Nhiều nhà kinh tế học cho rằng “đa số các quốc gia không có biển là các quốc gia có nền
kinh tế kém phát triển”, từ đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của biển đối với sự sinh tồn và
phát triển của nhân loại. Biển là cái nôi của sự sống đầu tiên trên Trái Đất này. Biển và đại dương
đã từng là nguồn của cải vĩ đại, là kho nước vô tận, là kho tài nguyên, kho thực phẩm, là môi trường
nuôi sống con người từ bao thế kỷ nay và trong tương lai cũng sẽ là niềm hi vọng lớn nhất đối với
loài người khi mà dân số thế giới ngày càng tăng lên.
Biển cả không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với các nước tiếp giáp với biển. Dù một vùng
rừng núi xa xôi hay một miền sa mạc ở sâu trong lục địa, không thể không nói đến vai trò của biển.
Có nơi nào trên Trái Đất này lại không thấy sản phẩm hay dấu tích ảnh hưởng của biển và đại
dương, biển cả dường như có mặt ở khắp mọi nơi trên hành tinh của chúng ta.
Biển và đại dương trước hết có ý nghĩa chiến lược mà hầu như chưa lường hết được về tài
nguyên sinh vật và khoáng sản. Nhiều nước đã biết tận dụng tiềm năng của biển mà giúp cho mình
vượt qua những khó khăn, tạo nên những thế mạnh mới. Chính vì vậy, đối với mỗi quốc gia, biển
được coi là tài sản quý giá. Trong thời đại hiện nay, khi mà diện tích lục địa đang ngày càng bị thu
hẹp, nguồn tài nguyên đang bị khai thác một cách kiệt quệ thì biển chính là lối thoát cho tình trạng
bế tắc về nơi sinh sống, nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu cho con người. Nhiều nhà kinh tế học đã
nói đến “lục địa xanh” này và họ cho rằng “nền kinh tế tương lai của loài người trước hết là nền
kinh tế gắn với biển”. Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là “Thế kỷ của đại dương”, chính
vì thế mà ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia có biển (kể cả những quốc gia không có biển) cũng
đều chú ý đến việc nghiên cứu, khai thác nguồn lợi từ biển trong quá trình phát triển kinh tế đất
nước.
114 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3161 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
NGUYỄN THỤY NGỌC TRANG
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
TỈNH NINH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
NGUYỄN THỤY NGỌC TRANG
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH
TẾ BIỂN TỈNH NINH THUẬN
CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ HỌC
MÃ SỐ : 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN VĂN THÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận
văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thụy Ngọc Trang
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn Phòng KHCN & Sau Đại học Trường Đại học Sư
Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh cùng với Khoa địa lý và thư viện trường đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập đến khi hoàn thành luận văn này.
Và tôi cũng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy – TS. Trần Văn Thông, người đã rất
tận tình hướng dẫn tôi từ những ngày đầu viết đề cương luận văn. Thầy đã dành nhiều thời gian sửa
chữa, hướng dẫn tôi trong từng nội dung và nhắc nhở tôi từng chi tiết nhỏ đến khi luận văn được
hoàn chỉnh. Một lần nữa, tôi xin cảm ơn Thầy.
Kế đến, tôi cũng xin cảm ơn những đơn vị: Uỷ ban nhân dân, Cục thống kê, Sở kế hoạch đầu
tư, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở tài nguyên và môi trường, Sở Giáo dục và đào tạo,
chi cục nuôi trồng thủy sản, chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tỉnh Ninh Thuận đã rất
nhiệt tình cung cấp tài liệu một cách đầy đủ, chính xác, nhanh chóng giúp tôi có thể làm tốt luận văn
này.
Lời sau cùng, tôi xin gởi lời tri ân đến gia đình, cùng tập thể Thầy cô nơi tôi đang công tác và
các anh chị thành viên lớp cao học K19. Họ là những người luôn sát cánh cùng tôi, ủng hộ, động
viên và tạo cho tôi thêm niềm tin và động lực trong cuộc sống, trong học tập và nhất là khi thực hiện
luận văn.
Tác giả
Nguyễn Thụy Ngọc Trang
BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT
WCED : Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển
UNWTO : Tổ chức du lịch thế giới
WB : Ngân hàng thế giới
UNEP : Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
ADB : Tổ chức ngân hàng phát triển Châu Á
GAP : Thực hành nông nghiệp tốt
UNESCO : Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc
PTBV : Phát triển bền vững
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
LĐ KVI : Lao động khu vực I
LĐ KVII : Lao động khu vực II
CPDL : Cổ phần du lịch
TNHHDL-DV: Trách nhiệm hữu hạn du lịch- dịch vụ
Sx : Sản xuất
QH : Quy hoạch
ĐH : Định hướng
QT : Quốc tế
Cty : Công ty
XK : Xuất khẩu
TS : Thủy sản
MỤC LỤC
1TLỜI CAM ĐOAN1T ................................................................................................................. 3
1TLỜI CẢM ƠN1T ...................................................................................................................... 4
1TBẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT1T ......................................................................................... 5
1TMỤC LỤC1T ............................................................................................................................ 6
1TMỞ ĐẦU1T .............................................................................................................................. 9
1T . Lí do chọn đề tài:1T ..................................................................................................................... 9
1T2. Mục tiêu, nhiêm vụ nghiên cứu1T .............................................................................................. 10
1T3. Phạm vi nghiên cứu1T ................................................................................................................ 11
1T4. Lịch sử nghiên cứu1T ................................................................................................................. 11
1T5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu1T ...................................................................... 11
1T6. Cấu trúc luận văn1T ................................................................................................................... 13
1TChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1T ........................................................................................... 14
1T .1. Biển1T..................................................................................................................................... 14
1T .1.1 Khái niệm về biển1T ......................................................................................................... 14
1T .1.2 Khái niệm về vùng ven biển1T .......................................................................................... 15
1T .2. Kinh tế biển1T ......................................................................................................................... 16
1T .2.1 Khái niệm về kinh tế biển1T .............................................................................................. 16
1T .2.2 Cơ cấu của kinh tế biển1T ................................................................................................. 19
1T .2.2.1 Kinh tế hàng hải1T ..................................................................................................... 20
1T .2.2.2 Hải sản1T ................................................................................................................... 23
1T .2.2.3 Khai thác dầu khí ngoài khơi1T .................................................................................. 25
1T .2.2.4 Du lịch biển1T ........................................................................................................... 26
1T .2.2.5 Làm muối1T............................................................................................................... 28
1T .2.2.6 Lấn biển1T ................................................................................................................. 28
1T .3. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững1T ........................................................................... 29
1T .3.1 Môi trường và phát triển bền vững1T ................................................................................ 29
1T .3.1.1 Môi trường1T ............................................................................................................. 29
1T .3.1.2 Phát triển bền vững1T ................................................................................................ 30
1T .3.1.3 Vấn đề môi trường và phát triển bền vững ở các nước phát triển1T ............................ 31
1T .3.1.4 Vấn đề môi trường và phát triển bền vững ở các nước đang phát triển 1T ................... 32
1T .3.2 Tình trạng giảm sút nguồn lợi vùng ven bờ 1T ................................................................... 32
1T .3.3 Suy thoái các hệ sinh thái ven biển1T ................................................................................ 33
1T .3.4 Tình trạng ô nhiễm môi trường biển1T .............................................................................. 34
1T .3.5 Những biện pháp trước mắt về bảo vệ môi trường biển1T ................................................. 35
1TChương 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỈNH
NINH THUẬN1T ................................................................................................................... 37
1T2.1. Đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận1T ................................................ 37
1T2.1.1 Tổng quan về Ninh Thuận1T ............................................................................................. 37
1T2.1.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm về tài nguyên tự nhiên1T ..................................................... 37
1T2.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội1T ...................................................................... 42
1T2.2. Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế biển của tỉnh Ninh Thuận từ 2005 – 20101T
................................................................................................................................................... 51
1T2.2.1. Các nguồn lực phát triển1T............................................................................................... 51
1T2.2.1.1. Vị trí địa lý vùng biển và ven biển1T......................................................................... 51
1T2.2.1.2. Tài nguyên hải sản1T ................................................................................................ 52
1T2.2.1.3. Tài nguyên du lịch biển1T ......................................................................................... 53
1T2.2.1.4. Dân cư và lao động1T ............................................................................................... 54
1T2.2.1.5. Các nguồn lợi khác1T................................................................................................ 54
1T2.2.2.Thực trạng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận1T ....................................................... 55
1T2.2.2.1. Tình hình nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản biển1T ................................................... 55
1T2.2.2.2 Tình hình chế biến thủy hải sản1T .............................................................................. 64
1T2.2.2.3. Nghề muối1T ............................................................................................................ 67
1T2.2.2.4. Du lịch biển1T .......................................................................................................... 70
1T2.2.2.5 Giao thông vận tải biển1T .......................................................................................... 77
1T2.2.2.6. Môi trường sinh thái biển1T ..................................................................................... 78
1T2.2.2.7. Tình hình đầu tư phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận1T ...................................... 80
1T2.2.2.8. Những thuận lợi và khó khăn, hạn chế đối với phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh
Thuận1T ................................................................................................................................ 81
1TChương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỈNH NINH THUẬN1T...... 85
1T3.1 Định hướng phát triển kinh tế biển của Tỉnh Ninh Thuận1T ..................................................... 85
1T3.1.1 Lịch sử xây dựng định hướng1T ........................................................................................ 85
1T3.1.2 Các định hướng phát triển kinh tế biển cụ thể1T ................................................................ 86
1T3.1.2.1 Định hướng cơ cấu ngành kinh tế biển1T .................................................................. 86
1T3.1.2.2 Định hướng phát triển nguồn nhân lực1T ................................................................... 90
1T3.1.2.3 Định hướng đầu tư phát triển kinh tế biển1T .............................................................. 90
1T3.1.2.4 Phát triển bền vững môi trường biển1T ...................................................................... 91
1T3.1.2.5 Định hướng về tổ chức lãnh thổ kinh tế biển1T .......................................................... 92
1T3.2 Các chỉ tiêu dự báo1T ............................................................................................................... 92
1T3.2.1 Dự báo ngành kinh tế biển1T ............................................................................................. 92
1T3.2.1.1 Ngành thủy hải sản1T ................................................................................................. 92
1T3.2.1.2 Ngành du lịch1T ......................................................................................................... 93
1T3.2.1.3 Các ngành kinh tế khác1T .......................................................................................... 94
1T3.2.2 Dự báo về nguồn nhân lực1T ............................................................................................. 95
1T3.2.3 Dự báo về đầu tư phát triển kinh tế biển1T ........................................................................ 96
1T3.3. Các giải pháp chủ yếu1T ......................................................................................................... 96
1T3.3.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý và khai thác biển1T ............................................. 96
1T3.3.2 Nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền1T ..................................................... 97
1T3.3.3 Tổ chức thực hiện quy hoạch kinh tế biển1T ..................................................................... 98
1T3.3.3.1. Quy hoạch về thủy sản1T .......................................................................................... 98
1T3.3.3.2. Quy hoạch về du lịch biển1T ..................................................................................... 99
1T3.3.4 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực1T ............................................................................... 100
1T3.3.5 Huy động nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển1T ............................................... 101
1T3.3.6 Quảng cáo, tiếp thị mở rộng thị trường1T ........................................................................ 103
1T3.3.7 Đẩy mạnh hợp tác liên vùng1T ........................................................................................ 104
1T3.4 Kiến nghị1T ........................................................................................................................... 104
1TKẾT LUẬN1T ...................................................................................................................... 107
1T ÀI LIỆU THAM KHẢO1T ............................................................................................... 108
1TPHỤ LỤC1T ......................................................................................................................... 110
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Nhiều nhà kinh tế học cho rằng “đa số các quốc gia không có biển là các quốc gia có nền
kinh tế kém phát triển”, từ đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của biển đối với sự sinh tồn và
phát triển của nhân loại. Biển là cái nôi của sự sống đầu tiên trên Trái Đất này. Biển và đại dương
đã từng là nguồn của cải vĩ đại, là kho nước vô tận, là kho tài nguyên, kho thực phẩm, là môi trường
nuôi sống con người từ bao thế kỷ nay và trong tương lai cũng sẽ là niềm hi vọng lớn nhất đối với
loài người khi mà dân số thế giới ngày càng tăng lên.
Biển cả không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với các nước tiếp giáp với biển. Dù một vùng
rừng núi xa xôi hay một miền sa mạc ở sâu trong lục địa, không thể không nói đến vai trò của biển.
Có nơi nào trên Trái Đất này lại không thấy sản phẩm hay dấu tích ảnh hưởng của biển và đại
dương, biển cả dường như có mặt ở khắp mọi nơi trên hành tinh của chúng ta.
Biển và đại dương trước hết có ý nghĩa chiến lược mà hầu như chưa lường hết được về tài
nguyên sinh vật và khoáng sản. Nhiều nước đã biết tận dụng tiềm năng của biển mà giúp cho mình
vượt qua những khó khăn, tạo nên những thế mạnh mới. Chính vì vậy, đối với mỗi quốc gia, biển
được coi là tài sản quý giá. Trong thời đại hiện nay, khi mà diện tích lục địa đang ngày càng bị thu
hẹp, nguồn tài nguyên đang bị khai thác một cách kiệt quệ thì biển chính là lối thoát cho tình trạng
bế tắc về nơi sinh sống, nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu cho con người. Nhiều nhà kinh tế học đã
nói đến “lục địa xanh” này và họ cho rằng “nền kinh tế tương lai của loài người trước hết là nền
kinh tế gắn với biển”. Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là “Thế kỷ của đại dương”, chính
vì thế mà ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia có biển (kể cả những quốc gia không có biển) cũng
đều chú ý đến việc nghiên cứu, khai thác nguồn lợi từ biển trong quá trình phát triển kinh tế đất
nước.
Có diện tích hơn 3,4 triệu kmP2P, là một phần của Thái Bình Dương, là biển lớn hàng thứ ba
trong số các biển có trên bề mặt Trái Đất nhưng lại có vị trí chiến lược quan trọng về giao lưu và
thương mại quốc tế, là tuyến hàng hải quan trọng thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình
Dương là nơi qua lại của những đường giao thông huyết mạch đối với nhiều nước, nối liền khu vực
Đông Bắc Á với Tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và vùng Vịnh qua eo Malacca. Biển Đông là
nơi có nguồn tài nguyên biển vô cùng phong phú về số lượng và chủng loại.
Việt Nam nằm ở rìa biển Đông, là mặt tiền quan trọng của đất nước để thông ra Thái Bình
Dương và mở cửa ra nước ngoài. Nước ta là một quốc gia biển, với diện tích vùng biển rộng gấp 3
lần diện tích đất liền (vùng biển rộng khoảng 1 triệu kmP2P), đường bờ biển dài 3260km bao lấy lãnh
thổ cả 3 hướng: Bắc, Đông, Nam; trung bình khoảng 100kmP2 P đất liền có 1km bờ biển ( cao gấp 6
lần tỉ lệ này của thế giới) và không một nơi nào trên đất nước ta lại cách xa biển hơn 500km. Từ bao
đời nay, biển đã gắn bó chặt chẽ, mật thiết và có ảnh hưởng lớn với mọi hoạt động sản xuất và đời
sống của dân tộc ta, ảnh hưởng lớn đến mọi miền của Tổ Quốc, trở thành động lực quan trọng thúc
đẩy sự phát triển kinh tế đất nước.
Ninh Thuận, một tỉnh nhỏ nằm ở Nam Trung Bộ, có đường bờ biển dài 105km, với nhiều
huyện, thành phố giáp biển. Biển Ninh Thuận có nhiều tiềm năng: nguồn tài nguyên thủy sản phong
phú, nước biển có độ mặn cao, bờ biển dài và đẹp đó là điều kiện thuận lợi cho Ninh Thuận phát
triển nền kinh tế biển: du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản, làm muối, chế biến thủy hải sản
Trong những năm gần đây, khi kinh tế tỉnh nhà đang ngày càng đi lên thì vai trò đóng góp của kinh
tế biển trong phát triển kinh tế - xã hội ngày càng được khẳng định hơn. Nhận thức được tầm quan
trọng của nền kinh tế biển trong tương lai, tôi chọn đề tài: “ Tiềm năng, thực trạng và định hướng
phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận”
2. Mục tiêu, nhiêm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XI đã xác định “ kinh tế biển là ngành
kinh tế mũi nhọn”, Tỉnh ủy đã ban hành các Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế biển và
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 09 – NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó xác định mục
tiêu phấn đấu đến năm 2020 Ninh Thuận trở thành một trong những tỉnh có kinh tế biển phát triển
mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế biển bình quân từ 12,6 -15%/ năm, chiếm cơ cấu 51,9 – 54% GDP
của tỉnh vào năm 2020. Đề tài nghiên cứu: “ Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển
kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận” với những mục tiêu sau:
+ Khảo sát và đánh giá các nguồn lực phát triển kinh tế biển của tỉnh Ninh Thuận.
+ Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2005 – 2010.
+ Xác định các phương hướng phát triển và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế biển tỉnh
Ninh Thuận đến năm 2020.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Tổng quan cở sở lý luận về kinh tế biển.
+ Phân tích hiện trạng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận.
+ Căn cứ vào hiện trạng phát triển kinh tế biển của tỉnh để đưa ra những định hướng nhằm
phát triển trong tương lai đồng thời đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế biển một cách bền
vững.
3. Phạm vi nghiên cứu
+ Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung ngiên cứu kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận trong giai
đoạn từ 2005 – 2010 và đưa ra những giải pháp, định hướng phát triển đến năm 202