Phường Tân An nằm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh ĐăkLăk là một trong những phường khá nhộn nhịp tấp nập vì tại đây gần siêu thị Coopmart là trung tâm mua bán,chợ Tân An, bến xe tỉnh, điểm giao các tuyến đường đi liên tỉnh Trong những năm gần đây phường đã có những bước phát triển đáng kể .Như vậy khi kinh tế phát triển tiêu dùng tăng cũng kéo theo những vấn đề xung quanh nó như an ninh chính trị môi trường Trong đó vấn đề nổi cộm lên ở đây là là vấn đề rác thải sinh hoạt mà đặc biệt tại khu vực chợ Tân An. Qua thực tế khảo sát tại chợ Tân An cho thấy quang cảnh chợ giống như bãi chiến trường rác có dọn thì người bán hàng chất thành đống ngay tại chỗ còn không thì vẫn để nguyên thế. Có người cho rằng họ đã nộp tiền chợ thì có người phải dọn mà rác tại chợ thì tới chiều mới được dọn và thu gom lại để chuyển đến nơi khác. Do vậy, trong khoảng thời gian từ cuối giờ sáng cho tới chiều thì đủ thứ mùi bốc lên khó chịu ,mùi hôi thối ,bẩn thỉu bốc lên từ cống rãnh ,từ mặt đất nhờn nhợt nước và đủ thứ rác rưởi từ thực phẩm sống chín. Rác thải không những ảnh hưởng tới môi trường , ảnh hưởng tới mĩ quan của thành phố mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân sống tại khu vực chợ.
Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm rác là do người dân ý thức chưa cao thiếu phương tiện thu gom rác đặc biệt là công tác quản lí còn chậm. Nếu tình trạng ô nhiễm cứ kéo dài trầm trọng điều khó tránh khỏi là nguồn tài nguyên nước bị ô nhiễm ,kéo theo bệnh truyền nhiễm cũng như cuộc sống của người dân xung quanh chợ cũng bi ảnh hưởng.
51 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8785 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng vấn đề rác thải và quản lí rác thải trên địa bàn chợ Tân An Thành phố Buôn Ma thuột, Tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thực trạng vấn đề rác thải và quản lí rác thải trên địa bàn chợ Tân An Thành phố Buôn Ma thuột ,Tỉnh Đăk Lăk Phần Mở Đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Phường Tân An nằm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh ĐăkLăk là một trong những phường khá nhộn nhịp tấp nập vì tại đây gần siêu thị Coopmart là trung tâm mua bán,chợ Tân An, bến xe tỉnh, điểm giao các tuyến đường đi liên tỉnh…Trong những năm gần đây phường đã có những bước phát triển đáng kể .Như vậy khi kinh tế phát triển tiêu dùng tăng cũng kéo theo những vấn đề xung quanh nó như an ninh chính trị môi trường…Trong đó vấn đề nổi cộm lên ở đây là là vấn đề rác thải sinh hoạt mà đặc biệt tại khu vực chợ Tân An. Qua thực tế khảo sát tại chợ Tân An cho thấy quang cảnh chợ giống như bãi chiến trường rác có dọn thì người bán hàng chất thành đống ngay tại chỗ còn không thì vẫn để nguyên thế. Có người cho rằng họ đã nộp tiền chợ thì có người phải dọn mà rác tại chợ thì tới chiều mới được dọn và thu gom lại để chuyển đến nơi khác. Do vậy, trong khoảng thời gian từ cuối giờ sáng cho tới chiều thì đủ thứ mùi bốc lên khó chịu ,mùi hôi thối ,bẩn thỉu bốc lên từ cống rãnh ,từ mặt đất nhờn nhợt nước và đủ thứ rác rưởi từ thực phẩm sống chín. Rác thải không những ảnh hưởng tới môi trường , ảnh hưởng tới mĩ quan của thành phố mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân sống tại khu vực chợ.
Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm rác là do người dân ý thức chưa cao thiếu phương tiện thu gom rác đặc biệt là công tác quản lí còn chậm. Nếu tình trạng ô nhiễm cứ kéo dài trầm trọng điều khó tránh khỏi là nguồn tài nguyên nước bị ô nhiễm ,kéo theo bệnh truyền nhiễm cũng như cuộc sống của người dân xung quanh chợ cũng bi ảnh hưởng.
Ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt không phải là một đề tài mới được nêu ra để gây sự chú ý cho xã hội, mà nó đã là một vấn đề rất nghiêm trọng cần được sự quan tâm của cả cộng đồng. Không cần các phương tiện kỹ thuật để đo lường hay các nhà chuyên môn mà ngay cả người dân cũng nhận thấy được tình trạng ô nhiễm đang ngày càng trầm trọng hơn. Từ những thực trạng về rác trên địa bàn phường và từ những yêu cầu thực tế nhóm chúng em quyết định nghiên cứu vấn đề “ Thực trạng vấn đề rác thải và quản lí rác thải trên địa bàn chợ Tân An Thành phố Buôn Ma thuột ,Tỉnh Đăk Lăk”.
Đề tài tập trung vào “Thực trạng vấn đề rác thải và quản lí rác thải trên địa bàn chợ Tân An Thành phố Buôn Ma thuột ,Tỉnh Đăk Lăk”, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân, đồng thời, từng bước thay đổi thái độ, hành vi của người dân trong việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày góp phần bảo vệ môi trường đất, nước và không khí tại khu chợ Tân An. Trên cơ sở nghiên cứu, chúng ta có thể đưa ra một bức tranh chung về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân trong vấn đề môi trường.
2.Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng quản lý rác thải tại khu chợ Tân An ở Phường Tân An, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp điều kiện của khu chợ để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do nguồn rác thải của khu chợ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
* Mục tiêu cụ thể- Tìm hiểu thực trạng quản lý rác thải tại khu chợ Tân An.
- Điều tra số lượng thành phần rác thải.
- Điều tra công tác quản lí vận chuyển thu gom vệ sinh môi trường và nhận thức người dân về rác thải- Tìm hiểu ý thức của người dân buôn bán trong chợ trong việc quản lý rác thải tại khu vực chợ Tân An.- Đề xuất một số giải pháp để quản lý nguồn rác thải một cách hiệu quả, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu về thực trạng rác thải trên địa bàn chợ Tân An ( nguồn phát sinh ,thành phần khối lượng rác ) và thực trạng quản lí rác tại đây, từ đó đưa ra những giải pháp khả thi để quản lý hiệu quả nguồn rác thải của chợ. - Phạm vi không gian nghiên cứu:
Địa bàn chợ Tân An ( thuộc phường Tân An)
Các số liệu thực tế tại ban quản lí chợ.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ 16/12/2012 đến 13/01/2013.
- Phạm vi thời gian lấy số liệu nghiên cứu:
Lấy số liệu nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2012.
4. Câu hỏi nghiên cứu- Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu chợ Tân An ?- Rác thải tác động như thế nào đến cuộc sống và cảnh quan của khu chợ Tân An ?- Giải pháp nào là bền vững để quản lý rác thải tại khu chợ Tân An ?
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
+ Thu thập tổng hợp tài tiệu có liên quan như: hiện trạng rác thải ,công tác thu gom thông qua cơ quan quản lí của phường Tân An.
+ Các số liệu thông qua ban quản lí chợ.
+ Tìm hiểu qua sách báo mạng internet…
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .
+ Phương pháp khảo sát thực tế để thấy được tình hình chung về rác thải tại khu vực chợ Tân An.
+ Ghi nhận một số vấn đề tồn tại trong công tác quản lí và gom rác tại khu vực chợ Tân An.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm chất thải, rác thải
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí, được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Rác thải ( còn gọi là chất thải rắn) là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động sản xuất của con người và động vật. Rác thải phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải…
1.1.2. Khái niệm rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà, lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau củ quả…
Bất kỳ một hoạt động sống của con người tại nhà, công sở, trên đường đi, tại nơi công cộng,… đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành phần chủ yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm cho môi trường sống cho nên rác thải sinh hoạt còn có thể định nghĩa là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động cuộc sống của con người, chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi trường.
1.1.3. Hoạt động quản lý chất thải rắn
Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm: các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
1.1.4. Xử lý chất thải
Xử lý chất thải : Là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải và không làm ảnh hưởng tới môi trường. Tái tạo ra các sản phẩm có lợi cho xã hội nhằm phát huy hiệu quả kinh tế.
1.2. Nguồn phát sinh, phân loại và thành phần rác thải
1.2.1. Nguồn gốc rác thải
Rác thải phát sinh từ các nguồn chủ yếu: hộ gia đình( nhà ở riêng biệt, khu tập thể, chung cư,..), các trung tâm thương mại (chợ, văn phòng, khách sạn, trạm xăng dầu, ga ra…), cơ quan( trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính..), các công trường xây dựng, dịch vụ công cộng ( sửa đường, các công trình xây dựng trường học, cảnh quan, bãi biển, công viên..)
Rác thải
Cơ quan trường học
Nơi vui chơi, giải trí
Nhà dân, khu dân cư
Bệnh viện, cơ sở y tế
Chợ, bến xe, nhà ga
Chính quyền, địa phương
Giao thông, xây dựng
Khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp
Sơ đồ 1: Các nguồn phát sinh chất thải rắn tại Việt Nam
( Nguồn: tailieu.vn)
1.2.2. Thành phần rác thải
* Thành phần cơ học: thành phần chất thải sinh hoạt có thể bao gồm:
Các chất dễ phân hủy sinh học: thực phẩm thừa, cuống, lá rau, lá cây, xác động vật chết, vỏ trái cây…
Các chất khó bị phân hủy sinh học: gỗ, cành cây, cao su, túi nilon
Các chất hoàn toàn không bị phân hủy sinh học: kim loại, thủy tinh, mảnh sành, gạch ngói, vôi, vữa khô, đá, cát, sỏi, vỏ ốc hến…
*Thành phần hóa học: trong các chất hữu cơ của rác thải sinh hoạt, thành phần hóa học của chúng chủ yếu là: H,O,N,S và các chất tro.
Bảng 1: Thành phần của các cấu tử hữu cơ rác đô thị
Cấu tử hữu cơ
Thành phần %
C
H
O
N
S
Tro
Thực phẩm
48
6,4
37,6
2,6
0,4
5
Giấy
43,5
6
44
0,3
0,2
6
Carton
44
5,9
44,6
0,3
0,2
5
Chất dẻo
60
7,2
22,8
-
-
10
Vải
55
6,6
31,2
1,6
0,15
-
Cao su
78
10
-
2
-
10
Da
60
8
11,6
10
0,4
10
Gỗ
49,5
6
42,7
0,2
0,1
1,5
(Nguồn: tailieu.vn)
1.2.3. Phân loại rác thải
* Phân theo nguồn phát sinh
- Chất thải sinh hoạt: phát sinh hằng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu dân cư, các trung tâm dịch vụ, công viên.
- Chất thải công nghiệp phát sinh từ trong quá trình sản xuất công nghiệp và thủ công (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng, trong đó chủ yếu là dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí)
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ, vôi vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra.
- Chất thải nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch.
* Phân loại theo mức độ nguy hại
- Chất thải nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn, nhiễm khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. các chất thải này tiềm ẩn nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe dọa sức khỏe con người và sự phát triển của động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
- Chất thải không nguy hại: là các chất thải không chứa các chất và các hợp chất có các tính chất nguy hại. Thường là các chất thải phát sinh trong sinh hoạt gia đình, đô thị…
* Phân loại theo thành phần:
- Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ, vật liệu xây dựng như gạch, vữa, thủy tinh, gốm sứ, một số loại phân bón, đồ dùng thải bỏ gia đình.
- Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm thừa, chất thải từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ và các loại thuốc bảo vệ thực vật.
- Phân loại theo trạng thái chất thải: phân loại theo các trạng thái rắn, lỏng, khí.
- Chất thải ở trạng thái rắn bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ sở chế tạo máy, xây dựng ( kim loại, da, chất hóa sơn, nhựa, thủy tinh, vật liệu xây dựng..)
- Chất thải ở trạng thái lỏng phân bùn từ các cống rãnh, bể phốt, nước thải từ nhà máy lọc dầu, rượu bia, nước từ nhà máy sản xuất giấy, dệt, nhuộm và vệ sinh công nghiệp…
- Chất thải ở trạng thái khí: bao gồm các khí thải các cơ đốt trong các nhà máy động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hỏa, nhà máy nhiệt điện, sản xuất vật liệu…
1.3. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt tới môi trường và con người
1.3.1. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người
- Trong thành phần rác thải sinh hoạt thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn, loại rác này rất dễ bị phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người sống xung quanh. Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa.
- Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Các loại vi trùng gây bệnh này thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như ổ chuột, ruồi, muỗi,.. và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng. ruồi, gián truyền bệnh tiêu hóa, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết…
1.3.2. Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị
- Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên… đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đường phố, thôn xóm.
- Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân chưa cao, tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương cống rãnh vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu gom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ.
1.3.3. Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường
* Ô nhiễm nước
Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh. Lượng rác này sau khi bị phân hủy sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. rác có thể bị cuốn theo nước mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị nhiễm bẩn.
Mặt khác lâu dần những đống rác này sẽ làm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước. hậu quả của hiện tượng này là nước trong các ao hồ bị hủy diệt, việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong các nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, trực khuẩn thương hàn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng.
Nước rò rỉ trong bãi rác đi vào nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, như ô nhiễm kim loại nặng, nồng độ nitrogen, phospho cao, chảy vào sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
*Ô nhiễm không khí
Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lượng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2.
* Ô nhiễm đất
Thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc, do đó khi rác thải được đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái… làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50-60 năm mới phân hủy hết và do đó chúng tạo thành các “ bức tường ngăn cách” trong đất, hạn chế mạnh đến quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút.
1.4. Tình hình quản lý rác thải tại việt nam
Việc bảo vệ môi trường ở nước ta cũng như công tác kiểm tra, chống ô nhiễm môi trường được quan tâm rất muộn. Mãi đến năm 1980, hiến pháp sửa đổi mới có điều 36 quy định về nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ và cải tạo tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ và cải thiện môi trường sống đối với mọi công dân.
1.4.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn toàn quốc
Quá trình phát sinh chất thải rắn gắn liền với quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người, khi đời sống của nhân dân được nâng lên cũng là lúc lượng rác thải tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên vấn đề thống kê số liệu về chất thải rắn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, số liệu thống kê chưa đầy đủ.
Theo thống kê năm 2004, lượng rác thải đô thi là 0,7kg/người/ngày và nông thôn là 0,3kg/người/ngày thì đến năm 2008 con số này đã tăng lên đáng kể, lượng rác thải đô thị thống kê trong năm này là 1,45kg/người/ngày và vùng nông thôn là 0,4kg/người/ngày. Chúng ta có thể thấy rằng tốc độ đô thi hóa ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng, dân cư ngày càng đông đúc và lượng rác phát sinh ngày một diễn biến phức tạp.
Bảng 2: Hiện trạng phát sinh chất thải rắn toàn quốc
Loại rác thải
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2008
Rác thải đô thị
Tấn/năm
6.400.000
12.802.000
Rác thải nông thôn
Tấn/năm
6.400.000
9.078.000
Rác thải công nghiệp
Tấn/năm
2.638.000
4.786.000
Rác thải y tế
Tấn/năm
21.500
179.000
Rác thải làng nghề
Tấn/năm
774.000
1.023.000
Tổng cộng
Tấn/năm
15.459.900
27.868.000
Phát sinh rác thải sinh hoạt bình quân tại khu vực đô thị
Kg/người/ngày
0,7
1,45
Phát sinh rác thải sinh hoạt bình quân tại khu vực nông thôn
Kg/người/ngày
0,3
0,4
(Nguồn: tailieu.vn)
Trên phạm vi toàn quốc, từ năm 2003 đến năm 2008, lượng rác thải phát sinh trung bình từ 150-200%, rác thải sinh hoạt đô thị tăng lên 200%, rác thải công nghiệp tăng 181% và còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Dự báo của bộ tài nguyên và môi trường đến năm 2015, khối lượng rác thải phát sinh ước tính khoảng 44 triệu tấn/năm, đặc biệt là rác thải đô thị và công nghiệp.
Tổng lượng rác thải sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc khoảng 35.000 tấn/ngày, rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn khoảng 24.900 tấn/ngày. Tại hầu hết các đô thị, khối lượng rác thải sinh hoạt chiếm 60-70% tổng lượng rác thải đô thị( một số đô thị tỷ lệ này còn lên tới 90%). Cũng theo kết quả nghiên cứu đã chỉ ra trong báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2008 cho thấy tổng hợp lượng phát sinh rác thải sinh hoạt từ đô thị có xu hướng tăng đều, trung bình 10-16% mỗi năm.
1.4.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển rác thải
Công tác thu gom và vận chuyển rác thải đô thị vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khi mà lượng rác thải phát sinh không ngừng tăng lên, tỷ lệ thu gom trung bình không tăng tương ứng, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước mặt, không khí, đất, cảnh quan đô thị và tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng.
Mặc dù công tác thu gom và vận chuyển rác thải ngày càng được chính quyền các địa phương quan tâm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Năng lực thu gom và vận chuyển rác thải cả về nhân lực và vật lực đều chưa đáp ứng được nhu cầu, mạng lưới thu gom còn yếu và thiếu. Bên cạnh đó do nhận thức của người dân chưa cao trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường nên hiện tượng đổ rác bừa bãi vẫn còn diễn ra phổ biến không chỉ ở khu vực nông thôn mà còn tại các khu vực nội thị. Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn, được thu gom lẫn lộn và được chuyển đến bãi chôn lấp. Công việc thu nhặt và phân loại phế thải có khả năng tái chế, hoàn toàn do những người nghèo sinh sống bằng nghề bới rác thực hiện.
Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị trên toàn quốc tăng từ 65% năm 2003 lên 72% năm 2004 và lên đến 80-82% năm 2008. Đối với khu vực nông thôn, tỷ lệ thu gom đạt trung bình từ 40-45% (năm 2003 , con số này chỉ đạt 20%).
Hiện có khoảng 60% số thôn, xã tổ chức dọn vệ sinh định kỳ, trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác tự quản.
1.4.3. Hiện trạng xử lý và quản lý rác thải.
Công nghệ xử lý rác còn nhiều vấn đề bức xúc, việc lựa chọn các bãi chôn lấp, khu trung chuyển, thu gom chưa đủ căn cứ khoa học và thực tiễn chưa đủ thuyết phục, công nghệ xử lý chất thải chưa đảm bảo kỹ thuật vệ sinh môi trường nên chưa thu được nhiều ủng hộ của người địa phương.
Các công trình xử lý rác thải còn phân tán theo đơn vị hành chính nên công tác quản lý chưa hiệu quả, suất đầu tư cao, hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng phí đất…
Công tác xử lý rác thải đô thị hiện nay vẫn là chôn lấp với số lượng trung bình là 1 bãi chôn lấp/1 đô thị ( Hà Nội và TP HCM, mỗi đô thị có từ 4-5 bãi chôn lấp/khu xử lý). Trong đó 85% đô thị (từ thị xã trở lên) sử dụng pháp chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh. Thống kê, hiện nay toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung đang vận hành nhưng chỉ 16 bãi thải được coi là chôn lấp hợp vệ sinh ( tập trung ở các thành phố lớn). Các bãi còn lại, rác thải phần lớn được chôn lấp sơ sài.
1.4.4. Một số công nghệ xử lý chất thải được áp dụng tại Việt Nam
1.4.4.1. Xử lý rác bằng phương pháp đốt
Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng cho một số loại rác nhất định không thể xử lý bằng các phương pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hóa nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí, trong đó các loại rác độc hại được chuyển hóa thành khí và các chất thải rắn khác không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không khí.
Việc xử lý bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tới mức