Luận văn Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận ăn uống khách sạn Công Đoàn Việt Nam

Ngày nay trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế thế giới thì du lịch đóng một vai trò rất quan trọng trong tiến trình thúc đẩy kinh tế xã hội của đất nước . Du lịch phát triển và đi cùng với nó là sự phát triển của các cơ sở kinh doanh khách sạn và dịch vụ lữ hành. Cùng với sự phát triển của đất nước thì việc xây dựng và mở rộng khách sạn hiện đại có chất lượng phục vụ tốt , tiện nghi sẽ góp phần đáng kể trong tăng trưởng kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế . Những khách sạn tiện nghi sang trọng chất lượng hoàn hảo luôn là địa chỉ hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đồng thời cũng là nơi đáng tin cậy cho khách du lịch trong và ngoài nước lựa chon trong chuyến đi của mình. Trong thời đại kinh tế thị trường ngày nay khách sạn nào cũng có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại nhưng sự khác nhau cơ bản để thu hút khách chính là chất lượng dịch vụ trong khách sạn. Nếu khách sạn có chất lượng phục vụ tốt thì sẽ thu hút được nhiều khách hơn và sẽ có được uy tín cũng như danh tiếng của mình. Vì vậy có thể nói chất lượng dịch vụ chính là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại cũng như phát triển của một khách sạn.Chính vì vai trò quan trọng này của chất lượng dịch vụ mà em đã chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận ăn uống khách sạn Công Đoàn Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp.

doc43 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3326 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận ăn uống khách sạn Công Đoàn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế thế giới thì du lịch đóng một vai trò rất quan trọng trong tiến trình thúc đẩy kinh tế xã hội của đất nước . Du lịch phát triển và đi cùng với nó là sự phát triển của các cơ sở kinh doanh khách sạn và dịch vụ lữ hành. Cùng với sự phát triển của đất nước thì việc xây dựng và mở rộng khách sạn hiện đại có chất lượng phục vụ tốt , tiện nghi sẽ góp phần đáng kể trong tăng trưởng kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế . Những khách sạn tiện nghi sang trọng chất lượng hoàn hảo luôn là địa chỉ hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đồng thời cũng là nơi đáng tin cậy cho khách du lịch trong và ngoài nước lựa chon trong chuyến đi của mình. Trong thời đại kinh tế thị trường ngày nay khách sạn nào cũng có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại nhưng sự khác nhau cơ bản để thu hút khách chính là chất lượng dịch vụ trong khách sạn. Nếu khách sạn có chất lượng phục vụ tốt thì sẽ thu hút được nhiều khách hơn và sẽ có được uy tín cũng như danh tiếng của mình. Vì vậy có thể nói chất lượng dịch vụ chính là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại cũng như phát triển của một khách sạn.Chính vì vai trò quan trọng này của chất lượng dịch vụ mà em đã chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận ăn uống khách sạn Công Đoàn Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu với mục đích đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận ăn uống tại khách sạn Công Đoàn Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hoạt động cung ứng dịch vụ ăn uống và các vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn. Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu khảo sát thực trạng kinh doanh ăn uống tại khách sạn Công Đoàn Việt Nam ,số liệu minh họa được lấy trong 3 năm 2007- 2009 . 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện luận văn em đã sử dụng một số phương pháp như: - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế và phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp. 5. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, bố cục của luận văn gồm 3 chương: Chương I: Lý luận về chất lượng dịch vụ của bộ phận ăn uống trong khách sạn. Chương II: Thực trạng chất lượng dịch vụ của bộ phận ăn uống trong khách sạn Công Đoàn Việt Nam. Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận ăn uống trong khách sạn Công Đoàn Việt Nam. CHƯƠNG I : LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA BỘ PHẬN ĂN UỐNG TRONG KHÁCH SẠN. 1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn và kinh doanh ăn uống trong khách sạn. 1.1. Khái niệm khách sạn Thuật ngữ “Hotel”- khách sạn có nguồn gốc từ tiếng pháp .Vào thời trung cổ nó được dùng để chỉ những ngôi nhà sang trọng của các lãnh chúa. Từ khách sạn theo nghĩa hiện đại được dùng ở pháp vào cuối thế kỷ thứ XVII, mãi đến cuối thế kỷ XIX mới được phổ biến ở các nước khác. Cùng với sự phát triển kinh tế và đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì hoạt động du lịch và trong đó có hoạt động kinh doanh khách sạn cũng không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Các khái niệm về khách sạn cũng được hoàn thiện và phản ánh trình độ và mức độ phát triển của nó. Khoa Du Lịch Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội cũng bổ sung định nghĩa có tầm khái quát cao và có thể sử dụng trong học thuật và nhận biết về khách sạn ở Việt Nam: “ Khách sạn là cơ sở lưu trú đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và tiện nghi cần thiết phục vụ khách trong một thời gian nhất định theo yêu cầu của khách về các mặt : ăn , ngủ , vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác.”( Giáo trình Kinh tế du lịch - Tiến Sĩ Nguyễn Bá Lâm)) 1.2. Khái niệm kinh doanh khách sạn. Khi mới bắt đầu xuất hiện khách sạn, kinh doanh khách sạn chỉ được hiểu đơn giản là hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm đảm bảo một chỗ ngủ qua đêm cho khách có trả tiền. Nhưng sau đó, cùng với sự phát triển của ngành du lịch và nảy sinh thêm nhiều yêu cầu muốn được thoả mãn của khách mà dần dần khách sạn tổ chức thêm các hoạt động kinh doanh ăn uống. Nội dung kinh doanh khách sạn ngày càng được mở rộng tuy nhiên trên phương diện chung nhất , khoa du lịch trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội đã đưa ra định nghĩa như sau: “Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh cung cấp các dịch vụ lưu trú , ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng nhu cầu ăn , nghỉ và giải trí của họ nhằm thu lợi nhuận”.(1). 1.3. Sản phẩm kinh doanh trong khách sạn Bất kỳ một doanh nghiệp nào có hoạt động kinh doanh trên thị trường đều phải có sản phẩm của mình để bán ra phục vụ khách hàng và thu về lợi nhuận. Nhìn chung “sản phẩm của khách sạn là dịch vụ có những đặc trưng tiêu dùng tại chỗ giá trị và giá trị được thể hiện sau khi tiêu dùng, sản xuất và tiêu dùng đồng thời trong cùng một thời gian”(2) (1), (2) trích giáo trình “ kinh doanh khách sạn” Tiến Sĩ Nguyễn Bá Lâm –Khoa Du Lịch, Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội. Xét trên góc độ về hình thức thể hiện thì ta có thể thấy sản phẩm của khách sạn bao gồm các sản phẩm hàng hoá và sản phẩm dịch vụ. + Sản phẩm hàng hoá là những sản phẩm hữu hình mà khách sạn cung cấp như thức ăn , đồ uống , đồ lưu niệm và các hàng hoá khác bán trong khách sạn. Tuy nhiên trong hiện tại , khi du lịch đã phát triển, đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia cũng như cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn thì sản phẩm hữu hình của khách sạn ngày càng có xu thế thống nhất hoá hơn, đi theo một tiêu chuẩn chung. Có chăng khách sạn muốn tạo sự khác biệt cho mình là ở sản phẩm dịch vụ + Sản phẩm dịch vụ là những giá trị về vật chất hoặc tinh thần ( cũng có thể là một sự trải nghiệm, một cảm giác về sự hài lòng hay không hài lòng) mà khách hàng đồng ý bỏ tiền ra để đổi lấy chúng. Sản phẩm dịch vụ của khách sạn bao gồm dịch vụ chính và dịch vụ bổ sung. Dịch vụ chính là các dịch vụ buồng ngủ , ăn uống nhằm thoả mãn các nhu cầu thiết yếu của con người. Còn các dịch vụ bổ sung là tất cả dịch vụ khác nhằm thoả mãn nhu cầu thứ yếu của khách hàng trong thời gian lưu trú tại khách sạn. Việc kinh doanh dịch vụ chính đem lại nguồn doanh thu cao cho các khách sạn , tuy nhiên để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho khách sạn các nhà quản lý thường đưa các dịch vụ bổ sung vào khai thác vì khả năng quay vòng vốn nhanh mà lại không đòi hỏi phải có vốn đầu tư cao. Do vậy vấn đề đặt ra cho tất cả các khách sạn là phải xác định một cơ cấu sản phẩm của mình một cách phù hợp nhất với điều kiện khả năng , trình độ tổ chức của khách sạn sao cho đem lại lợi nhuận lớn nhất có thể cho doanh nghiệp. 1.4. Đặc điểm của kinh doanh khách sạn Trong kinh doanh khách sạn có 4 đặc điểm nổi bật: Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch. Bởi vì nơi nào không có tài nguyên du lịch thì nơi đó không thể kéo khách tới nơi đó để tiêu dùng dịch vụ du lịch được, mà khách hàng chủ yếu của khách sạn lại là khách du lịch. Như vậy rõ ràng tài nguyên du lịch ảnh hưởng rất mạnh đến việc kinh doanh của khách sạn. Mặt khác, khả năng tiếp cận của tài nguyên du lịch tại mỗi điểm du lịch sẽ quyết định qui mô của khách sạn, còn giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch sẽ quyết định thứ hạng của khách sạn. Chính vì vậy, khi quyết định kinh doanh khách sạn tại một điểm du lịch đòi hỏi công tác nghiên cứu về tài nguyên du lịch phải rất kỹ càng . Ngược lại kiến trúc, quy hoạch và đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cũng có tác động tới tài nguyên du lịch tại các trung tâm du lịch. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn, điều này là rất dễ hiểu vì các thành phần của cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn phải có chất lượng cao, sự sang trọng của các thiết bị trang trí bên trong khách sạn, ngoài ra chi phí đất đai cho một khách sạn là một số tiền rất lớn. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn,do sản phẩm trong khách sạn chủ yếu là các dịch vụ, do đó các sản phẩm này thường mang tính chất phục vụ , khả năng chuyên môn hoá cao. Hơn nữa thời gian lao động của nhân viên lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách, thường kéo dài 24/24h mỗi ngày, do vậy khách sạn luôn cần một số lượng lao động trực tiếp cao. Trong điều kiện kinh doanh mang tính chất mùa vụ cao, việc sử dụng lao động hợp lý là một thách thức lớn đối với mọi khách sạn. Kinh doanh khách sạn mang tính chất qui luật. Đó là các quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế- xã hội, quy luật tâm lý của con người. Ví dụ như du lịch biển là loại hình du lịch chịu sự ảnh hưởng của quy luật thời tiết rõ nét nhất, giới trẻ thích du lịch phiêu lưu mạo hiểm trong khi những người lớn tuổi lại thích du lịch nghỉ dưỡng hoặc du lịch kết hợp chữa bệnh… Tuy nhiên dù chịu sự chi phối của quy luật nào thì khách sạn cũng luôn phải đối mặt với những tác động tích cực và tiêu cực của quy luật đó. Vấn đề mà khách sạn cần quan tâm đó là nghiên cứu các quy luật cũng như tác động của chúng tới sự kinh doanh của khách sạn từ đó tìm ra giải pháp hữu hiệu để hạn chế bất lợi và phát huy những tác động có lợi của chúng. Với các đặc điểm trên của kinh doanh khách sạn, việc tạo ra một dịch vụ có chất lượng cao , có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch, ngoài sự phụ thuộc vào nguồn vốn và lao động, nó còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của quản lý trong sự vận hành và khả năng gắn kết các yếu tố cấu thành nên chất lượng dịch vụ của khách sạn đó. 2. Tổng quan về kinh doanh ăn uống trong khách sạn 2.1. Khái niệm kinh doanh ăn uống trong khách sạn “Đứng về góc độ kinh doanh, ăn uống là một bộ phận cấu thành của hoạt động du lịch và thực hiện kinh doanh các sản phẩm ăn uống đáp ứng nhu cầu khách du lịch để thu lợi nhuận.”( Giáo trình quản lý kinh doanh nhà hàng- Tiến sĩ Nguyễn Bá Lâm). Xuất phát từ khái niệm trên có thể định nghĩa được kinh doanh ăn uống trong khách sạn như sau: “ Kinh doanh ăn uống là một bộ phận không thể thiếu được của hoạt động khách sạn. Nó bị chi phối bởi kinh doanh lưu trú, phục vụ khách lưu trú tại khách sạn, phục vụ khách vãng lai, phục vụ hội nghị , hội thảo , các tiệc cưới, phục vụ các bữa tiệc liên hoan , chiêu đãi của các cơ quan xí nghiệp”( Giáo trình kinh tế du lịch - Tiến sĩ Nguyễn Bá Lâm) 2.2. Đặc điểm kinh doanh ăn uống trong khách sạn Tổ chức ăn uống chủ yếu là cho khách ngoài địa phương, các khách này có thành phần rất đa dạng. Điều này đòi hỏi khách sạn phải tổ chức phục vụ ăn uống phù hợp với yêu cầu và tập quán của khách du lịch mà không thể bắt khách phải tuân theo tập quán của địa phương. Mọi sự coi thường tập quán ăn uống của khách đều dẫn đến mức độ thấp trong việc làm thoả mãn nhu cầu của khách và ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của khách sạn. Các khách sạn thường nằm ở những nơi cách xa địa điểm cư trú thường xuyên của khách, nên phải tổ chức ăn uống toàn bộ cho khách du lịch, kể cả các bữa ăn chính( sáng , trưa, tối) bữa ăn phụ và phục vụ đồ uống. Phải tạo ra những điều kiện và phương thức phục vụ nhu cầu ăn uống thuận lợi nhất cho khách tại các địa điểm du lịch và tại các khách sạn: như tổ chức phục vụ ăn sáng và đồ uống ngay tại những nơi mà khách ưa thích nhất như ngoài bãi biển ,các trung tâm thể thao , các phòng họp…gọi là phục vụ tại chỗ. Việc phục vụ ăn uống cho khách du lịch đồng thời cũng là hình thức giải trí cho khách. vì vậy, ngoài các dịch vụ ăn uống , khách sạn còn chú ý tổ chức các hoạt động giải trí cho khách và kết hợp những yếu tố dân tộc cổ truyền trong cách bài trí kiến trúc, cách mặc đồng phục của nhân viên phục vụ hay ở hình thức của các dụng cụ ăn uống và các món ăn đặc sản của nhà hàng 3. Chất lượng dịch vụ của bộ phận ăn uống trong khách sạn. 3.1 Khái niệm về chất lượng dịch vụ. Theo quan điểm hiện đại , chất lượng của sản phẩm được hiểu là sự phù hợp với mục đích sử dụng và là mức độ thoả mãn của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó. Dịch vụ lại được hiểu là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp và khách hàng. Dịch vụ không thể hiện ở sản phẩm vật chất , nhưng bằng tính hữu ích của chúng cũng như giá trị kinh tế , thương mại, y tế, giáo dục…đem lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng dịch vụ. Từ hai khái niệm trên, ta có thể hiểu chất lượng dịch vụ chính là sự thoả mãn của khách hàng được xác định bởi việc so sánh giữa chất lượng cảm nhận và chất lượng trông đợi của họ.( giữa P và E ) Bằng những nghiên cứu của mình , hai nhà nghiên cứu Berry và Parasuraman đã đưa ra 5 chỉ tiêu để có thể đánh giá được chất lượng dịch vụ trong một khách sạn. Sự tin cậy: Là khả năng cung cấp dịch vụ như đã hứa của khách sạn một cách tin cậy và chính xác. Thực hiện dịch vụ tin cậy chính là một trong những sự trông đợi cơ bản của khách hàng. Một khách sạn không chiếm được sự tin cậy của khách hàng là một khách sạn kinh doanh chưa thành công. Tinh thần trách nhiệm: Là sự sẵn sàng giúp đỡ khách hàng một cách tích cực và cung cấp dịch vụ một cách hăng hái. Trong trường hợp dịch vụ sai hỏng , khả năng khôi phục nhanh chóng có thể tạo nên cảm giác rất tích cực về chất lượng đối với dịch vụ của khách sạn. Sự đảm bảo: Là việc thực hiện dịch vụ một cách lịch sự và kính trọng khách hàng, giao tiếp có kết quả với khách hàng và thể hiện sự quan tâm thực sự đồng thời giữ bí mật cho họ. Sự đồng cảm : Thể hiện việc chăm sóc chu đáo , chú ý tới cá nhân khách hàng. Sự đồng cảm bao gồm khả năng tiếp cận và nỗ lực tìm hiểu nhu cầu của khách hàng . Tính hữu hình: Là hiện diện của điều kiện làm việc , trang thiết bị , các phương tiện thông tin và con người trong khách sạn. Trong khách sạn 3 sao , dịch vụ phức tạp và vô hình nên khách hàng sẽ càng tin và các yếu tố hữu hình , thể hiện chủ yếu ở môi trường xung quanh khách sạn , được thể hiện qua bảng sau đây: Bảng 1: Yếu tố hữu hình trong chất lượng dịch vụ Phân loại  Các chỉ tiêu   Môi trường xung quanh  Chất lượng không khí ( nhiệt độ, độ ẩm , thông gió ) Tiếng ồn , mùi thơm và sự sạch sẽ.   Yếu tố trang trí  Tính thẩm mỹ ( kiểu kiến trúc, màu sắc, kiếu dáng, vật liệu , phong cách…) Tính chức năng ( Cách sắp đặt , sự tiện nghi, sự chỉ dẫn )   Yếu tố xã hội  Các khách hàng khác ( số lượng , sự xuất hiện , thời gian) Các khách hàng dịch vụ cá nhân   Phương tiện thông tin  Những phương tiện được thiết kế để truyền thông điệp hoặc hướng dẫn khách hàng lựa chọn dịch vụ.   Giá cả  Cấu trúc về giá cả phải thích hợp với mục tiêu mua bán và thu hút khách tới khách sạn.   ( Nguồn : Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn) Tiêu chuẩn thiết kế chất lượng dịch vụ thường sử dụng phương pháp gói dịch vụ gồm có 4 thành phần. Bảng 2: Thiết kế chất lượng dịch vụ theo phương pháp gói dịch vụ của Butget Hotel. Đặc điểm gói dịch vụ  Thuộc tính yêu cầu  Sự đo lường  Khôi phục   Cơ sở vật chất hỗ trợ  - Bề ngoài toà nhà - Mặt Đất - Điều hoà nhiệt độ  - Sơn ve không bong - Cỏ xanh - Nhiệt độ chuẩn ( trên dưới 2 độ)  - Sơn lại - Tưới nước - Sửa hoặc thay   Hàng hoá, đồ dùng phục vụ  - Cung cấp xà phòng, nước tắm - Đồ uống  Theo tiêu chuẩn của từng khách sạn  Bổ sung   Các dịch vụ nổi  - Sự sạch sẽ của phòng - Độ trong của nước bể bơi - Hình thức phòng  - Không có vết bẩn trên các đồ dùng - Nhìn tận đáy bể , xanh - Theo thiết kế tiêu chuẩn của khách sạn.  - Giặt thảm , lau đồ dùng - Thay hoặc lọc nước. - Chỉ dẫn nhân viên   Các dịch vụ chìm  - Sự an toàn - Không khí thoải mái - Thời gian chờ - Nhân viên  - Tất cả nhân viên và thiết bị của bộ phận bảo vệ đều hoạt động.  - Đào tạo hoặc thay thế.   ( Nguồn : Phạm Xuân Hậu, Luận án tiến sĩ năm 2002 ) Để đo lường chất lượng của một dịch vụ người ta thường sử dụng những phương pháp đo lường sau: Phương pháp đo lường căn cứ vào sự thoả mãn của khách hàng. Phương pháp đo lường căn cứ vào đánh giá của người cung cấp. Phương pháp đo lường căn cứ vào sự đánh giá của các chuyên gia. Ngoài 3 phương pháp chính như ở trên , khi đánh giá chất lượng của sản phẩm dịch vụ một khách sạn người ta còn có thể sử dụng các phương pháp khác như so sánh chất lượng dịch vụ của khách sạn với chất lượng dịch vụ của một hãng tốt nhất, hoặc cũng có thể tham gia đánh giá chất lượng dịch vụ của khách sạn mình bằng các giải thưởng quốc tế. 3.2 Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bộ phận ăn uống Những tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bộ phận ăn uống có thể tóm tắt qua bảng sau: Bảng 3: Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bộ phận ăn uống trong khách sạn STT  Chỉ tiêu đánh giá  Tiêu chuẩn  Chú thích   1  Thiết kế của phòng ăn  Vị trí thuận tiện trong khách sạn , thoáng đãng và sang trọng.    2  Thiết kế nội thất phòng ăn  Nội thất phòng ăn đầy đủ tiện nghi  Những nội thất như bàn ăn , ghế ăn được bao phủ bởi những tấm khăn trải trắng hoặc vàng sạch sẽ.   3  Hệ thống thông khí cùng các thiết bị khác  Bảo đảm thoáng gió , các thiết bị đồ dùng của bộ phận ăn uống phải đồng bộ hài hoà.  Các trang thiết bị đồ dùng có cùng tông màu , không quá chói mắt.   4  Trang thiết bị nhà bếp  Mới ,hiện đại, thuận tiện cho việc chế biến cũng như trình bày các món ăn    5  Nhân viên bộ phận  Được đào tạo ít nhất ở các trường Trung Cấp chuyên ngành Ngoại hình ưa nhìn, không có dị tật bẩm sinh  Ưu tiên biết giao tiếp bằng Tiếng Anh.   6  Mức độ phục vụ của nhân viên  Luôn sẵn sàng và nhiệt tình phục vụ khách .    7  Trang phục  Luôn mặc đồng phục theo đúng qui định của khách sạn, không được nhàu nhĩ và sai kiểu.    8  Vệ sinh đối với mỗi nhân viên  Tuân theo các yêu cầu về vệ sinh đối với nhân viên nữ và nam của khách sạn.    ( Nguồn : Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn). CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA BỘ PHẬN ĂN UỐNG TRONG KHÁCH SẠN CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM 1. Giới thiệu tình hình và đặc điểm chung của khách sạn Công Đoàn Việt Nam. 1.1. Sự hình thành và phát triển của Khách Sạn Công Đoàn 1.1.1. Lịch sử hình thành của khách sạn Khách Sạn Công Đoàn Việt Nam là khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao, được khai trương và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 1/2001.Khách Sạn Công Đoàn là một bộ phận trực thuộc công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên (TNHH MTV) Du Lịch Công Đoàn Việt Nam ( thuộc tổng liên đoàn lao động Việt Nam), có trụ sở đặt tại số 1B –Yết Kiêu – Hoàn Kiếm – Hà Nội . 23/11/1985, ban thư ký tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã ra quyết định thành lập phòng Du Lịch Công Đoàn trực thuộc ban bảo hiểm xã hội Tổng Công Đoàn Việt Nam .Vào thời kỳ đó , phòng du lịch có nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng chính sách, chương trình tham quan du lịch , các điều lệ cho cán bộ , công nhân viên trong cả nước , hướng dẫn nghiệp vụ cho các cấp Công Đoàn , các sở du lịch Công Đoàn đồng thời xây dựng các chương trình hợp tác với Tổng Cục Du Lịch Việt Nam. Trước những thay đổi cơ bản của cơ chế quản lý , Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đã đệ đơn lên hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ) về việc xin phép thành lập công ty Du Lịch trực thuộc Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam .Ngày 07/11/1988,chủ tịch hội đồng bộ trưởng ra thông báo số 2830/CNND cho phép Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam thành lập công ty Du Lịch trực thuộc Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam .Sau 1 năm , ngày 07/1/1989, ban thư ký Tổng Liên Đoàn lao động Việt Nam ra quyết định 508/QĐ/TLĐ thành lập công ty Du Lịch Công Đoàn Việt Nam có trụ sở tại 65 Quán Sứ -Hà Nội . Công ty Du Lịch Công Đoàn Việt Nam là doanh nghiệp đoàn thể đầu tiên của Việt Nam với chức năng hoạt động chính là kinh doanh du lịch lữ hành. Để mở rộng hoạt động kinh doanh, công ty đã đề nghị Đoàn chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam giao khu đất ở số 14 Trần Bình Trọng với diện tích gần 7000m2 cho công ty để xây dựng công trình khách sạn Công Đoàn Việt Nam và văn phòng làm việc. Nhờ có sự chuẩn bị tốt từ khâu tuyển chọn cán bộ, nhân viên, thủ tục hành chính, công tác quản lý chất lượng và quảng cáo , ngày 12/