Luận văn Thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trường công nhân kỹ thuật ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, điều này đã đúng với ngày xưa, với ngày nay và mãi mãi về sau. Vậy để có hiền tài, chúng ta cần phải làm gì? Không có con đường nào khác ngoài con đường giáo dục. Quan điểm “Con người Việt Nam vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế – xã hội” của Đảng và Nhà nước chỉ đạo nhằm phát triển nguồn nhân lực đất nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Do đó, nguồn nhân lực có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Nhân lực của một xã hội theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ lực lượng lao động với mọi loại hình công việc (lãnh đạo, quản lý, khoa học – kỹ thuật, nghệ thuật, sản xuất-dịch vụ.) hoạt động trong mọi lĩnh vực, mọi ngành của xã hội đó. Nhân lực được đề cập trong chiến lược phát triển giáo dục có nghĩa hẹp hơn, đó là những người do các trường, lớp thuộc các hệ thống giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đào tạo ra. Việc phát triển nguồn nhân lực rất được nhiều giới, ngành, các nhà chính trị, kinh doanh, nghiên cứu và giáo dục quan tâm trong thời gian gần đây. Điểm trọng tâm của những nỗ lực phát triển nguồn nhân lực được mọi người nhất trí và chú trọng tập trung vào hai chủ đề chính là “Học tập và nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ” (Weinberger 1998 trang 78)

pdf87 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trường công nhân kỹ thuật ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỖ CAO BẢO CHÂU THỰA TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ TẠI TRƯỜNG CNKT Ở NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: quản lý giáo dục LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HOÀNG TÂM SƠN Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CẢM ƠN Luận văn được thực hiện và hoàn thành với sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè gần xa. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - PGS. TS. NGUT Hoàng Tâm Sơn - người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong học tập, nghiên cứu và suốt cả quá trình làm luận văn tốt nghiệp. - Các thầy cô đã tham gia giảng dạy và quản lý lớp Cao học khóa 14 chuyên ngành Quản lý giáo dục đã trang bị cho tác giả những kiến thức cơ bản, cần thiết để hoàn thành đề tài khoa học. - Lãnh đạo, quý thầy cô trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và thường khích lệ và tạo điều kiện giúp đỡ tác giả một cách có hiệu quả dưới nhiều hình thức khác nhau. - Toàn thể giáo viên, cán bộ công nhân viên trường Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu và hoàn tất luận văn này. Mặc dù tác giả đã cố gắng nhưng do điều kiện nghiên cứu và năng lực có hạn những thiếu sót trong luận văn này là không thể tránh khỏi. Vì lẽ đó kính mong các thầy cô trong hội đồng khoa học và các bạn đồng nghiệp vui lòng góp ý kiến thêm. Sự góp ý của các thầy cô trong hội đồng khoa học và của các bạn đồng nghiệp chắc chắn sẽ giúp nhiều cho tác giả trong việc tiếp tục hoàn thành luận văn này. Một lần nữa, tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, điều này đã đúng với ngày xưa, với ngày nay và mãi mãi về sau. Vậy để có hiền tài, chúng ta cần phải làm gì? Không có con đường nào khác ngoài con đường giáo dục. Quan điểm “Con người Việt Nam vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế – xã hội” của Đảng và Nhà nước chỉ đạo nhằm phát triển nguồn nhân lực đất nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Do đó, nguồn nhân lực có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Nhân lực của một xã hội theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ lực lượng lao động với mọi loại hình công việc (lãnh đạo, quản lý, khoa học – kỹ thuật, nghệ thuật, sản xuất-dịch vụ...) hoạt động trong mọi lĩnh vực, mọi ngành của xã hội đó. Nhân lực được đề cập trong chiến lược phát triển giáo dục có nghĩa hẹp hơn, đó là những người do các trường, lớp thuộc các hệ thống giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đào tạo ra. Việc phát triển nguồn nhân lực rất được nhiều giới, ngành, các nhà chính trị, kinh doanh, nghiên cứu và giáo dục quan tâm trong thời gian gần đây. Điểm trọng tâm của những nỗ lực phát triển nguồn nhân lực được mọi người nhất trí và chú trọng tập trung vào hai chủ đề chính là “Học tập và nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ” (Weinberger 1998 trang 78). Phát triển nguồn nhân lực được hiểu về cơ bản là gia tăng giá trị cho con người trên các mặt như đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn, thể lực..., làm cho con người trở thành những người lao động có những năng lực và phẩm chất mới và cao, đáp ứng được những yêu cầu to lớn của sự phát triển kinh tế - xã hội, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với ý nghĩa đó, Giáo dục và đào tạo là con đường duy nhất để hình thành nhân cách và phát triển con người mới, phát triển nguồn nhân lực. Và chiến lược phát triển nguồn nhân lực của các trường, từ trường trung học phổ thông đến các trường cao đẳng, đại học, suy cho cùng là vấn đề “phát triển đội ngũ giáo viên” và “quản lý đội ngũ giáo viên”. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo của một trường song việc quản lý đội ngũ giáo viên không kém phần quan trọng vì việc quản lý không triệt để sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của một trường và xa hơn nữa là sự phát triển đất nước. Trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục, phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chỉ thị 40 đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể nhằm xây dựng và kiện toàn toàn diện đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ngang tầm với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục. Trong đó, nhiệm vụ thứ 4, được xác định là “Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. Và đã có nhiều nhà giáo dục, nhà tâm lý học đã bàn về vấn đề quản lý đội ngũ giáo viên, giảng viên ở các trường học, đã có không ít công trình nghiên cứu về vấn đề này đã được công bố. Thế nhưng, vấn đề quản lý đội ngũ giáo viên của các trường công nhân kỹ thuật gần như bị bỏ quên trong một thời gian dài bởi khuynh hướng nghiên cứu tập trung vào các bậc học tiểu học, trung học, phổ thông. Xuất phát từ những thực tế nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trường công nhân kỹ thuật ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh”. Do vậy, vấn đề định hướng nghiên cứu thực trạng và các giải pháp, để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp mới nhằm hoàn thiện chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trường công nhân kỹ thuật ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh mang tính cấp thiết. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Vấn đề xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên là một vấn đề rất được nhiều nhà khoa học quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này. Chúng tôi xin điểm qua một số công trình đã được công bố trong thời gian gần đây như: - Về công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên ở các trường Đại học – Cao đẳng – Trung học nghề có thể kể đến các công trình có tên sau: + “Nghiên cứu việc bồi dưỡng cán bộ giảng dạy Đại học, Cao đẳng và giáo viên dạy nghề” của tác giả Phạm Thành Nghị (Mã số B-92-38-18). + “Những giải pháp bồi dưỡng giáo viên trong các trường dạy nghề” của tác giả Trần Hùng Lượng (Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, 1996). + “Một số biện pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy trường Cao đẳng Hải quan TPHCM” của tác giả Lê Diệu Hiền (Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, trường ĐH Sư phạm TPHCM, 2002). + “Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học của tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn mới” của tác giả Võ Hảo. (Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục trường ĐH Sư phạm Huế - Trường Cán bộ quản lý giáo dục & đào tạo, 1999). - Về công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường đào tạo chuyên nghiệp có thể kể đến các công trình sau: + “Nghiên cứu một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường Văn hóa 1 thuộc Bộ Công an” của tác giả Hồng Ngọc Long (Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, 1998). + “Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học Kỹ thuật Lý Tự Trọng TPHCM của tác giả Đỗ Ngọc Mỹ (Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, trường Đại học sư phạm TPHCM, 2002). - Về quản lý phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên có thể kể đến các công trình sau: + “Xây dựng mô hình quản lý công tác phát triển, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy phục vụ yêu cầu đổi mới giáo dục & đào tạo ở Việt Nam” của tác giả Trần Thị Bạch Mai (đề tài B- 96-52-11). + “Một số giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học Phòng không” của tác giả Nguyễn Xuân Hường (Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, 2002). + “Một số biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng GTVT 3” của tác giả Phạm Kiều Mai (Luận văn thạc sĩ khoa học quản lý giáo dục, 2003). Những công trình được liệt kê trên đã được tiếp cận với những góc độ khác nhau và đề tài quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trường công nhân kỹ thuật còn ít đề cập đến. Chính vì thế đã gợi cho chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trường công nhân kỹ thuật ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh”. 3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Hiện nay, việc quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới. Nếu làm rõ được thực trạng và có những giải pháp thiết thực sẽ góp phần khắc phục được phần nào sự bất cập trong quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện nay. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - Đối tượng của đề tài nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề. - Khách thể của đề tài nghiên cứu: cán bộ quản lý, giáo viên; học sinh tại các trường công nhân kỹ thuật ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh. 5. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Nhằm làm rõ thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trường công nhân kỹ thuật ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh. Và đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm giúp cho việc quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề ngày càng tốt hơn. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Do thời gian và trình độ có hạn, đề tài chúng tôi chỉ giới hạn ở một số nhiệm vụ sau: - Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Làm rõ thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trường công nhân kỹ thuật ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất một số giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trường công nhân kỹ thuật ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: a. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nhằm mục đích thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu như sách, báo, các tài liệu, báo cáo của Sở Lao động – Thương binh xã hội, các công trình nghiên cứu khoa học xung quanh đề tài. b. Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành gặp gỡ và trao đổi với lãnh đạo trường, giáo viên đang giảng dạy ở các trường dạy nghề, cán bộ chuyên môn ở Phòng Dạy nghề và một số học sinh cuối khóa về các vấn đề có liên quan đến đề tài. c. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến: Nhằm mục đích làm rõ thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề với mẫu đại diện được chọn theo phương pháp khách quan ngẫu nhiên ở các đối tượng là Lãnh đạo các trường, các phòng ban, giáo viên, học sinh. Số phiếu là 312 phiếu trong đó: - Trường CNKT thành phố Hồ Chí Minh: 82 phiếu (CBQL: 21 phiếu; Giáo viên: 61 phiếu). - Trường CNKT Nhân Đạo Quận 3: 73 phiếu (CBQL: 20 phiếu; Giáo viên: 53 phiếu) - Trường KTCN Hùng Vương: 94 phiếu (CBQL: 26 phiếu; Giáo viên: 68 phiếu) - Trường KTCN Quang Trung: 63 phiếu (CBQL: 18 phiếu; Giáo viên: 45 phiếu). Được tiến hành theo các bước sau: Xuất phát từ đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng bộ công cụ nghiên cứu là bộ câu hỏi điều tra bằng phiếu nhằm làm rõ thực trạng đội ngũ giáo viên và các giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường CNKT thành phố về các mặt cơ bản sau: o Công tác tuyển dụng giáo viên. o Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên. o Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên. o Quản lý việc thực hiện chính sách đối với giáo viên. Bộ phiếu câu hỏi được xây dựng gồm 8 câu cho khách thể nghiên cứu là giáo viên & cán bộ quản lý. Xử lý số liệu: o Sau khi thu hồi phiếu về, chúng tôi kiểm tra từng phiếu xem các phiếu trả lời có hợp lệ không. Kết quả kiểm tra các phiếu trả lời đều hợp lệ. o Sau khi kiểm tra, chúng tôi sắp xếp phân loại các câu hỏi theo mục đích và nội dung nghiên cứu từng phần. o Tính trung bình cộng của từng câu hỏi. Sau đó tổng hợp số liệu và biểu diễn kết quả bằng đồ thị. Tùy theo mẫu điều tra và mục đích phân tích chúng tôi tiến hành xử lý số liệu theo công thức tính điểm trung bình cộng: M: điểm trung bình được tính bằng công thức: M = n x i n: số phiếu câu hỏi xi : điểm số cho từng phiếu hỏi. Minimum viết tắt min: điểm thấp nhất Maximum viết tắt max: điểm cao nhất. Ngoài các phương pháp nêu trên, tác giả còn sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, như: phương pháp trò chuyện, phương pháp quan sát. 8. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Tác giả nghiên cứu thực trạng tại các trường công nhân kỹ thuật ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh: Trường CNKT thành phố Hồ Chí Minh, Trường CNKT Nhân Đạo Quận 3, Trường Kỹ Thuật Công Nghệ Hùng Vương, Trường Kỹ Thuật Công Nghệ Quang Trung. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ giáo viên Trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của nước ta, Giáo dục & đào tạo giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Phát triển giáo dục – đào tạo để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng, toàn dân trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục & đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Vào thời nào cũng vậy, Giáo dục & đào tạo bao giờ cũng là công cụ sắc bén phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của giai cấp thống trị. Ở nước ta hiện nay, chiến lược phát triển kinh tế xã hội được thực hiện với chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm làm cho đất nước trong vài ba thập kỷ tới từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển thành một nước công nghiệp. Việc thực hiện mục tiêu này hoàn toàn tuỳ thuộc vào mức độ thành công của chiến lược con người, trong đó chiến lược phát triển giáo dục & đào tạo giữ một vai trò quyết định. “Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục & đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Giáo dục & đào tạo là một bộ phận vô cùng quan trọng của toàn bộ sự phát triển kinh tế – xã hội trong công cuộc đổi mới xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay bao gồm cả việc đổi mới công tác giáo dục & đào tạo như “Phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo đại học, sau đại học”, “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, dạy chay, học chay”, “Đào tạo trình độ Cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản về một ngành nghề, có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo”, “Các giảng viên coi trọng việc hướng dẫn học sinh, sinh viên tự học, tham gia nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập sư phạm”. Chiến lược phát triển giáo dục & đào tạo đến năm 2010 phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đề ra 7 nhóm giải pháp cần quan tâm. Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên được xem là một trong những giải pháp có tính đột phá. Bởi vì khi nói đến Giáo dục & đào tạo, trước hết là nói đến người giáo viên với đạo đức và tài năng sẽ giúp cho thế hệ trẻ những tri thức khoa học ở mọi lĩnh vực: dạy chữ, dạy nghề và dạy làm người. Thầy cô giáo giữ trọng trách lớn đối với thế hệ trẻ và sự tồn vong của dân tộc. Vị trí cao quý của thầy, cô giáo là không thể thay thế được. Và Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) cũng đã khẳng định “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải là người có đức, có tài”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, nâng cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập” Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành, Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, Nhà trường gắn liền với đời sống xã hội, . Xây dựng quy hoạch đào tạo nhân lực theo phương thức kết hợp học tập trung, học từ xa, học qua mạng”, “Mở rộng hợp lý quy mô giáo dục đại học, làm chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả đào tạo”, “Tăng cường giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên”. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001 – 2010 của Đảng có chỉ rõ “Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm đến hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà kinh doanh, nhà quản lý. Chính sách sử dụng lao động và nhân tài phải tận dụng mọi năng lực, phát huy mọi tiềm năng của các tập thể và cá nhân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước”. Muốn vậy phải: “Phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm, cải thiện chế độ đãi ngộ, ”. Phát triển, quản ly tốt đội ngũ giáo viên được xem là khâu đột phá trong những năm đầu của thế kỷ 21, bởi lẽ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định sự thành công của việc đổi mới giáo dục & đào tạo. “Đội ngũ giáo viên phải được xây dựng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, loại hình, có chất lượng ngày càng cao về đạo đức, bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu: người giáo viên không chỉ dạy kiến thức, kỹ năng, phương pháp mà còn dạy thái độ; không chỉ dạy chữ mà còn phải dạy người, dạy nghề cho thế hệ trẻ”. Tóm lại, Giáo dục & đào tạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của từng con người, của xã hội, của đất nước. Giáo dục & đào tạo là thước đo của sự phát triển khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chính vì những lý do nêu trên, Giáo dục & đào tạo hiện nay đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng và quan tâm. 1.2. Một số khái niệm công cụ 1.2.1. Khái niệm về quản lý Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến phạm vi rộng lớn hơn ở tầm quốc gia, quốc tế và đều phải thừa nhận và chịu một sự quản lý nào đó. Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất. Có người cho rằng quản lý là hoạt động nhằm bảo đảm hoàn thành công việc thông qua nỗ lực của người khác. Có người lại quan niệm một cách đơn giản hơn, coi quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó.... Vậy khái niệm quản lý hiểu như thế nào là đúng, là chính xác? Khái niệm "quản lý" là khái niệm rất tổng quát. Nó dùng cho cả quá trình quản lý xã hội (xí nghiệp, trường học, đoàn thể...), quản lý vô sinh (hầm mỏ, máy móc,...) cũng như quản lý giới sinh vật (vật nuôi, cây trồng, ...). Riêng về quản lý xã hội, người ta lại chia ra ba lĩnh vực quản lý cơ bản tương ứng với ba loại hình hoạt động chủ yếu của con người: quản lý sản xuất, quản lý kinh tế, quản lý xã hội - chính trị và quản lý đời sống tinh thần. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý.  Theo Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định.  Theo Nguyễn Kỳ và Bùi Trọng Tuấn: Quản lý là hoạt động có sự tác động qua lại giữa hệ thống và môi trường, do đó: quản lý được hiểu là việc bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổi
Luận văn liên quan