
2.2.1 Tình hình chung 48
2.2.2 Thách thức 48
2.2.3 Hạn chế còn tồn tại trong hệ thống Hiệp hội 52
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 54
3.1 Thời cơ và thách thức đối với việc thành lập của Hội, Hiệp hội khi Việt Nam hội nhập Kinh tế quốc té. 54
3.1.1 Thời cơ 54
3.1.2 Thách thức 55
3.2.1 Định hướng chiến lược 56
3.2.2 Định hướng cụ thể 58
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 59
3.3.1.Giải pháp về phía nhà nước 59
3.3.2 Giải pháp về phía Hiệp hội 62
3.3.3 Giải pháp về phía doanh nghiệp 67
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
CHỮ VIẾT TẮT
NGHĨA ĐẦY ĐỦ
1
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
2
KHCN
Khoa học công nghệ
3
DN
Doanh nghiệp
4
CLB
Câu lặc bộ
5
TNCS HCM
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
6
LHTN
Liên hiệp thanh niên
7
CS
Cộng sản
8
UBTW
Uỷ ban Trung ương
9
UBLT
Uỷ ban lâm thời
10
DNT
Doanh nghiệp trẻ
11
VP
Văn phòng
12
BCH
Ban Chấp Hành
13
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Hội Doanh nghiệp trẻ Nhật Bản
19
Hình 2.1 Tổ chức của các Hiệp hội doanh nghiệp địa phương.
29
Hình 2.2 Mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin của các Hiệp hội địa phương
30
Hình 2.3: Các lý do gia nhập Hiệp hội doanh nghiệp
32
Hình 2.4 Những nguồn thu chính của Hiệp hội
33
Hình 2.5 Tần suất các hoạt động của các Hiệp hội
35
Hình 2.6 Sự khác biệt giữa các Hiệp hội đới với các hoạt động chính.
36
Hình 2.7 Thách thức trong tương lai đối với các Hiệp hội
50
Hình 2.8 Các thách thức trong tương lai đối với các thành viên của Hiệp hội
51
LỜI MỞ ĐẦU
Tính tất yếu của đề tài
Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới nền kinh tế đất nước, số lượng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân nước ta đã có sự thay đổi và phát triển vượt bậc. Trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta được quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thành phần các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh, số lượng cũng không nhiều, tổng số lúc cao nhất cũng chỉ trên 1200 doanh nghiệp. Trong thời gian qua, Đảng và chính phủ đã có những nỗ lực đáng kể trong việc phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển bình đẳng trong môi trường kinh doanh lành mạnh. Do đó, số lượng doanh nghiệp đã tăng lên nhanh chóng. Sau khi luật Công ty được ban hành năm 1990, đặc biệt là sau khi luật Doanh nghiệp có hiệu lực năm 2000, đến nay cả nước có khoảng 300 000 doanh nghiệp trong đó có gần 200 000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trên 3,7 triệu hộ kinh doanh cá thể.
Bên cạnh sự ra đời của ngày càng nhiều các doanh nghiệp thì xu hướng “liên doanh, liên kết - hợp tác vững mạnh” cũng nảy sinh như một nhu cầu tất yếu trong xã hội hiện đại. Sự cạnh tranh và quy luật đào thải khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự đoàn kết, chung lưng góp sức trước hết là vì sự tồn tại, vì lợi ích và tương lai của chính mình. Hơn lúc nào hết, sự ra đời của một tổ chức tập hợp, liên kết, hỗ trợ và đại diện giờ đây đã trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp. Tổ chức này sẽ thay họ làm nhiệm vụ của người phát ngôn, đại diện cho quyền lợi và mong muốn chung của các doanh nghiệp, là cầu nối liên kết các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì thế, sự ra đời của Hội, Hiệp hội doanh nghiệp là cần thiết. Hội là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với các nhà doanh nghiệp, đồng thời là môi trường tập hợp, bồi dưỡng, định hướng phát triển cho các nhà doanh nghiệp. Bước sang thế kỷ 21, các nhà doanh nghiệp tiếp tục là lực lượng quan trọng trong quản lý, điều hành các đơn vị kinh tế nước nhà. Việc tập hợp, bồi dưỡng nghiệp vụ, giáo dục, định hướng tư tưởng cho đội ngũ các nhà doanh nghiệp là nhiệm vụ của tổ chức Hội, Hiệp hội và cũng là vấn đề cấp bách, quan trọng để đảm bảo năng lực cạnh tranh, sự phát triển ổn định và đúng định hướng XHCN của nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp chưa thực sự cao. Theo đánh giá của Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì: “Nhìn chung, các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đều nỗ lực rất lớn phấn đấu thực hiện vai trò chủ chốt của mình, đại diện bảo vệ cho quyền lợi hội viên, kể cả các quan hệ trong nước cũng như các quan hệ kinh doanh quốc tế. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy, năng lực các Hiệp hội còn khác nhau, điều kiện của các hiệp hội cũng khác nhà và vai trò, đóng góp của các hiệp hội cũng chênh lêch nhau đáng kể”. Mặt khác, sau khi Việt Nam là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội mới, cũng như thách thức mới trong việc phát triển kinh tế nói chung. Điều này đòi hỏi, mối liên hệ giữa doanh nghiệp và Hiệp hội càng cao. Trước thực tiễn đó, việc triển khai nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là cần thiết và cấp bách.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình giới doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, mô hình tổ chức hoạt động của một số hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài và hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đề ra các giải pháp, biện pháp, định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu hiện nay của đất nước.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Khái quát các vấn đề lý luận liên quan đến doanh nghiệp và hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam và kinh nghiệm hoạt động của một số hiệp hội trên thế giới.
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của Hội, Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam cụ thể từ đó đưa ra nhận xét chung về hoạt động của Hội, Hiệp hội doanh nghiệp nói chung.
Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động của các doanh nghiệp trong Hiệp hội và tác động của Hiệp hội đối với các doanh nghiệp tham gia.
Khách thể nghiên cứu: Các doanh nghiệp, Hội doanh nghiệp Việt Nam, Hội doanh nghiệp của môt số nước trên thế giới.
Phạm vi nghiên cứu: Toàn quốc, tập trung vào một số Hiệp hội có hoạt động tốt và hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
Phương pháp hệ thống.
Phương pháp phân tích, tổng hợp các tư liệu, tài liệu liên quan.
Phương pháp chuyên gia: Tọa đàm, trao đổi.
Kết cấu cấu đề tài
Ngoài các phần: mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài chia làm 3 chương:
Chương 1: Những cơ sở lý luận và nội dung chủ yếu về doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp trong Hiệp hội.
Chương 2: Thực trạng quá trình hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập.
Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu của đề tài là rất mới mẻ, thời gian nghiên cứu có hạn nên trong một số khía cạnh trình bày của sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong những ý kiến đánh giá, phê bình quý báu của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn.
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP
Một số nhận thức chung về doanh nghiệp
Doanh nghiệp
Trong các cuốn Từ điển tiếng Việt, khái niệm "doanh nghiệp" được định nghĩa chưa rõ ràng và chưa bao quát hết các loại hình tổ chức kinh doanh.
Khái niệm "doanh nghiệp" hiểu theo Luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua tháng 12/2005 là "Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài khoản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh".
Tuy nhiên, vì luật này chỉ điều chỉnh các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng nên khái niệm doanh nghiệp qui định trong Luật như trên là theo nghĩa hẹp. Trong thực tế tại Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp như trên là khoảng 100.000, trong khi các tổ chức kinh tế qui mô nhỏ như tổ, nhóm, hộ kinh doanh cá thể là hơn 2,5 triệu đơn vị. Các cơ sở kinh tế này tuy nhỏ về qui mô, nhưng cũng thực hiện đầy đủ các công đoạn của hoạt động kinh doanh, có Giấy đăng ký kinh doanh do chính quyền cấp và cũng nộp thuế kinh doanh theo qui định của Nhà nước. Trong "Báo cáo định hướng chiến lược và chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đến năm 2010" của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì các cơ sở kinh tế nói trên được định nghĩa thuộc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, tức cũng là các doanh nghiệp.
Khái niệm doanh nghiệp được định nghĩa theo Giáo trình Kinh tế vi mô – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân xuất bản năm 2007 là: “Doanh nghiệp là các đơn vị kinh tế cơ sở có chức năng sản xuất - kinh doanh hàng hoá, dịch vụ một cách hợp pháp theo nhu cầu của thị trường nhằm mục tiêu lợi nhuận hoặc hiệu quả kinh tế - xã hội tối đa”. Theo định nghĩa này, về mặt lý thuyết, doanh nghiệp bao hàm tất cả các cơ sở sản xuất - kinh doanh từ các tập đoàn kinh tế lớn đến các hộ gia đình kinh doanh cá thể. Nhưng trong thực tế quản lý ở nước ta hiện nay, pháp luật mới chỉ coi là doanh nghiệp các tổ chức kinh tế đăng ký theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật đầu tư nước ngoài.Hộ gia đình và kinh doanh cá thể chưa được coi là doanh nghiệp.
Khái niệm "doanh nghiệp" sử dụng trong chuyên đề được hiểu theo nghĩa như sau: "doanh nghiệp" là các cơ sở kinh tế có đăng ký kinh doanh và thực hiện các hoạt động kinh doanh theo qui định của pháp luật.
Kinh doanh
Nói chung, chúng ta có thể hiểu một cách nôm na kinh doanh là buôn bán. Tuy nhiên không thể đồng nhất kinh doanh và buôn bán là một.Có rất nhiều định nghĩa về nghề buôn bán có thể được tìm thấy trong ngôn từ mô tả các quá trình kinh doanh. Định nghĩa đầu tiên về nghề buôn bán, ra đời từ thế kỷ 18, coi đó là một thuật ngữ kinh tế mô tả quá trình chấp nhận những rủi ro của việc mua hàng ở một mức giá nào đó cố định để rồi bán lại với một mức giá khác không cố định. Về sau, các nhà bình luận đã mở rộng định nghĩa này và bao gồm trong đó cả việc tập trung các yếu tố sản xuất. Định nghĩa này đưa mọi người đến một câu hỏi khác là liệu việc buôn bán có một chức năng duy nhất hay không hay nó đơn thuần chỉ là một hình thức của việc quản lý. Đầu thế kỷ này, khái niệm đổi mới được đưa thêm vào định nghĩa về việc buôn bán. Đổi mới ở đây có thể là đổi mới quá trình, đổi mới thị trường, đổi mới sản phẩm, đổi mới yếu tố và thậm chí đổi mới về một cơ cấu. Các định nghĩa sau này mô tả công việc kinh doanh có bao gồm cả việc thành lập các doanh nghiệp mới mà người thành lập nên chúng là những người buôn bán. Như vậy, trong quá trình kinh doanh có hoạt động mua bán và kinh doanh chính là hoạt động đầu tư để thu lợi nhuận.
Theo định nghĩa về kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì “Kinh doanh là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”
Nhà doanh nghiệp
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt khái niệm nhà doanh nghiệp vẫn chưa được định nghĩa. Trong Giáo trình Quản lý kinh tế có đưa ra khái niệm "cán bộ quản lý sản xuất - kinh doanh": đó là những người trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp với chế độ tự chủ hạch toán kinh doanh nhằm mục tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Trong thực tế, nhà doanh nghiệp thường được hiểu là những người giữ vị trí lãnh đạo đang trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo qui định của pháp luật.
Một số nhận thức chung về Hội doanh nghiệp
Sự ra đời của Hội doanh nghiệp
Từ xa xưa, ông bà ta đã thấy lợi ích của sự liên kết và hợp tác, qua câu nói “buôn có bạn bán có phường”. Sự cạnh tranh theo kiểu ‘anh thắng có nghĩa là tôi thua’ đã không còn đúng hẳn, mà giờ đây xu hướng ‘cạnh tranh trong hợp tác’, tức cả hai cùng thắng, đã dần trở thành cung cách mới trong kinh doanh. Nhất là khi tài nguyên xã hội (vốn, kỹ thuật, quản lý, ý tưởng ...) đã ngày càng dồi dào, không ai có thể giữ được lâu lợi thế cho riêng mình.
Một tính chất khác có ảnh hưởng quan trọng đến xu hướng liên kết: sự phân khúc ngày càng nhỏ của thị trường. Một ví dụ: ngày nay, trong một đô thị lớn, không thể tìm đâu ra một nhà hàng có thể bán đủ món cho mọi đối tượng khách hàng, vì sở thích của người ta đã ngày càng phân nhánh đến hết mức, tới nỗi có những nhà hàng chỉ chuyên bán món bún, hoặc món cuốn, hoặc bánh mỳ...; thế nhưng chính những nhà hàng ấy lại thành công hơn cả.
Khi sự chuyên môn hoá lên đến cao độ, tất yếu dẫn đến nhu cầu liên kết cao độ. Nhà hàng sẽ cần đến nhà cung cấp rau chuyên nghiệp, rồi là quản lý, phục vụ, phụ bếp chuyên nghiệp, ... ngoài ra còn phải liên kết với những đơn vị du lịch, công ty truyền thông, báo chí, ...
Sự cạnh tranh và quy luật đào thải khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có sự đoàn kết, chung lưng góp sức trước hết là vì sự tồn tại, vì lợi ích và tương lai của chính mình. Hơn lúc nào hết, sự ra đời của một tổ chức tập hợp, liên kết, hỗ trợ và đại diện giờ đây đã trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp, tạo môi trường cho các doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển, cung cấp đầy đủ các hoạt động hỗ trợ, xúc tiến, tư vấn phát triển cho các thành viên. Và các Hiệp hội doanh nghiệp ra đời để đáp ứng các nhu cầu đó.
Như vậy, Hội doanh nghiệp là tổ chức tự nguyện bao gồm những người có nhu cầu, mục đích, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên và cộng đồng góp phần phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Ví dụ: Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ….
Sự cần thiết phải phát huy vai trò của Hội, Hiệp hội trong điều kiện hội nhập Kinh tế quốc tế
Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, các Doanh nghiệp không còn được trợ cấp mang tính trực tiếp, cơ quan quản lý Nhà nước không còn là người “vừa đá bóng, vừa thổi còi” mà chỉ còn là trọng tài nên doanh nghiệp bước vào môi trường kinh doanh mới rất minh bạch với sự cạnh tranh hết sức quyết liệt. Mặt khác, tính liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự cao. Do đó, các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thâm nhập thị trường và nâng cao uy tín trên trường quốc tế nếu doanh nghiệp đứng đơn lẻ cho nên việc lắng nghe, nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp của Hiệp hội là cần thiết để tháo gỡ các khó khăn.
Việc tập trung tư vấn, hướng dẫn cung cấp thông tin cho doanh nghiệp những vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, những cam kết của Việt Nam với WTO là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp quan tâm. Cùng với các cơ hội cho doanh nghiệp phát huy hết năng lực của mình, tuy nhiên với các quy định của WTO, các cam kết song phương, đa biên và các tập quán, thông lệ, luật pháp quốc tế…đã vượt khả năng hiểu biết của các doanh nghiệp kinh doanh trong nước theo tập quán thông thường. Vì thế, vai trò của các Hội, Hiệp hội càng cần thiết với các doanh nghiệp trong việc hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong kinh doanh.
Bên cạnh đó, Hiệp hội là tổ chức thích hợp nhất và không thể thay thế trong việc đánh giá chất lượng, điều phối hoạt động và giải quyết mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong nội bộ lĩnh vực đó. Bám sát doanh nghiệp và hơn nữa lại chính là đại diện cho tiếng nói của nhóm doanh nghiệp trong lĩnh vực, hiệp hội sẽ nắm bắt một cách cụ thể và rõ ràng những vận hội và thách thức của ngành, từ đó đưa ra những biện pháp mang tính chính sách để điều tiết một cách hài hoà giữa lợi ích của ngành trong mối tương quan với các lĩnh vực khác, cũng như trong quan hệ và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành.
Các yếu tổ ảnh hưởng tới việc thành lập Hội, Hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam
Trên lý thuyết, thủ tục thành lập Hội, Hiệp hộ