Trong công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước hiện nay, nhiệm vụ
cơ bản của giáo dục phổ thông là đào tạo những con người mới, những người
lao động có tri thức, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động, sáng tạo, sẵn
sàng tham gia vào lao động sản suất, .
Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ GD&ĐT đã xây dựng chương trình giáo
dục phổ thông với hệ thống các môn học phù hợp với những yêu cầu của sự
phát triển. Trong đó bộ môn Vật lí đóng vai trò không nhỏ đảm bảo hoàn
thành mục tiêu giáo dục. Đây là môn học cung cấp những kiến thức khoa học
là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật, góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp và
hướng nghiệp. Các kiến thức Vật lí được vận dụng vào quá trình lao động sản
xuất, vào kĩ thuật công nghệ. Một trong những ngành sản xuất ứng dụng kiến
thức Vật lí đó là sản xuất điện năng.
Hiện nay, điện năng đã trở thành năng lượng không thể thiếu trong sản
xuất, sinh hoạt, . Do vậy, vấn đề sản xuất và sử dụng điện năng đang là vấn
đề quan tâm của toàn xã hội. Việc lồng ghép dạy học các kiến thức Vât lí và
giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh về sản xuất điện năng trong chương
trình THPT cũng chính là một trong những nhiệm vụ của người giáo viên.
Điện năng được sản xuất theo nhiều cách khác nhau, đó là quá trình chuyển
hoá từ một dạng năng lượng nào đó (động năng, thế năng, .) thành điện
năng. Chính vì thế, dạy học các kiến thức về điện năng có thể thực hiện từ lớp
10 đến lớp 12.
137 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4329 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tích hợp các kiến thức về sản xuất điện năng khi dạy một số bài học vật lí (chƣơng trình và sách giáo khoa cơ bản) góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp cho học sinh THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ HOÀN
TÍCH HỢP CÁC KIẾN THỨC VỀ SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG KHI DẠY
MỘT SỐ BÀI HỌC VẬT LÍ (CHƢƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO
KHOA CƠ BẢN) GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
KỸ THUẬT TỔNG HỢP – HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS Nguyễn Văn Khải, người thầy đã chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình
trong suốt quá trình làm luận văn.
Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Các thầy cô giáo
trong khoa Sau đại học và khoa Vật lí trường ĐHSP – Đại học Thái Nguyên
đã tạo mọi điều kiện cho việc học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Sở GD–ĐT Thái Nguyên, Ban giám hiệu các trường THPT Đồng Hỷ -
Lê Hồng Phong – Trại Cau, các giáo viên Vật lí đã cộng tác, tạo điều kiện về
cơ sở vật chất cho việc học tập và TNSP.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2009
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hoàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
Chƣơng I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tích hợp các kiến thức
về sản xuất điện năng trong dạy học vật lí ở trƣờng THPT…………
5
1.1. Tổng quan .......................................................................................... 5
1.1.1. Thực hiện giáo dục kĩ thuật tổng hợp trong dạy học vật lí.............. 5
1.1.2. Các nghiên cứu về dạy học tích hợp .............................................. 7
1.2. Nhiệm vụ dạy học vật lí ở trường THPT............................................ 11
1.2.1. Nhiệm vụ dạy học vật lí ở trường THPT và các con đường thực
hiện nhiệm vụ dạy học vật lí......................................................................
11
1.2.2. Giáo dục KTTH và hướng nghiệp trong dạy học vật lí. ................. 16
1.3. Điện năng và sản xuất điện năng. ..................................................... 19
1.3.1. Điện năng và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội…. 19
1.3.2. Sự chuyển hoá các dạng năng lượng thành điện năng..................... 21
1.3.3. Sản xuất điện năng và vấn đề môi trường sinh thái......................... 21
1.4. Các biện pháp tích hợp các kiến thức về sản xuất điện năng trong
dạy học vật lí ở trường THPT. ..................................................................
23
1.4.1. Tích hợp các kiến thức về sản xuất điện năng vào các bài học Vật
lí. Các mức độ tích hợp ………………………………………………
23
1.4.2. Tích hợp các kiến thức về sản xuất điện năng khi giải các bài tập
có nội dung kĩ thuật ……………………………………………………..
24
1.4.3. Tổ chức tham quan, ngoại khoá …………………………………. 25
1.4.4. Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học …………….. 27
1.5. Nghiên cứu thực trạng thực hiện giáo dục KTTH và hướng nghiệp
trong dạy học vật lí....................................................................................
36
Kết luận chương I ..................................................................................... 39
Chƣơng II. Xây dựng tiến trình dạy học một số bài học vật lí có tích
hợp các kiến thức về sản xuất điện năng …………………………….
40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.1. Phân tích chương trình – sách giáo khoa vật lí phổ thông. Các yếu
tố kiến thức làm cơ sở cho sản xuất điện năng. ........................................
40
2.1.1. Chương trình – sách giáo khoa Vật lí phổ thông………………… 40
2.1.2. Các yếu tố kiến thức chủ yếu làm cơ sở cho sản xuất điện năng… 44
2.2. Xây dựng chương trình tích hợp kiến thức về sản xuất điện năng
theo chương trình – SGK vật lí.................................................................
45
2.2.1. Một số nguyên tắc tích hợp các kiến thức về sản xuất điện năng.. 45
2.2.2. Xây dựng chương trình tích hợp ………………………………… 45
2.3. Xây dựng tiến trình một số bài cụ thể………………………............ 50
Giáo án số 1 …………………………………………………….............. 51
Giáo án số 2 …………………………………………………….............. 59
Giáo án số 3 …………………………………………………….............. 68
Kết luận chương II ………………………………………………............ 76
Chƣơng III. Thực nghiệm sƣ phạm ………………………………. .... 77
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ………………………….......... 77
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ………………………............. 77
3.3. Đối tượng và cơ sở thực nghiệm sư phạm ……………………......... 77
3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm …………………………. ........ 79
3.5. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ………........... 80
3.6. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ……………………………........... 81
3.7. Kết quả và sử lí kết quả thực nghiệm sư phạm …………….............. 85
3.8. Đánh giá chung ……………………………………………….......... 96
Kết luận chương III ……………………………………………….......... 98
Kết luận chung …………………………………………………….......... 99
Tài liệu tham khảo ………………………………………………......... 101
Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn giáo viên …………………………….......... 103
Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn học sinh ……………………………........... 105
Phụ lục 3: Bài kiểm tra ……………………………………………......... 106
Phụ lục 4: Một số giáo án theo hướng của đề tài ………………….......... 109
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ĐHSP Đại học sư phạm
ĐC Đối chứng
TN Thực nghiệm
KTTH&HN Kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp
GV Giáo viên
HS Học sinh
GDMT Giáo dục môi trường
DHTH Dạy học tích hợp
KTTH Kĩ thuật tổng hợp
NXB Nhà xuất bản
SGK Sách giáo khoa
THPT Trung học phổ thông
PPDH Phương pháp dạy học
TNCC Thí nghiệm củng cố
TNTH Thí nghiệm thực hành
TNNC Thí nghiệm nghiên cứu
TNKT Thí nghiệm kiểm tra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ
Bảng 3.1: Đặc điểm, chất lượng học tập của HS ở lớp TN và ĐC …. 78
Bảng 3.2: Đặc điểm, chất lượng học tập của HS ở lớp TN và ĐC ….. 78
Bảng 3.3: Đặc điểm, chất lượng học tập của HS ở lớp TN và ĐC ….. 79
Bảng 3.4: Kết quả bài kiểm tra số 1 …………………………………. 87
Bảng 3.5: Xếp loại kết quả bài kiểm tra số 1 ………………………… 87
Bảng 3.6: Phân phối tần suất kết quả bài kiểm tra số 1 ……………… 88
Bảng 3.7: Các tham số thống kê của bài kiểm tra số 1 ………………. 89
Bảng 3.8: Kết quả bài kiểm tra số 2 ……………………………… . 90
Bảng 3.9: Xếp loại kết quả bài kiểm tra số 2 ……………………….. 90
Bảng 3.10: Phân phối tần suất kết quả bài kiểm tra số 1 ……………. 91
Bảng 3.11: Các tham số thống kê của bài kiểm tra số 2 …………….. 92
Bảng 3.12: Kết quả bài kiểm tra số 3 ……………………………….. 93
Bảng 3.13: Xếp loại kết quả bài kiểm tra số 3 ………………………. 93
Bảng 3.14: Phân phối tần suất kết quả bài kiểm tra số 3 …………….. 94
Bảng 3.15: Các tham số thống kê của bài kiểm tra số 3 …………….. 95
Bảng 3.16: Tổng hợp các thống kê qua ba bài kiểm tra TNSP ……… 96
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ xếp loại bài kiểm tra số 1 …………………… .. 88
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ xếp loại bài kiểm tra số 2 …………………….. 91
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ xếp loại bài kiểm tra số 3 ……………………... 94
Đồ thị 3.1: Đồ thị đường phân phối tần suất bài kiểm tra số 1 …….. 89
Đồ thị 3.2: Đồ thị đường phân phối tần suất bài kiểm tra số 2 ……… 92
Đồ thị 3.3: Đồ thị đường phân phối tần suất bài kiểm tra số 3 ……… 95
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 0
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ HOÀN
TÍCH HỢP CÁC KIẾN THỨC VỀ SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG KHI DẠY
MỘT SỐ BÀI HỌC VẬT LÍ (CHƢƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO
KHOA CƠ BẢN) GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
KỸ THUẬT TỔNG HỢP – HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Lí luận & phƣơng pháp dạy học Vật lí
Mã số: 60.14.10
Người hướng dẫn khoa học : PGS .TS NGUYỄN VĂN KHẢI
Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1
MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
Trong công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước hiện nay, nhiệm vụ
cơ bản của giáo dục phổ thông là đào tạo những con người mới, những người
lao động có tri thức, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động, sáng tạo, sẵn
sàng tham gia vào lao động sản suất, ...
Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ GD&ĐT đã xây dựng chương trình giáo
dục phổ thông với hệ thống các môn học phù hợp với những yêu cầu của sự
phát triển. Trong đó bộ môn Vật lí đóng vai trò không nhỏ đảm bảo hoàn
thành mục tiêu giáo dục. Đây là môn học cung cấp những kiến thức khoa học
là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật, góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp và
hướng nghiệp. Các kiến thức Vật lí được vận dụng vào quá trình lao động sản
xuất, vào kĩ thuật công nghệ. Một trong những ngành sản xuất ứng dụng kiến
thức Vật lí đó là sản xuất điện năng.
Hiện nay, điện năng đã trở thành năng lượng không thể thiếu trong sản
xuất, sinh hoạt, ... Do vậy, vấn đề sản xuất và sử dụng điện năng đang là vấn
đề quan tâm của toàn xã hội. Việc lồng ghép dạy học các kiến thức Vât lí và
giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh về sản xuất điện năng trong chương
trình THPT cũng chính là một trong những nhiệm vụ của người giáo viên.
Điện năng được sản xuất theo nhiều cách khác nhau, đó là quá trình chuyển
hoá từ một dạng năng lượng nào đó (động năng, thế năng, ...) thành điện
năng. Chính vì thế, dạy học các kiến thức về điện năng có thể thực hiện từ lớp
10 đến lớp 12.
Trong thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông, nhiều khi giáo viên
chưa để ý đến việc tích hợp các phần kiến thức để tạo thành hệ thống và thông
qua đó giáo dục KTTH – hướng nghiệp cho học sinh. Mặt khác quá trình sản
xuất điện năng cũng gây ra ảnh hưởng tới môi trường sống. Sự ô nhiễm môi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
trường đang là vấn đề nhức nhối của nhân loại. Do vậy, việc kết hợp dạy học
Vật lí với giáo dục môi trường là nhiệm vụ thiết yếu đối với giáo viên.
Trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã quan tâm tới việc đưa tư
tưởng sư phạm tích hợp vào chương trình sách giáo khoa mới và trong quá
trình đổi mới phương pháp dạy học. Vận dụng tư tưởng này giúp liên kết các
kiến thức trong bộ môn Vật lí nói riêng và giữa các môn học nói chung, nhằm
vận dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực để tăng hiệu quả giáo dục.
Với những lí do trên đây, chúng tôi nhận thấy cần phải nghiên cứu vận
dụng tư tưởng sư phạm tích hợp trong việc dạy học, cụ thể là dạy kiến thức về
sản xuất điện năng. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài: Tích hợp các kiến thức
về sản xuất điện năng khi dạy một số bài học Vật lí (chƣơng trình và sách
giáo khoa cơ bản) góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục kĩ thuật tổng
hợp – hƣớng nghiệp cho học sinh THPT.
II. Mục đích nghiên cứu.
Tích hợp các kiến thức về sản xuất điện năng vào một số bài học Vật lí
(chương trình và sách giáo khoa cơ bản) góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục kĩ thuật tổng hợp – hướng nghiệp cho học sinh THPT.
III. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu.
- Khách thể: Quá trình dạy và học Vật lí của GV và HS ở trường
THPT.
- Đối tượng nghiên cứu: Tích hợp các kiến thức về sản xuất điện năng
vào một số bài học Vật lí.
- Giới hạn của đề tài: Tích hợp các kiến thức về sản xuất điện năng khi
dạy một số bài học Vật lí (chương trình và sách giáo khoa cơ bản) góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục KTTH – hướng nghiệp cho học sinh THPT.
IV. Giả thuyết khoa học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
Nếu phối hợp hợp lí các phương pháp và phương tiện dạy học để tích
hợp các kiến thức về sản xuất điện năng, thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục KTTH – hướng nghiệp cho HS.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được mục đích đề ra, đề tài có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục KTTH – hướng nghiệp.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn vận dụng các phương pháp và
phương tiện dạy học theo tư tưởng sư phạm tích hợp trong dạy học Vật lí ở
trường phổ thông.
- Nghiên cứu về sản xuất điện năng.
- Điều tra thực trạng về dạy học các kiến thức về sản xuất điện năng
theo chương trình sách giáo khoa cơ bản ở một số trường THPT.
- Nghiên cứu việc tích hợp các kiến thức về sản xuất điện năng khi dạy
một số bài học Vật lí theo chương trình sách và giáo khoa cơ bản, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục kĩ thuật tổng hợp – hướng nghiệp cho học sinh
THPT.
- Soạn một số giáo án theo hướng của đề tài.
- Thực nghiệm sư phạm
VI. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, điều tra, quan sát
- Phương pháp thực nghiệm
VII. Những đóng góp của luận văn.
- Về mặt lý luận: Vận dụng dạy học tích hợp vào việc thực hiện giáo
dục KTTH – hướng nghiệp cho HS qua dạy học môn Vật lí.
- Về mặt thực tiễn:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4
+ Xây dựng tiến trình dạy học tích hợp về sản xuất điện năng khi dạy
một số bài học vật lí theo chương trình và sách giáo khoa cơ bản, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục KTTH – hướng nghiệp cho học sinh THPT.
+ Các bài soạn là tài liệu tham khảo cho GV trong quá trình dạy học.
VIII. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tích hợp các kiến thức về sản
xuất điện năng trong dạy học Vật lí ở trường THPT.
Chương II. Xây dựng tiến trình dạy học một số bài học Vật lí có tích hợp các
kiến thức về sản xuất điện năng.
Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP CÁC KIẾN
THỨC VỀ SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở
TRƢỜNG THPT.
1.1. Tổng quan
1.1.1. Thực hiện giáo dục KTTH trong dạy học Vật lí
10
Giáo dục KTTH cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục
phổ thông. Trong đó môn vật lí với đặc điểm và phương pháp riêng đã đóng
vai trò cơ bản trong việc giáo dục KTTH.
Thực hiện giáo dục KTTH trong dạy học Vật lí là làm cho HS hiểu biết
và nắm vững các vấn đề chính sau:
- Những nguyên lí khoa học, kĩ thuật và công nghệ cơ bản, chung của
các quá trình sản xuất chính.
Trong quá trình dạy học Vật lí, cần phân tích để làm sáng tỏ các
nguyên tắc Vật lí trong hoạt động của các thiết bị khác nhau, các nguyên lí cơ
bản của điều khiển máy, phương tiện kĩ thuật, thiết bị thông tin liên lạc, …
Giới thiệu để HS hiểu được cơ sở của năng lượng học, kĩ thuật điện tử
học, kĩ thuật tính toán, kĩ thuật nhiệt, kĩ thuật liên quan đến quan đến quốc
phòng, … Nguyên lí chế tạo, sử dụng công cụ lao động, thiết kế chế tạo dụng
cụ thí nghiệm, …
Qua việc nghiên cứu các khả năng, hình thức và phương pháp ứng dụng
các định luật, các thuyết Vật lí cần chỉ cho HS hiểu và nắm được nguyên lí
khoa học chung của các ngành sản xuất chính như: Quá trình sản xuất cơ khí,
sản xuất tự động, quá trình sản xuất gia công vật liệu, sản xuất, truyền tải và
sử dụng điện năng, …
Bằng việc thực hiện các thí nghiệm Vật lí, giải quyết các bài toán về kĩ
thuật, tổ chức tham quan, ngoại khoá, … cần bồi dưỡng tri thức, kĩ năng về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6
tổ chức lao động khoa học và quản lí kinh tế - kĩ thuật, đồng thời cho HS hiểu
biết thêm các nguyên lí kĩ thuật chung, hiểu về đối tượng lao động, công cụ
lao động và sức lao động trong quá trình sản xuất xã hội.
- Các phương hướng cơ bản của tiến bộ khoa học – kĩ thuật.
Cùng với việc chiếm lĩnh các nguyên lí khoa học, kĩ thuật và công
nghệ, cần để cho HS lĩnh hội được vấn đề kinh tế - xã hội của kĩ thuật, các
phương hướng cơ bản của tiến bộ khoa học – kĩ thuật bao gồm:
Các yếu tố cấu trúc của hệ kĩ thuật, nguyên tắc và chức năng của kĩ
thuật mới, đó là cơ sở của tiến bộ khoa học và công nghệ, của các phương
pháp sản xuất mới.
Các tư tưởng khoa học hiện đại và xu hướng phát triển của kĩ thuật va
công nghệ sản xuất như: Cơ khí hoá nền sản xuất quốc dân, sản xuất và truyền
tải điện năng, gia công vật liệu mới, sử dụng năng lượng nguyên tử, tự động
hoá sản xuất, …
- Rèn luyện các kĩ năng và thói quen thực hành.
Rèn luyện các kĩ năng cơ bản về sử dụng các dụng cụ thiết bị thí
nghiệm Vật lí, các công cụ sản xuất phổ biến như: Hệ thống thao tác đo đạc,
đọc các giá trị, lựa chọn dụng cụ với cấp độ chính xác thích hợp, … quy tắc
lắp ráp, kiểm tra, vận hành, bảo quản các thiết bị, động cơ, máy móc, … Cần
cho HS hiểu bản chất Vật lí của cấu trúc kĩ thuật làm quen với việc thực hiện
các yêu cầu kĩ thuật cũng như kế hoạch làm việc.
Rèn luyện các kĩ năng tính toán, sử dụng bản vẽ, đồ thị, tự thiết kế và
chế tạo các dụng cụ, mô hình phục vụ học tập, giải bài toán kĩ thuật, … nhằm
phát triển năng lực sáng tạo và rèn luyện thói quen thực hành cho HS.
Giáo dục KTTH cho học sinh phổ thông phải dựa trên các nguyên tắc
cơ bản sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7
- Giáo dục KTTH phải kết hợp với giáo dục phổ thông, phục vụ mục
tiêu chung của giáo dục phổ thông.
- Giáo dục KTTH phải mang tính hiện đại, cập nhật.
- Giáo dục KTTH phải làm cho học sinh hiểu được những nguyên lí cơ
bản của các quá trình sản xuất quan trọng, đồng thời rèn luyện cho học sinh
thói quen dùng những dụng cụ đơn giản phổ biến trong các ngành sản xuất.
- Dạy học vật lí phải luôn luôn gắn với đời sống và sản xuất, làm cho
học sinh thấy được những ứng dụng của kiến thức vật lí trong đời sống và kĩ
thuật, đồng thời nhận ra được những đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề mới
của cuộc sống và kĩ thuật đối với vật lí học, đối với người học Vật lí.
1.1.2. Các nghiên cứu về dạy học tích hợp
9
,
15 , 19
- Khái niệm tích hợp:
+ Theo từ điển tiếng việt: “Tích hợp nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập,
sự kết hợp”.
+Theo từ điển tiếng pháp: “Tích hợp là gộp lại, sát nhập vào thành một
tổng thể”.
+ Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, theo Dương Tiến Sỹ: “Tích hợp là
sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức (khái niệm) thuộc các
môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối
liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó”.
Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp vào quá trình dạy học là rất cần
thiết. Hiện nay dạy học tích hợp đang là một xu hướng của lý luận dạy học
được nhiều nước trên thế giới quan tâm thực hiện.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Khải từ góc độ lý luận dạy học: “Dạy học
tích hợp tạo ra các tình huống liên kết tri thức các môn học, đó là cơ hội phát
triển năng lực của học sinh. Khi xây dựng các tình huống vận dụng kiến thức,
học sinh sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát triển tư duy sáng tạo. Dạy học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8
tích hợp các khoa học sẽ làm giảm trùng lặp nội dung dạy học các môn học,
việc xây dựng chương trình các môn học theo hướng này có ý nghĩa quan
trọng làm giảm tình trạng quá tải của nội dung học tập, đồng thời hiệu quả
giảng dạy được nâng lên. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, do đòi hỏi của xã
hội, nhiều tri thức cần thiết mới đều muốn đưa vào nhà trường”
- Khái niệm về dạy học tích hợp.
Quá trình dạy học tích hợp được hiểu là một quá trình dạy học trong đó
toàn thể các hoạt động học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng
lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ
cho các quá trình học tập tương lai, hoặc hoà nhập học sinh vào cuộc sống lao
động (Xavier Roegiers (1966)). Mục tiêu cơ bản của dạy học tích hợp là nâng
cao chất lượng giáo dục học sinh phù hợp các mục tiêu giáo dục của nhà
trường.
Dạy học tích hợp hướng tới việc tổ chức các hoạt động học tập, trong
đó học sinh học cách sử dụng phối hợp những kiến thức, những kĩ năng trong
các tình huống gần với cuộc