PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Ngày nay loài người đang đối mặt với bốn vấn đề lớn: Hoà bình, dân số, ô
nhiễm môi trường và nghèo đói. Trong đó vấn đề dân số được xem là nguyên nhân
chung của ba vấn đề còn lại.
Ở Việt nam, vấn đề dân số cũng đang trở thành một vấn đề nóng bỏng và cấp
thiết, cần được quan tâm giải quyết trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay. Theo
nhiều nghiên cứu của các chuyên gia về dân số cho thấy tỉ suất gia tăng dân số của
Việt Nam luôn cao hơn nhiều so với thế giới. Việc dân số tăng nhanh ở nước ta đã
gây rất nhiêu khó khăn đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi người
dân, cho cộng đồng và cho xã hội. Đất trồng trọt bị giảm sút, diện tích rừng bị phá
huỷ gần một nửa, tình trạng thất nghiệp ngày càng trở nên nghiêm trọng.
98 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 1813 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học Sinh học 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-------- --------
LÊ HÀ KIM KHÁNH
TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-------- --------
LÊ HÀ KIM KHÁNH
TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học
Mã số : 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHAN ĐỨC DUY
Nghệ An – 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận
văn là khách quan, trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kì một công trình nào khác.
\
Tác giả
Lê Hà Kim Khánh
ii
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy
giáo hướng dẫn PGS.TS Phan Đức Duy, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu các Trường Trung học cơ sở
trên địa bàn Quận Thủ Đức đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong
quá trình thực nghiệm đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo trong Khoa Sinh- Trường Đại
học Vinh, các bạn học viên, người thân đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
Vinh, tháng 6 năm 2014
Lê Hà Kim Khánh
iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iv
PHẦN 1....................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................... 6
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................. 6
1.1. Cơ sở lí luận...................................................................................................... 6
1.1.1. Tổng quan về tích hợp ............................................................................... 6
1.1.2. Giáo dục giới tính .................................................................................... 10
1.1.3. Module tích hợp GDGT ........................................................................... 15
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................................... 17
Chương 2. TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG DẠY HỌC SINH
HỌC 8 ....................................................................................................................... 19
2.1. Địa chỉ tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 ........................ 19
2.1.1. Phân tích chương trình Sinh học 8 ........................................................... 19
2.1.2. Hệ thống các kiến thức có thể tích hợp GDGT-SKSS ............................ 20
2.2. Các moddule tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong Sinh học 8
............................................................................................................................... 22
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................. 63
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ............................................................... 63
3.2. Nội dung thực nghiệm .................................................................................... 63
3.3. Phương pháp thực nghiệm .............................................................................. 63
3.4. Kết quả thực nghiệm ...................................................................................... 64
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 72
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt Ý nghĩa chữ viết tắt
DS Dân số
ĐC Đối chứng
GD Giáo dục
GDGT Giáo dục giới tính
Gv Giáo viên
HS Học sinh
KT Kiểm tra
NXB Nhà xuất bản
SGK Sách giáo khoa
SH Sinh học
SKSS Sức khỏe sinh sản
THCS Trung học cơ sở
TN Thực nghiệm
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các biện pháp GDGT và SKSS trong dạy học môn Sinh học của 30 giáo viên . 17
Bảng 1.2. Hiểu biết của 200 học sinh THCS về GDGT- SKSS .......................................... 18
Bảng 2.1. Địa chỉ tích hợp GDGT và SKSS trong chương trình Sinh học 8 ...................... 21
Bảng 3.1. Phân phối tần suất % .100%inW
n
= . ................................................................... 64
Bảng 3.2. Các tham số đặc trưng ......................................................................................... 64
Bảng 3.3. Phân phối tần suất W% = %100.
n
ni . .................................................................. 65
Bảng 3.4. Các tham số đặc trưng: ........................................................................................ 66
Bảng 3.5. Phân phối tần suất W% = %100.
n
ni . ................................................................. 66
Bảng 3.6. Các tham số đặc trưng ......................................................................................... 67
Bảng 3.7. Phân phối tần suất W% = %100.
n
ni . .................................................................. 68
Bảng 3.8. Các tham số đặc trưng ......................................................................................... 68
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bộ xương người ........................................................................................ 24
Hình 2.2. Tuyến giáp ................................................................................................. 35
Hình 2.3. Tuyến yên .................................................................................................. 36
Hình 2.4. Tuyến sinh dục nam và nữ ........................................................................ 38
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Biểu diễn phân phối tần suất của nhóm 1 ............................................. 64
Biểu đồ 3.2. Biểu diễn phân phối tần suất của nhóm 2 ............................................. 65
Biểu đồ 3.3. Biểu diễn phân phối tần suất của nhóm thực nghiệm số 1 ................... 67
Biểu đồ 3.4. Biểu diễn phân phối tần suất của nhóm thực nghiệm số 2 ................... 68
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Ngày nay loài người đang đối mặt với bốn vấn đề lớn: Hoà bình, dân số, ô
nhiễm môi trường và nghèo đói. Trong đó vấn đề dân số được xem là nguyên nhân
chung của ba vấn đề còn lại.
Ở Việt nam, vấn đề dân số cũng đang trở thành một vấn đề nóng bỏng và cấp
thiết, cần được quan tâm giải quyết trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay. Theo
nhiều nghiên cứu của các chuyên gia về dân số cho thấy tỉ suất gia tăng dân số của
Việt Nam luôn cao hơn nhiều so với thế giới. Việc dân số tăng nhanh ở nước ta đã
gây rất nhiêu khó khăn đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi người
dân, cho cộng đồng và cho xã hội. Đất trồng trọt bị giảm sút, diện tích rừng bị phá
huỷ gần một nửa, tình trạng thất nghiệp ngày càng trở nên nghiêm trọng.
- Tuy nhiên, trên thực tế, công tác dân số nói chung, giáo dục giới tính nói
riêng vẫn còn gặp một số khó khăn, trở ngại nhất định. Một trong những trở ngại
chính là thiếu phương pháp, biện pháp đưa giáo dục giới tính vào nhà trường phổ
thông.
- Sinh học được xem là môn học có nhiều ưu thế trong việc giáo dục giới tính
cho học sinh, đặc biệt là phần giải phẫu Sinh lí người thuộc chương trình Sinh học
lớp 8. Những kiến thức về giải phẫu sinh lý người của lớp 8 có nhiều điều kiện để tổ
chức tích hợp GDGT và SKSS cho học sinh, vã lại học sinh lớp 8 cung có đủ các
điều kiện để tổ chức dạy học tích hợp.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tích hợp
giáo dục giới tính trong dạy học Sinh học 8 ”.
2 . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Góp phần giáo dục và nâng cao ý thức về giới tính và sức khỏe sinh sản, giúp
học sinh tự điều chỉnh hành vi trong hoạt động để sống tốt hơn, học tập tốt và rèn
luyện tốt.
2
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài phải thực hiện được các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học
sinh học.
- Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung Sinh học 8 làm cơ sở cho việc tích
hợp giáo dục giới tính trong quá trình dạy học.
- Vận dụng tiếp cận module để tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh
học 8
- Thiết kế các giáo án có tích hợp giáo dục giới tính
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc tích hợp giáo dục giới
tính cho học sinh trong dạy học Sinh học 8.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh khối 8 ở một số trường THCS trong Quận Thủ Đức.TP.Hồ
Chí Minh.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu tích hợp kiến thức, nhận thức giáo dục giới tính
trong dạy học sinh học 8, cụ thể là thiết kế được các module tích hợp giáo dục giới
tính, dân số, sức khỏe sinh sản
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
6.1. Nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước trong công tác giáo dục.
Nghiên cứu các luận án, luận văn có liên quan đến đề tài.
6.2. Phương pháp điều tra
-Điều tra thực trạng của việc giáo dục giới tính ở trường THCS trên địa bàn
nghiên cứu.
3
6.3. Phương pháp hỏi chuyên gia
Trao đổi với các chuyên gia, các đồng nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực
giáo dục, các bác sĩ chuyên khoa sản, khoa tâm lý học,..
6.4. Phương pháp thực nghiệm
- Mục đích: Xác định tính khả thi của các phương pháp và biện pháp tích hợp
giáo dục giới tính đã thiết kế.
- Thời gian tiến hành: Học kỳ hai năm học 2013-2014
- Địa điểm thực nghiệm: Một số trường THCS trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh.
- Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 8 THCS
6.5. Phương pháp thống kê toán học
- Lập bảng phân phối tần suất.
- Biểu diễn các kết quả phân phối tần suất bằng biểu đồ
- Tính các tham số đặc trưng:
+ Trung bình cộng: X = .
.
n
Xn ii∑
+ Sai số tiêu chuẩn: m =
n
S
+ Phương sai: S = ±
1
)( 2
−
−∑
n
XXn ii
+ Hệ số biến thiên: Cv(%) =
X
S .100%
Hệ số biến thiên ( Cv%) phản ánh mức độ dao động của các kết quả thu được
- Cv% = ( 0-10): độ dao động nhỏ kết quả đáng tin cậy
- Cv% = ( 10-30): độ dao động trung bình kết quả đáng tin cậy
- Cv% = ( 30-100): độ dao động lớn kết quả ít tin cậy.
7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xác định được các phương pháp và biện pháp tích hợp GDGT trong quá
trình dạy học Sinh học nói chung, Sinh học 8 nói riêng thì sẽ nâng cao được nhận
thức, kiến thức về giới tính ở học sinh.
4
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Xác định được các nội dung của sinh học 8 tích hợp giáo dục giới tính
Thiết kế được các module tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8.
9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2. Module tích hợp GDGT trong dạy học Sinh học 8.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
10. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
10.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Tính đến thời điểm này thì việc đưa GDGT- SKSS vào nhà trường phổ thông
có một lịch sử nghiên cứu tương đối ngắn ngủi. Khái niệm GDGT mới được xuất
hiện từ những năm đầu của thập niên 40.
Năm 1941, lần đầu tiên bà Alava Myrdal ( Hoa Kì) đã nêu lên sự cần thiết
GDGT- SKSS cho học sinh trong nhà trường chính quy và cho người lớn trong hệ
giáo dục không chính quy. Trong cuốn sách “ Quốc gia và gia đình” của mình bà đã
cố gắng thuyết phục chính phủ Mỹ rằng muốn thực hiện tốt các chính sách xã hội,
phải thực hiện chính sách dân số sáng suốt, cơ quan giáo dục các cấp có vai trò lớn
đối với thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường để đạt tới các mục tiêu chính
sách dân số quốc gia [21].
Năm 1943, các ông Frank Lorimer và Fridrich Osborn kiến nghị vấn đề dân số
cần được đưa vào chương trình phổ thông.
Tháng 3 năm 1962, trong tạp chí “ Các thành tựu sư phạm”, Waren
S.Thompson đề xuất khái niệm “bùng nổ dân số” và nêu ra rằng biến động dân số
có liên quan đến phúc lợi của con người. Trong bài “ Sự bùng nổ dân số” ông đã nói
rõ quan điểm phải đưa GDGT-SKSS vào giáo dục chính quy của một xã hội dân
chủ.
5
Năm 1964 tại Đại học Cô-lôm-bia ( Hoa Kì) , Giáo sư Sloan Wayland đã biên
soạn và tiến hành giảng dạy tài liệu “ Các động lực dân số” và “ Các giai đoạn mãn
sinh sản”.
Hội nghi về dân số và giáo dục gia đình do UNESCO khu vực Châu Á bảo trợ
và tổ chức năm 1970 tại Băng-Côc( Thái Lan) là một cái mốc đáng ghi nhận trong
lịch sử GDGT-SKSS. Các nhà giáo dục của 13 nước Châu Á- Thái Bình Dương có
mặt đã xác định rõ mục tiêu, nội dung giáo dục dân số trong nhà trường, phác thảo
tài liệu chỉ dẫn đưa GDGT-SKSS vào các bộ môn nghiên cứu xã hội, khoa học tự
nhiên. Theo hội nghị này, GDGT được định nghĩa là một chương trình giáo dục về
tình hình dân số trong một gia đình, một cộng đồng, quốc gia và toàn thế giới, nhằm
mục đích phát triển ở người học thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn và có trách nhiệm
với tình hình đó.
Từ năm 1980 trở đi, GDGT-SKSS dần dần đựoc xem là một biện pháp có hiệu
quả của chương trình vận động KHHGĐ. Nhưng ở nhiều quốc gia, nhất là các nước
đang phát triển chưa thể hiện rõ nét kết quả đó, họ chỉ tập trung đầu tư cho các biện
pháp kĩ thuật y tế trong sinh đẻ có kế hoạch nhiều hơn là cho GDGT-SKSS trong
nhà trường và xã hội. Ở một số nước thì nội dung GDGT-SKSS lại quá rộng, dàn
mỏng trong quá nhiều môn học, hiệu quả còn thấp.
Năm 1982 Hội nghị tư vấn khu vực khẳng định vai trò GDGT-SKSS trong vận
động KHHGĐ và khuyến nghị chương trình GDGT-SKSS nên được tập trung thích
hợp vào một số môn học tích hợp [7].
10.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề giới tính, GDGT- SKSS được nghiên cứu từ những năm
80 của thế kỉ XX. Những công trình nghiên cứu về giáo dục giới tính, GT-SKSS
còn rất ít ỏi, chủ yếu còn mang tính giáo khoa. Có thể kể đến một số tác giả như
Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Hữu Châu, Lê Văn Thông, Nguyễn Văn Lê, Nguyễn
Đức Minh, Nguyễn Đức Vũ, một số công trình chủ yếu dưới dạng sách giáo khoa,
tài liệu hướng dẫn giảng dạy, tài liệu tham khảo của các tập thể tác giả trong khuôn
khổ các đề án GDDS-SKSS của VIE 01/P11, VIE/98/018[7].
6
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Tổng quan về tích hợp
1.1.1.1. Khái niệm tích hợp
Trong tiếng Anh, tích hợp (integration) là “toàn bộ, toàn thể”, nghĩa là sự
phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để
bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.
Theo Từ điển tiếng Việt: tích hợp là “sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp”.
[18]
Theo Từ điển giáo dục học: tích hợp là “hành động liên kết các đối tượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau
trong cùng một kế hoạch giảng dạy”. [6]
Tích hợp là sự kết hợp có hệ thống các kiến thức có liên quan và kiến thức
môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên những
mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đưa vào bài học. [18]
Theo Dương Tiến Sỹ: “Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống
các kiến thức/ khái niệm thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống
nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các
môn học đó”. [14]
Như vậy, tích hợp kiến thức là sự lồng ghép, liên kết, kết hợp tri thức của các
khoa học khác nhau thành một tập hợp kiến thức toàn vẹn, thống nhất.
1.1.1.2. Khái niệm dạy học tích hợp
Có nhiều định nghĩa khác nhau về dạy học tích hợp.
Theo UNESCO, dạy học tích hợp các khoa học được định nghĩa là “một cách
trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ
7
bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hay quá sớm sự sai khác giữa các
lĩnh vực khoa học khác nhau”. [15]
Theo Xaviers Roegirs “Lý thuyết sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá
trình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh
những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh nhằm
phục vụ cho quá trình học tập tương lai, hoặc hoà nhập học sinh vào cuộc sống lao
động. Lý thuyết sư phạm tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa” [6]
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Khải “Dạy học tích hợp tạo ra các tình huống
liên kết tri thức các môn học, đó là cơ hội phát triển các năng lực của học sinh. Khi
xây dựng các tình huống vận dụng kiến thức, học sinh sẽ phát huy được năng lực tự
lực, phát triển tư duy sáng tạo.”
Một quan niệm khác về sự tích hợp giáo dục: "Tích hợp giáo dục là quá trình
học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên thực hiện việc chuyển đổi liên tiếp các thông
tin từ ngôn ngữ của một môn học sang ngôn ngữ môn học khác mà nhờ quá trình đó
học sinh nắm vững kiến thức, hình thành khái niệm, phát triển các phẩm chất cá
nhân" [11]
Trong dạy học, tích hợp có thể được coi là sự liên kết các các đối tượng
giảng dạy, học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động để đảm bảo sự thống nhất,
hài hòa, trọn vẹn của hệ thống dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tốt nhất, qua đó
người học không chỉ lĩnh hội được tri thức khoa học của môn học chính mà cả tri
thức của khoa học được tích hợp, từ đó hình thành cho người học cái nhìn khái quát
hơn đối với các khoa học có cùng đối tượng nghiên cứu, đồng thời có được phương
pháp xem xét vấn đề một cách lôgic, biện chứng.
Như vậy, dạy học tích hợp là quá trình dạy học có sự lồng ghép một cách hệ
thống những tri thức khoa học, những quy luật chung gần gũi, từ đó hình thành và
phát triển năng lực của người học.
Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành
động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá
nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết kĩ năng, kĩ xảo và kinh
8
nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động.
Tích hợp GDGT trong môn Sinh học là kết hợp một cách có hệ thống các
kiến thức Sinh học với vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản, làm cho chúng hòa
quyện vào nhau hợp thành một thể thống nhất.
1.1.1.3. Quan điểm về sự tích hợp các môn học
Theo D’Hainaut, có 4 quan điểm tích hợp khác nhau: [5]
- Quan điểm “trong nội bộ môn học”: Trong đó ưu tiên các nội dung khái quát
cốt lõi của môn học. Quan điểm này nhằm duy trì các môn học riêng.
- Quan điểm “đa môn”: Đề nghị những tình huống, những “đề tài” có thể
được nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau.
- Quan điểm “liên môn”: Đề xuất những tình huống chỉ có thể được tiếp cận
một cách hợp lí qua sự soi sáng của nhiều môn học. Ở đây chúng ta nhấn mạnh đến
sự liên kết các môn học, làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết một tình
huống cho trước. Khi đó, các quá trình học tập sẽ không rời rạc mà chúng liên kết
với nhau xung quanh vấn đề phải được giải quyết.
- Quan điểm “xuyên môn”: Chủ yếu phát triển những kĩ năng mà học sinh có
thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống. Đó là những kĩ
năng xuyên môn. Có thể lĩnh