Kế toán là một công cụ rất quan trọng trong công tác tính thuế và kiểm tra thuế đối
với Nhà nước. Đặc biệt là với thuế GTGT, kế toán đã trở thành một công cụ không thể
thiếu cho việc thu thuế của cơ quan thuế. Việc xác định số thuế đầu ra, đầu vào, thuế phải
nộp, đều phải dựa trên số liệu thực tế được phản ánh qua hoạt động kế toán. Chính vì vậy,
nếu các doanh nghiệp không tổ chức tốt công tác kế toán theo quy định thì sẽ rất khó
khăn cho việc thực hiện luật thuế GTGT. Việc thực hiện luật thuế GTGT ở nước ta nhằm
mục tiêu là hình thành cơ chế thuế phù hợp với quá trình tham gia, hội nhập và mở rộng
quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới. Nhất là khi
chúng ta thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định AFTA thì việc thu thuế
GTGT càng có ý nghĩa quan trọng cho việc đảm bảo nguồn thu và bảo hộ hợp lý cho sản
xuất trong nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, nhiều mặt tiêu cực cũng đã nảy
sinh. Đó là hiện tượng lách luật, sử dụng kế toán như một phương tiện để gian lận, trốn
thuế, đặc biệt là thông qua khâu tổ chức chứng từ kế toán. Do đó, việc nghiên cứu đề tài
với mục đích nhằm tìm hiểu sâu hơn về vấn đề tổ chức kế toán thuế GTGT trong các
doanh nghiệp để tìm ra những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán thuế
GTGT trong doanh nghiệp, để kế toán thực sự là công cụ quan trọng cho công tác quản lý
thuế. Tuy nhiên, do phạm vi kiến thức rộng, nên em chỉ tiến hành nghiên cứu công tác tổ
chức kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp thương mại.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề án gồm 2 phần chính sau:
Phần I: Cơ sở lý luận về thuế GTGT và kế toán thuế GTGT trong doanh
nghiệp thương mại ở Việt Nam.
Phần II: Thực trạng vận hành luật thuế GTGT và tổ chức kế toán thuế GTGT
trong doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam.
Phần III: Một số kiến nghị hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT trong
doanh nghiệp thương mại và công tác quản lý thuế của Nhà nước tại Việt Nam.
40 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1959 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng vận hành luật thuế giá trị gia tăng và tổ chức kế toán thuế giá trị gia tăng trong doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
z
LUẬN VĂN:
Thực trạng vận hành luật thuế GTGT và
tổ chức kế toán thuế GTGT trong doanh
nghiệp thương mại ở Việt Nam
Lời Mở đầu
Kế toán là một công cụ rất quan trọng trong công tác tính thuế và kiểm tra thuế đối
với Nhà nước. Đặc biệt là với thuế GTGT, kế toán đã trở thành một công cụ không thể
thiếu cho việc thu thuế của cơ quan thuế. Việc xác định số thuế đầu ra, đầu vào, thuế phải
nộp, đều phải dựa trên số liệu thực tế được phản ánh qua hoạt động kế toán. Chính vì vậy,
nếu các doanh nghiệp không tổ chức tốt công tác kế toán theo quy định thì sẽ rất khó
khăn cho việc thực hiện luật thuế GTGT. Việc thực hiện luật thuế GTGT ở nước ta nhằm
mục tiêu là hình thành cơ chế thuế phù hợp với quá trình tham gia, hội nhập và mở rộng
quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới. Nhất là khi
chúng ta thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định AFTA thì việc thu thuế
GTGT càng có ý nghĩa quan trọng cho việc đảm bảo nguồn thu và bảo hộ hợp lý cho sản
xuất trong nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, nhiều mặt tiêu cực cũng đã nảy
sinh. Đó là hiện tượng lách luật, sử dụng kế toán như một phương tiện để gian lận, trốn
thuế, đặc biệt là thông qua khâu tổ chức chứng từ kế toán. Do đó, việc nghiên cứu đề tài
với mục đích nhằm tìm hiểu sâu hơn về vấn đề tổ chức kế toán thuế GTGT trong các
doanh nghiệp để tìm ra những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán thuế
GTGT trong doanh nghiệp, để kế toán thực sự là công cụ quan trọng cho công tác quản lý
thuế. Tuy nhiên, do phạm vi kiến thức rộng, nên em chỉ tiến hành nghiên cứu công tác tổ
chức kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp thương mại.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề án gồm 2 phần chính sau:
Phần I: Cơ sở lý luận về thuế GTGT và kế toán thuế GTGT trong doanh
nghiệp thương mại ở Việt Nam.
Phần II: Thực trạng vận hành luật thuế GTGT và tổ chức kế toán thuế GTGT
trong doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam.
Phần III: Một số kiến nghị hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT trong
doanh nghiệp thương mại và công tác quản lý thuế của Nhà nước tại Việt Nam.
Phần I:
Cơ sở lý luận về thuế GTGT và kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp thương
mại ở Việt Nam.
1. Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT và luật thuế GTGT ở Việt Nam.
1.1. Lịch sử hình thành thuế GTGT.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, Pháp tiến hành áp dụng thuế doanh thu
nhằm động viên sự đóng góp của quần chúng vào nguồn thu ngân sách. Thời kì đầu, thuế
chỉ thu ở giai đoạn cuối của quá trình lưu thông hàng hoá với thuế suất thấp, do đó, số thu
rất thấp và khó quản lý. Sau đó, thuế doanh thu đã được điều chỉnh, đánh vào từng khâu
của quá trình sản xuất. Tuy nhiên, cách này đã phát sinh nhược điểm là tính trùng lặp, đặc
biệt khi quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua nhiều khâu. Và để khắc phục nhược
điểm này, năm 1936, Pháp tiến hành cải tiến thuế doanh thu từ việc đánh thuế vào từng
khâu sang đánh thuế 1 lần vào công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất. Việc này đã
khắc phục được nhược điểm là đánh thuế trùng lập nhưng lại làm cho việc thu thuế bị
chậm trễ so với trước đây vì chỉ khi hàng hoá đi vào lưu thông thì Nhà nước mới thu
được thuế.
Trước một thực tế là Nhà nước muốn thu được nhiều thuế và thu kịp thời,
vừa thúc đẩy phát triển sản xuất, vừa bồi dưỡng nguồn thu, các nhà kinh tế đã nghĩ ra
nhiều biện pháp để hoàn thiện luật thuế doanh thu. Vào đầu những năm năm mươi, một
người Đức đã nghĩ ra một chính sách thuế có thể thay thế cho thuế doanh thu, đó là thuế
GTGT được tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ qua mỗi công đoạn từ
nhiên sản xuất đến tiêu dùng. Tuy nhiên, do lý luận chưa đủ sức thuyết phục Chính phủ
nên chính sách này đã không được chấp nhận. Và trên thực tế thì thuế GTGT được
nghiên cứu và áp dụng đầu tiên tại Pháp vào ngày1/7/1954. Ban đầu thuế GTGT ra đời
chỉ nhằm vào một số nghành cá biệt, mãi đến năm 1968, thuế GTGT mới được áp dụng
cho mọi nghành nghề, mọi lĩnh vực. Cho đến nay, với ưu điểm của mình, thuế GTGT đã
được áp dụng và triển khai ở nhiều nước. Với Việt Nam, việc chuyển sang áp dụng thuế
GTGT ngoài mục đích từng bước hoà nhập vào chính sách thuế của các nước trong khu
vực và trên thế giới, đây còn là bước chuẩn bị rất tốt cho quá trình hội nhập vào AFTA
vào những năm tới.
1.2. Định nghĩa và đặc điểm của thuế GTGT.
1.21. Định nghĩa.
Thuế GTGT, tiếng Anh là Value added Tax là thuế tính trên khoản giá trị tăng
thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
1.22. Đặc điểm của thuế GTGT.
Xuất phát từ bản chất của thuế GTGT có một số đặc điểm sau:
_Thuế GTGT có phạm vi thu thuế rất rộng, đối tượng phải nộp thuế là toàn bộ các
cơ sở sản xuất kinh doanh, kể cả gia công chế biến và hoạt động thu tiền, thuế GTGT
được thu đối với mọi sản phẩm dịch vụ tiêu thụ trong nước kể cả hàng hoá nhập khẩu.
Tuy nhiên, vẫn có một số hàng hoá dịch vụ được miễn thuế theo quy định mỗi nước trong
từng thời kì cụ thể.
_Thuế GTGT là một loại thuế gián thu. Bởi vì các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ, thu thuế GTGT qua việc bán hàng hoá dịch vụ này. Tiền thuế ẩn trong giá
thanh toán của hàng hoá, dịch vụ được các cơ sở sản xuất kinh doanh nộp vào ngân sách
Nhà nước thay cho người tiêu dùng.
_ Thuế GTGT không đánh vào đầu tư, vì thuế nằm ngoài giá trị TSCĐ và sản
phẩm hàng hoá, dịch vụ. Người mua phải trả thêm tiền thuế GTGT và tiền thuế này được
khấu trừ khi tính thuế phải nộp ở giai đoạn sau.
_ Một đặc điểm quan trọng của thuế GTGT là cho dù sản xuất có trải qua bao
nhiêu giai đoạn thì tổng thuế phải nộp cũng không đổi. Thuế GTGT ở mỗi khâu nhiều
hay ít tuỳ thuộc vào giá trị gia tăng ở khâu đó. Vì vậy, thuế GTGT không làm tăng giá
sản phẩm đột biến, do đó không gây xáo trộn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
_ Thuế GTGT là loại thuế mang tính trung lập cao. Thuế GTGT không can thiệp
quá sâu vào mục tiêu khuyến khích hay hạn chế sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch, tiêu
dùng theo nghành nghề cụ thể.
_ Thuế GTGT có thuế suất căn cứ vào loại hàng hoá, dịch vụ chứ không phân biệt
ngành nghề và giá trị sử dụng của hàng hoá, dịch vụ.
1.3. Luật thuế GTGT và việc vận hành luật thuế GTGT ở Việt Nam.
1.31. Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế.
1.311. Đối tượng chịu thuế.
Theo quy định tại điều 2, Luật thuế GTGT và điều 2 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP
ngày 29/12/2000 thì đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá,dịch vụ dùng cho sản xuất,
kinh doanh, tiêu dùng tại Việt Nam, trừ tất cả các đối tượng quy định tại mục II, phần A,
thông tư số 122/2000/TT-BTC ra ngày 29/12/2000 của Bộ Tài Chính.
1.312. Đối tượng nộp thuế.
Theo quy định tại điều 3, Luật thuế GTGT và điều 3 Nghị định số
79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 thì đối tượng nộp thuế GTGT bao gồm:
_ Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng kí kinh doanh theo Luật Doanh
nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Hợp tác xã.
_ Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức, đơn vị sự nghiệp
khác.
_ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác
kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam; các công ty nước ngoài và tổ chức
nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo luật Đầu tư nước ngoài ở Việt
Nam.
_ Cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, nhóm kinh doanh độc lập và các đối
tượng kinh doanh khác.
1.313. Đối tượng không chịu thuế.
Bao gồm tất cả các đối tượng được quy định tại mục II, phần A, thông tư số
122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000của Bộ Tài Chính.
1.32. Căn cứ tính thuế.
Căn cứ tính thuế bao gồm: giá tính thuế và thuế suất cụ thể được quy định chi tiết
tại Mục I, II phần B, thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000của Bộ Tài Chính.
1.33. Phương pháp tính thuế.
Hiện nay, thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai
phương pháp: phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
1.331. Phương pháp khấu trừ.
Theo phương pháp này:
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ
Trong đó:
a) Thuế GTGT đầu ra = giá tính thuế của hàng hoá dịch vụ bán ra *thuế suất
thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ tương ứng
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi
bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập
hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế
GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh
toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ
bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ. Doanh thu chưa có thuế
được xác định bằng giá bán trừ (-) thuế tính trên giá bán.
b) Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT
mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT), số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá
nhập khẩu (hoặc nộp thay cho phía nước ngoài theo quy định tại điểm 9 Mục II Phần C
Thông tư122/2000/TT-BTC ngày29/12/2000) và số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
theo tỷ lệ % dưới đây:
_ Tỷ lệ 3% trên giá mua theo hoá đơn đối với:
+ Hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, mua của đơn vị kinh
doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT có hoá đơn bán hàng;
+ Hàng hoá là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến mua vào không có
hoá đơn;
+ Hàng hoá chịu thuế TTĐB cơ sở kinh doanh thương mại mua của cơ sở sản
xuất để bán ra có hoá đơn bán hàng (kể cả trường hợp mua của đại lý bán hàng chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt theo đúng giá của cơ sở sản xuất, hưởng hoa hồng).
+ Tiền bồi thường kinh doanh bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT (tính trên giá trị bồi thường bảo hiểm) thuộc trách nhiệm bồi
thường của cơ sở kinh doanh bảo hiểm.
_ Tỷ lệ 2% trên giá trị hàng hoá mua vào theo Bảng kê đối với hàng hoá là nông,
lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến; đất, đá, cát, sỏi, các phế liệu mua của người bán không
có hoá đơn. Riêng đối với cơ sở sản xuất sản phẩm là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa
qua chế biến không chịu thuế GTGT, nếu cơ sở dùng các sản phẩm này để tiếp tục sản
xuất, chế biến ra các hàng hoá khác thuộc diện chịu thuế GTGT thì giá được tính khấu trừ
theo tỷ lệ quy định là giá thành sản xuất của các mặt hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản.
Tỷ lệ (%) khấu trừ trên đây áp dụng thống nhất cho cả trường hợp kinh doanh
trong nước và xuất khẩu.
_ Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù (kể
cả hoá đơn mua hàng dự trữ quốc gia của cơ quan dự trữ quốc gia) ghi giá thanh toán là
giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính nêu
tại điểm 14 Mục I Phần B của Thông tư này để xác định giá không có thuế và thuế GTGT
đầu vào được khấu trừ.
c) Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
_ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ dùng
cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.
_ Hàng hoá mua vào bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất, xác định do trách
nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường thì thuế GTGT đầu vào của số hàng hoá
này được tính vào giá trị hàng hoá tổn thất phải bồi thường, không được tính vào số thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp.
_ Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu
vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
GTGT; số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào chi phí của hàng hoá,
dịch vụ không chịu thuế GTGT. Nếu hàng hoá, dịch vụ mua vào không sử dụng phục vụ
cho sản xuất, kinh doanh thì thuế GTGT đầu vào được tính vào chi phí của hoạt động đó.
Đối với tài sản cố định mua vào sử dụng riêng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ không chịu thuế thì thuế GTGT của tài sản cố định được tính vào nguyên giá của
tài sản cố định.
_ Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng
cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT.
Đối với hàng hóa, dịch vụ sử dụng chung cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch
vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng cơ sở không hạch toán riêng được thuế
đầu vào được khấu trừ, thì thuế đầu vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số của
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra.
_ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ doanh số bán ra của hàng hoá,
dịch vụ chịu thuế GTGT được kê khai tạm tính hàng tháng. Khi quyết toán năm, cơ sở
phải tính lại số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ doanh số của năm quyết
toán. Đối với cơ sở kinh doanh có cơ cấu doanh thu giữa hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và
không chịu thuế GTGT tương đối ổn định, cơ sở kinh doanh có thể đăng ký với cơ quan
thuế tỷ lệ tạm tính hàng tháng theo tỷ lệ doanh số năm trước, khi quyết toán năm sẽ quyết
toán theo thực tế.
Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được
kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất
dùng hay còn để trong kho. Trường hợp hoá đơn GTGT hoặc chứng từ nộp thuế GTGT
đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh trong tháng nhưng chưa kê khai kịp
trong tháng thì được kê khai khấu trừ vào các tháng tiếp sau, trường hợp do lý do khách
quan thì được khấu trừ trong thời gian tối đa là 03 tháng tiếp sau.
Văn phòng Tổng công ty không trực tiếp hoạt động kinh doanh và các đơn vị hành
chính sự nghiệp trực thuộc như: Bệnh viện, Trạm xá, Nhà nghỉ điều dưỡng, Viện, Trường
đào tạo... không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT thì không được khấu trừ hay hoàn thuế
GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào phục vụ cho hoạt động của các đơn vị
này.
Trường hợp các đơn vị này có hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
GTGT thì phải đăng ký, kê khai nộp thuế GTGT riêng cho các hoạt động này.
Cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB trực tiếp hoặc uỷ thác xuất khẩu thì thuế
GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng để sản xuất các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt xuất khẩu được tính khấu trừ hoặc hoàn thuế theo quy định.
d) Đối với hộ kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên
GTGT được chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, được khấu trừ thuế
GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh kể từ tháng được áp dụng nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ thuế; đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào trước tháng được áp dụng
nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế thì không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu
vào.
1.332. Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng.
a) Xác định thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT GTGT của hàng hóa, Thuế suất thuế của
= x
phải nộp dịch vụ chịu thuế hàng hoá, dich vụ đó
GTGT của Doanh số của hàng hoá, Gía vốn của hàng hoá,
= -
hàng hóa, dịch vụ dịch vụ bán ra dịch vụ bán ra
Giá trị gia tăng xác định đối với một số ngành nghề kinh doanh như sau:
_ Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh bán hàng là số chênh lệch giữa doanh số
bán với doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh.
Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán được doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ
mua vào tương ứng với doanh số hàng bán ra thì xác định như sau:
Giá vốn Doanh số doanh số doanh số
= + -
hàng bán ra tồn đầu kỳ mua trong kì tồn cuối kỳ
_ Đối với xây dựng, lắp đặt là số chênh lệch giữa tiền thu về xây dựng, lắp đặt
công trình, hạng mục công trình trừ (-) chi phí vật tư nguyên liệu, chi phí động lực, vận
tải, dịch vụ và chi phí khác mua ngoài để phục vụ cho hoạt động xây dựng, lắp đặt công
trình, hạng mục công trình.
_ Đối với hoạt động vận tải là số chênh lệch giữa tiền thu cước vận tải, bốc xếp trừ
(-) chi phí xăng dầu, phụ tùng thay thế và chi phí khác mua ngoài dùng cho hoạt động
vận tải.
_ Đối với hoạt động kinh doanh ăn uống là số chênh lệch giữa tiền thu về bán
hàng ăn uống, tiền phục vụ và các khoản thu khác trừ (-) giá vốn hàng hóa, dịch vụ mua
ngoài dùng cho kinh doanh ăn uống.
_ Đối với hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ, giá trị gia tăng là số
chênh lệch giữa doanh số bán ra vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ trừ (-) giá vốn của vàng, bạc,
đá quý, ngoại tệ bán ra.
_ Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ thuế có kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ áp dụng phương pháp
tính trực tiếp trên GTGT, cơ sở phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào để kê khai thuế
GTGT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ theo từng hoạt động kinh doanh và phương pháp
tính thuế riêng.
Trường hợp không hạch toán được riêng thì được xác định phân bổ thuế GTGT
đầu vào được khấu trừ tương ứng với tỷ lệ doanh thu của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế trên tổng doanh thu bán hàng phát sinh trong
kỳ.
_ Đối với các hoạt động kinh doanh khác là số chênh lệch giữa tiền thu về hoạt
động kinh doanh trừ (-) giá vốn của hàng hóa, dịch vụ mua ngoài để thực hiện hoạt động
kinh doanh đó.
Doanh số hàng hóa, dịch vụ bán ra quy định trên đây bao gồm cả các khoản phụ
thu, phí thu thêm ngoài giá bán mà cơ sở kinh doanh được hưởng, không phân biệt đã thu
tiền hay chưa thu được tiền.
Doanh số hàng hóa, dịch vụ mua vào quy định trên đây bao gồm cả các khoản thuế
và phí đã trả tính trong giá thanh toán hàng hóa, dịch vụ mua vào - Cơ sở kinh doanh
thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT không được
tính giá trị tài sản mua ngoài, đầu tư, xây dựng làm tài sản cố định vào doanh số hàng
hoá, dịch vụ mua vào để tính giá trị gia tăng.
b) Phương pháp xác định GTGT làm căn cứ tính thuế GTGT phải nộp đối với
từng cơ sở kinh doanh như sau:
_ Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ
có hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì GTGT được xác định căn cứ vào giá
mua, giá bán ghi trên chứng từ.
_ Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hoá đơn, chứng từ bán hàng hóa,
dịch vụ, xác định được đúng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo hoá đơn bán hàng hoá,
dịch vụ nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ thì GTGT được xác định
bằng doanh thu nhân (x) với tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu.
_ Đối với cá nhân (hộ) kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoá
đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của
từng hộ ấn định mức doanh thu tính thuế; giá trị gia tăng được xác định bằng doanh thu
ấn định nhân với tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu.
Tổng cục Thuế hướng dẫn các Cục thuế xác định tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh
thu làm căn cứ tính thuế GTGT phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và hợp lý giữa
các địa phương.
2.Tổ chức công tác kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp thương mai
2.1. Tài khoản sử dụng.
_ Tài khoản 133 - thuế GTGT được khấu trừ
Tài khoản 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu
trừ và còn được khấu trừ.
Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Bên Có: - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ;
- Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại.
Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào
được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả
_ Tài khoản này gồm:
+ Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ
Tài khoản 1331 dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư,
hàng ho