Tháng 11 năm 2007, Hiến chương ASEAN đã được thông qua tại Hội nghị
Thượng đỉnh các nước ASEAN lần thứ 13. Hi ến chương này không phải là một
Hiến chương nhân quyền, do đó, vấn đềnhân quyền chỉđược nhắc tới trong một
phạ m vi có hạn. Tuy nhiên, sựxuất hiện của vấn đềnày trong một văn kiện có tính
chất tối cao như một bản Hiến pháp của khu vực đã cho thấy sựquan tâm của các
quốc gia thành viên và tầm quan trọng của nhân quyền với khu vực này.
Đồng thời, Hiến chương đánh dấu sự ra đời của Uỷ ban nhân quyền ASEAN. Tuy
nhiên, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động, chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ
của Uỷ ban này vẫn còn đang trong quá trình xây dựng. Với Điều khoản tham
chiếu vừa được các Ngoại trưởng các quốc gia thành viên thông qua ngày
20/7/2009, chúng ta có thể thấy rằng, ASEAN đang thúc đẩy hơn bao giờ hết sự
hoàn chỉnh của một Uỷ ban nhân quyền thực sự cho khu vực. Tuy nhiên, nó cũng
vấp phải không ít các chỉ trích. Theo quan điểm của các nước phương Tây, Uỷ ban
này không có thực quyền và chỉ mang tính chất “trang trí” bởi “ Điều khoản tham
chiếu của Ủy hội Nhân quyền Asean không cho phép các chuyến thăm tìm hiểu
thực tế tại quốc gia có tiếng vi phạm nhân quyền. Cơ quan này không được phép
nhận thưkhiếu nại, mở điều tra, hay thực hiện các báo cáo mang tính duyệt xét về
tình hình nhân quyền tại quốc gia thành viên”
1
9 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2176 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Tiểu kiện nhân quyền Asean, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
VĂN KIỆN NHÂN QUYỀN ASEAN
TÍNH CẦN THIẾT CỦA VĂN KIỆN NHÂN QUYỀN ASEAN
1.Lời mở đầu
Tháng 11 năm 2007, Hiến chương ASEAN đã được thông qua tại Hội nghị
Thượng đỉnh các nước ASEAN lần thứ 13. Hiến chương này không phải là một
Hiến chương nhân quyền, do đó, vấn đề nhân quyền chỉ được nhắc tới trong một
phạm vi có hạn. Tuy nhiên, sự xuất hiện của vấn đề này trong một văn kiện có tính
chất tối cao như một bản Hiến pháp của khu vực đã cho thấy sự quan tâm của các
quốc gia thành viên và tầm quan trọng của nhân quyền với khu vực này.
Đồng thời, Hiến chương đánh dấu sự ra đời của Uỷ ban nhân quyền ASEAN. Tuy
nhiên, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động, chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ
của Uỷ ban này vẫn còn đang trong quá trình xây dựng. Với Điều khoản tham
chiếu vừa được các Ngoại trưởng các quốc gia thành viên thông qua ngày
20/7/2009, chúng ta có thể thấy rằng, ASEAN đang thúc đẩy hơn bao giờ hết sự
hoàn chỉnh của một Uỷ ban nhân quyền thực sự cho khu vực. Tuy nhiên, nó cũng
vấp phải không ít các chỉ trích. Theo quan điểm của các nước phương Tây, Uỷ ban
này không có thực quyền và chỉ mang tính chất “trang trí” bởi “Điều khoản tham
chiếu của Ủy hội Nhân quyền Asean không cho phép các chuyến thăm tìm hiểu
thực tế tại quốc gia có tiếng vi phạm nhân quyền. Cơ quan này không được phép
nhận thư khiếu nại, mở điều tra, hay thực hiện các báo cáo mang tính duyệt xét về
tình hình nhân quyền tại quốc gia thành viên”1. Hơn thế nữa, ASEAN hoạt động
dựa trên nguyên tắc đồng thuận, trong khi nhân quyền là một vấn đề hết sức nhạy
cảm, liệu rằng các quốc gia có đồng tình với việc trao cho cơ quan này quyền lực
1 Website BBC Vietnam,
thực sự để bảo vệ nhân quyền, để tại đó, nạn nhân của các hành vi vi phạm nhân
quyền có thể được kêu cứu và được xét xử, chứ không chỉ là một cơ quan tuyên
truyền cho quyền con người và tổ chức các buổi hội thảo. Tuy nhiên, việc cơ chế
Nhân quyền đầu tiên xuất hiện ở Châu Á – Thái Bình Dương, được nhiều tổ chức
phi chính phủ xem là một bước tiến tích cực. Ông David Mathieson thuộc Human
Rights Watch cho rằng: ‘‘Đây là bước khởi đầu và một bước đầu còn nhiều thiếu
sót’’. Theo Debbie Stothard, thuộc Alternative ASEAN Network, cơ chế này phản
ảnh sự đồng thuận thấp nhất trong khối ASEAN về Nhân quyền và đáp ứng yêu
cầu các chế độ khắc nghiệt nhất như Miến Điện2.
Trước những ý kiến như vậy, liệu Hiến chương ASEAN đã là đủ cho một
nhân quyền thực chất tại khu vực này. Có thể thấy rằng, Hiến chương này
chưa được coi là một văn kiện nhân quyền, đồng thời, chức năng và nhiệm
vụ của Uỷ ban nhân quyền này vẫn còn chưa hoàn thiện và chưa giành được
một quyền lực thực sự để có thể bảo đảm không đưa vấn đề nhân quyền đi
quá xa và có thể trở thành cái cớ để phá bỏ nguyên tắc không can thiệp nội
bộ nhưng vẫn có thể bảo vệ được những quyền lợi của con người. Hiến
chương này có thể được xây dựng dựa trên những điều khoản của Uỷ ban
nhân quyền Châu Âu với những sự tích cực của nó, nhưng hoàn toàn không
thể là sự sao chép. Bởi xét trên khía cạnh cơ sở kinh tế - chính trị và văn hoá,
khu vực của chúng ta có những điểm khác biệt rõ ràng và không thể áp đặt..
Xét trên bình diện quốc tế, có được một văn kiện nhân quyền thực chất và
một Uỷ ban nhân quyền có hiệu quả, các vấn đề nhân quyền khu vực sẽ
được giải quyết trong nội bộ khu vực với hiệu quả cao nhất có thể và hạn
chế sự can thiệp của các quốc gia bên ngoài, đặc biệt là các đối tượng có ý
định gây chia rẽ nội bộ khối nói chung và bản thân các nước thành viên nói
riêng.
2 Website BBC Vietnam,
2. Thực trạng khu vực Đông Nam Á:
Đông Nam Á là một khu vực mà các quốc gia hầu hết là các quốc gia đang phát
triển và kém phát triển của thế giới. Khu vực này trong những năm 70 của thế kỷ
XX đã phải chứng kiến một trong những chế độ dã man nhất trong lịch sử nhân
loại_ Polpot và hiện nay vẫn phải đối mặt với một vấn đề nhân quyền tại Mianma.
Chính quyền quân sự ở Miến Điện đã áp dụng bạo lực để trấn áp sư sãi, bắt giam
văn nghệ sĩ và cương quyết đẩy mạnh chiến dịch ‘bịt mồm’ và loại bỏ bà San Suu
Kyi, một người anh hùng chủ trương dân chủ được người dân Miến Điện yêu quý.
Một số chính phủ trong khối ASEAN công khai chỉ trích tình trạng thiếu tiến bộ
của Miến Điện trong lãnh vực nhân quyền và cải cách dân chủ. Chính phủ quân
nhân nước này đang giam giữ trên 2,000 tù nhân chính trị.
Còn chính quyền Campuchia thì đưa những nhân vật đối lập ra tòa hoặc cho phép
người thuộc các đội dân phòng hăm dọa người bất đồng chính kiến. Tại Việt Nam,
việc theo đạo Thiên Chúa có thể khiến giáo dân bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
Thậm chí ngay cả Singapore, quốc gia tiên tiến và giàu có cũng kỳ thị người đồng
tính luyến ái, cả nam lẫn nữ.
Vấn đề di dân và ngược đãi di dân trong khu vực cũng được công luận chú ý rất
nhiều. Đã có nhiều lời cáo buộc cho rằng Thái Lan ngược đãi với người tị nạn
Miến Điện – những người Hồi giáo thiểu số Rohingya. Ngoài ra Hoa Kỳ đang chú
ý tới Malaysia vì cách nước này đối xử với công nhân cũng như với di dân”.
Có thể nói khu vực Asean còn thiếu tôn trọng nhân quyền, trách nhiệm bảo vệ
nhân quyền chưa cao. Bối cảnh đó cũng thúc đẩy cộng đồng Đông Nam Á cho ra
đời khung pháp lý chuẩn mực về quyền con người.
Ngoài ra, khu vực này cũng có động lực để cải thiện tình hình nhân quyền:
Giám sát và báo cáo không thể buộc các quốc gia thay đổi thực tiễn nhân quyền
của mình. Tuy nhiên còn có những động lực khác đối với những nước muốn cải
thiện hoặc bảo vệ thành tích nhân quyền . Trong quá trình chuẩn bị báo cáo, họ có
thể phát hiện ra những lĩnh vực cần phải được cải thiện. Điều này có thể là một
nhắc nhở đối với những quan chức về nghĩa vụ pháp lý của mình. Uỷ ban nhân
quyền châu Âu thuộc hội đồng châu Âu có một hệ thống khiếu nại rất mạnh. Uỷ
ban này sau đó chuyển thành Toà án nhân quyền châu Âu đã đưa ra những quyết
định ràng buộc về pháp lý trong hàng trăm vụ kiện liên quan đến hàng loạt vấn đề,
trong đó có những vấn đề nhạy cảm như tình trạng khẩn cấp. Trong hệ thống châu
Âu, các quốc gia đã trao một phần thẩm quyền thực thi cho một cộng đồng chính
trị khu vực lớn hơn.Trong lĩnh vực này các tổ chức khu vực ở châu Mỹ và châu Phi
không mấy thành công. Thế giới A-rập và châu Á vẫn chưa có các ủy ban nhân
quyền khu vực, mặc dù Diễn đàn châu Á Thái Bình Dương được thành lập năm
1996 với sứ mệnh ủng hộ nỗ lực hợp tác khu vực để “thành lập và phát triển các
thể chế quốc gia nhằm bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trong khu vực”. Cũng đã có
kế hoạch thành lập Ủy ban Nhân quyền ASEAN mới và một Tòa án Nhân quyền
châu Phi mới. Sức mạnh và phạm vi áp dụng các biện pháp giám sát quốc tế phụ
thuộc vào việc các nước sẵn sàng sử dụng và tham gia thực hiện các biện pháp đó.
Tình trạng này vẫn là một vấn đề nghiêm trọng và dai dẳng. Đòi hỏi một khu chế
riêng khu vực để tránh sức ép từ quốc tế trong vấn đề nhân quyền đồng thời ngăn
cản sự can thiệp từ bên ngoài.
3. Tầm quan trọng của văn kiện:
- Xuất phát từ tính đặc thù và phổ biến:
Đồng thời với quá trình quốc tế hoá là quá trình khu vực hoá quyền con người. Ở
các châu lục đã lần lượt ra đời các tổ chức nhân quyền khu vực ( châu Âu, châu
Mỹ, châu Phi). Tuy nhiên sự ra đời của các tổ chức nhân quyền này không làm mất
đi tính phổ biến của quyền con người, trái lại đã làm phong phú thêm nội dung của
khái niệm nhân quyền, nhất là việc ứng dụng khái niệm nhân quyền phù hợp với
điều kiện chính trị, kinh tế, lịch sử văn hoá, truyền thống và bản sắc văn hoá của
các dân tộc ở khu vực.
Trong quá trình hình thành và phát triển, quyền con người là sản phẩm của sự
thống nhất của tính phổ biến và tính đặc thù. Tính phổ biến của quyền con người là
thuộc tính, theo đó quyền con người bao hàm những nguyên tắc, những quyền
được áp dụng phổ biến ở khắp mọi nơi, cho mọi đối tượng. Còn tính đặc thù của
quyền con người là thuộc tính, theo đó, cho phép quyền con người ở mỗi quốc gia,
mỗi lãnh thổ nhất định do trình độ phát triển kinh tế , xã hội và truyền thống dân
tộc khác nhau mà có những đặc điểm riêng, có mức độ thoả mãn riêng phù hợp với
điều kiện quốc gia, lãnh thổ đó. Phương Tây tuyệt đối hoá tính toàn cầu, phổ cập
của nhân quyền vượt lên trên thẩm quyền quốc gia, chủ trương can thiệp quốc tế
đối với tình hình vi phạm nhân quyền ở các nước. Các nước đang phát triển thừa
nhận tính chất chung của những giá trị cơ bản nhất trong khái niệm nhân quyền
nhưng đồng thời cho rằng trong việc hiểu và thực hiện nhân quyền ở các nước
không thể không dựa trên đặc thù lịch sử, văn hoá, kinh tế- xã hội của từng khu
vực, từng nước, họ chống lại sự áp đặt mô hình và tiêu chuẩn của giá trị bên ngoài,
chống việc nhân danh bảo vệ nhân quyền để can thiệp nội bộ, vi phạm chủ quyền
quốc gia và quyền tự quyết dân tộc.
Phương Tây nhấn mạnh các quyền chính trị- dân sự và các quyền tự do cá nhân với
dụng ý đề cao và áp đặt nền “ dân chủ” và hệ thống giá trị chính trị- xã hội của
phương Tây. Các nước đang phát triển đòi hỏi phải coi trọng ngang bằng cả hai
loại quyền chính trị- dân sự và kinh tế- xã hội- văn hoá, không thể chú trọng một
loại quyền, ưu tiên thúc đẩy các loại quyền tự do chính trị, đồng thời họ cho rằng
các quyền tự do cá nhân không thể vượt lên trên mà phải gắn liền với quyền và lợi
ích của số đông, của cộng đồng và dân tộc, quyền của thiểu số phải phục tùng
quyền của đa số, quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ đối với xã hội.
Ở Việt Nam, Báo cáo nhân quyền Việt Nam cũng nhấn mạnh: “Từng là nạn nhân
của nhiều cuộc chiến tranh xâm lược - sự vi phạm lớn nhất quyền con người, hơn
ai hết, Việt Nam hiểu rõ rằng quyền con người vừa mang tính phổ biến, thể hiện
khát vọng chung của nhân loại, được ghi trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con
người và Hiến chương của Liên hợp quốc, vừa có tính đặc thù đối với từng xã hội
và cộng đồng.
Chính phủ Việt Nam cho rằng việc thực hiện quyền con người luôn luôn gắn với
lịch sử, truyền thống và trình độ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Do vậy,
trong một thế giới ngày càng đa dạng, khi tiếp cận và xử lý vấn đề quyền con
người, cần kết hợp hài hòa các chuẩn mực, nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế
với những điều kiện đặc thù về lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội, các giá trị văn
hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán của mỗi quốc gia và khu vực”.
- Có ý nghĩa nhất định trong lĩnh vực hợp tác vì nó xây dựng cơ sở, chuẩn mực cho
các quốc gia Đông Nam Á hợp tác đặc biệt là thúc đẩy, khuyến khích, kêu gọi dân
chủ ở khu vực này.Con người vừa là mục tiêu, động lực thúc đẩy của sự phát triển.
Đây cũng là nhân tố quan trọng để phát huy sự tham gia của người dân trong tất cả
các lĩnh vực của đời sống, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
- Văn kiện nhân quyền Asean phải là một văn kiện có thể trao quyền lực thực chất
cho một cơ quan để đảm bảo cho nhân quyền của khu vực không bị đe doạ và đó
phải là một cơ quan cho người dân Asean có thể trông cậy khi những quyền của họ
bị xâm phạm nhưng không trở thành “ một nỗi sợ hãi” với chủ quyền và công việc
nội bộ của các quốc gia thành viên. Do uỷ ban nhân quyền đã được thành lập
nhưng chưa có những quy định rõ ràng nên văn kiện nhân quyền khu vực có thể
xây dựng và trao quyền cho cơ quan này bên cạnh những điều khoản cơ bản về các
quyền của con người, bao gồm các quyền dân sự- chính trị và kinh tế- xã hội. Xét
trên bình diện quốc tế, có được một văn kiện nhân quyền thực chất và một uỷ ban
nhân quyền có hiệu quả, các vấn đề nhân quyền khu vực sẽ được giải quyết trong
nội bộ khu vực với hiệu quả cao nhất và có thể hạn chế sự can thiệp của các quốc
gia bên ngoài, đặc biệt là các đối tượng có ý định chia rẽ nội bộ nói chung và bản
thân các nước thành viên nói riêng
4. Kết luận:
a. Quyền con người là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử nhân loại. Tư tưởng
về quyền con người dựa trên sự tôn trọng nhân phẩm, tự do, lòng nhân đạo, sự
khoan dung, là những giá trị vốn có trong tất cả các nền văn hóa. Sau khi Liên Hợp
Quốc ra đời, hàng trăm văn kiện về quyền con người đã được xây dựng và thông
qua. Điều đó cho thấy đây là một bước phát triển quan trọng, là nội dung cơ bản,
và là thành quả lớn lao cho sự phát triển lịch sử nhân loại về quyền con người.
b. Triển vọng của vấn đề:
Hiện nay nhân quyền đã trở thành vấn đề thu hút sự chú ý rộng rãi của dư luận thế
giới, một nhân tố không kém phần quan trọng trong các chương trình nghị sự và
văn kiện của các hội nghị quốc tế, các tổ chức quốc tế và khu vực cũng như các
hiệp định quốc tế song phương, đa phương. Như đối với vấn đề khác, nhân quyền
trong quan hệ quốc tế thể hiện xu hướng chung là vừa hợp tác, vừa đấu tranh giữa
các nước, và giữa một nước với các tổ chức quốc tế hoặc nhân vật nước khác, với
những tương tác thường xuyên và lợi ích đan xen giữa kinh tế- thương mại và
chính trị, chính thức và không chính thức không ngừng gia tăng và mở rộng.
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình luật quốc tế - Trường đại học luật Hà Nội
2. Tìm hiểu về quyền con người: Nhà xuất bản tư pháp Hà Nội-2008
3. Quan điểm và chính sách cơ bản của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền
con người ( Hoàng Văn Hảo)
4. www.vietnamnet.vn/thegioi/hoso/2009/08/866249/