Luận văn Thực trạng và giải pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạyhọc của giáo viên trường trung học phổ thông tỉnh Cà Mau

Từ những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới có nhiều thay đổi, cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao đã thúc quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền sản xuất và đời sống xã hội. Cạnh tranh kinh tế, thương mại và khoa học công nghệ diễn ra gay gắt. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, yếu tố con người trở nên có vai trò quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn nhân lực có chất lượng cao về trí tuệ và kỹ năng trở thành lợi thế không nhỏ trong sự phát triển của đất nước. Bởi vậy, bước vào thể kỷ XXI việc ưu tiên phát triển sự nghiệp giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực đã trở thành nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của nhiều quốc gia. Giáo dục trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Các nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển đều coi giáo dục là nhân tố quyết định cho sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Năm 1992 UNESCO đã chỉ rõ: “ không có sự tiến bộ và thành đạt nào mà có thể tách khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục”[63]. Trên cơ sở nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng việc phát triển giáo dục và đào tạo. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta khẳng định: “con người và nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo”[22]. Đây là yêu cầu cấp bách đối với toàn xã hội. Trong đó ngành giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất. Để làm được điều này vấn đề cấp thiết đặt ra cho giáo dục là phải: “tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học”[22]. Thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục. Cùng với việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, thì việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và TBDH phục vụ cho công cuộc đổi mới cũng đồng thời tiến hành. Bởi vì, cơ sở vật chất và TBDH là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học góp phần thực hiện thành công cuộc đổi mới giáo dục. Để phục vụ tốt cho công tác dạy và học, thời gian qua Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau đã luôn chú trọng đến việc đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học, đặc biệt là sau khi triển khai thực hiện chương trình SGK mới vấn đề này càng được quan tâm chú trọng hơn. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng dạy và học hầu hết các trường THPT tỉnh Cà Mau cũng đã tự đầu tư mua sắm đồ dùng dạy học. Có thể nói rằng, cho đến nay về cơ bản hầu hết các trường THPT tỉnh Cà Mau đã có một số lượng TBDH cần thiết phục vụ cho công tác dạy và học. Điều này đã góp phần đáng kể vào việc từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tỉnh nhà. Tuy nhiên, từ thực tế này lại nảy sinh vấn đề mà nhiều cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Cà Mau đang hết sức bức xúc. Đó là TBDH ít được giáo viên quan tâm sử dụng hoặc sử dụng chưa đúng mục đích, phát huy hiệu quả và tác dụng còn thấp khi sử dụng hiện đang còn diễn ra phổ biến. Làm sao quản lý, khai thác, sử dụng và sử dụng phát huy hiệu quả của TBDH là vấn đề mà đang được các cấp quản lý giáo dục ở tỉnh Cà Mau quan tâm và đây cũng là vấn đề cơ bản và cốt lõi của toàn bộ công tác quản lý TBDH ở trường phổ thông. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạyhọc của giáo viên trường trung học phổ thông tỉnh Cà Mau” để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH ở các trường

pdf86 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3529 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạyhọc của giáo viên trường trung học phổ thông tỉnh Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Thanh Giang Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. LÊ XUÂN HỒNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 Lời cảm ơn Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến:  Ban giám hiệu Trường Đại Học Sư Phạm Tp. HCM.  Tập thể các thầy giáo, cô giáo phòng Khoa học Công nghệ & Sau Đại học Trường Đại Học Sư Phạm Tp. HCM.  Tập thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Tâm lý Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM.  Quí Thầy Cô tham gia giảng dạy khoá 16 ngành Quản lý giáo dục.  Quí thầy Cô là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tại 6 trường: THPT U Minh, THPT Khánh Lâm, THPT Thới Bình, THPT Cái Nước, THPT Trần Văn Thời, THPT Đầm Dơi đã hỗ trợ, cộng tác và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện đề tài. Tác giả đề tài xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn đề tài khoa học: TS. Lê Xuân Hồng đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài cho đến lúc Hội đồng khoa học nghiệm thu. Lê Thanh Giang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lý GV : Giáo viên ĐT : Đối tượng HS : Học sinh K : Không SGK : Sách giáo khoa TBDH : Thiết bị dạy học THPT : Trung học phổ thông SL : Số lượng TL : Tỉ lệ CBG : Chưa bao giờ HK : Hiếm khi TT : Thỉnh thoảng TX : Thường xuyên MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới có nhiều thay đổi, cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao đã thúc quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền sản xuất và đời sống xã hội. Cạnh tranh kinh tế, thương mại và khoa học công nghệ diễn ra gay gắt. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, yếu tố con người trở nên có vai trò quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn nhân lực có chất lượng cao về trí tuệ và kỹ năng trở thành lợi thế không nhỏ trong sự phát triển của đất nước. Bởi vậy, bước vào thể kỷ XXI việc ưu tiên phát triển sự nghiệp giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực đã trở thành nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của nhiều quốc gia. Giáo dục trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Các nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển đều coi giáo dục là nhân tố quyết định cho sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Năm 1992 UNESCO đã chỉ rõ: “ không có sự tiến bộ và thành đạt nào mà có thể tách khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục”[63]. Trên cơ sở nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng việc phát triển giáo dục và đào tạo. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta khẳng định: “con người và nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo”[22]. Đây là yêu cầu cấp bách đối với toàn xã hội. Trong đó ngành giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất. Để làm được điều này vấn đề cấp thiết đặt ra cho giáo dục là phải: “tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học”[22]. Thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục. Cùng với việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, thì việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và TBDH phục vụ cho công cuộc đổi mới cũng đồng thời tiến hành. Bởi vì, cơ sở vật chất và TBDH là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học góp phần thực hiện thành công cuộc đổi mới giáo dục. Để phục vụ tốt cho công tác dạy và học, thời gian qua Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau đã luôn chú trọng đến việc đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học, đặc biệt là sau khi triển khai thực hiện chương trình SGK mới vấn đề này càng được quan tâm chú trọng hơn. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng dạy và học hầu hết các trường THPT tỉnh Cà Mau cũng đã tự đầu tư mua sắm đồ dùng dạy học. Có thể nói rằng, cho đến nay về cơ bản hầu hết các trường THPT tỉnh Cà Mau đã có một số lượng TBDH cần thiết phục vụ cho công tác dạy và học. Điều này đã góp phần đáng kể vào việc từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tỉnh nhà. Tuy nhiên, từ thực tế này lại nảy sinh vấn đề mà nhiều cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Cà Mau đang hết sức bức xúc. Đó là TBDH ít được giáo viên quan tâm sử dụng hoặc sử dụng chưa đúng mục đích, phát huy hiệu quả và tác dụng còn thấp khi sử dụng hiện đang còn diễn ra phổ biến. Làm sao quản lý, khai thác, sử dụng và sử dụng phát huy hiệu quả của TBDH là vấn đề mà đang được các cấp quản lý giáo dục ở tỉnh Cà Mau quan tâm và đây cũng là vấn đề cơ bản và cốt lõi của toàn bộ công tác quản lý TBDH ở trường phổ thông. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trường trung học phổ thông tỉnh Cà Mau” để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH ở các trường THPT tỉnh Cà Mau. 2.Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đầy đủ và khách quan thực trạng quản lý việc sử dụng TBDH của giáo viên ở các trường THPT tỉnh Cà Mau và đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH ở các trường THPT tỉnh Cà Mau. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý việc sử dụng TBDH của giáo viên trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng công tác quản lý việc sử dụng TBDH của giáo viên một số trường THPT tỉnh Cà Mau và một số giải pháp. 4.Giả thuyết nghiên cứu Nếu hiệu trưởng các trường THPT xây dựng được hệ thống các biện pháp quản lý việc sử dụng TBDH của giáo viên có cơ sở khoa học, thì việc sử dụng TBDH của giáo viên trong dạy học sẽ tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy và học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quản lý việc sử dụng TBDH của giáo viên. - Khảo sát thực trạng quản lý và sử dụng TBDH ở một số trường THPT tỉnh Cà Mau. - Đề xuất một số giải pháp quản lý việc sử dụng TBDH của giáo viên. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các văn bản, tài liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Chúng tôi tiến hành xây dựng phiếu hỏi dựa trên cơ sở lí luận, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài để khảo sát thực trạng quản lý việc sử dụng TBDH tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Cà Mau. - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục, các nhà giáo có nhiều kinh nghiệm. - Phương pháp quan sát: Tiến hành dự giờ GV để thu thập thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp toán thống kê: Xử lí kết quả điều tra bằng phương pháp tính phần trăm(%) và tính giá trị trung bình nhằm phân tích, đánh giá thực trạng làm cơ sở để đề ra giải pháp thích hợp. 7. Phạm vi nghiên cứu Tỉnh Cà Mau có 26 trường THPT, người nghiên cứu chọn 6 trường, đại diện hai khu vực là khu vực thành thị và khu vực nông thôn để nghiên cứu cụ thể là các trường như sau: - THPT U Minh. - THPT Khánh Lâm. - THPT Trần Văn Thời. - THPT Thới Bình. - THPT Cái Nước. - THPT Đầm Dơi. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề TBDH là một thành tố của quá trình dạy học, được hình thành và phát triển cùng với lịch sử hình thành và phát triển của qúa trình dạy học. Lúc đầu khi xã hội còn ở trình độ phát triển thấp nhà trường ở trạng thái đơn giản, cơ sở vật chất và TBDH có nội hàm đơn giản. Khi kinh tế, xã hội và giáo dục ngày càng phát triển thì TBDH ngày càng phát triển nhiều về số lượng, đa dạng về mẫu mã và chủng loại, thì vấn đề đặt ra là làm sao để tổ chức quản lý việc sử dụng TBDH cho hiệu quả. Đây là nhiệm vụ nặng nề đối với các cấp quản lý giáo dục, mà trực tiếp là những nhà quản lý ở các cơ sở giáo dục. Chính vì vậy, vấn đề quản lý cơ sở vật chất trường học nói chung và quản lý việc sử dụng TBDH nói riêng đã được nhiều tổ chức và cá nhân nghiên cứu. Trần Quốc Bảo với đề tài: “Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ cho việc dạy và học ở trường THPT công lập Thành phố Hồ Chí Minh” [2] qua đề tài tác giả khảo sát và phân tích thực trạng quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật ở một số trường tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ cho việc dạy và học ở trường THPT công lập tại thành phố Hồ Chí Minh. Tô Xuân Giáp với công trình: “ Phương tiện dạy học hướng dẫn chế tạo và sử dụng”[25]. Tác giả đã đưa ra những cơ sở phân loại và phân loại phương tiện dạy học, cách thức lựa chọn, thiết kế, chế tạo, sử dụng phương tiện dạy học và các điều kiện để đảm bảo sử dụng có hiệu quả phương tiện dạy học. Theo tác giả: “Phương tiện dạy học được sử dụng đúng, có tác dụng làm tăng hiệu quả sư phạm của nội dung và phương pháp dạy học lên rất nhiều”[25, tr.43] Nguyễn Văn Tùng với đề tài: “Sử dụng đa phương tiện trong dạy học môn Giáo dục học cho sinh viên Cao đẳng sư phạm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”[61]. Tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng đa phương tiện trong dạy học và xây dựng quy trình sử dụng đa phương tiện trong dạy học môn Giáo dục học cho sinh viên cao đẳng sư phạm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong cuốn: “Một số vấn đề lí luận và thực tiễn của việc xây dựng sử dụng cơ sở vật chất và TBDH ở trường phổ thông Việt Nam”[17] tác giả Trần Quốc Đắc chủ biên, đã đưa ra các quan điểm làm cơ sở cho việc sử dụng TBDH, xác định vị trí, vai trò của cơ sở vật chất TBDH ở trường phổ thông. Các tác giả trong công trình nghiên cứu trên đã nhận định: “TBDH phải được sử dụng, hiệu quả sử dụng là mục tiêu cơ bản nhất và là mục tiêu duy nhất của toàn bộ công tác thiết bị trường học. Sử dụng có hiệu quả TBDH là một nhiệm vụ nặng nề, khó khăn của người thầy giáo. Điều này đòi hỏi người thầy giáo phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao với yêu cầu sử dụng TBDH. Người GV không những cần hiểu biết về TBDH, về kỹ thuật sử dụng chúng mà còn hiểu sâu về phương pháp dạy học với yêu cầu sử dụng TBDH: sử dụng TBDH với mục đích gì, lúc nào, liều lượng bao nhiêu, đặc điểm tâm lí HS ra sao; HS cần tham gia hoạt động như thế nào khi dạy học có sử dụng TBDH, sử dụng TBDH như thế nào để khơi dậy lòng say mê học tập, phát huy tính tích cực, năng lực sáng tạo và bồi dưỡng nhân cách cho HS” [17, tr.29]. Trong cuốn: “Quản lý giáo dục” [28] do Bùi Minh Hiền chủ biên, ở chương 10 đã đề cập đến các vấn đề lí luận về vai trò của TBDH trong sự phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, phân loại các nhóm TBDH mà người quản lý cần bao quát và đưa ra một số nguyên tắc và giải pháp quản lý TBDH ở nhà trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Bài viết: “Nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trường THCS”[66] tác giả Trần Đức Vượng thuộc Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục. Qua khảo sát việc sử dụng TBDH ở nhiều địa phương tác giả đã rút ra một số nguyên nhân dẫn đến sử dụng không hiệu quả TBDH như: “ Trình độ sử dụng TBDH của giáo viên còn thấp, đội ngũ quản lý giáo dục ở một vài địa phương chưa thật sự chú trọng chỉ đạo việc sử dụng có hiệu quả TBDH ”[66, tr.39]. Đồng thời tác giả cũng đã đề ra một số các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH. Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu về lí luận và thực tiễn, đồng thời đề ra các giải pháp về quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật trường học, quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật trường học hoặc đi sâu vào nghiên cứu sử dụng một loại phương tiện cụ thể để giảng dạy một môn học cụ thể, vẫn chưa có nghiên cứu nào về vấn đề quản lý việc sử dụng TBDH của giáo viên trường THPT tỉnh Cà Mau. 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu 1.2.1. Quản lý Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trong các hoạt động của con người. Nói về sự quản lý Các Mác đã viết: “Tất cả hoạt động lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”[ 28- 12] Theo Trần Kiểm: “ Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất.”[36, tr. 8]. Theo Bùi Minh Hiền: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.” [28, tr.12] Ngày nay thuật ngữ quản lý trở nên phổ biến và chưa có định nghĩa thống nhất. Tuy có nhiều định nghĩa về quản lý khác nhau, song chúng đều có những dấu hiệu chủ yếu sau: - Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định. - Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, đây là quan hệ ra lệnh – phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc. - Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người. - Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan. - Quản lý xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông tin. - Quản lý có khả năng thích nghi giữa chủ thể với đối tượng quản lý và ngược lại. Về mục tiêu của quản lý: là cần tạo dựng một môi trường mà trong đó mỗi con người có thể hoàn thành mục đích của mình, của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Về đối tượng của quản lý: là các quan hệ quản lý, tức là quan hệ giữa người và người trong quản lý, quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý. Lãnh đạo: được hiểu là dẫn dắt tổ chức, phong trào theo một đường lối cụ thể. Lãnh đạo thường là người hoặc cơ quan tổ chức đề ra định hướng, chủ trương, đường lối, chính sách và phương pháp hoạt động cho một tổ chức, một đơn vị. Trên thực tế nhiều trường hợp khó phân biệt được một cách rạch ròi giữa quản lý và lãnh đạo. Không ít trường hợp quản lý và lãnh đạo thâm nhập vào nhau. 1.2.2. Quản lý giáo dục Giáo dục là hiện tượng xã hội tồn tại lâu dài cùng với xã hội loài người, giáo dục xuất hiện là nhằm để thực hiện nhiệm vụ truyền kinh nghiệm lịch sử-xã hội loài người của thế hệ đi trước cho thế hệ đi sau, để thế hệ đi sau có trách nhiệm kế thừa phát triển nó một cách sáng tạo, làm cho xã hội, giáo dục và bản thân con người phát triển không ngừng. Để thực hiện được mục đích nêu trên cần phải có sự quản lý, đó chính là quản lý giáo dục. Theo từ điển Giáo dục học quản lý giáo dục theo nghĩa rộng là thực hiện việc quản lý trong lĩnh vực giáo dục. Quản lý giáo dục theo nghĩa hẹp là quản lý giáo dục thế hệ trẻ, giáo dục nhà trường, giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lí giáo dục của Đảng thực hiện được các tiêu chí của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất.”[45]. Từ những khái niệm trên ta có thể khái quát rằng: Quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định. 1.2.3. Quản lý trường học Quản lý trường học hay quản lý nhà trường là quản lý giáo dục trong một trường học cụ thể “là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường”[36, tr.37]. 1.2.4. Quản lý quá trình dạy học Là tác động có mục đích của người quản lý lên quá trình dạy học nhằm thực hiện tốt các khâu: Nhận thức, rèn luyện kỹ năng, thúc đẩy nâng cao chất lượng hiệu quả quá trình dạy học. 1.2.5. Thiết bị dạy học Trong công tác dạy và học ngoài thầy trò, chương trình sách giáo khoa trường lớp thường phải sử dụng đến TBDH. TBDH là một bộ phận cơ sở vật chất trường học trực tiếp có mặt trong các giờ học được thầy trò cùng sử dụng. Có nhiều quan niệm khác nhau về TBDH: Theo Lotx Kinbơ thì: “TBDH là tất cả những phương tiện vật chất cần thiết giúp cho GV và HS tổ chức và tiến hành hợp lí có hiệu quả quá trình giáo dưỡng và giáo dục ở các môn học, cấp học”[ 17, tr.11]. Theo Vũ Trọng Rỹ “TBDH là thuật ngữ chỉ một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người GV sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của HS. Còn đối với HS thì đó là nguồn tri thức, là phương tiện giúp HS lĩnh hội các khái niệm, định luật hình thành ở họ các kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo việc giáo dục, phục vụ mục đích dạy học và giáo dục”.[51, tr.259] Khái niệm TBDH dùng trong luận văn này được hiểu theo nghĩa: là tập hợp những đối tượng vật chất được người dạy sử dụng với tư cách là những phương tiện (được thiết kế kỹ thuật và thiết kế sư phạm với mục đích giáo dục và mục đích sử dụng đã định từ trước) để tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức người học, là phương tiện nhận thức của người học, thông qua đó thực hiện mục tiêu dạy học. Phân loại thiết bị dạy học trong các phương tiện dạy học: TBDH là phần phương tiện được thiết kế kỹ thuật và thiết kế sư phạm với mục đích giáo dục và mục đích sử dụng đã định ra từ trước. Trong số các phương tiện dạy học còn có nhiều thứ không phải là TBDH. TBDH có hai loại chủ yếu là học cụ và học liệu. - Học cụ có chức năng công cụ giúp người giảng dạy và người học tiến hành hoạt động của mình, trong đó trọng tâm là hoạt động xử lí đối tượng. - Học liệu có chức năng nguồn học vấn (thông tin, tri thức, giá trị) làm đối tượng để người dạy và người học xử lí, tức là chức năng đối tượng. Trong mọi hoạt động đều có chủ thể (người học, người dạy), vật liệu (học liệu) phải chế biến, xử lí và công cụ (học cụ) mà chủ thể phải dùng để tác động vào vật liệu nhằm chế tạo ra sản phẩm mình muốn. 1.2.6. Quản lý thiết bị dạy học Là tác động có mục đích của người quản lý lên hệ thống TBDH nhằm thực hiện tốt các khâu: Trang bị TBDH, sử dụng TBDH, bảo quản TBDH. Quản lý TBDH là một trong những nhiệm vụ quản lý nằm trong mô hình quản lý chung là quản lý giáo dục, nên cũng đảm bảo các nguyên tắc: - Nguyên tắc về tính mục đích. - Nguyên tắc mang tính kế thừa và phát triển . - Nguyên tắc tuân thủ chu trình quản lý. 1.2.7. Quản lý sử dụng thiết bị dạy học Là tác động có mục đích của người quản lý lên quá trình sử dụng TBDH nhằm thực hiện tốt các khâu: Chuẩn bị TBDH, tổ chức sử dụng TBDH nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng hiệu quả quá trình sử dụng TBDH. 1.3. Quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông 1.3.1. Vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân Theo Luật Giáo dục năm 2005 và Điều lệ trường trung học năm 2007 thì trường trung học có vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ và quyền hạn sau: Vị trí của trường trung học: Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân và có con dấu
Luận văn liên quan