Mục tiêu của giáo dục nhận thức: phát triển ở trẻ những hứng thú nhận thức; phát
triển trí tuệ. Nhiệm vụ của giáo dục nhận thức: phát triển nhận thức cảm tính; phát
triển hoạt động nhận thức – nghiên cứu, có sản phẩm (lắp ráp); hình thành biểu tượng
toán ban đầu; hình thành bức tranh trọn vẹn về thế giới, mở rộng sự hiểu biết của trẻ.
Như vậy phát triển tri giác cho trẻ là phần cốt lõi của quá trình giáo dục nhận thức cảm
tính.
Giáo dục thẩm mỹ trong trường mầm non được tiến hành chủ yếu trong hai lĩnh
vực giáo dục: “Sáng tạo nghệ thuật” và “Âm nhạc”. Nhiệm vụ của lĩnh vực giáo dục
“Sáng tạo nghệ thuật”: phát triển hoạt động có sản phẩm ở trẻ (vẽ, nặn, cắt dán và lao
động nghệ thuật); phát triển sáng tạo ở trẻ em; hình thành hứng thú của trẻ với nghệ
thuật tạo hình. Phát triển hoạt động tạo hình cho trẻ (vẽ, nặn, cắt dán) là một quá trình
giáo dục thẩm mỹ, là quá trình giáo dục đã được nêu trong chương trình giáo dục mầm
non Việt Nam 2009.
133 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2622 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tích hợp giáo dục nhận thức cảm tính với việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Diễm My
TÍCH HỢP GIÁO DỤC NHẬN THỨC
CẢM TÍNH VỚI VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TẠO HÌNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Diễm My
TÍCH HỢP GIÁO DỤC NHẬN THỨC
CẢM TÍNH VỚI VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TẠO HÌNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số : 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRƯƠNG THỊ XUÂN HUỆ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên
cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận văn
Trần Thị Diễm My
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Trương Thị Xuân Huệ,
người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Mầm non Phường 15B –
Quận 10 – TP. HCM đã tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình làm thực nghiệm ở
trường. Cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các giáo viên ở 30 trường
mầm non đã tận tình giúp đỡ trong quá trình khảo sát thực trạng.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các chị - các bạn học viên cao học
Giáo dục Mầm non Khóa 23 – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh đã luôn động viên và khích lệ tôi hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI............................................................... 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 5
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài....................................................... 5
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam ......................................................... 9
1.2. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu ................................................................... 11
1.2.1. Nhận thức cảm tính và tri giác ................................................................... 11
1.2.2. Giáo dục nhận thức cảm tính ..................................................................... 22
1.2.3. Hoạt động tạo hình ..................................................................................... 24
1.2.4. Tích hợp giáo dục nhận thức cảm tính với việc tổ chức hoạt động
tạo hình ....................................................................................................... 31
Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................... 51
Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC MÔ HÌNH TÍCH HỢP GIÁO DỤC
NHẬN THỨC CẢM TÍNH VỚI VIỆC TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI .................. 52
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng việc tổ chức mô hình tích hợp giáo dục
nhận thức cảm tính với việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5
– 6 tuổi ở một vài trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh ...................... 52
2.1.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng .................................................................. 52
2.1.2. Khách thể khảo sát ...................................................................................... 52
2.1.3. Nhiệm vụ và nội dung khảo sát: .................................................................. 54
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 55
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ........................................................................... 56
2.2.1. Khái quát chung về khách thể nghiên cứu thực trạng tổ chức mô hình
tích hợp giáo dục nhận thức cảm tính với việc tổ chức hoạt động tạo
hình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ................................................................ 56
2.2.2. Thực trạng tổ chức mô hình tích hợp giáo dục nhận thức cảm tính
với việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một
vài trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh ..................................... 57
2.2.3. Thực trạng mức độ phát triển hành động tri giác của trẻ mẫu giáo 5 –
6 tuổi ở một vài trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh................. 73
Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................... 77
Chương 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍCH HỢP GIÁO DỤC NHẬN THỨC
CẢM TÍNH VỚI VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI Ở MỘT VÀI TRƯỜNG
MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................. 79
3.1. Xây dựng mô hình tích hợp giáo dục nhận thức cảm tính với việc tổ chức
hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .................................................. 79
3.1.1. Các cơ sở xây dựng mô hình thực nghiệm ................................................ 79
3.1.2. Xây dựng các mô hình tích hợp giáo dục nhận thức cảm tính với việc
tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ............................. 79
3.2. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................................ 86
3.2.1. Giới thiệu khái quát về tổ chức thực nghiệm .............................................. 86
3.2.2. Tổ chức thực nghiệm ................................................................................... 87
3.3. Phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm ........................................................ 88
3.3.1. Kết quả nghiên cứu trước thực nghiệm ....................................................... 88
3.3.2. Kết quả nghiên cứu sau thực nghiệm .......................................................... 91
Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................... 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 102
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Mô tả khách thể khảo sát của cuộc nghiên cứu ....................................... 577
Bảng 2.2. Nhận thức của giáo viên mầm non về dạy học tích hợp ............................ 58
Bảng 2.3. Nhận thức của giáo viên mầm non về sự cần thiết của tích hợp trong
dạy học mầm non ....................................................................................... 58
Bảng 2.4. Mức độ tổ chức hoạt động tích hợp trong dạy học mầm non .................... 60
Bảng 2.5. Kết quả phân tích giáo án của giáo viên mầm non .................................... 61
Bảng 2.6. Thực trạng tích hợp các nội dung dạy học của giáo viên mầm non .......... 61
Bảng 2.7. Nhận thức của giáo viên mầm non về nhiệm vụ của giáo dục nhận
thức cảm tính cho trẻ.................................................................................. 64
Bảng 2.8. Thực trạng thực hiện tích hợp giáo dục nhận thức với việc tổ chức
hoạt động tạo hình ...................................................................................... 66
Bảng 2.9. Thực trạng thực hiện tích hợp giáo dục nhận thức cảm tính với việc tổ
chức hoạt động tạo hình ............................................................................. 67
Bảng 2.10. Nhận thức của giáo viên về hiệu quả mang lại khi thực hiện tích hợp
giáo dục nhận thức cảm tính với việc tổ chức hoạt động tạo hình
cho trẻ......................................................................................................... 68
Bảng 2.11. Nhận thức của giáo viên mầm non về xu hướng tích hợp giáo dục
nhận thức cảm tính với việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ ............... 69
Bảng 2.12. Thực trạng sử dụng các xu hướng tích hợp giáo dục nhận thức cảm
tính với việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non của giáo
viên mầm non ............................................................................................. 71
Bảng 2.13. Mô tả mức độ phát triển hành động tri giác của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ... 73
Bảng 2.14. Mô tả biểu hiện hứng thú nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .............. 75
Bảng 3.1. Phân bố khách thể nghiên cứu thực nghiệm .............................................. 87
Bảng 3.2. So sánh kết quả mức độ phát triển hành động tri giác của trẻ 5 – 6 tuổi
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm ....................... 89
Bảng 3.3. So sánh mức độ phát triển hành động tri giác của nhóm đối chứng
trước và sau thực nghiệm ........................................................................... 91
Bảng 3.4. So sánh mức độ phát triển hành động tri giác của nhóm thực nghiệm
trước và sau thực nghiệm ........................................................................... 93
Bảng 3.5. So sánh điểm số của từng đối tượng trong nhóm thực nghiệm trước và
sau khi thực nghiệm ................................................................................... 96
Bảng 3.6. So sánh mức độ phát triển hành động tri giác của nhóm đối chứng và
nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm .......................................................... 97
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình vẽ
Hình 1.1. Lưới nội dung giáo dục ................................................................................. 47
Hình 1.2. Lưới các hoạt động của trẻ ............................................................................ 49
Hình 1.3. Lưới các phương pháp ................................................................................... 50
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Nhận thức về sự cần thiết của tích hợp trong dạy học mầm non............. 59
Biểu đồ 2.2. Thực trạng tích hợp các nội dung dạy học của giáo viên mầm non ........ 63
Biểu đồ 2.3. Nhận thức của giáo viên mầm non về nhiệm vụ của giáo dục nhận
thức cảm tính cho trẻ ............................................................................... 65
Biểu đồ 2.4. So sánh nhận thức với thực tiễn sử dụng các xu hướng tích hợp giáo
dục nhận thức cảm tính với việc tổ chức hoạt động tạo hình của giáo
viên mầm non .......................................................................................... 72
Biểu đồ 2.5. Tổng hợp mức độ phát triển hành động tri giác của trẻ mẫu giáo 5 –
6 tuổi ........................................................................................................ 75
Biểu đồ 2.6. Biểu hiện hành động tri giác của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ........................ 77
Biểu đồ 3.1. So sánh mức độ phát triển hành động tri giác của nhóm đối chứng
và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm ................................................ 90
Biểu đồ 3.2. So sánh mức độ phát triển hành động tri giác của nhóm thực nghiệm
trước và sau thực nghiệm ......................................................................... 95
Biểu đồ 3.3. So sánh mức độ phát triển hành động tri giác của nhóm đối chứng và
nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm ........................................................ 98
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của giáo dục nhận thức: phát triển ở trẻ những hứng thú nhận thức; phát
triển trí tuệ. Nhiệm vụ của giáo dục nhận thức: phát triển nhận thức cảm tính; phát
triển hoạt động nhận thức – nghiên cứu, có sản phẩm (lắp ráp); hình thành biểu tượng
toán ban đầu; hình thành bức tranh trọn vẹn về thế giới, mở rộng sự hiểu biết của trẻ.
Như vậy phát triển tri giác cho trẻ là phần cốt lõi của quá trình giáo dục nhận thức cảm
tính.
Giáo dục thẩm mỹ trong trường mầm non được tiến hành chủ yếu trong hai lĩnh
vực giáo dục: “Sáng tạo nghệ thuật” và “Âm nhạc”. Nhiệm vụ của lĩnh vực giáo dục
“Sáng tạo nghệ thuật”: phát triển hoạt động có sản phẩm ở trẻ (vẽ, nặn, cắt dán và lao
động nghệ thuật); phát triển sáng tạo ở trẻ em; hình thành hứng thú của trẻ với nghệ
thuật tạo hình. Phát triển hoạt động tạo hình cho trẻ (vẽ, nặn, cắt dán) là một quá trình
giáo dục thẩm mỹ, là quá trình giáo dục đã được nêu trong chương trình giáo dục mầm
non Việt Nam 2009.
Giáo dục thẩm mỹ, lĩnh vực giáo dục “sáng tạo nghệ thuật” nói chung, và phát
triển hoạt động tạo hình cho trẻ nói riêng có thể tích hợp với các lĩnh vực giáo dục
khác nhau. Giáo dục nhận thức thường được tích hợp với giáo dục thẩm mỹ, chính xác
hơn, được tích hợp với quá trình giáo dục nhằm phát triển hoạt động tạo hình cho trẻ.
Cụ thể hơn, có thể nói: phát triển tri giác và phát triển hoạt động tạo hình cho trẻ là hai
lĩnh vực giáo dục có thể tích hợp với nhau để cả hai cùng có hiệu quả hơn.
Đề tài: “Tích hợp giáo dục nhận thức cảm tính với việc tổ chức hoạt động tạo
hình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” sẽ được chúng tôi xem xét bằng lối tiếp cận hiện
đại: tích hợp hai lĩnh vực giáo dục theo hai phương thức: tích hợp nhiệm vụ và nội
dung; tích hợp hoạt động.
Phương thức tích hợp quá trình giáo dục nhận thức cảm tính và phát triển hoạt
động tạo hình đã được đề cập, nhưng chưa được trình bày có hệ thống trong các giáo
trình và tài liệu tham khảo dành cho giáo viên mầm non tại Việt Nam và chưa được
triển khai sâu sắc trong thực tiễn giáo dục mầm non. Vì vậy, chúng tôi có mong muốn
góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu mô hình tích hợp đó.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng mô hình tích hợp giáo dục nhận thức cảm tính với việc tổ chức hoạt
động tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục nhận thức và quá trình giáo dục thẩm mỹ.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Mô hình tích hợp giáo dục nhận thức cảm tính với việc tổ chức hoạt động tạo
hình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các mô hình tích hợp giáo dục nhận thức cảm tính
với việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, nghĩa là tích hợp quá
trình giáo dục nhằm phát triển tri giác sự vật, hiện tượng với việc tổ chức hoạt động
tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu ứng dụng các mô hình tích hợp giáo dục nhận thức cảm tính với việc tổ chức
hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thì hiệu quả giáo dục của hai lĩnh vực
trên sẽ cao hơn.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
6.1. Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về tích hợp giáo dục nhận thức cảm tính với
việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
6.2. Phân tích, đánh giá thực trạng tích hợp giáo dục nhận thức cảm tính với việc
tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một vài trường mầm non tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
6.3. Xây dựng các mô hình tích hợp giáo dục nhận thức cảm tính với việc tổ chức
hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp một số biện pháp nghiên cứu:
3
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Khái quát hóa, hệ thống hóa các khái niệm công cụ: giáo dục nhận thức, giáo dục
nhận thức cảm tính, tri giác, giáo dục thẩm mỹ, phát triển hoạt động tạo hình, tích hợp,
xu hướng tích hợp, phương thức tích hợp; và các lý luận về sự phát triển tri giác, đặc
điểm tri giác của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, đặc điểm phát triển hoạt động tạo hình ở trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động của giáo viên và trẻ trong quá trình tổ chức hoạt động tạo
hình và quá trình giáo dục nhận thức cảm tính ở một vài trường mầm non tại Thành
phố Hồ Chí Minh nhằm xác định thực trạng giáo dục tích hợp nhận thức cảm tính và tổ
chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Dùng phiếu hỏi để thu thập ý kiến của giáo viên mầm non về: thực trạng tích hợp
giáo dục nhận thức cảm tính với việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 –
6 tuổi ở một vài trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu giáo án tích hợp của giáo viên các trường mầm non nhằm tìm ra
những ưu điểm và hạn chế, những xu hướng và phương thức tích hợp giáo dục nhận
thức cảm tính với việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi trong một số
trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh.
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm
Thử nghiệm một số mô hình tích hợp giáo dục nhận thức cảm tính với việc tổ
chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một vài trường mầm non tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Đề tài sử dụng một số thuật toán sau:
X
4
X : điểm trung bình
X: điểm thường
n: số trẻ
Kiểm nghiệm t (mẫu nhỏ: n1<30 và n2<30)
t
: hiệu số hai trung bình mẫu
8. Những đóng góp của đề tài
Hệ thống hóa cơ sở lí luận của các mô hình tích hợp giáo dục nhận thức cảm tính
với việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài
1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tích hợp
Tích hợp là một xu thế, một trào lưu dạy học và giáo dục phổ biến trên thế giới
trong nhiều thập kỉ qua, vì vậy đã có nhiều tác giả nghiên cứu về tích hợp:
Ya.A. Comensky là cha đẻ của dạy học truyền thống nhưng đồng thời lại là nhà
tư tưởng đầu tiên về dạy học tích hợp, ông viết: “tất cả những cái nằm trong mối liên
hệ qua lại cần được giảng dạy trong chính mối quan hệ đó” [6 – 140].
J. Locke đưa ra tư tưởng có liên quan đến việc xác định nội dung giáo dục nghĩa
rộng, trong đó một môn học phải chất chứa một số các yếu tố của môn học khác [6 –
140].
I.G. Pestalozzi đã chỉ ra hàng loạt mối liên hệ qua lại giữa các môn học. Ông đưa
ra yêu cầu: “Hãy mang trong ý thức của bạn tất cả các môn học về cơ bản có mối liên
quan với nhau đúng như những mối liên hệ có trong thiên nhiên”. Ông còn chỉ ra mối
nguy hiểm đặc biệt của việc tách một môn học ra khỏi các môn khác [6 – 140].
Trong giáo dục truyền thống, L.D. Ushinky đã đưa ra cơ sở tâm lý – giáo dục học
về giá trị dạy học của các mối liên hệ liên môn. Ông cho rằng: “Những kiến thức và lý
luận được cung cấp bởi một ngành khoa học nào đó cần được xây dựng có giới hạn bởi
một quan điểm trong sáng và toàn diện về thế giới và cuộc sống”. K.D. Ushinky có
ảnh hưởng lớn đến việc phát triển phương pháp luận của lý thuyết mối liên hệ liên
môn. Và sau ông, nhiều nhà giáo dục khác như V.Y. Stoyumin, N.F. Bunakov, V.I.
Vodovozov, tiếp tục phát triển lý luận về giáo dục tích hợp [6 – 141].
Trong giáo dục học Nga cũng có nhiều công trình nghiên cứu về tích hợp trong
giáo dục. Xuất hiện những xu hướng thống nhất các môn học trong một khóa học tích
hợp. Trong đó có sự tích hợp hai lĩnh vực kiến thức: khoa học tự nhiên làm quen trẻ
với thiên nhiên xung quanh và khoa học xã hội làm quen trẻ với con người, xã hội, thể
chế và trách nhiệm. Mối liên hệ giữa các môn học tự nhiên và các môn học nhân văn
được khẳng định; hoặc có xu hướng tích hợp lịch sử với địa lý và khoa học tự nhiên.
6
Vào những năm 80 của thế kỷ XX, những lối tiếp cận tích hợp trong giáo dục Nga bắt
đầu có ảnh hưởng đến thực tiễn giáo dục. Có năm lối tiếp cận cơ bản:
- Tích hợp nội dung giáo dục của các môn học riêng lẻ thành những tư liệu học
tập tích hợp (tự nhiên học, tổng quan về thế giới).
- Giải quyết tất cả các môn học trong mô hình phát triển mang tính sáng tạo (tích
hợp theo phương pháp).
- Chuyển quá trình giáo dục vào hệ thống máy tính (tích hợp công nghệ).
- Tính cấp thiết của chủ đề, hay giá trị thực tiễn của chủ đề.
- Thống nhất phương thức tương tác với người học trên tất cả các môn học
(thông diễn học – hermeneutic) [6