Luận văn Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

1. Sự cần thiết của đề tài. Thành tựu to lớn của CNTT trong những thập kỷ qua đã tạo ra nhiều ứng dụng mới, là tiền đề "số hóa" cho các hoạt động kinh tế - xã hội của thế kỷ XXI. Từ khi mạng Internet được đưa vào sử dụng, thương mại điện tử (e-commerce) đã phát triển với tốc độ rất nhanh trên phạm vi toàn cầu, dù ở các hình thức, các mức độ khác nhau tuỳ theo từng quốc gia, từng khu vực. Thương mại điện tử được ứng dụng khá phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển. Nhiều nước đang phát triển đã và đang chú trọng ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Thương mại điện tử đã thực sự trở thành một chủ đề mang tính thời sự trong đời sống kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, thương mại điện tử là một loại hình hoạt động mới trong nền kinh tế thị trường, hàm chứa nhiều đặc thù và đang từng bước định hình và hoàn thiện trên mọi quy mô - quốc tế, quốc gia và đối với từng doanh nghiệp. Thương mại điện tử vẫn là một chủ đề còn rất mới mẻ đối với giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhiều vấn đề trong thương mại điện tử đòi hỏi sự thống nhất về mặt lý luận, nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đối với Việt Nam, phát triển thương mại điện tử là một xu thế tất yếu. Việt Nam cũng đã bắt đầu từng bước tiếp cận thương mại điện tử. Trong định hướng phát triển các ngành kinh tế, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã khẳng định chủ trương “phát triển thương mại điện tử”[22, 178] và đẩy mạnh “nghiên cứu đề xuất những biện pháp xúc tiến thương mại điện tử”[22, 334]. Qua hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn là một nước đang phát triển, trình độ sản xuất thấp; thể chế kinh tế và nhiều yếu tố thị trường vẫn đang trong quá trình tạo lập. Cho nên, để có thể tiếp cận và từng bước phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, cần phải xác định rõ những vấn đề đặt ra, nhất là đối với các nhân tố quyết định sự phát triển thương mại điện tử. Vì vậy, “Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” là một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần tìm hiểu một số vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu. Thương mại điện tử đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế, như: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB),. Trên thế giới, đông đảo các nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu, các trường đại học rất chú ý quan tâm tới thương mại điện tử. Nhiều quốc gia đã thành lập các cơ quan chuyên nghiên cứu về thương mại điện tử. Trên thế giới hiện có một số tạp chí và Web site chuyên khảo về thương mại điện tử. Trong vài năm gần đây, nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về thương mại điện tử liên tục được tổ chức. Ở Việt Nam, thương mại điện tử đã và đang được quan tâm nghiên cứu. Đảng và Nhà nước đã xác định đường lối, chủ trương từng bước ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Hiện nay, thương mại điện tử cũng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành như bưu chính viễn thông, thương mại,., nhiều tổ chức Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Tin học Việt Nam,. Bộ Thương mại cũng đã thành lập Ban chỉ đạo ứng dụng và phát triển thương mại điện tử do Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh làm Trưởng ban. Bộ Thương mại cũng đang triển khai dự án nghiên cứu ứng dụng và phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Nhiều hội nghị, hội thảo về thương mại điện tử đã được tổ chức. Thương mại điện tử đã được đề cập khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí. Tuy nhiên, những nghiên cứu về thương mại điện tử ở Việt Nam mới chỉ mang tính tiếp cận ban đầu, hoặc mới chỉ đề cập tới một vài khía cạnh nhất định của thương mại điện tử. Nhiều vấn đề trong thương mại điện tử vẫn còn rất mới mẻ, cần đi sâu nghiên cứu. Cho tới nay, “Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” là một đề tài có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, nhưng chưa được tiến hành nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu. Qua sự khái quát những nhận thức cơ bản về thương mại điện tử và bước đầu tổng kết thực tiễn hình thành, phát triển thương mại điện tử trên phạm vi quốc tế, luận văn sẽ phân tích thực trạng tiếp cận thương mại điện tử ở Việt Nam, đi sâu phân tích các nhân tố quyết định sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Từ đó, bước đầu xác định những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Dựa trên những phân tích về tình hình tiếp cận và thực trạng các nhân tố quyết định sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm tạo lập cơ sở cho sự tiếp cận và từng bước phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Nhìn chung, các nghiên cứu về thương mại điện tử tập trung trên hai phương diện. Phương diện vi mô chú trọng nghiên cứu thương mại điện tử trong phạm vi doanh nghiệp, từ việc xây dựng chiến lược thương mại điện tử tới những tác nghiệp thương mại điện tử trong doanh nghiệp. Phương diện vĩ mô nghiên cứu thương mại điện tử trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc gia và quốc tế, nghiên cứu thương mại điện tử trong mối tương quan với các vấn đề kinh tế vĩ mô, nghiên cứu môi trường vĩ mô cho sự phát triển thương mại điện tử. Dước góc nhìn của khoa học kinh tế - chính trị, luận văn nghiên cứu những vấn đề lý thuyết và thực tiễn hoạt động thương mại điện tử trên phạm vi quốc tế và Việt Nam. Qua đó, phân tích những biến chuyển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xu thế "số hóa". Dựa trên cơ sở đó, phân tích môi trường vĩ mô và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Từ đó, bước đầu xác định, đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Do giới hạn về khuôn khổ của bản luận văn cao học, về kinh nghiệm quốc tế, bài viết chỉ nghiên cứu sự phát triển TMĐT ở một nước cụ thể là Trung Quốc - một nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam 5. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài, tác giả ứng dụng đồng thời và hài hòa những phương pháp nghiên cứu chủ đạo trong kinh tế chính trị như: - Phương pháp duy vật biện chứng. - Phương pháp duy vật. Trong đó, chú trọng sử dụng các phương pháp như: + Phương pháp trừu tượng hóa. + Phương pháp thống kê. + Phương pháp so sánh. + Phương pháp phân tích, tổng hợp. 6. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài: - Hệ thống hóa dưới góc độ lý thuyết những vấn đề cơ bản về thương mại điện tử. - Phân tích, đánh giá quá trình hình thành và phát triển thương mại điện tử trên phạm vi quốc tế và Việt Nam, chỉ ra các nhân tố và điều kiện cần thiết cho sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Từ đó, bước đầu xác định những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển TMĐT ở Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo lập cơ sở cho sự tiếp cận và từng bước phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. 7. Bố cục của luận văn: Luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Thương mại điện tử - cơ sở lý luận và thực tiễn, gồm 3 tiết. Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, gồm 2 tiết. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, gồm 2 tiết.

doc135 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7675 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Sự cần thiết của đề tài. Thành tựu to lớn của CNTT trong những thập kỷ qua đã tạo ra nhiều ứng dụng mới, là tiền đề "số hóa" cho các hoạt động kinh tế - xã hội của thế kỷ XXI. Từ khi mạng Internet được đưa vào sử dụng, thương mại điện tử (e-commerce) đã phát triển với tốc độ rất nhanh trên phạm vi toàn cầu, dù ở các hình thức, các mức độ khác nhau tuỳ theo từng quốc gia, từng khu vực. Thương mại điện tử được ứng dụng khá phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển. Nhiều nước đang phát triển đã và đang chú trọng ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Thương mại điện tử đã thực sự trở thành một chủ đề mang tính thời sự trong đời sống kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, thương mại điện tử là một loại hình hoạt động mới trong nền kinh tế thị trường, hàm chứa nhiều đặc thù và đang từng bước định hình và hoàn thiện trên mọi quy mô - quốc tế, quốc gia và đối với từng doanh nghiệp. Thương mại điện tử vẫn là một chủ đề còn rất mới mẻ đối với giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhiều vấn đề trong thương mại điện tử đòi hỏi sự thống nhất về mặt lý luận, nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đối với Việt Nam, phát triển thương mại điện tử là một xu thế tất yếu. Việt Nam cũng đã bắt đầu từng bước tiếp cận thương mại điện tử. Trong định hướng phát triển các ngành kinh tế, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã khẳng định chủ trương “phát triển thương mại điện tử”[22, 178] và đẩy mạnh “nghiên cứu đề xuất những biện pháp xúc tiến thương mại điện tử”[22, 334]. Qua hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn là một nước đang phát triển, trình độ sản xuất thấp; thể chế kinh tế và nhiều yếu tố thị trường vẫn đang trong quá trình tạo lập. Cho nên, để có thể tiếp cận và từng bước phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, cần phải xác định rõ những vấn đề đặt ra, nhất là đối với các nhân tố quyết định sự phát triển thương mại điện tử. Vì vậy, “Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” là một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần tìm hiểu một số vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu. Thương mại điện tử đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế, như: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB),... Trên thế giới, đông đảo các nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu, các trường đại học rất chú ý quan tâm tới thương mại điện tử. Nhiều quốc gia đã thành lập các cơ quan chuyên nghiên cứu về thương mại điện tử. Trên thế giới hiện có một số tạp chí và Web site chuyên khảo về thương mại điện tử. Trong vài năm gần đây, nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về thương mại điện tử liên tục được tổ chức. Ở Việt Nam, thương mại điện tử đã và đang được quan tâm nghiên cứu. Đảng và Nhà nước đã xác định đường lối, chủ trương từng bước ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Hiện nay, thương mại điện tử cũng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành như bưu chính viễn thông, thương mại,..., nhiều tổ chức Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Tin học Việt Nam,... Bộ Thương mại cũng đã thành lập Ban chỉ đạo ứng dụng và phát triển thương mại điện tử do Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh làm Trưởng ban. Bộ Thương mại cũng đang triển khai dự án nghiên cứu ứng dụng và phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Nhiều hội nghị, hội thảo về thương mại điện tử đã được tổ chức. Thương mại điện tử đã được đề cập khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí. Tuy nhiên, những nghiên cứu về thương mại điện tử ở Việt Nam mới chỉ mang tính tiếp cận ban đầu, hoặc mới chỉ đề cập tới một vài khía cạnh nhất định của thương mại điện tử. Nhiều vấn đề trong thương mại điện tử vẫn còn rất mới mẻ, cần đi sâu nghiên cứu. Cho tới nay, “Thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” là một đề tài có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, nhưng chưa được tiến hành nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu. Qua sự khái quát những nhận thức cơ bản về thương mại điện tử và bước đầu tổng kết thực tiễn hình thành, phát triển thương mại điện tử trên phạm vi quốc tế, luận văn sẽ phân tích thực trạng tiếp cận thương mại điện tử ở Việt Nam, đi sâu phân tích các nhân tố quyết định sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Từ đó, bước đầu xác định những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Dựa trên những phân tích về tình hình tiếp cận và thực trạng các nhân tố quyết định sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm tạo lập cơ sở cho sự tiếp cận và từng bước phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Nhìn chung, các nghiên cứu về thương mại điện tử tập trung trên hai phương diện. Phương diện vi mô chú trọng nghiên cứu thương mại điện tử trong phạm vi doanh nghiệp, từ việc xây dựng chiến lược thương mại điện tử tới những tác nghiệp thương mại điện tử trong doanh nghiệp... Phương diện vĩ mô nghiên cứu thương mại điện tử trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc gia và quốc tế, nghiên cứu thương mại điện tử trong mối tương quan với các vấn đề kinh tế vĩ mô, nghiên cứu môi trường vĩ mô cho sự phát triển thương mại điện tử. Dước góc nhìn của khoa học kinh tế - chính trị, luận văn nghiên cứu những vấn đề lý thuyết và thực tiễn hoạt động thương mại điện tử trên phạm vi quốc tế và Việt Nam. Qua đó, phân tích những biến chuyển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xu thế "số hóa". Dựa trên cơ sở đó, phân tích môi trường vĩ mô và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Từ đó, bước đầu xác định, đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Do giới hạn về khuôn khổ của bản luận văn cao học, về kinh nghiệm quốc tế, bài viết chỉ nghiên cứu sự phát triển TMĐT ở một nước cụ thể là Trung Quốc - một nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam 5. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài, tác giả ứng dụng đồng thời và hài hòa những phương pháp nghiên cứu chủ đạo trong kinh tế chính trị như: - Phương pháp duy vật biện chứng. - Phương pháp duy vật. Trong đó, chú trọng sử dụng các phương pháp như: + Phương pháp trừu tượng hóa. + Phương pháp thống kê. + Phương pháp so sánh. + Phương pháp phân tích, tổng hợp. 6. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài: - Hệ thống hóa dưới góc độ lý thuyết những vấn đề cơ bản về thương mại điện tử. - Phân tích, đánh giá quá trình hình thành và phát triển thương mại điện tử trên phạm vi quốc tế và Việt Nam, chỉ ra các nhân tố và điều kiện cần thiết cho sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Từ đó, bước đầu xác định những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển TMĐT ở Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo lập cơ sở cho sự tiếp cận và từng bước phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. 7. Bố cục của luận văn: Luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Thương mại điện tử - cơ sở lý luận và thực tiễn, gồm 3 tiết. Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, gồm 2 tiết. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, gồm 2 tiết. CHƯƠNG 1 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KHÍA CẠNH LÝ THUYẾT. 1.1.1. Định nghĩa Thương mại điện tử. Trải qua gần một thập kỷ hình thành và phát triển, thương mại điện tử (electronic commerce hay e-commerce) đã từng có nhiều tên gọi như: "thương mại trực tuyến" (online trade), "thương mại điều khiển học" (cybertrade), "kinh doanh điện tử" (electronic business hay e-business), "thương mại không giấy tờ" (paperless commerce hoặc paperless trade)... Gần đây, cách gọi "thương mại điện tử" (e-commerce) được sử dụng phổ biến, rồi trở thành quy ước chung, đưa vào văn bản pháp luật quốc tế, dù rằng các tên gọi khác vẫn có thể được sử dụng và được hiểu tương tự [2, 5]. Tới nay, quan niệm về “thương mại điện tử” cũng rất khác nhau trên phạm vi quốc tế, rất nhiều tổ chức và cá nhân đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về “thương mại điện tử” (e-commerce). Các định nghĩa về thương mại điện tử rất đa dạng và có khá nhiều điểm khác biệt. Sự khác biệt chủ yếu trên 2 khía cạnh: phương tiện thực hiện (qua Internet hay qua các phương tiện điện tử nói chung,...) và nội dung của hoạt động thương mại (bao gồm nhiều lĩnh vực hay chỉ bó hẹp trong một số lĩnh vực). Một số định nghĩa xác định nội dung hoạt động là các hoạt động thương mại và phương tiện thực hiện là các phương tiện điện tử hay các mạng viễn thông nói chung. "Thương mại điện tử, định nghĩa một cách đơn giản, là những giao dịch thương mại trong lĩnh vực dịch vụ bằng các phương tiện điện tử”. (Transatlantic Business Dialogue Electronic Commerce White Paper, 1997) [28]. “Thương mại điện tử gồm tất cả các hình thức giao dịch thương mại, với chủ thể tham gia gồm cả các tổ chức và các cá nhân, dựa trên sự xử lý và truyền các dữ liệu số hóa, bao gồm văn bản, âm thanh, hình ảnh” (OECD, 1997) [30]. “Thương mại điện tử là sự tiến hành các hoạt động thương mại, mà các hoạt động đó dẫn tới sự trao đổi giá trị thông qua các mạng viễn thông” (European Information Technology Obervatory 1997) [24]. "Thương mại điện tử là việc sử dụng công nghệ có liên quan đến Internet để cải tiến và chuyển hỡnh thỏi của cỏc hoạt động kinh doanh quan trọng. Thương mại điện tử là bất kỳ hoạt động nào có thể nối các hệ thống kinh doanh trực tiếp tới khách hàng, nhân viên, người bán hàng và các nhà cung cấp thông qua các mạng nhỏ (nội bộ bên trong và bên ngoài) và trên mạng toàn thế giới"[1]. Một số định nghĩa xác định phương tiện thực hiện hẹp hơn, chỉ bao gồm Internet. “Thương mại điện tử là thuật ngữ dùng để chỉ mua bán hàng hóa và các dịch vụ trên mạng Internet, đặc biệt là qua dịch vụ World Wide Web”[21, 334]. Việc giới hạn hẹp phương tiện hoạt động chỉ qua Internet có ưu điểm là xác định cụ thể phương tiện thực hiện, thuận lợi cho việc đánh giá, đo lường nhưng không bao quát được toàn bộ môi trường hoạt động TMĐT, nhất là trong xu thế hiện nay CNTT dang phát triển không ngừng, các phương tiện thực hiện TMĐT ngày càng mở rộng và phát triển. Theo UNCTAD, rất nhiều định nghĩa về TMĐT chủ yếu dựa trên những kinh nghiệm thực tế và thường không đánh giá hết sự quan trọng thực sự của TMĐT cũng như những ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế. UNCTAD cho rằng đó là những định nghĩa mang tính mô tả (descriptive definitions) và đã đưa ra hai định nghĩa mang tính hành động (operational definitions) về TMĐT, với quan niệm định nghĩa mang tính hành động sẽ là cơ sở thực tiễn cho hành động. Định nghĩa thứ nhất (định nghĩa theo chiều ngang - horizontal definition), dưới góc độ quan tâm của doanh nghiệp, chủ yếu đề cập tới các khía cạnh giao dịch của TMĐT, còn định nghĩa thứ hai (định nghĩa theo chiều dọc - vertical definition), dưới góc độ quan tâm của chính phủ, chủ yếu đề cập tới các yêu cầu cần thiết đề có thể thực thi một chiến lược TMĐT [25, 14-16]. Định nghĩa trên phương diện doanh nghiệp: Nếu một doanh nghiệp có ý định bước vào lĩnh vực TMĐT, doanh nghiệp đó cần xem xét có thể đáp ứng các yêu cầu cần thiết để có thể thực hiện TMĐT hay không. Những nhà quản lý của các doanh nghiệp sẽ so sánh "chuỗi cung ứng thông thường" với "chuỗi cung ứng TMĐT" họ có thể thiết lập. Khi làm việc đó, họ sẽ phải xem xét tới khả năng thực hiện và cơ sở thực tiễn qua các chức năng kinh doanh theo thứ tự nối tiếp như sau: Tiếp thị - Bán hàng - Giao hàng - Thanh toán (Marketing - Sales - Delivery - Payment). Có thể tóm tắt mô hình MSDP như đồ hình dưới đây : Hình 1. MSDP: mô hình TMĐT theo chiều ngang  Định nghĩa thứ nhất có giá trị cả trên phương diện thực tiễn và trong việc phân tích. Trên phương diện thực tiễn, định nghĩa này có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng nhận diện những cơ hội và những khó khăn, cản trở khi bắt đầu chiến lược TMĐT. Trên góc độ phân tích (và thống kê), định nghĩa này cũng gợi mở một sự lựa chọn giữa rất nhiều định nghĩa mang tính mô tả. Có thể xác định rằng nếu tối thiểu 2 trong 3 công đoạn cuối cùng của mô hình trên (ký kết hợp đồng, giao nhận và thanh toán) được thực hiện qua Internet thì đó là một giao dịch TMĐT. Định nghĩa trên phương diện quốc gia: Thay vì chú trọng tới các bước của một giao dịch TMĐT, định nghĩa TMĐT theo chiều dọc nhấn mạnh tới vai trò của các đối tượng tham dự khác nhau trong TMĐT (ví dụ như: chính phủ, các thể chế luật pháp, các doanh nghiệp...). Hiểu theo cách thông thường, định nghĩa này rất gần với những quan tâm của chính phủ trong việc đưa ra những sự lựa chọn mang tính chiến lược để tạo môi trường thích hợp cho sự phát triển TMĐT. Mô hình thứ hai (mô hình IMBSA) có thể được diễn tả theo cách thức sau: 1. I viết tắt của hạ tầng (Infrastructure) - điều kiện đầu tiên cho sự phát triển TMĐT và sử dụng Internet là hạ tầng viễn thông - lớp đầu tiên của mô hình này. 2. M viết tắt của thư tín (Messages) - Một trong những điều kiện cần thiết đầu tiên là phát triển các công cụ nhằm tiêu chuẩn hóa và làm tương thích các thư tín điện tử - những thứ sẽ được trao đổi trong quá trình giao dịch TMĐT. Mặc dù về cơ bản thư tín mang một “chức năng quốc tế” (thư tín cần được trao đổi trên phạm vi toàn cầu) nhưng chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc chấp thuận và phổ biến. 3. B là các cơ sở pháp lý căn bản (Basic Rules) - những đạo luật cơ bản và mang tính quốc tế, bao gồm những lĩnh vực liên quan tới TMĐT. Ví dụ như luật thương mại (WTO), luật sở hữu trí tuệ (WIPO), cũng như các qui định liên quan đến việc trao đổi thư tín điện tử,... 4. S là các cơ sở pháp lý trong từng lĩnh vực (Sectoral Rules). Các hoạt động trong mỗi lĩnh vực liên quan tới giao dịch TMĐT (như các hoạt động thuộc ngân hàng, các mặt hàng cụ thể có thể mua bán qua mạng thông tin, hay thậm chí những hoạt động cụ thể chịu ảnh hưởng của TMĐT như giáo dục, y tế,...) cần phải dựa trên một hệ thống pháp luật và qui định nhất quán, có thể đoán định. 5. A là các ứng dụng (Applications). Khi các điều kiện trên đã được đảm bảo, sự thành công của một chiến lược TMĐT cần được đảm bảo rằng các doanh nghiệp tham gia TMĐT có thể thực sự thu lợi từ môi trường đã được tạo ra. Thiết kế các trang web hiệu quả, thiết kế và thực thi các chiến lược liên minh thích hợp (gồm thông qua liên doanh hoặc liên minh) sẽ là một trong những điều kiện đảm bảo thành công trong TMĐT. Hình 2. IMBSA: một sự mô tả mang tính cấu trúc hóa TMĐT toàn cầu  Mô hình theo chiều ngang có hai điều đáng quan tâm. Thứ nhất, mô hình này là cơ sở để các chính phủ có thể xác định các nội dung cần có nhằm tạo ra một môi trường thích hợp cho sự phát triển của TMĐT. Thứ hai, dựa trên mô hình này, các tổ chức quốc tế có thể xác định phương hướng góp phần xây dựng hệ thống các hướng dẫn, các điều luật, các tiêu chuẩn, các qui định để TMĐT toàn cầu có thể trở thành hiện thực. Nhìn chung, khái niệm “thương mại điện tử” vẫn đang trong quá trình định hình. Các tổ chức, các doanh nghiệp, các cá nhân, các chính phủ thường đưa ra định nghĩa về TMĐT căn cứ theo từng mục tiêu cụ thể như: tiến hành TMĐT, đo lường giá trị TMĐT hay xây dựng chiến lược TMĐT, ban hành chính sách phát triển TMĐT,... Từ những quan niệm khác nhau về thương mại điện tử, có thể hiểu khái niệm này với những đặc trưng cơ bản sau: - Thương mại điện tử là loại hình thương mại hiện đại, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của hoạt động thương mại. Thương mại điện tử hình thành trên cơ sở sự phát triển cao của lực lượng sản xuất, đặc biệt nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và mạng Internet. - Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, TMĐT ngày càng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và ngày càng phát triển các hình thức TMĐT mới. - Hoạt động thương mại điện tử thu hút sự tham gia của mọi đối tượng xã hội, đặc biệt cần có sự phối hợp và thống nhất trên phạm vi quốc tế. 1.1.2. Các loại hình hoạt động chủ yếu trong thương mại điện tử. - Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (B2B) Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (Business to Business - B2B) là loại hình hoạt động thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp. Đặc trưng quan trọng của loại hình hoạt động này là các hàng hóa, dịch vụ trong giao dịch sẽ được sử dụng làm đầu vào để sản xuất các hàng hóa, dịch vụ khác. B2B thường bao gồm các hoạt động giao dịch thương mại, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), giao gửi số hóa các dung liệu... - Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) B2C là loại hình hoạt động TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Đặc trưng quan trọng của loại hình hoạt động này là các hàng hóa, dịch vụ trong giao dịch sẽ được sử dụng để phục vụ các nhu cầu của người tiêu dùng. Một trong những hoạt động chính của loại hình B2C là bán lẻ các sản phẩm, dịch vụ (hữu hình và vô hình). - Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và chính phủ (B2G) Trên mạng thông tin quốc tế Internet, B2G (Business-to-Government) là thuật ngữ chung chỉ việc các cơ quan của chính phủ và doanh nghiệp có thể sử dụng các Web site trung ương để trao đổi thông tin và làm việc với nhau có hiệu quả hơn. Chẳng hạn, các Web site của chính phủ có thể cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin về thuế, thủ tục hải quan, thông tin về các mối quan hệ hợp tác, trả lời các câu hỏi và yêu cầu... Các doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ cũng có thể trao đổi thông tin và hợp tác với nhau khi thực hiện các dự án được ký kết bằng cách sử dụng một Web site chung để tổ chức các cuộc họp trên mạng, đánh giá các kế hoạch và tổng kết các kết quả đạt được qua mạng. Hình 3: Các loại hình hoạt động chủ yếu trong TMĐT  1.1.3. Những điều kiện phát triển thương mại điện tử. 1.1.3.1. Kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin. Thương mại điện tử không phải là một sáng kiến ngẫu hứng, mà là hệ quả tất yếu của sự phát triển kỹ thuật số hoá của công nghê thông tin, mà trước hết là kỹ thuật máy tính điện tử. Vỡ thế, chỉ cú thể tiến hành thương mại điện tử với nội dung và hiệu quả đích thực khi đó cú một kết cấu hạ tầng cụng nghệ thụng tin vững chắc (bao gồm hai lĩnh vực: tin học và truyền thụng) trên qui mô quốc gia, cùng vói sự tham gia của toàn xã hội. Trong đó, hai yếu tố quan trọng nhất là khả năng kết nối Internet (bao gồm tốc độ đường truyền, số cổng kết nối, số người sử dụng Internet, số lượng tên miền và web site,...) và hạ tầng viễn thông. Chi phí truy cập và kết nối, thuê cổng Internet là một vấn đề không mang tính kỹ thuật, công nghệ, nhưng có mối quan hệ mật thiết đối với trình độ khoa học - công nghệ và quản lý của mỗi quốc gia. Theo quy luật cung - cầu, mức chi phí đó sẽ tác động tới số lượng người sử dụng Internet, hay tác động tới tiềm năng thị trường của TMĐT. Hạ tầng cơ sở công nghệ không chỉ cần sự hiện hữu (availability) mà cũn cần cú tớnh khả dụng (affordability), nghĩa là chi phí trang bị các phương tiện công nghệ thông tin (điện thoại, máy tính, modem v.v.) và chi phí dịch vụ truyền thông (phí điện thoại, phí nối mạng và truy cập mạng) phải đủ rẻ để đông đảo người sử dụng có thể tiếp cận được. éiều này cú ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với các nước đang phát triển, mức sống nói chung cũn thấp. Cũng cần lưu ý rằng hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin chỉ có thể có và hoạt động đáng tin cậy trên nền tảng một nền công nghiệp điện năng vững chắc, đảm bảo cung cấp điện năng đầy đủ, ổn định, và với mức giá hợp lý. Thiết lập và củng cố được một hạ tầng công nghệ trên nền tảng công nghiệp điện năng như vậy đũi hỏi thời gian, hơn nữa phải đầu tư rất lớn. Đây là điều đặc biệt khó khăn đối với các nước đang phát triển. 1.1.3.2. Nguồn lực con người. Thương mại trong khái niệm "thương mại điện tử" liên quan tới mọi người, từ người tiêu thụ tới người sản xuất phân phối, tới các cơ quan chính phủ, tới cả các nhà công nghệ và phát triển. Áp dụng thương mạ
Luận văn liên quan