Bước vào thế kỷ XXI, thế giới đã có những bước biến đổi cực kỳ nhanh
chóng, với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật và công nghệ, sự hình
thành kinh tế tri thức, toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế tất yếu khách quan
không thể cưỡng lại được.
Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định:
Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2010 là đưa đất nước ta ra
khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Để đạt được mục tiêu trên, giáo dục và khoa học công nghệ có vai trò
quyết định, nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết. Trong chiến lược phát
triển giáo dục 2001-2010 (Ban hành theo QĐ số 201/2001/QĐ-TTg, ngày 28
tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ) đã đánh giá những thành tựu
và những yếu kém của giáo dục trong thời gian qua. Về đánh giá đội ngũ:
“Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng, chưa
đáp ứng được yêu cầu vừa phải tăng nhanh về quy mô vừa phải đảm bảo và
nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo”
145 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại tỉnh Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
Ñaëng Thò Nhaâm
THÖÏC TRAÏNG VAØ GIAÛI PHAÙP
PHAÙT TRIEÅN ÑOÄI NGUÕ GIAÙO VIEÂN THPT
TAÏI TÆNH BÌNH THUAÄN
LUAÄN VAÊN THAÏC SYÕ GIAÙO DUÏC HOÏC
THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH - 2008
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
Ñaëng Thò Nhaâm
THÖÏC TRAÏNG VAØ GIAÛI PHAÙP
PHAÙT TRIEÅN ÑOÄI NGUÕ GIAÙO VIEÂN THPT
TAÏI TÆNH BÌNH THUAÄN
Chuyeân ngaønh: Quaûn lyù giaùo duïc
Maõ soá: 60 14 05
LUAÄN VAÊN THAÏC SYÕ GIAÙO DUÏC HOÏC
NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC:
TS. LEÂ XUAÂN HOÀNG
THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH - 2008
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCHTW: Ban chấp hành trung ương
BGH : Ban giám hiệu
CBQL: Cán bộ quản lý
CBQLGD: Cán bộ quản lý giáo dục
CNTT: Công nghệ thông tin
ĐHSP: Đại học sư phạm
ĐNCBQL: Đội ngũ cán bộ quản lý
ĐNGV: Đội ngũ giáo viên
GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo
GD: Giáo dục
GV: Giáo viên
GVTHPT: Giáo viên trung học phổ thông
NQTW: Nghị quyết trung ương
NXB: Nhà xuất bản
TB: Trung bình
THPT: Trung học phổ thông
THCS: Trung học cơ sở
UBND: Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Quy mô của trường THPT Phan Bội Châu trong 05 năm................. 39
( 2003-2008)
Bảng 2.2. Số giáo viên hàng năm của trường THPT Phan Bội Châu ............... 40
Bảng 2.3. Quy mô của trường THPT Hàm Thuận Nam trong 05 năm
( 2003-2008) ..................................................................................... 41
Bảng 2.4. Số giáo viên hàng năm của trường THPT Hàm Thuận Nam............ 41
Bảng 2.5. Quy mô của trường THPT Lương Thế Vinh trong 05 năm
( 2003-2008) ..................................................................................... 42
Bảng 2.6 Số giáo viên hàng năm của trường THPT Lương Thế Vinh ............ 42
Bảng 2.7. Trình độ chuẩn đào tạo ( năm học 2007-2008) ................................. 44
Bảng 2.8. Giáo viên chia theo bộ môn ( năm học 2007-2008)......................... 44
Bảng 2.9. Giáo viên chia theo độ tuổi ( năm học 2007-2008)........................... 45
Bảng 2.10. Xếp loại tay nghề trường THPT Phan Bội Châu .............................. 47
Bảng 2.11. Xếp loại tay nghề trường THPT Hàm Thuận Nam........................... 48
Bảng 2.12. Xếp loại tay nghề trường THPT Lương Thế Vinh ........................... 48
Bảng 2.13. Tình độ chính trị của đội ngũ quản lý THPT .................................... 49
Bảng 2.14. Trình độ ngoại ngữ , tin học của đội ngũ quản lý ............................. 50
Bảng 2.15. Đánh giá GV trường ta có đáp ứng được các tiêu chuẩn về
nghiệp vụ sư phạm ............................................................................ 54
Bảng 2.16. Đánh giá số lượng giáo viên trong trường đáp ứng đuợc yêu cầu
giảng dạy ở địa phương trong thời gian từ 5 đến 10 năm tới........... 54
Bảng 2.17. Đánh giá sự quan tâm nhu cầu bồi dưỡng tri thức về chuyên môn
Cho giáo viên .................................................................................... 55
Bảng 2.18. Đánh giá sự quan tâm nhu cầu bồi dưỡng nâng cao trình độ của
giáo viên ........................................................................................... 56
Bảng 2.19. Đánh giá sự quan tâm nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy của
giáo viên ........................................................................................... 57
Bảng 2.20. Đánh giá sự quan tâm nhu cầu bồi dưỡng về kỹ năng chuyên biệt
để tiến hành các hoạt động ngoài giờ lên lớp của giáo viên ........... 58
Bảng 2.21. Đánh giá sự quan tâm nhu cầu rèn luyện về lối sống của
giáo viên .......................................................................................... 59
Bảng 2.22. Đánh giá sự quan tâm nhu cầu rèn luyện về tinh thần trách nhiệm
của giáo viên...................................................................................... 60
Bảng 2.23. Đánh giá sự quan tâm nhu cầu rèn luyện về phẩm chất chung của
giáo viên ........................................................................................... 61
Bảng 2.24. Đánh giá cách giáo viên bồi dưỡng hiệu quả nhất ............................ 61
Bảng 2.25. Đánh giá sự quan tâm nhu cầu bồi dưỡng kiến thức về chuyên
môn giáo viên ................................................................................... 62
Bảng 2.26. Đánh giá sự quan tâm nhu cầu bồi nâng cao trình độ của
giáo viên ............................................................................................ 63
Bảng 2.27. Đánh giá sự quan tâm nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy
của giáo viên ..................................................................................... 64
Bảng 2.28. Đánh giá sự quan tâm nhu cầu bồi dưỡng về kỹ năng chuyên
biệt để tiến hành các hoạt động ngoài gời lên lớp của giáo viên .... 65
Bảng 2.29. Đánh giá sự quan tâm nhu cầu rèn luyện về lối sống của giáo viên . 66
Bảng 2.30. Đánh giá sự quan tâm nhu cầu rèn luyện về tinh thần trách nhiệm
của giáo viên..................................................................................... 67
Báng 2.31. Đánh giá sự quan tâm nhu cầu rèn luyện về phẩm chất chung của
giáo viên ........................................................................................... 68
Bảng 2.32. Đánh giá giáo viên trong trường ta có đáp ứng được các tiêu
chuẩn về nghiệp vụ sư phạm ............................................................ 69
Bảng 2.33. Đánh giá số lượng giáo viên trong trường đáp ứng được yêu cầu
giảng dạy ở địa phương trong thời gian từ 5 đến 10 năm tới.......... 70
Bảng 2.34. Mong đợi của em với nhu cầu bồi dưỡng kiến thức về chuyên
môn của giáo viên ........................................................................... 70
Bảng 2.35. Mong đợi của em với nhu cầu bồi dưỡng nâng cao trình độ của
giáo viên .......................................................................................... 71
Bảng 2.36. Mong đợi của em với nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy của
giáo viên ........................................................................................... 72
Bảng 2.37. Mong đợi của em với nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng chuyên biệt
để tiến hành các hoạt động ngoài giờ lên lớp của giáo viên ............ 73
Bảng 2.38. Mong đợi của em với nhu cầu rèn luyện về lối sống của giáo viên.. 74
Bảng 2.39. Mong đợi của em với nhu cầu rèn luyện về tinh thần trách nhiện
của giáo viên .................................................................................... 75
Bảng 2.40. Mong đợi của em với nhu cầu rèn luyện về phầm chất chung
của giáo viên ..................................................................................... 76
Bảng 3.41.Theo em, cách giáo viên bồi dưỡng hiệu quả nhất........................... 77
BIỂU Số giáo viên hàng năm của 03 trường...............................................43
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập, nghiên cứu tại trường ĐHSPTP Hồ Chí Minh, tôi đã
được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy Cô.
Nhân dịp bảo vệ đề tài nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô
lãnh đạo Trường ĐHSPTP Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học công nghệ - sau Đại
học, các Thầy Cô khoa Tâm lý – Giáo dục và các Phó giáo sư, Tiến sỹ đã truyền
đạt những tri thức quý báu và dành tình cảm tốt đẹp cho tôi cũng như tập thể
học viên k16-QLGD
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Lê Xuân Hồng đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện hoàn thành luận
văn này .
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo UBND tỉnh BìnhThuận, lãnh đạo Sở Nội vụ, Sở
Giáo dục& Đào tạo, các Phòng Ban Sở Giáo dục & Đào tạo, Ban giám hiệu các
trường: Trường THPT Hàm Thuận Nam, THPT Phan Bội Châu, THPT Lương
Thế Vinh, các chuyên viên Sở Giáo dục& Đào tạo, các bạn đồng nghiệp và
người thân đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện hỗ trợ vật chất, tinh thần và các
điều kiện giúp tôi hoàn thành chương trình khoá học và nghiên cứu thành công
đề tài luận văn này.
Trong thời gian làm luận văn bản thân tôi đã có nhiều cố gắng nhưng chắc
chắn còn có những hạn chế, kính mong được sự chỉ bảo của quý Thầy Cô, đặc
biệt là các Thầy Cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn để đề tài này có ứng dụng
thiết thực trong công tác quản lý của bản thân cũng như đồng nghiệp trong tỉnh
Bình Thuận.
Xin trân trọng cảm ơn !
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bước vào thế kỷ XXI, thế giới đã có những bước biến đổi cực kỳ nhanh
chóng, với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật và công nghệ, sự hình
thành kinh tế tri thức, toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế tất yếu khách quan
không thể cưỡng lại được.
Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định:
Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2010 là đưa đất nước ta ra
khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Để đạt được mục tiêu trên, giáo dục và khoa học công nghệ có vai trò
quyết định, nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết. Trong chiến lược phát
triển giáo dục 2001-2010 (Ban hành theo QĐ số 201/2001/QĐ-TTg, ngày 28
tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ) đã đánh giá những thành tựu
và những yếu kém của giáo dục trong thời gian qua. Về đánh giá đội ngũ:
“Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng, chưa
đáp ứng được yêu cầu vừa phải tăng nhanh về quy mô vừa phải đảm bảo và
nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo”.
Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, trước những bối
cảnh thời cơ và thách thức trên đã tạo nên những biến đổi sâu sắc trong giáo
dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến
cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Nhà trường từ chỗ khép kín
chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắn bó chặt chẽ với
nghiên cứu Khoa học – Công nghệ và ứng dụng. Nhà giáo thay vì chỉ truyền
đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận
thông tin một cách hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp.
Chính vì vậy, mục tiêu cuối cùng của giáo dục đào tạo là đào tạo ra con
người trở thành nguồn nhân lực tốt nhất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì con người là yếu tố quyết định, nên một trong
những giải pháp trong chiến lược là: Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ
về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa
tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đây là một nội
dung phù hợp với một trong những xu thế phát triển giáo dục của thế giới,
hiện nay các nước trên thế giới nói chung và các nước phát triển nói riêng rất
quan tâm đội ngũ Nhà giáo.
Bình Thuận là một tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của các
tỉnh phía Nam, có rất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - văn hoá xã hội.
Trong nhiều năm gần đây nhân dân đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc
học xong chương trình THPT. Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XI xác định giáo
dục Trung học phổ thông nhằm đào tạo và chuẩn bị nguồn nhân lực để các em
có đủ năng lực học tiếp hoặc ra đời là lực lượng lao động chính có chất lượng
chuẩn bị cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá cả nước nói chung và
cho Bình Thuận nói riêng.
Các trường THPT tỉnh Bình Thuận được xem như các Trung tâm văn
hóa của các huyện, thị, hàng năm trường chịu trách nhiệm giảng dạy cho 60%
thanh niên trong độ tuổi của các huyện, thị. Nhiều năm qua đã thực sự làm
được nhiệm vụ nâng cao dân trí và tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Để
đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục cần phải tìm hiểu và đánh giá khách
quan thực trạng đội ngũ giáo viên và tìm ra một số giải pháp phù hợp
nhằm phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và mạnh về chất lượng.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng và đưa ra những giải pháp phát
triển đội ngũ giáo viên các trường THPT tại tỉnh Bình Thuận đáp ứng được
yêu cầu đổi mới giáo dục Trung học phổ thông của Việt Nam.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
3.2. Nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên các trường THPT tỉnh Bình
Thuận.
3.3. Đề ra các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh
Bình Thuận.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ giáo viên các trường THPT tỉnh Bình
Thuận.
- Khách thể nghiên cứu: Các hoạt động giáo dục tại các trường THPT
tỉnh Bình Thuận.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên của 3 trường THPT:
1.Trường THPT Phan Bội Châu tại Thành phố Phan Thiết;
2.Trường THPT Hàm Thuận Nam tại Huyện Hàm Thuận Nam;
3.Trường THPT Lương Thế Vinh tại Huyện Hàm Thuận Nam
tỉnh Bình Thuận để đề ra những giải pháp phát triển.
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu nghiên cứu đầy đủ và khách quan thực trạng đội ngũ giáo viên các
trường THPT tỉnh Bình Thuận thì đưa ra những giải pháp phát triển đội ngũ
của nhà trường đáp ứng được yêu cầu đổi mới.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Có nhiều phương pháp nghiên cứu, song với đề tài này có thể sử dụng
theo các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu
- Nhóm nghiên cứu thực tiễn:
+ Điều tra (dùng phiếu hỏi): Phụ huynh, học sinh, cán bộ quản lý.
+ Phỏng vấn trực tiếp: Giáo viên.
+ Phương pháp quan sát các hoạt động giáo dục của đội ngũ giáo
viên.
+ Phương pháp chuyên gia.
+ Phương pháp xử lý số liệu: Toán thống kê phần mềm SPSS.
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khi nói đến giáo dục thì ta phải nghĩ ngay đến yếu tố quan trọng không
thể thiếu đó là đội ngũ giáo viên, lịch sử nghiên cứu giáo dục đã có nhiều bài
viết, nhiều công trình nghiên cứu, song tập trung nhiều nhất vào thời kỳ
chúng ta xây dựng chiến lược phát triển giáo dục từ năm 1998 đến nay, nội
dung của các bài viết chủ yếu xác định về vai trò của đội ngũ giáo viên, về
đánh giá chất lượng đội ngũ, nguyên nhân của những yếu kém, những tồn tại
cần khắc phục. Một số công trình nghiên cứu về đề tài này như:
- Nguyễn Đình Vỳ, Nguyễn Khắc Hưng “ Đội ngũ giáo viên quyết định
chất lượng giáo dục” trong cuốn (phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài).[37]
- T.S. Vũ Bá Thể đưa ra một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực để
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn đến năm 2020. Trong
đó có những giải pháp chủ yếu phát triển giáo dục phổ thông: “ Xây dựng đội
ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu về số lượng, ổn định theo vùng, đồng bộ về cơ
cấu”. “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đổi mới công tác quản lý và
đào tạo cán bộ quản lý giáo dục phổ thông”.[14..]
- GS.VS Phạm Minh Hạc trong “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa
của thế kỷ XXI” đã khẳng định: Đội ngũ giáo viên là một yếu tố quyết định
sự phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và đưa ra những chuẩn quy định
đào tạo giáo viên.
- PGS. TS Hà Thế Truyền “Đổi mới quản lý trường Trung học phổ
thông” đã đánh giá tình hình đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Trung học phổ
thông trong đó có quản lý đổi mới bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT.
- Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc
xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục,
Chỉ thị số 22/2003/CT-BGD&ĐT ngày 05/6/2003 của Bộ trưởng BGD&ĐT
về việc bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hiệu trưởng trường
THPT quản lý đổi mới bồi dưỡng đội ngũ giáo viên góp phần quan trọng nâng
cao chất lượng giáo dục THPT nhằm mục đích:
+ Nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn và quản lý giáo dục để đáp
ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục THPT.
+ Nắm vững mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo phương
án điều chỉnh phân ban ở THPT.
+ Tăng cường kiến thức, hiểu và nắm vững những điểm mới trong
chương trình, sách giáo khoa THPT.
+ Tăng cường năng lực sư phạm, nắm vững yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy học, bước đầu vận dụng được trong quá trình chỉ đạo đổi mới
phương pháp dạy học để thực hiện tốt các yêu cầu đổi mới giáo dục THPT.
- PGS. TS Hoàng Tâm Sơn trong nghiên cứu đề tài cấp Bộ “Một số vấn
đề tổ chức khoa học lao động của người Hiệu trưởng” đã đưa ra các giải pháp
và kiến nghị về đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục các tỉnh phía Nam trước
yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong những năm đầu của thế
kỷ XXI “Đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ
cho cán bộ quản lý giáo dục các trường từ Mầm non đến THPT, Cao đẳng,
Đại học nhằm tạo điều kiện cho cán bộ quản lý giáo dục không ngừng nâng
cao trình độ, tiếp cận với những kinh nghiệm tiên tiến nhất trong việc tổ chức
quản lý, giảng dạy và học tập ở nhà trường”.
- Luận văn Thạc sĩ: “Các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo
viên của Hiệu trưởng Trường THPT bán công trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh” của tác giả Vũ Thị Thu Huyền.
- “Biện pháp xây dựng cán bộ quản lý các trường THPT tỉnh Đồng Nai”
của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân.
- “Các giải pháp xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
giai đoạn 2006-2010 trường THPT tỉnh Quảng Nam” của tác giả Phạm Đình
Ly.
- “Mục tiêu và giải pháp phát triển giáo dục THPT tỉnh Cà Mau từ nay
đến năm 2010” của tác giả Nguyễn Thiện Nghĩa.
Ngoài ra có rất nhiều bài báo đăng trên các tập san giáo dục, các công
trình nghiên cứu khoa học khác nghiên cứu về việc xây dựng và phát triển đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu
nào về thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung học phổ
thông tại tỉnh Bình Thuận.
1.2. Một số khái niệm
1.2.1. Quản lý:
1.2.1.1. Khái niệm quản lý là một khái niệm rộng, có nhiều cách tiếp
cận với công tác quản lý khác nhau bỡi vậy có nhiều cách đưa ra khái niệm
sau đây là một số khái niệm về quản lý:
- Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý là tác động có mục đích, có
kế hoạch của các chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm thực hiện
những mục tiêu dự kiến.
- Quản lý hay quản trị (managemetnt)
Quản lý là quá trình làm việc cùng và thông qua cá nhân, các nhóm cũng
như các nguồn lực khác để hoàn thành các mục đích tổ chức. Thành quả đạt
được các mục đích tổ chức thông qua lãnh đạo chính là quản lý [13]
Qua các định nghĩa và các khái niệm trên ta có thể hiểu một cách chung
nhất là: Quản lý là một quá trình tác động có định hướng có chủ đích của
chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ
chức vận hành và đạt được mục đích đã đề ra
1.2.1.2. Chức năng quản lý
Chức năng quản lý gồm có: Hoạch định; tổ chức; điều khiển; kiểm tra
Hoạch định: Là quá trình ấn định những mục tiêu và định ra biện pháp
tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó.
Hoạch định của nhà quản lý vạch rõ con đường để đi tới mục tiêu đã đặt
ra. Nó có hai tác dụng:
- Hướng dẫn giảm bớt những hậu quả của thay đổi giảm thiểu lãng phí,
lập lại và đặt ra những tiêu chuẩn để kiểm soát được dễ dàng.
- Hoạch định đặt ra sự phối hợp.
Hoạch định gồm 2 loại:
+ Hoạch định chiến lược: Là đưa ra các mục tiêu và những biện pháp lớn
có tính cơ bản để đạt mục tiêu trên cơ sở các nguồn lực hiện có cũng như các
nguồn lực có khả năng huy động.
+ Hoạch định tác nghiệp: Đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả và thường ở
các lĩnh vực cụ thể.
Chức năng tổ chức
Tổ chức là một trong những chức năng chung của quản lý, liên quan đến
các hoạt động thành lập nên các bộ phận trong tổ chức để đảm nhận những
hoạt động cần thiết, xác định các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn và
trách nhiệm giữa các bộ phận đó.
Mục tiêu của công tác tổ chức là tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi
cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình,
đóng góp tốt nhất vào sự hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.
Chức năng điều khiển
Điều khiển là chức năng chung của quản lý, là các hoạt động hướng dẫn,
đào tạo, đôn đốc,