Luận văn Tiếp tục thử nghiệm kích thích cá rô đồng sinh sản bằng kích thích tố

Cá rô đồng (Anabas Testudineus) là loài cá nước ngọt, đặc biệt thích nghi với đồng ruộng, được phân bốchủyếu ởkhu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Lào, Campuchia, .Là loài cá có kích thước nhỏ, nhưng chất lượng thịt ngon. Đây là loài cá dễnuôi, dễthích nghi với điều kiện môi trường khắc nghiệt: mực nước thấp, nhiệt độcao, độtrong thấp, do có cơquan hô hấp khí trời nên chúng có thể chịu đựng được môi trường nước bẩn, hàm lượng oxy thấp. Vì thếta có thểnuôi cá ởmật độcao. Thí nghiệm sửdụng các loại kích dục tốvà liều lượng khác nhau đểkích thích sinh sản nhân tạo cá cho kết qủa: Đối với nghiệm thức kích dục tốnão thùy + HCG ở3 liếu là 1 mg + 1.000 UI, 1 mg + 1.500 UI, 1 mg + 2.000UI trên 1kg cá cái, sai khác không có ý nghĩa thống kê. Trong đó, ởliều lượng 1 mg + 2.000 UI HCG/kg cá cái có kết qủa cao nhất, thểhiện sức sinh sản tương đối thực tếlà 100 trứng/kg, tỷlệthụtinh 69-77.4%, tỷlệnở40%. Tương tự, nghiệm thức kích dục tốnão thùy + LHRHa ở3 liều 1 mg + 50 µg, 2 mg + 50 µg và 3 mg + 50 µg/kg cá cái thì ởliều tiêm 1 mg + 50 µg/kg cho k ết qủa cao nhất: sức sinh sản thực tế50376 ± 10500 a trứng/kg (đợt 1) và 92947,6 ± 21426,9 a trứng/kg (đợt 2), tỷlệthụtinh 94,6% (đợt 1) và 92,8% (đợt 2) , tỷlệnở29% (đợt 1) và 31,3% (đợt 2). Đối với nghiệm thức kích dục tốLHRHa+ HCG cũng ở3 mức tiêm 50 µg + 1000UI, 50 µg +1500UI, 50 µg + 2000UI/kg cá cá i thì ởliều tiêm 50 µg + 1000UI cho kết quảcao nhất sức sinh sản tương đối thực tế78047.3±34211.8 trứng/kg, tỷlệthụtinh 94.6 ± 1.5%, t ỷlệnở27 ±2.1%. Đối với mỗi TN đều có khoảng thời gian hiệu ứng thuốc là nhưnhau 10-11 giờ.

pdf45 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2236 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiếp tục thử nghiệm kích thích cá rô đồng sinh sản bằng kích thích tố, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 TIẾP TỤC THỬ NGHIỆM KÍCH THÍCH CÁ RÔ ĐỒNG SINH SẢN BẰNG KÍCH THÍCH TỐ Cần Thơ, 2010 Sinh viên thực hiện: LÊ HUYỀN HẠNH NGHĨA MSSV: 06803024 Lớp: NTTS K1 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 TIẾP TỤC THỬ NGHIỆM KÍCH THÍCH CÁ RÔ ĐỒNG SINH SẢN BẰNG KÍCH THÍCH TỐ Cần Thơ, 2010 Cán bộ hướng dẫn Ts. NGUYỄN VĂN KIỂM KS. NGUYỄN THÀNH TÂM Sinh viên thực hiện LÊ HUYỀN HẠNH NGHĨA MSSV: 06803024 Lớp: NTTS K1 3 LỜI CẢM TẠ Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Sinh Học Ứng Dụng trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện để em được học tập và nghiên cứu nâng cao trình độ trong những năm học vừa qua. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Văn Kiểm đã tận tình giúp đỡ, quan tâm, dìu dắt, động viên và nhiệt tình hướng dẫn em học tập cũng như khi thực hiện thí nghiệm và viết luận văn trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Sinh Học Ứng Dụng, cùng các thầy, các bạn ở trại cá đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi, cũng như đóng góp nhiều ý kiến trong quá trình em tiến hành các thí nghiệm tại trại cá nhà thầy Kiểm. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, anh chị em trong gia đình đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện giúp con trong nhũng năm học vừa qua. Xin chân thành cảm ơn! LÊ HUYỀN HẠNH NGHĨA 4 TÓM TẮT Cá rô đồng (Anabas Testudineus) là loài cá nước ngọt, đặc biệt thích nghi với đồng ruộng, được phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Lào, Campuchia,….Là loài cá có kích thước nhỏ, nhưng chất lượng thịt ngon. Đây là loài cá dễ nuôi, dễ thích nghi với điều kiện môi trường khắc nghiệt: mực nước thấp, nhiệt độ cao, độ trong thấp, do có cơ quan hô hấp khí trời nên chúng có thể chịu đựng được môi trường nước bẩn, hàm lượng oxy thấp. Vì thế ta có thể nuôi cá ở mật độ cao. Thí nghiệm sử dụng các loại kích dục tố và liều lượng khác nhau để kích thích sinh sản nhân tạo cá cho kết qủa: Đối với nghiệm thức kích dục tố não thùy + HCG ở 3 liếu là 1 mg + 1.000 UI, 1 mg + 1.500 UI, 1 mg + 2.000 UI trên 1kg cá cái, sai khác không có ý nghĩa thống kê. Trong đó, ở liều lượng 1 mg + 2.000 UI HCG/kg cá cái có kết qủa cao nhất, thể hiện sức sinh sản tương đối thực tế là 100 trứng/kg, tỷ lệ thụ tinh 69-77.4%, tỷ lệ nở 40%. Tương tự, nghiệm thức kích dục tố não thùy + LHRHa ở 3 liều 1 mg + 50 µg, 2 mg + 50 µg và 3 mg + 50 µg/kg cá cái thì ở liều tiêm 1 mg + 50 µg/kg cho kết qủa cao nhất: sức sinh sản thực tế 50376 ± 10500a trứng/kg (đợt 1) và 92947,6 ± 21426,9a trứng/kg (đợt 2), tỷ lệ thụ tinh 94,6% (đợt 1) và 92,8% (đợt 2) , tỷ lệ nở 29% (đợt 1) và 31,3% (đợt 2). Đối với nghiệm thức kích dục tố LHRHa+ HCG cũng ở 3 mức tiêm 50 µg + 1000UI, 50 µg +1500UI, 50 µg + 2000UI/kg cá cái thì ở liều tiêm 50 µg + 1000UI cho kết quả cao nhất sức sinh sản tương đối thực tế 78047.3±34211.8 trứng/kg, tỷ lệ thụ tinh 94.6 ± 1.5%, tỷ lệ nở 27 ±2.1%. Đối với mỗi TN đều có khoảng thời gian hiệu ứng thuốc là như nhau 10-11 giờ. 5 LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn nầy được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi, và các kết quả nầy chưa được dùng cho bất cứu luận văn cùng cấp nào khác. Ngày 20 tháng 07 năm 2010 Ký tên LÊ HUYỀN HẠNH NGHĨA 6 MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................ i TÓM TẮT............................................................................................................. ii LỜI CAM KẾT .................................................................................................. iii MỤC LỤC............................................................................................................ iv DANH SÁCH CÁC BẢNG................................................................................ vii DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................... viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. ix CHƯƠNG I 1 GIỚI THIỆU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Nội dung nghiên cứu 2 CHƯƠNG II 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học của Anabas Testudineus 3 2.1.1 Phân Loại3 2.1.2 Hình thái cấu tạo 3 2.1.3 Phân bố 4 2.1.4 Môi trường và tập tính sống 4 2.1.5 Dinh dưỡng, sinh trưởng 4 2.1.6 Tăng trưởng 5 2.1.7 Đặc điểm thành thục và sinh sản của cá Rô đồng 5 2.1.7.1 Phân biệt giới tính và lựa chọn cá bố mẹ 5 2.1.7.2 Đặc điểm của tuyến sinh dục cá rô đồng (Anabas Testudineus) 6 2.1.7.3 Sức sinh sản 7 2.2 Các nghiên cứu về kích thích sinh sản .......................................................... 8 2.2.1 Các loại kích tố sử dụng trong sinh sản nhân tạo 8 2.2.1.1 Não thùy 8 7 2.2.1.2 LHRH-a 8 2.2.1.3 DOM 9 2.2.1.4 HCG 9 2.2.2 Tình hình nghiên cứu về sản xuất giống cá rô đồng 10 CHƯƠNG III ...............................................................................................11 VẬT LIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................11 3.1. Vật liệu .......................................................................................................... 11 3.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 11 3.1.2 Vật tư và dụng cụ thí nghiệm 11 3.1.3 Pha thuốc và cách tiêm cho cá 11 3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 12 3.2.1 Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ cho tham gia sinh sản 12 3.2.2 Bố trí thí nghiệm 12 3.2.3 Cách thực hiện 14 3.2.4 Chỉ tiêu thủy lý hoá 15 3.2.5 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 15 CHƯƠNG IV ...............................................................................................16 KẾT QUẢ THẢO LUẬN.............................................................................16 4.1 Kết quả kích thích sinh sản nhân tạo cá rô đồng ....................................... 16 4.1.1 Thí nghiệm 1: 16 4.1.2 Thí nghiệm 2: 18 4.1.3 Thí nghiệm 3: 21 4.2 Sự phát triển của phôi…………………………………………………..23 4.3 Các yếu tố môi trường .................................................................................. 26 CHƯƠNG V................................................................................................. 28 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................................... 28 5.1 Kết luận.......................................................................................................... 28 5.2 Đề xuất ........................................................................................................... 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 29 8 PHỤ LỤC A ........................................................................................................31 PHỤ LỤC B ........................................................................................................32 9 DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 4.1: Kết quả sử dụng Não thùy + HCG đến một số chỉ tiêu sinh sản của cá rô đồng ..................................................................................................................16 Bảng 4.2: Kết quả sử dụng Não thùy + hormon LRHa đến một số chỉ tiêu sinh sản của cá rô đồng................................................................................................ 19 Bảng 4.3: Kết quả sử dụng HCG + hormon LRHa đến một số chỉ tiêu sinh sản của cá rô đồng. ......................................................................................................22 Bảng 4.4: Quá trình phát triển phôi và hậu phôi của CRĐ trong điều kiện nhiệt độ 280C tính từ thời điểm sau khi trứng thụ tinh ..................................................26 10 DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 2.1: Cá rô .......................................................................................................3 Hình 4.1: Sức sinh sản của CRĐ ở liều lượng Não + HCG..................................17 Hình 4.2: Các chỉ tiêu SS của CRĐ ở liều lượng Não + HCG .............................18 Hình 4.3: Sức SS của CRĐ ở liều lượng Não + LHRHa......................................21 Hình 4.4: Các chỉ tiêu SS của CRĐ ở liều lượng Não + LHRHa.........................21 Hình 4.5 : Sức SS của CRĐ ở liều lượng LHRHa + HCG ...................................22 Hình 4.6: Các chỉ tiêu SS của CRĐ ở liều lượng LHRHa + HCG .......................23 Hình 4.7: Quá trình phát triển của phôi ...............................................................25 11 DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long HCG: Human Chorionic Gonaldotropin LRHa + DOM : Lutenizing Releasing Hormon analog + Domperidon TN: Thí nghiệm TN1: Thí nghiệm 1 TN2: Thí nghiệm 2 TN3: Thí nghiệm 3 NT: Nghiệm thức NT1: Nghiệm thức 1 NT2: Nghiệm thức 2 NT3: Nghiệm thức 3 ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long SS: Sinh sản CRĐ: Cá Rô đồng 12 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Hiện nay, nhu cầu về thực phẩm có nguồn gốc từ thủy sản ngày càng tăng. Trong khi đó các sản phẩm nuôi trồng chưa đáp ứng được nhu cầu thì vấn đề khai thác đánh bắt thủy sản ở tự nhiên vẫn được tiến hành. Tuy nhiên, do việc khai thác quá mức mà lại không đi đôi với việc bảo vệ nên nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, hậu quả này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn diễn ra trên toàn thế giới. Nguồn lợi thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) rất phong phú cùng với môi trường rất thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản phát triển. Thực tế trong nhiều năm qua đã chứng minh xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL đứng đầu trong cả nước. Nhiều loài cá đã có quy trình kỹ thuật nuôi hoàn chỉnh như quy trình sản xuất giống và nuôi cá Tra. Tuy nhiên, còn rất nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao có thể đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng nội địa, nếu những loài cá này được đầu tư một cách đầy đủ. Trong số những loài có tiềm năng như vậy là cá Rô Đồng (Anabas testudineus). Lợi thế của cá Rô Đồng là có thể phát triển nuôi ở quy mô nhỏ với mức độ đầu tư thấp. Trong khi đó sản phẩm luôn có thị trường rộng lớn- đó là thị trường nội địa. Hiện nay phong trào nuôi cá Rô Đồng đã phát triển rất nhanh, đặc biệt là ở ĐBSCL, rất nhiều hộ đã tự sản xuất được cá giống. Tuy nhiên việc sản xuất giống nhân tạo cá Rô có nhiều thay đổi tùy theo kinh nghiệm của từng hộ, do đó hiệu quả sản xuất cao. Để tiến tới có một quy trình sinh sản nhân tạo cá Rô Đồng ổn định thì việc “Tiếp tục nghiên cứu biện pháp cho sinh sản nhân tạo cá rô đồng (Anabas Testudineus)” là rất cần thiết. 13 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Bổ sung thêm một số thông tin về kết quả kích thích cá rô đồng sinh sản bằng kích thích tố. 1.3 Nội dung nghiên cứu So sánh tác dụng của một số kích thích tố đối với quá trình sinh sản của cá rô đồng ở những thời điểm khác nhau. 14 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học của Macrognathus siamensis 2.1.1 Phân Loại Ngành: Vertebrata Lớp: Osteichthyes Bộ: Perciformes Bộ phụ: Anabantidea Họ: Anabantidae Giống: Anabas Loài: Anabas testudineus (Bloch, 1792) Tên địa phương: Cá rô đồng 2.1.2 Hình thái cấu tạo Theo Mai Đình Yên (1983) đã mô tả hình thái cá rô đồng như sau: Vây lưng XVI-XVIII/8-11. Vây hậu môn VIII-X/19-22. Vẩy trên đường bên 15-19/10-14. Thân cá kéo dài dẹp bên về phía sau. Chiều dài cá rô không kể đuôi gấp 3-4 lần chiều cao thân. Đầu rộng, chiều dài đầu bằng chiều cao thân. Mõn ngắn, đầu mõm nhọn. Miệng ở tận cùng, nghiêng chẻ sâu. Răng hàm xếp thành hàm rộng, ngắn và nhọn. Các mắt lớn. Đỉnh và hai bên đầu có vảy. Cạnh của nắp mang khía có răng cưa. Đường bên thành hai hàng. Vây lưng và vây hậu môn dài, có những gai khỏe. Vây đuôi ít nhiều tròn. Cở vừa nặng 0,2 kg, dài 15 cm. Cá có màu nâu, mặt bụng sáng hơn. Hai bên thân có các nốt chấm đen xếp thành hàng Hình 2.1: Cá rô đồng 15 ngang đều hoặc không đều. Có một chấm đen lớn, tròn ở gốc vây đuôi. Vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi màu nâu, các vây khác màu nhạt. Cá rô có màu xanh từ xám đến nhạt, phần bụng có màu sáng hơn phần lưng. Nắp mang có hình răng cưa. Chúng có cơ quan hô hấp đặc biệt dưới mang là mang phụ (mê lộ), cho phép chúng có thể hấp thụ được oxy trong không khí, chính cơ quan này đã giúp cho chúng sống và phát triển ở những môi trường bất lợi trong tự nhiên (Khoa và Hương, 1993). Chúng có răng chắc, sắc, xếp thành dãy trên hai hàm, trên hai hàm còn có răng nhỏ nhọn: hàm răng ở giữa to hơn hai bên và răng có trên xương lá mía. Cá rô đực có kích thước nhỏ hơn cá rô cái. 2.1.3 Phân bố Cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792) là loài cá sống trong môi trường nước ngọt ở vùng nhiệt đới, lúc mùa khô hạn cá có thể chui rúc trong bùn, có thể ra khỏi mặt nước (khi trời mưa), hoặc di chuyển một đoạn khá xa để tìm nơi thích hợp sinh sống Cá thường sống trong các thủy vực như ao đìa, đầm lầy, mương vườn và ruộng lúa ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam (Khoa và Hương, 1993; Long và csv, 1998; Khánh, 1999; talwar và Jhingran, 1991). Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cá rô phân bố nhiều ở những khu vực trũng, nước ngập quanh năm như nông trường Phương Ninh (Cần Thơ), rừng U Minh Hạ (Cà Mau), U Minh Thượng (Kiên Giang) hoặc vùng Tứ Giác Long Xuyên, củng thường gặp chúng ở những kênh mương thủy lợi, ao, hồ, mương vườn. Tuy nhiên cá rô đồng trong tự nhiên có thể sống trong cả nước ngọt và nước lợ (Sterba, 1983; Davenport và csv, 1990 ) 2.1.4 Môi trường và tập tính sống Khả năng thích nghi với môi trường sống đối với cá rô đồng rất tốt, đặc biệt cá có thể hô hấp bằng khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ, cá có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trường bất lợi ở ngoài tự nhiên (Khoa và Hương, 1993). 2.1.5 Dinh dưỡng, sinh trưởng Rô đồng là loài cá dữ, ăn tạp nghiêng về động vật do cấu tạo của ống tiêu hóa ngắn hơn so với chiều dài thân cá 0,76 - 1,06. Cá có răng chắc, sắc, xếp thành dãy trên hai hàm, trên hai hàm còn có răng nhỏ nhọn. Thức ăn thích hợp của cá là tôm tép, cá con, phiêu sinh vật, động vật không xương sống, côn trùng bay trong không khí, hạt cỏ, thóc, các phụ phẩm nông nghiệp, các phế phẩm nhà máy chế biến thủy sản. 16 Lúc còn nhỏ thức ăn ưa thích của cá là những động vật phù du cỡ nhỏ như giáp xác, ấu trùng tôm cá. Khi trưởng thành thức ăn của chúng rộng hơn nhu giun ít tơ, mầm non thủy vật, ấu trùng, côn trùng,.... Ngoài ra cá còn có khả năng sử dụng thức ăn chế biến rất tốt. Do vậy, cá rô đồng là loài cá dễ nuôi. 2.1.6 Tăng trưởng Cá rô đồng có kích thước tương đối nhỏ, nên tốc độ sinh trưởng của cá tương đối chậm. Trong tự nhiên cá đạt 50 – 60 g/con/năm đối với cá đực và 50- 100g/con/năm đối với cá cái (Yakupitiyage và etal, 1998). Trong điều kiện nuôi có bổ xung thức ăn cá đạt trọng lượng 30 - 35 g sau 3 tháng và 60 – 100 g sau 6 tháng (Khánh, 1999). Theo Mangklamanee (1986) cá có tỷ lệ tăng trưởng 0,5-0,9g/ngày nhưng trong thực tế nuôi ở ao có diện tích hẹp hoặc trong phòng thí nghiệm thì không đạt được tỷ lệ này (Ray và Patra 1986). Theo Yakupitiyage và ctv (1998) thì hệ số tiêu tốn thức ăn FCR của cá rô đồng khá lớn từ 2,5-3,5 và nhu cầu đạm cần cho sự tăng trưởng của cá là 25%-35%. 2.1.7 Đặc điểm thành thục và sinh sản của cá Rô đồng 2.1.7.1 Phân biệt giới tính và lựa chọn cá bố mẹ Khi nghiên cứu loài cá rô đồng (Anabas Testudineus), Das and Kalita (2003) cho rằng rất khó để quan sát giới tính khi cá còn nhỏ, nhưng nhìn chung con cái thường lớn hơn con đực cùng tuổi. Thông thường, trong mùa sinh sản, con cái phát triển bụng cá phồng to với màu xanh nhạt, trong khi đó con đực sẽ chảy tinh trùng khi ấn nhẹ trên bụng cá. Ở loài cá rô đồng (Anabas Testudineus), khi quan sát các mẫu cá đã ghi nhận được: con đực nhỏ hơn con cái, lổ sinh dục nhỏ hơn và hơi lõm vào bên trong, vuốt nhẹ vào bụng thấy tinh dịch chảy ra có màu trắng sửa. Cá cái đã thành thục bụng phồng to lên, mềm đều, da bụng mỏng, lổ sinh dục to, màu hồng và lồi hiện rõ ra ngoài. Từ kết quả quan sát và nhận định trên, cá rô đồng (Anabas Testudineus) chọn cho đẻ có đặc điểm: Cá cái khoẻ mạnh, bụng to, mềm, lổ sinh dục có hình vành khuyên và hơi lồi ra, lổ sinh dục có màu hồng. Cá đực khoẻ mạnh, lổ sinh dục có màu hồng, khi vuốt nhẹ ở bụng thấy tinh dịch chảy ra ở lổ sinh dục có màu trắng đục. Tuổi thành thục của cá rô đồng từ 5 - 6 tháng, kích cở từ 8 - 10cm (Doolgindachabaporn, 1988; Axelrod và csv, 1971; Sakurai và ctv, 1993). Theo 17 Yên (1983) cá rô đồng ở miền Bắc thành thục sau 12 tháng tuổi, kích cở đạt 12 cm. Ngoài tự nhiên, cá rô đồng thường đi ngược dòng nước theo từng đàn lớn ở các kênh gạch để sinh sản (Khoa và Hương, 1982; Yên, 1983). Mùa sinh sản của cá rô ở nước ta từ tháng 4 đến tháng 7, cá rô thường đẻ vào lúc mưa to (Yên, 1983). Cá đẻ rộ vào tháng 5 đến tháng 10 (Vỹ, 1982). Theo Nguyễn Văn Long (2004) sức sinh sản của cá dao động từ 422.500- 925.889 trứng/kg cá cái, 300.000-700.000 trứng/kg cá cái (Kiểm, 2004). Cá không có tập tính giữ con. Cá 1 tuổi đã thành thục. Cá đực thân thấp và dài hơn cá cái.Cá sinh sản cho số lượng trứng lớn. Sức sinh sản của cá rô đồng dao động từ 300.000 - 700.000 trứng/kg cá cái. Trứng cá thuộc loại trứng nổi. Theo Phạm Văn Khánh, 1999 thì hệ số thành thục sinh dục cá rô đồng cao nhất ở giai đoạn IV từ tháng 4 đến tháng 9, từ đó thời gian này cũng là mùa sinh sản của cá Rô đổng. Còn trong sinh sản nhân tạo cá hầu như đẻ quanh năm. Theo Pravdin (1973) thì điều kiện khí tượng thủy văn không những chỉ làm thay đổi mùa vụ đẻ trứng mà còn làm thay đổi cả bản thân của sự đẻ trứng (trích dẫn bởi Mai Viết Văn, 2002). Theo Phạm Văn Khánh (1999) sức sinh sản của cá rô đồng phụ thuộc rất nhiều vào trọng lượng cơ thể cá và dao động từ 72000 đên120700 Bãi đẻ của cá Rô đồng là ven những bờ ao, bờ ruộng - kênh - mương, nơi có nhiều cỏ và cây thủy sinh. Cá cái sẽ đẻ trứng vào trong nước, đồng thời với lúc trứng được đẻ ra cũng là lúc tinh trùng từ cá đực được phóng ra. Trứng ngay lập tức được thụ tinh và nổi lên trên mặt nước nhờ vào những lớp ván dầu màu vàng được phóng ra cùng lúc với trứng. Do cá không có tập tính bảo vệ trứng sau khi sinh sản (ngược lại đôi khi còn quay lại ăn cả trứng vừa đẻ ra) nên lượng trứng đẻ ra rất nhiều (bù trừ lượng hao hụt do không thụ tinh, do địch hại), thường > 3000 trứng/cá cái. 2.1.7.2 Đặc điểm của tuyến sinh dục cá rô đồng (Anabas Testudineus) Chiều dài trung bình ở lần sinh sản đầu tiên được xác định khi đàn cá có 50% cá thể thành thục sinh dục. Giữa giai đoạn thành thục sinh dục và chiều dài của cá có một mối liên hệ khá chặt chẽ. Cá chỉ thành thục sau khi đạt đến một chiều dài nhất định, do vậy xác định sự thành thục theo chiều dài là một trong các chỉ tiêu trong việc đánh giá mức độ thành thục của một quần thể cá (Michael king, 1996). Xác định mùa vụ sinh sản cá rô đồng (Anabas testudineus) nói riêng và các loài thủy sản khác nói chung là việc rất cần thiết trong sinh sản nhân tạo, giúp người 18 sản xuất chủ động thời gian nuôi và lựa chọn cá bố mẹ cho sinh sản nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ cá có sức sinh sản cao, trong đó nguyên nhân chính là do nhiệt độ ở Đồng bằng sông Cửu Long thời điểm này tương đối cao, ngoài ra còn phải kể đến một nguyên nhân nữa đó là mùa mưa, vì khi mùa mưa đến thì diện tích thủy vực tăng, lượng thức ăn tự nhiên phong phú và cũng do những cơn mưa đã làm thay đổi một số yếu tố môi trường khác. Theo Dương
Luận văn liên quan