Luận văn Thủy xá, hỏa xá trong lịch sử Việt Nam

Vùng Tây Nguyên Việt Nam ngày nay là nơi lưu giữ rất nhiều những nét độc đáo, đặc sắc của một số dân tộc thiểu số, trong đó có tộc người Giarai, đang sinh sống ở tỉnh Gia Lai. Lần dở những trang sử cũ, những ghi chép của cha ông để lại, đó là vùng đất vốn gắn với tên gọi “Thủy Xá”, “Hỏa Xá” từ thế kỷ XV. Quá khứ đã rất xa xưa và nguồn tài liệu còn lại cũng hạn hẹp nhưng tìm hiểu về “Thủy Xá”, “Hỏa Xá” chính là tìm hiểu về một sự khởi nguồn cho những nét văn hóa của vùng đồng bào dân tộc miền núi Tây Nguyên và để tôn vinh tính độc đáo, tính khác biệt và đa dạng của một nền văn hóa. Liên quan đến Thủy Xá, Hỏa Xá có rất nhiều câu chuyện vô cùng cuốn hút như sự tích Thủy Xá, Hỏa Xá, về thanh gươm thiêng của dân tộc Giarai, hay sự huyễn hoặc xoay quanh những vị vua không ngai của hai “vương quốc” này. Nhiều quan điểm trái chiều của các trường phái nghiên cứu khác nhau mà dường như đều gặp nhau ở một mục đích - đó có thật sự là một vương quốc hay không? Cần tập hợp lại tất cả các nguồn tư liệu viết về Thủy Xá, Hỏa Xá và mong muốn trả lời một câu hỏi cho chính mình: Vùng đất đó, tộc người đó đã từng tồn tại như thế nào trong lịch sử Việt Nam? Đó thực sự là lý do thôi thúc tôi lựa chọn đề tài này.

pdf125 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thủy xá, hỏa xá trong lịch sử Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Hải Hiền THỦY XÁ, HỎA XÁ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Hải Hiền THỦY XÁ, HỎA XÁ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 03 13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HÀ BÍCH LIÊN Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, sự kiện, tư liệu mà tôi trình bày, trích dẫn trong luận văn đều hoàn toàn trung thực và ghi rõ nguồn. Nếu có gian dối tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Tác giả luận văn Lê Thị Hải Hiền LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Hà Bích Liên, người đã tận tình giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành luận văn này. Những phương pháp nghiên cứu khoa học mà cá nhân tôi học tập được từ cô, sẽ là hành trang không thể thiếu trong suốt chặng đường nghiên cứu khoa học về sau. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Do còn nhiều hạn chế về thời gian, nguồn tư liệu chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô và bè bạn. Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô khoa Lịch Sử, các cán bộ của phòng Sau Đại học, các cán bộ thư viện và các bạn học viên dồi dào sức khỏe. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Cách gọi tên của Vua Lửa, Vua Nước của các dân tộc Bảng 1.2: Thứ tự các đời vua Lửa, vua Nước Bảng 1.3: Quy định về họ của Vua và họ vợ của vua Bảng 1.4: Sơ đồ mối quan hệ của các Pơtao MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 Chương 1. SƠ LƯỢC VỀ NGƯỜI GIARAI VÀ THỦY XÁ, HỎA XÁ TRONG LỊCH SỬ .................................................................................................................. 12 1.1. Vài nét về người Giarai ........................................................................................... 12 1.1.1. Nguồn gốc ............................................................................................................................ 12 1.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội ................................................................................. 13 1.2. Khái quát chung về Thủy Xá, Hỏa Xá .................................................................... 15 1.2.1. Tên gọi .................................................................................................................................. 15 1.2.2. Địa điểm ............................................................................................................................... 17 1.2.3. Nguồn gốc ............................................................................................................................ 23 Chương 2. THỦY XÁ, HỎA XÁ TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC VÙNG XUN QUANH ......................................................................................................... 26 2.1. Quan hệ với các triều đại phong kiến Việt Nam ..................................................... 26 2.1.1. Quan hệ thần phục và lệ thuộc của Thủy Xá, Hỏa Xá với các triều đại phong kiến Việt Nam. .................................................................................................................... 26 2.1.2. Những chính sách của các vương triều phong kiến Việt Nam đối với Thủy Xá, Hỏa Xá .................................................................................................................................. 46 2.2. Quan hệ với người Khơme ...................................................................................... 51 2.3. Quan hệ với người Chăm ........................................................................................ 57 Chương 3. VÀI NÉT VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA THỦY XÁ, HỎA XÁ ........................ 64 3.1. Văn hóa vật chất ...................................................................................................... 64 3.1.1. Ẩm thực (ăn) ........................................................................................................................ 64 3.1.2. Trang phục (mặc) ............................................................................................................... 65 3.1.3. Nhà cửa (ở) .......................................................................................................................... 65 3.2. Văn hóa tinh thần .................................................................................................... 67 3.2.1. Tâm linh ................................................................................................................................ 67 3.2.2. Nghi lễ ................................................................................................................................... 71 3.2.3. Tang ma, cưới hỏi .............................................................................................................. 74 3.2.4. Phong tục tập quán khác ................................................................................................... 82 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 92 PHỤ LỤC .. ...................................................................................................................... 97 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vùng Tây Nguyên Việt Nam ngày nay là nơi lưu giữ rất nhiều những nét độc đáo, đặc sắc của một số dân tộc thiểu số, trong đó có tộc người Giarai, đang sinh sống ở tỉnh Gia Lai. Lần dở những trang sử cũ, những ghi chép của cha ông để lại, đó là vùng đất vốn gắn với tên gọi “Thủy Xá”, “Hỏa Xá” từ thế kỷ XV. Quá khứ đã rất xa xưa và nguồn tài liệu còn lại cũng hạn hẹp nhưng tìm hiểu về “Thủy Xá”, “Hỏa Xá” chính là tìm hiểu về một sự khởi nguồn cho những nét văn hóa của vùng đồng bào dân tộc miền núi Tây Nguyên và để tôn vinh tính độc đáo, tính khác biệt và đa dạng của một nền văn hóa. Liên quan đến Thủy Xá, Hỏa Xá có rất nhiều câu chuyện vô cùng cuốn hút như sự tích Thủy Xá, Hỏa Xá, về thanh gươm thiêng của dân tộc Giarai, hay sự huyễn hoặc xoay quanh những vị vua không ngai của hai “vương quốc” này. Nhiều quan điểm trái chiều của các trường phái nghiên cứu khác nhau mà dường như đều gặp nhau ở một mục đích - đó có thật sự là một vương quốc hay không? Cần tập hợp lại tất cả các nguồn tư liệu viết về Thủy Xá, Hỏa Xá và mong muốn trả lời một câu hỏi cho chính mình: Vùng đất đó, tộc người đó đã từng tồn tại như thế nào trong lịch sử Việt Nam? Đó thực sự là lý do thôi thúc tôi lựa chọn đề tài này. Nhưng dù thế nào chăng nữa, có hay không có một vương quốc đã từng tồn tại? Thông qua việc nghiên cứu về vùng đất Thuỷ Xá, Hoả Xá xa xưa sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi này, ngoài ra còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn những nét văn hoá độc đáo của người miền núi, mà chính những nét văn hoá đó đã góp phần tạo dựng nên một nền văn hoá dân tộc Việt Nam đa dạng và giàu bản sắc. Điều này đặc biệt có ý nghĩa thực tiễn trong thời kỳ toàn cầu hóa, khi những “tiêu chí” văn hoá hiện đại đang có nguy cơ rập khuôn mọi nền văn hoá, làm mất đi mặt tích cực của giá trị toàn cầu hoá. Thông điệp “chấp nhận sự khác biệt” để tạo nên tính “thống nhất trong đa dạng” góp phần bảo tồn 2 những nền văn hoá độc đáo, những di sản văn hoá sống chính là ý nghĩa thực tiễn cuốn hút tôi vào mảng đề tài này. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp người viết không chỉ củng cố thêm những kiến thức đã được học mà còn mở mang thêm nhiều nguồn kiến thức mới về lịch sử và văn hóa của các tộc người sống trên đất nước Việt Nam mà lịch sử của họ chính là một phần lịch sử dân tộc chúng ta. Đề tài cũng là một trong những lĩnh vực chưa được nghiên cứu rộng rãi ở Việt Nam, tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của Thủy Xá, Hỏa Xá là một vấn đề mới, chưa có nhiều người quan tâm nghiên cứu một cách có hệ thống mà chỉ là những mảnh vụn rời rạc từ thư tịch cổ Việt Nam hay một số bài báo, tác phẩm viết có liên quan đến Thủy Xá, Hỏa Xá mà thôi. Bên cạnh đó trong sách giáo khoa phổ thông hay giáo trình đại học cũng chỉ nhắc đến một vài dòng do vậy khi nhắc đến vấn đề này nhiều người còn rất lạ lẫm, chưa biết Thủy Xá và Hỏa Xá là gì nên với việc lựa chọn đề tài này tác giả mong muốn trên cơ sở tập hợp tư liệu có liên quan, đóng góp thêm một góc nhìn mới về bức tranh lịch sử và văn hóa của một tộc người vùng Tây Nguyên Việt Nam, giúp bổ sung thêm một nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên sử và giáo viên dạy sử. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài này để làm luận văn thạc sĩ mặc dù nguồn tài liệu của nó còn rất hạn hẹp, thậm chí là hiếm có nhưng khi tìm hiểu về vấn đề này tôi sẽ có cơ hội mở mang kiến thức, biết thêm về lịch sử và văn hóa của một dân tộc trong số 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam, đồng thời tập hợp thành nguồn tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến các vấn đề được đề cập trong đề tài. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Các nhà nghiên cứu người Pháp đã bắt đầu nghiên cứu về Thuỷ Xá, Hỏa Xá từ đầu thế kỷ XX. Không hẳn vì sự hấp dẫn của nền văn hóa một tộc người Tây Nguyên, mà còn là mối quan tâm của kẻ thống trị trước những phản kháng của một tộc người thiểu số, trong đó nhiều sự kiện dẫn đến đối đầu và đàn áp, nên người Pháp dành một sự quan tâm đặc biệt với vùng đất Gia Lai ngày nay và những gì liên quan đến Hỏa xá, Thủy Xá. Họ đã dựa vào những nguồn thư tịch cổ mặc dù ít ỏi nhưng vô cùng quý giá của Việt Nam 3 viết về Thủy Xá, Hỏa Xá như: Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Đại Nam liệt truyện, Đại Nam thực lục tiền biên và chính biên, Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ của Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy ChúĐó là những ghi chép của chính sử về hai “vương quốc” Thủy Xá - Hỏa Xá. Các thư tịch này hầu như chỉ nhắc tới tên gọi, vị trí, và một vài đặc điểm của các ông vua Thủy, Hỏa. Bên cạnh đó là chính sách “chư hầu” và “nhu viễn” của triều đình nhà Nguyễn đối với hai “vương quốc” Thủy – Hỏa. Từ đó họ đã cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, nhưng cũng không đồ sộ và chỉ viết riêng về từng mảng nhỏ liên quan ít nhiều đến nội dung đề tài, đã được dịch sang tiếng việt, được thể hiện qua những công trình sau: - Les Jungles Moi, Rừng người Thượng, Henri Maitre, Lưu Đình Tuân dịch, hiệu đính Nguyên Ngọc, NXB Tri Thức, 2008. Tác phẩm đặc tả diện mạo của vùng cao nguyên trung phần Việt Nam vừa hoang dại, vừa bí ẩn. Cùng với những khắc hoạ địa lý, những hệ sinh thái rất phong phú là các vùng quần cư đa dạng của con người vừa mạnh mẽ hoang dã, những bộ tộc, tiểu vương quốc với những biên giới luôn xáo động. Những chất liệu mà Maitre thu thập được trong cuốn sách này làm toát lên một tinh thần văn hoá khá chung của những tộc người cao nguyên trung phần Việt Nam. Trong cuốn sách này, ông nói rất rõ đến các tiểu quốc, trong đó có tiểu quốc của người Giarai mà đứng đầu là các vua Lửa, vua Nước, quan hệ giữa người Chăm và người ở miền rừng núi cao nguyên. Tác phẩm này thực sự là một công trình khoa học có giá trị lớn về mặt lịch sử, đặc biệt đối với việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, kinh tế các dân tộc thiểu số ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên. Ngoài ra còn một số tác giả khác cũng có nhắc đến nội dung có liên quan đến đề tài trong tác phẩm của mình như: - Dân Làng Hồ, Piere Dourisboure, NXB Đà Nẵng, 2008. Dân Làng Hồ là cuốn sách viết về buổi đầu gian khó trong hành trình truyền giáo lên cao nguyên của các giáo sĩ phương Tây, trong cuốn sách này chúng ta còn có thể tìm 4 thấy khá nhiều thông tin khác liên quan đến địa lí, nhân văn của khu vực này vào hồi thế kỉ XIX. Có lẽ trước hết đó sự hấp dẫn bởi các câu chuyện rải dọc theo những con đường lên cao nguyên hoặc cụ thể hơn là những lối đi giữa bao la rừng rậm và hiểm nguy mà những nhà truyền giáo đã lần mò, khai phá và kể lại. Chuyện lớn chuyện nhỏ đều có. Sự giao thương giữa “Trung Châu” thời kì đó với miền Thượng thấp thoáng đằng sau những trang viết tưởng chừng ít liên quan đến việc này, có thể giúp chúng ta hình dung ra phần nào cuộc sống của đồng bào dân tộc miền đất nguyên sơ ngày ấy. Những miêu tả, nhận xét về cây cỏ, muông thú, về số dân, các nhóm sắc tộc và hoạt động mưu sinh, việc rèn đao kiếm, khai thác mỏ, của các cộng đồng xưa - mà ngày nay đã có sự thay đổi đáng kể đã thực sự mang lại cho chúng ta những tri thức quí, nhiều khi đáng ngạc nhiên. Ngoài ra tác phẩm còn chạm đến văn hóa hay cụ thể hơn là tín ngưỡng dân gian, những phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số. Cuốn sách đã cung cấp cho ta nhiều hiểu biết liên quan đến các cộng đồng người nguyên thủy Tây Nguyên mà ngày nay không phải muốn là còn có thể tìm thấy được. - Chúng tôi ăn rừng, George Condominas, Lan Anh, Ngọc Hà, Thu Hồng dịch, NXB Đà Nẵng, 2008. Chúng tôi ăn rừng là một công trình nghiên cứu dân tộc học của Georges Condominas, xuất bản năm 1957, dựa trên tư liệu ông ghi chép khi sống với dân làng Sar Luk trên cao nguyên miền Trung, Việt Nam đã lưu lại một bức tranh lớn, hết sức chân thực về cuộc sống của một làng người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Ngoài ra những bức ảnh minh họa kèm theo sách đã giúp chúng ta thấy những gì được thuật lại không còn quá xa lạ. Những con người đó có thật, cuộc sống của họ có thật, chẳng có gì hư cấu cả. - Jacques Dournes, Pơtao, một lý thuyết về quyền lực của người Giarai ở Đông Dương, Nguyên Ngọc dịch, NXB Tri Thức, 2013. Đây là một tác phẩm mang dấu ấn của lý thuyết nhân học cấu trúc, là nơi từ đó cuộc sống xã hội, thể chế chính trị và văn hóa được mở ra một cách nghiêm xác qua những lý giải và những bằng chứng công phu, đa dạng. Trong tác phẩm này tác giả nói rõ về hệ thống chính trị của người Giarai và khẳng định người đứng đầu hệ thống này không 5 phải là các Pơtao. Bên cạnh đó còn có một số ghi chép về mối quan hệ Việt Nam - Campuchia, hình ảnh ông vua Lửa, thứ tự các đời vua Lửa, vua Gió, vua Nước. Bên cạnh đó là những công trình nghiên cứu của các học giả trong nước, chúng ta có thể đề cập đến những công trình sau: - Miền thượng cao nguyên, Cửu Long Giang, Toan Ánh, 1974. Cuốn sách này nói đến lịch sử của miền thượng cao nguyên, tổng quát về nếp sống, sinh hoạt của những con người ở vùng cao nguyên, chủ yếu là vùng Tây Nguyên và vùng miền núi nam Trường Sơn, đặc biệt sách có nhắc đến hai phiên vương của triều đình Việt Nam thời trước, đó lá Thủy Xá và Hỏa Xá cũng như kể về sự tích Thủy Xá và Hỏa Xá của các dân tộc khác nhau. - Thư tịch cổ Việt Nam viết về Thủy Xá, Hỏa Xá, Chà Và, Miến Điện do Nguyễn Lệ Thi sưu tập và được in năm 1978 tại Hà Nội, đây là một công trình tập hợp những thư tịch cổ Việt Nam viết về các nước Đông Nam Á. Mặc dù đây không phải là tài liệu gốc nhưng công trình này có thể giúp người nghiên cứu rút ngắn thời gian tìm kiếm tư liệu từ những bộ thư tịch cổ đồ sộ và giúp công tác tra cứu thư tịch cổ được dễ dàng hơn. - Chính sách dân tộc của chính quyền nhà nước Việt Nam (thế kỉ X-XIX) của tác giả Phan Hữu Dật và Lâm Bá Nam do nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản năm 2001. Nội dung cuốn sách chủ yếu đề cập đến chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam trong lịch sử. - Văn hóa, xã hội và con người Tây Nguyên, Nguyễn Tấn Đắc, NXB KHXH, HN, 2005. Cuốn sách đề cập đến nhiều nội dung về văn hóa, xã hội của cả khu vực Tây Nguyên nói chung và dân tộc Giarai trong đó có Thủy Xá, Hỏa Xá nói riêng. - Tây Nguyên, những chặng đường lịch sử - văn hóa, Nguyễn Tuấn Triết, viện KHXHVN, Viện KHXH vùng Nam Bộ, trung tâm nghiên cứu Tây Nguyên, NXB KHXH, 2007. 6 Nội dung cuốn sách đề cập đến lịch sử và văn hóa vùng đất Tây Nguyên qua các chặng đường lịch sử từ trước công nguyên tới sau năm 1975. Trong đó tác giả dành riêng một chương để nói tổng quan về địa lý và dân cư vùng Tây Nguyên. Còn trong từng chương còn lại, tác giả lần lượt nói đến văn hóa và lịch sử của vùng đất, đồng thời nói đến những kho tàng văn hóa dân gian đồ sộ độc đáo, những hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú và đa dạng của các công xã. Trong đó có chương IV: Tây Nguyên từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX một phần đề cập đến những chính sách của các vua Nguyễn đối với vùng đất này, tuy không nhiều nhưng cũng góp phần làm sáng tỏ hơn những chính sách của nhà Nguyễn đối với vùng đất Tây Nguyên nhiều bí ẩn này. - Tư liệu điền dã của GS Nguyễn Tấn Đắc, 2010. Tư liệu này ghi lại một cách đầy đủ và chi tiết về các “vua” mà tác giả dùng từ “các Ơi”, đó là những hỏi đáp và ghi chép cụ thể của tác giả về các Ơi mà tác giả hỏi những người trong cuộc, những người có liên quan và kể cả những người dân ở làng Ơi bây giờ, qua các ghi chép và hình ảnh của giáo sư chúng ta thấy rõ được vai trò của các Ơi, các phong tục, tập quán của người dân làng Ơi đồng thời từ đó tác giả cũng rút ra kết luận rằng các “vua” hay các “Ơi” chỉ là những người thầy cúng đóng vai trò khá quan trọng trong đời sống của người dân tộc Giarai. Ngoài ra còn có một số công trình, bài báo khoa học hay bài nghiên cứu khác cũng có phần nào đề cập đến lịch sử và văn hóa của tiểu quốc Thủy Xá, Hỏa Xá mà tác giả đang nghiên cứu như: - Quan hệ Việt Nam – khu vực Bắc Tây Nguyên trước thế kỉ XIX của tác giả Vũ Ngọc Bình được in trong kỉ yếu hội thảo Nam Bộ và Nam Trung bộ - Những vấn đề lịch sử thế kỉ XVII – XIX năm 2005, trong bài viết tác giả đã đề cập khái quát quan hệ của Việt Nam với khu vực Bắc Tây Nguyên từ thời các chúa Nguyễn cho đến đầu thời các vua Nguyễn. Đặc biệt là quan hệ giữa nhà Nguyễn với Thủy Xá, Hỏa Xá giúp cho người đọc có thể hình dung một phần chính sách của triều Nguyễn đối với các dân tộc ở Tây Nguyên. 7 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu nhằm khái quát được những nét cơ bản nhất về 2 “tiểu quốc” Thủy Xá, Hỏa Xá và mối quan hệ của Thủy Xá, Hỏa Xá với triều đình Huế, Chân Lạp. Đồng thời đề tài cũng nghiên cứu để làm rõ về những ông vua không ngai, quyền lực thật sự của họ là gì và từ đó rút ra kết luận có hay không “tiểu quốc” Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam, và quan trọng nhất là qua đề tài nghiên cứu để dựng lại một cách chân thực nhất diện mạo lịch sử và văn hóa của Thủy Xá và Hỏa Xá đã từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam mà đến nay vẫn còn một vài dấu ấn khá đậm nét. Nội dung đề tài chọn những nét đặc trưng tiêu biểu nhất của tộc người Thủy Xá, Hỏa Xá để trình bày. Do đó, không phải tất cả các vấn đề phong phú, phức tạp trong đời sống của cư dân đều được trình bày một cách đầy đủ. Mặt khác, do tính đa dạng của lĩnh vực nghiên cứu và sự cho phép của tư liệu, nhiều vấn đề không đề cập đến sẽ không có nghĩa là nó không từng tồn tại trong lịch sử. Ngoài ra, dưới góc độ của người nghiên cứu lịch sử tác giả mong muốn nhìn lịch sử và văn hóa Thủy Xá, Hỏa Xá dưới góc độ lịch sử để thấy được sự chi phối của bối cảnh lịch sử đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của tộc người này. Một mục đích khác nữa của việc nghiên cứu đề tài chính là việc luận văn cũng mong muốn góp phần làm rõ sự ảnh hưởng, tác động qua lại của các nền văn hóa
Luận văn liên quan