Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu,.Đổi mới cơ bản và
toàn diện giáo dục đại học, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học
tập của nhân dân. Phát huy tính tích cực và chủ động của các cơ sở giáo dục đại học trong công cuộc
đổi mới mà nòng cốt là đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và sự hưởng ứng, tham gia tích cực của toàn
xã hội,.Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, phấn đấu đưa các
chỉ số phát triển giáo dục và đào tạo ở đồng bằng sông Cửu Long lên ngang bằng trình độ bình quân
chung của cả nước”.
132 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1999 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng cộng đồng Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_________________
Phạm Quang Huỳnh
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ VĂN LIÊN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu và kết quả
nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và
chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn:
Phạm Quang Huỳnh
c
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
CB Cán bộ
CBQL Cán bộ quản lý
CB, VC Cán bộ, viên chức
CĐCĐ Cao đẳng Cộng đồng
CNH, HĐH Công nghiệp hoá – Hiện đại hóa
GDTX Giáo dục thường xuyên
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GS Giáo sư
GV Giảng viên
KHCN Khoa học – Công nghệ
NCKH Nghiên cứu khoa học
PGS Phó Giáo sư
QLGD Quản lý giáo dục
SV Sinh viên
ThS Thạc sĩ
TS Tiến sĩ
UBND Ủy ban nhân dân
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu,...Đổi mới cơ bản và
toàn diện giáo dục đại học, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học
tập của nhân dân. Phát huy tính tích cực và chủ động của các cơ sở giáo dục đại học trong công cuộc
đổi mới mà nòng cốt là đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và sự hưởng ứng, tham gia tích cực của toàn
xã hội,...Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, phấn đấu đưa các
chỉ số phát triển giáo dục và đào tạo ở đồng bằng sông Cửu Long lên ngang bằng trình độ bình quân
chung của cả nước”.
Cà Mau là tỉnh cực nam của Tổ quốc, cũng trong tình trạng chung của khu vực, tình hình giáo dục
và đào tạo đang rất cần được sự quan tâm tích cực của Đảng, Nhà nước, của xã hội cùng với sự nỗ lực
vươn lên của chính mình. Trường Cao đẳng cộng đồng (CĐCĐ) Cà Mau (sau đây gọi tắt là Trường)
mới được công bố thành lập ngày 26 tháng 4 năm 2008. Tiền thân của Trường là Trung tâm giáo dục
thường xuyên tỉnh Cà Mau. Mặc dù đã có nhiều thành tích hoạt động trong thời gian qua, góp phần
cung cấp nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương, nhưng hoạt động chủ yếu là liên kết đào tạo; nay
thực hiện chức năng một trường cao đẳng cộng đồng, nên nhà trường hiện gặp không ít khó khăn,
thách thức trong công tác quản lý, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong việc đào tạo và bổ sung
kịp thời nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và nhu cầu học tập của cộng
đồng.
Công tác quản lý đội ngũ giảng viên là một trong những vấn đề then chốt của hoạt động quản lý
trường CĐCĐ Cà Mau, quyết định trực tiếp đến việc khẳng định chất lượng đào tạo và sự tồn tại, phát
triển của Trường, góp phần hoàn thiện công tác quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản và toàn diện
giáo dục đại học ngang tầm với sự phát triển xã hội, trong sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập kinh
tế thế giới.
Đề án thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau đã đánh giá một cách
chung nhất về thực trạng đội ngũ giáo viên của Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau (tiền
thân của Trường CĐCĐ Cà Mau), vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng và chưa đồng bộ về cơ
cấu, chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho hoạt động của Trường CĐCĐ Cà Mau khi nó được thành lập.
Từ đó, Đề án cũng đã đưa ra một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên để bước đầu đáp ứng cho
yêu cầu dạy học, giáo dục và các hoạt động khác của nhà trường. Tuy nhiên, những giải pháp nêu lên
mới chỉ giải quyết khó khăn trước mắt chứ chưa định hướng lâu dài; và cho đến nay, nhà trường cũng
chưa có đề án cụ thể về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên làm cơ sở thực hiện.
Với mong muốn của bản thân, thông qua việc khảo sát, đánh giá tình hình đội ngũ giảng viên và
công tác quản lý đội ngũ giảng viên của Trường CĐCĐ Cà Mau, để từ đó làm cơ sở đề xuất một số
giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên, nhằm góp phần từng bước hoàn thiện công tác quản lý
nhà trường, tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên của Trường Cao
đẳng cộng đồng Cà Mau.”
2. Mục đích nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên và quản lý đội ngũ giảng
viên Trường Cao đẳng cộng đồng Cà Mau để đề xuất những giải pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ
giảng viên của Trường.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên Trường CĐCĐ Cà Mau.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên ở Trường CĐCĐ Cà Mau.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau hiện nay còn thiếu về số lượng, hạn
chế về chất lượng và chưa đồng bộ về cơ cấu so với yêu cầu.
Về công tác quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau thời gian qua,
tuy đã có những ưu điểm nhất định; nhưng bên cạnh đó vẫn còn hạn chế, bất cập trong việc quy hoạch,
tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt
ra.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài
5.2. Khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên và quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Cộng
đồng Cà Mau
5.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Cộng
đồng Cà Mau
6. Giới hạn của đề tài
Luận văn chủ yếu nghiên cứu thực trạng đội ngũ giảng viên và công tác quản lý đội ngũ giảng viên
của Trường CĐCĐ Cà Mau, từ đó đề xuất những giải pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giảng viên
đến năm 2015.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc
Quan điểm này giúp người nghiên cứu tìm hiểu toàn diện, nhiều vấn đề có quan hệ biện chứng
với nhau; xem xét đối tượng nghiên cứu như một bộ phận của hệ thống toàn vẹn, vận động và phát
triển thông qua việc giải quyết mâu thuẫn nội tại. Đồng thời qua cách tiếp cận quan điểm này người
nghiên cứu tìm hiểu được mối liên hệ chặt chẽ giữa quản lý đội ngũ giảng viên với quản lý các hoạt
động khác của nhà trường. Quản lý đội ngũ giảng viên là một công tác quản lý quan trọng trong toàn
bộ hệ thống quản lý chung của nhà trường. Thông qua việc nghiên cứu, sẽ phát hiện ra những yếu tố
mang tính bản chất, tính quy luật của sự vận động và phát triển đội ngũ giảng viên Trường CĐCĐ Cà
Mau.
7.1.2. Quan điểm tiếp cận lịch sử - logic
Quan điểm này giúp người nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện
hoàn cảnh cụ thể, để điều tra thu thập số liệu chính xác, từ đó phát hiện ra những mối liên hệ đặc trưng
về quá khứ - hiện tại - tương lai của đối tượng nghiên cứu và trình bày công trình nghiên cứu theo một
trình tự logic phù hợp.
Đội ngũ giảng viên trường CĐCĐ Cà Mau xuất phát từ Trung tâm GDTX tỉnh Cà Mau; do đó
có những đặc điểm riêng cần lưu ý khi nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý.
7.1.3. Quan điểm tiếp cận thực tiễn
Cơ sở lý luận phải được minh chứng và hoàn chỉnh thông qua các sự kiện và hoạt động thực
tiễn, do đó việc khảo sát thực trạng là hết sức cần thiết. Phương pháp này giúp người nghiên cứu phát
hiện ra những mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ giảng viên và công tác quản lý đội ngũ giảng viên
Trường CĐCĐ Cà Mau cùng những nguyên nhân của nó; để từ đó đề ra các giải pháp nhằm cải thiện
thực trạng, đáp ứng được yêu cầu quản lý đội ngũ giảng viên phù hợp với tình hình của nhà trường và
địa phương trong giai đoạn hiện nay.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích – tổng hợp, so sánh, khái quát hóa lý thuyết từ các công trình nghiên cứu, các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành Giáo dục – Đào tạo, các tài liệu, giáo trình tham
khảo và thông tin trên mạng Internet có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu
a. Đối tượng điều tra: Lãnh đạo nhà trường, cán bộ, giảng viên.
b. Nội dung điều tra: tìm hiểu thực trạng về đội ngũ giảng viên; thực trạng công tác quản lý
đội ngũ giảng viên; những giải pháp mà nhà trường đã áp dụng để phát triển đội ngũ giảng viên; tính
khả thi của các giải pháp và những đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý đội ngũ giảng viên của
Trường CĐCĐ Cà Mau.
7.2.2.2. Các phương pháp bổ trợ
a. Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn cán bộ quản lý ở Tỉnh và Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau, cán
bộ quản lý, giảng viên nhằm thu thập thêm thông tin và làm rõ hơn những vấn đề từ phiếu điều tra.
b. Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động quản lý của cán bộ quản lý để có thông tin đầy
đủ hơn về thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên.
c. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: xin ý kiến các nhà lãnh đạo địa phương, các nhà quản
lý giáo dục, các nhà giáo có học vị cao, có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về khoa học quản lý giáo dục
và giảng dạy, nhằm bổ sung cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tế phục vụ cho việc thực hiện đề tài.
7.2.2.3. Phương pháp toán thống kê
Sử dụng phương pháp toán thống kê để phân tích và xử lý số liệu nhằm định lượng kết quả nghiên
cứu.
8. Cấu trúc luận văn: Luận văn được cấu trúc bởi ba phần chính:
MỞ ĐẦU
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên Trường CĐCĐ Cà Mau
Chương 3: Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường CĐCĐ Cà Mau đến năm
2015
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới, trường CĐCĐ xuất xứ từ Bắc Mỹ, nguyên thủy là trường đào tạo 2 năm
(Junnior College/2 years College/Community College) trong hệ thống giáo dục sau trung học từ gần
100 năm về trước. Sau Đại chiến thế giới lần thứ II, mô hình được nghiên cứu và phát triển, với
phương thức hoạt động là vì dân, do dân, thỏa mãn các nhu cầu học tập đa dạng của cộng đồng địa
phương. Mô hình này phát triển rất nhanh khắp nước Mỹ và Canada từ cuối thập kỷ 60, thế kỷ XX.
Những thập niên gần đây, mô hình Trường CĐCĐ đã được phát triển rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế
giới, đặc biệt ở các nước Châu Á – Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Malaysia,...và hệ thống này phát triển đột phá, gồm các trường CĐCĐ và các trường Đại học địa
phương, gọi chung là trường Cộng đồng. Chỉ tính riêng ở Mỹ hiện có 1.195 trường CĐCĐ có mặt trên
tất cả 50 bang.
Trong bối cảnh những năm đầu của thế kỷ XXI, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới đang trở
thành xu thế chung của thời đại; giáo dục phải thực hiện được sứ mạng biến toàn cầu hóa thành điều có
ý nghĩa đối với từng con người với tất cả các quốc gia; giáo dục cộng đồng đã và đang được triển khai
sâu rộng trên toàn cầu, đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng của
mỗi quốc gia và tạo cơ hội học tập cho mỗi người dân. Vì vậy, trong thời gian qua có nhiều công trình
nghiên cứu của các nhà khoa học và nhiều hội thảo khoa học của Hiệp hội các trường cao đẳng cộng
đồng được tổ chức, trong đó có nhiều bài viết và tham luận đề cập đến công tác quản lý đội ngũ giảng
viên.
Tại Hội nghị “Nâng cao hiệu quả hoạt động của các trường cao đẳng cộng đồng Việt Nam - Hoa
Kỳ”, ngày 27-28 tháng 3 năm 2007 và Hội thảo khoa học: Các trường cao đẳng cộng đồng Việt Nam –
Hoa Kỳ, ngày 24-25 tháng 4 năm 2008, tổ chức tại Kiên Giang; trong rất nhiều báo cáo và tham luận
được đọc tại hội nghị, hội thảo trên, những báo cáo và tham luận của các tác giả nước ngoài có nội
dung rất liên quan đến đề tài luận văn này như:
- Giáo sư Cindy Epperson – Trường CĐCĐ St. Louis, Missouri, USA với tham luận: “Gia tăng
nguồn vốn con người qua các trường CĐCĐ”. Trong đó, Giáo sư nhận định về nguồn vốn con người:
“là yếu tố quan trọng đối với mức độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Trình độ của nguồn nhân lực
của một quốc gia xác định vị trí của quốc gia đó trên thị trường thế giới.” [51]
- TS. Kent Farnsworth – Hiệp hội các trường cao đẳng cộng đồng Hoa Kỳ Tham luận: “Phát
triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục”. Ông nhận định: “Nền kinh tế thế giới đang thay đổi khi tri
thức thay thế cho nguồn vốn tự nhiên để thành nguồn tài sản hiện hành. Tri thức, các kỹ năng và tài
tháo vát của con người đang ngày càng trở nên quan trọng đối với nền kinh tế thế giới.” [50]
- TS. Sandra A. Engel - Hiệp hội các Trường cao đẳng cộng đồng Hoa Kỳ và ông Đỗ Quốc
Trung – Hiệu trưởng Trường CĐCĐ Kiên Giang với tham luận: “Trường CĐCĐ Việt Nam và Trường
CĐCĐ Hoa Kỳ”, cho biết giáo dục Hoa Kỳ luôn luôn yêu cầu cán bộ giảng dạy cao đẳng phải có trình
độ thạc sĩ, ngoại trừ các ngành nghề chuyên môn (như kỹ thuật hàn). [50]
- TS. Goerge Goerner – Trường CĐCĐ Mohawk Valley, Hoa Kỳ có tham luận: “Các yêu cầu
đòi hỏi giáo viên và sinh viên thay đổi trong nền kinh tế thị trường”. Tác giả đã nêu yêu cầu: “Người
thầy trong tương quan với toàn thế giới; thay đổi từ “nơi dạy” thành “nơi học tập” và giáo viên dạy sao
cho học sinh có thể tồn tại được trong môi trường thế giới hiện tại.” [51]
- TS. Judy Murray – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tomball Tiểu bang Texas, Hoa Kỳ với
tham luận: “Sự phát triển đổi mới đội ngũ giáo viên”, đã nêu chìa khóa để chương trình phát triển đội
ngũ giáo viên thành công là:
- Tạo một môi trường để thúc đẩy cho sự phát triển đội ngũ giáo viên;
- Chính thức hóa một chương trình được cân nhắc kỹ và liên quan chặt chẽ đến nhiệm vụ của
trường đại học;
- Cân bằng các ưu tiên cho trường và các nhu cầu cá nhân;
- Nối kết sự phát triển đội ngũ giáo viên với kết cấu khen thưởng;
- Xây dựng một ý thức về quyền sở hữu đội ngũ giáo viên trong suốt quá trình;
- Hỗ trợ việc đầu tư của đồng nghiệp trong giảng dạy;
- Đề cao ý tưởng cho rằng việc giảng dạy tốt được đánh giá qua nhà quản lý.
1.1.2. Ở nước ta, Ở Việt Nam, từ cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở lại đây, mô hình Trường
CĐCĐ mới được áp dụng. Hiệp hội CĐCĐ Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 1225/QĐ-
BNV, ngày 14/9/2006 của Bộ Nội vụ. Cho đến nay, cả nước đã có 13 Trường CĐCĐ ở cả 3 miền Bắc -
Trung - Nam, nhiều nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; có trường đã phát triển thành trường
đại học (như Trường đại học Trà Vinh). Hoạt động của các trường CĐCĐ rất đa dạng theo quy định
của pháp luật về lĩnh vực giáo dục, góp phần tích cực trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), Đảng, Nhà
nước ta coi “giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu”, trong đó đã có nhiều văn bản chỉ đạo về việc
quản lý phát triển đội ngũ nhà giáo như: Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Chính
phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010”; Chỉ thị 40 – CT/TW ngày
15/06/2004 của Ban Bí thư “về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục và đào tạo”; Quyết định số 09/2005/QĐ – TTg ngày 11/01/2005 về việc phê duyệt “Đề án
Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục giai đoạn 2005 – 2010”;
Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ “Về phát triển giáo dục,
đào tạo và dạy nghề vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2010”,...
Quản lý đội ngũ giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học (dưới đây gọi chung là
giảng viên), bao giờ cũng được các cấp quản lý quan tâm tích cực, bởi nhân tố con người quyết định
cho sự thành công trong mọi lĩnh vực hoạt động. Chính vì thế, có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều
đề tài khoa học đã đề cập đến vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên các trường
CĐCĐ nói riêng, nhằm đáp ứng cho hoạt động chuyên môn của các đơn vị trường học phù hợp với yêu
cầu chung cũng như đặc thù của địa phương, đơn vị. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã
tham khảo một số đề tài sau:
- “Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước địa phương đối với sự phát triển của trường CĐCĐ ”
của Thạc sĩ Hà Hồng Vân. [50]
- “Nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội, một nhiệm vụ quan trọng
của trường CĐCĐ ” của Thạc sĩ Nguyễn Văn Khiết. [50]
- “Trường CĐCĐ Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”, của Thạc sĩ Phạm Phát – Hiệu trưởng
trường CĐCĐ Đồng Tháp. [50]
- “Vai trò đào tạo nguồn nhân lực của các trường CĐCĐ”, của Thạc sĩ Lữ Văn Nhựt – Giám đốc
Sở GD&ĐT Kiên Giang. [51]
- “Mấy ý kiến đề xuất xây dựng hệ thống trường CĐCĐ ở Việt Nam”, của Thạc sĩ Hà Hồng Vân
– Hiệu trưởng Trường CĐCĐ Hậu Giang. [51]
- “Thực trạng và biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí
Minh”, tác giả Nguyễn Kỷ Trung. [46]
- “Thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk”, tác
giả Phạm Văn Luật [31]
- “Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm
Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay”, tác giả Trần Văn Cần. [8]
- “Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm
Thừa Thiên – Huế”, tác giả Nguyễn Phú Hạnh Nhi. [34]
- “Thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Yên”,
tác giả Lê Bạt Sơn. [42]
Có thể nói rằng các văn bản pháp lý, các tài liệu tham khảo nói trên đã cập nhật nhiều vấn đề lý luận và
kinh nghiệm về trường CĐCĐ và đã giúp cho tác giả luận văn này nâng cao và mở rộng cơ sở lý luận cho
việc nghiên cứu đề tài của luận văn này.
Ở trường CĐCĐ Cà Mau, cho đến nay có một đề tài nghiên cứu về “Thực trạng hoạt động của
Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau và việc nâng cấp Trung tâm này thành Trường Cao
đẳng cộng đồng Cà Mau” của Thạc sĩ Nguyễn Bình Đẳng – Hiệu trưởng Trường CĐCĐ Cà Mau. Tác
giả đã đánh giá thực trạng, yêu cầu bức thiết của Đảng bộ, nhân dân Cà Mau, phân tích điều kiện và
giải pháp cần thiết cho việc thành lập Trường CĐCĐ Cà Mau. Thông qua đó tác giả cũng đã nêu lên
định hướng phát triển, khi Trường CĐCĐ Cà Mau được thành lập. Tuy nhiên, về công tác tổ chức cán
bộ, mà cụ thể hơn là công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên của trường thì đề tài trên chưa
nghiên cứu sâu. Mặt khác, do tính đặc thù của Trường CĐCĐ Cà Mau được thành lập trên cơ sở Trung
tâm GDTX tỉnh Cà Mau, cùng các điều kiện thực tế của địa phương liên quan đến các hoạt động của
nhà trường; do yêu cầu đổi mới về đào tạo trong xã hội hiện đại, nên yêu cầu về phát triển đội ngũ
giảng viên cũng phải nâng tầm hơn trước đây. Ngoài những yêu cầu chung, nó còn mang nét đặc thù,
và hiện tại chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu, do vậy nên tôi chọn nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên Trường CĐCĐ Cà Mau”.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Nguồn nhân lực
“Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người - một bộ phận của dân cư trong độ tuổi lao động,
có khả năng lao động (nghĩa hẹp)”. [26]
Nguồn nhân lực được xem xét cả về số lượng và chất lượng người lao động:
- Số lượng nhân lực: quy mô và tốc độ tăng của nó.
- Chất lượng nhân lực: Thể lực – Trí lực – Tâm lực.
1.2.2. Phát triển
Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Phát triển là vận động, tiến triển theo chiều hướng tăng lên.” [53]
Theo Giáo sư – Viện sĩ Phạm Minh Hạc: “Ở cấp độ chung nhất, phát triển được hiểu là sự thay
đổi hay biến đổi tiến bộ, là một phương thức của vận động, hay là quá trình diễn ra có nguyên nhân,
dưới những hình thức khác nhau như tăng trưởng, tiến hóa, phân hóa, chuyển đổi, mở rộng và cuối
cùng tạo ra sự biến đổi về chất”. [21, tr.43]
Phát triển đội ngũ giảng viên Trường CĐCĐ Cà Mau được sử dụng trong luận văn là một khái
niệm tổng hợp gồm ba phương diện cơ bản: tăng tiến về số lượng, cải thiện về cơ cấu và nâng cao chất
lượng.
1.2.3. Phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực là đào tạo ngư