Luận văn Tiểu thuyết lê lựu thời kỳ đổi mới

Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1975 mang vẻ đẹp lãng mạn của những con người sống vì lý tưởng mà những mất mát hy sinh chỉ góp phần làm cho ý chí, tinh thần con người càng thêm rạng rỡ. Khi chiến tranh qua đi, con người mới kịp bình tâm nhìn lại hiện thực khắc nghiệt mình đã trải qua với bao nhiêu nỗi niềm. Chiến tranh đã đi qua nhưng vết thương về chiến tranh vẫn còn mãi. Bước sang thời kỳ đổi mới, lịch sử dân tộc chuyển sang trang mới. Đất nước mở cửa giao lưu với bạn bè thế giới và xây dựng cuộc sống hòa bình. Lúc này với tư tưởng nhìn thẳng vào sự thật, đổi mới tư duy đã thúc đẩy nền văn học vốn đã chuyển mình nay nhanh chóng đổi thay diện mạo. Cuộc chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc đạt những thành tựu vĩ đại. Đất nước hoàn toàn được giải phóng. Nhiệm vụ của cuộc chiến tranh giành độc lập đã hoàn thành. Giờ đây, cuộc chiến đấu cho quyền sống của từng con người được đặt lên hàng đầu. Do vậy, nền văn học đứng trước nhu cầu mở rộng hơn nữa trong việc phản ánh mọi mặt cuộc sống đa dạng và phức tạp. Tất cả những lý do trên chính là nguyên nhân của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn nhạt dần, được thay thế bởi cảm hứng đời tư thế sự. Các vấn đề về cuộc sống, giá trị đạo đức, ý thức dân chủ, về cái tôi đã trở thành chủ đề nổi bật khiến cho văn học càng đổi mới mạnh mẽ. Người ta hình dung lại con người, thay đổi cách miêu tả, sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu mới

pdf103 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 314560 | Lượt tải: 13download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiểu thuyết lê lựu thời kỳ đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH ------------------------------ NGUYỄN THỊ HIỀN TIỂU THUYẾT LÊ LỰU THỜI KỲ ĐỔI MỚI Chuyên ngành: Văn Học Việt Nam Mã số: : 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS: TRẦN HỮU TÁ Thành phố Hồ Chí Minh - 2007 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, tôi đã nhận được sự hỗ trợ tích cực và những điều kiện thuận lợi từ Phòng Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh. Vì vậy, đầu tiên, cho phép tôi được nói lời cảm ơn chân thành nhất gửi đến quý thầy cô giáo, các cán bộ của Phòng Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh. Đặc biệt, cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến PGS. TS Trần Hữu Tá. Thầy đã không quản thời gian, công sức để tân tâm, tận tình, ân cần chỉ bảo, dẫn dắt cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài luận án của mình. Bên cạnh đó, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến những bạn bè đồng nghiệp. Họ là những người luôn động viên khích lệ tôi vững bước trên con đường mà mình đã lựa chọn. Cuối cùng, tôi xin nói lời cảm ơn Cha - Mẹ, người đã sinh ra tôi, nuôi tôi khôn lớn. Người đã hướng dẫn, chỉ cho tôi con đường đi đến thành công. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1975 mang vẻ đẹp lãng mạn của những con người sống vì lý tưởng mà những mất mát hy sinh chỉ góp phần làm cho ý chí, tinh thần con người càng thêm rạng rỡ. Khi chiến tranh qua đi, con người mới kịp bình tâm nhìn lại hiện thực khắc nghiệt mình đã trải qua với bao nhiêu nỗi niềm. Chiến tranh đã đi qua nhưng vết thương về chiến tranh vẫn còn mãi. Bước sang thời kỳ đổi mới, lịch sử dân tộc chuyển sang trang mới. Đất nước mở cửa giao lưu với bạn bè thế giới và xây dựng cuộc sống hòa bình. Lúc này với tư tưởng nhìn thẳng vào sự thật, đổi mới tư duy đã thúc đẩy nền văn học vốn đã chuyển mình nay nhanh chóng đổi thay diện mạo. Cuộc chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc đạt những thành tựu vĩ đại. Đất nước hoàn toàn được giải phóng. Nhiệm vụ của cuộc chiến tranh giành độc lập đã hoàn thành. Giờ đây, cuộc chiến đấu cho quyền sống của từng con người được đặt lên hàng đầu. Do vậy, nền văn học đứng trước nhu cầu mở rộng hơn nữa trong việc phản ánh mọi mặt cuộc sống đa dạng và phức tạp. Tất cả những lý do trên chính là nguyên nhân của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn nhạt dần, được thay thế bởi cảm hứng đời tư thế sự. Các vấn đề về cuộc sống, giá trị đạo đức, ý thức dân chủ, về cái tôi đã trở thành chủ đề nổi bật khiến cho văn học càng đổi mới mạnh mẽ. Người ta hình dung lại con người, thay đổi cách miêu tả, sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu mới. Tất cả những điều này chúng ta bắt gặp trên từng trang viết của các nhà văn. Họ trăn trở tìm hướng đi mới cho con thuyền văn chương của mình. Có người lặng lẽ đối chứng lại với những quan niệm sơ lược hoặc phiến diện một thời về thế sự, để từ đó nhằm đấu tranh cho sự hoàn thiện của mỗi con người trong thời đại mới như Nguyễn Minh Châu. Có người suy ngẫm về quá khứ để nắm bắt nhịp thở của hiện tại như Dương Thu Hương...Có người tìm đề tài trong những cái bề bộn phức tạp của hiện thực cuộc sống, đối thoại cùng người đọc để tìm ra biện pháp tháo gỡ như Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn...Có người lại nhìn nhận thực tại và đối chứng với quá khứ đau thương của một thời đạn bom khói lửa như Bảo Ninh...Và cùng chung dòng chảy đó chúng ta bắt gặp Lê Lựu – một trong những cây bút đã góp phần không nhỏ vào sự thay đổi nhanh chóng bộ mặt nền văn học Việt Nam lúc bấy giờ. Trước thực tế đầy biến động của lịch sử, những tiểu thuyết Thời xa vắng (1984), Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy sông (1995) lần lượt ra đời như những bức tranh sinh động, khắc hoạ chân thực chủ yếu những tháng ngày đầu đất nước trong thời kỳ đổi mới. Tìm hiểu những tiểu thuyết kể trên, ta sẽ hiểu thêm về thể loại tiểu thuyết của một thời kỳ văn học sôi động. Đồng thời qua đó, người viết muốn tìm hiểu những đóng góp của nhà văn cho nền tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này. Tuy nhiên, trong phạm vi cho phép của đề tài, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những đặc điểm tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới để nhằm hiểu một cách thấu đáo hơn phương thức xây dựng tác phẩm, những đặc sắc trong việc miêu tả, nội dung hiện thực được phản ánh và những nét riêng biệt của nhà văn so với các tiểu thuyết gia cùng thời. Từ đó, nhằm khẳng định sự đóng góp của ông cho sự phát triển nền văn xuôi Việt Nam trong những năm đổi mới. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về Lê Lựu đã có không ít ý kiến nhận xét, đánh giá của các nhà văn, nhà phê bình văn học. Họ tìm đến với những tác phẩm và nhận thấy ở đấy những chiều kích khác nhau của cuộc sống. Qua những tác phẩm ấy, người đọc không chỉ hình dung được bộ mặt xã hội Việt Nam lúc bấy giờ mà còn cảm nhận một cách sâu sắc những biến chuyển tinh tế nhất của đời sống tư tưởng con người thời đại. Vì vậy, tác phẩm của nhà văn không rơi vào khoảng không im lặng mà có thể nhận thấy, cùng với các cây bút văn xuôi lúc bấy giờ như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh... Lê Lựu đã làm cho đời sống văn học nước ta thêm phần sôi động. Lịch sử văn học cho thấy, những nhà văn nào càng được giới phê bình nghiên cứu quan tâm, càng được bạn đọc chú ý. Và dù khen hay chê cũng đều khiến tác phẩm nổi tiếng hơn, mọi người tìm đọc nó nhiều hơn mà thôi. Lê Lựu là một trường hợp như vậy. Từ một cây bút truyện ngắn, ông tìm cho mình một lối đi riêng. Với tác phẩm Mở rừng, Lê Lựu bước sang địa hạt tiểu thuyết nhưng thành công của ông không phải ở đấy. Lê Lựu khẳng định vị trí, tạo cho mình một thế đứng vững vàng trên văn đàn nền tiểu thuyết hiện đại chính là nhờ những tác phẩm về sau. Đặc biệt, người ta biết đến ông như một tiểu thuyết gia văn xuôi hiện đại Việt Nam chính bởi Thời xa vắng và sau nữa là Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông. Đã có hàng loạt bài nghiên cứu về tác phẩm Lê Lựu như: "Tiểu thuyết đầu tiên của một cây bút viết truyện ngắn" của Phong Vũ, "Mỗi người phải chịu trách nhiệm về nhân cách của mình" hay "Hỏi chuyện tác giả, tìm hiểu tác phẩm" trong báo Văn nghệ tháng 12- 1986, " Thời xa vắng - Một tâm sự nóng bỏng " của Lê Thành Nghị, "Chuyện phiếm với anh Sài" của Hồng Vân, "Nghĩ về một Thời xa vắng" của Thiếu Mai, "Nhu cầu nhận thức lại thực tại qua một Thời xa vắng" của Nguyễn Văn Lưu, "Đọc " Thời xa vắng" của Lê Lựu" của Hoàng Ngọc Hiến, "Suy tư từ một "Thời xa vắng" của Nguyễn Hoà, "Một đóng góp vào việc nhận diện con người hôm nay" của Vương Trí Nhàn, "Lê Lựu và Ranh giới" của Lê Tất Cứ, "Khuynh hướng triết lý trong tiểu thuyết - Những tìm tòi và thể nghiệm" của Nguyễn Ngọc Thiện, "Một giờ với nhà văn Lê Lựu" của Nguyễn Hữu Sơn, "Văn chương cũng như vợ con - nhiều lúc chán lắm nhưng không bỏ được" của Bùi Việt Sĩ, "Hình tượng người nông dân và nhà văn đô thị" của Nguyễn Thu Hằng, "Lê Lựu - Thời xa vắng " của Đinh Quang Tốn, "Lê Lựu - Chân dung văn học" của Trần Đăng Khoa...Và tất cả những bài viết này được chính Lê Lựu tập hợp lại trong cuốn Tạp văn của mình. Thông qua những bài viết dành cho Lê Lựu, ta thấy các nhà nghiên cứu rất trân trọng những thành công và phát hiện những đóng góp không nhỏ của ông trong việc đổi mới nền văn học đương đại. Bên cạnh đó, họ cũng thẳng thắn đưa ra những nhận xét về nghệ thuật viết văn của tác giả. Dư luận khen cũng nhiều nhưng chê cũng có. Nhà nghiên cứu Đinh Quang Tốn từng cho rằng: “Nếu trong tổng số sáu trăm hội viên Hội nhà văn Việt Nam, cứ mười người chọn lấy một người tiêu biểu thì Lê Lựu là một trong tổng số 60 nhà văn ấy. Nếu về văn xuôi hiện đại, chọn lấy ba mươi tác phẩm, thì có mặt Thời xa vắng” [104, tr. 663]. Hay những nhận xét khá sắc sảo của Trần Đăng Khoa dành cho tác phẩm Thời xa vắng chẳng hạn. Tác giả vừa khẳng định những thành tựu về nội dung, nghệ thuật đồng thời chỉ ra những hạn chế. Ông cho rằng “Với ba trăm trang sách, tiểu thuyết "Thời xa vắng" đã ôm chứa một dung lượng lớn. Đấy là một chặng đường lịch sử oai hùng. Chặng đường ba mươi năm, từ buổi lập nước đến lúc giải phóng xong toàn bộ đất nước” [104, tr. 674]. Hay : “Thời xa vắng" ra đời có tiếng vang lớn, vượt quá sức hình dung của người đẻ ra nó. Xét về mặt nghệ thuật, cuốn sách không có gì cách tân, tìm tòi, lối viết rất cũ, tốc độ truyện chậm, hơi văn ở phần một và phần hai hình như lạc nhau, không liền mạch. Có cảm giác như đấy là hai cuốn tiểu thuyết cùng một nội dung gộp lại.” [104, tr. 678]. Bên cạnh những ý kiến ấy, trên báo Văn nghệ tháng 12.1986 trong bài "Vài cảm nghĩ sau khi đọc Thời xa vắng", có nhà nghiên cứu đã mạnh dạn khẳng định: "Thời xa vắng với độ dày hơn ba trăm trang chia làm ba phần. Bố cục của cuốn sách tương đối hợp lý, đặc biệt là phần một và phần hai viết khá thành công. Điều đáng bàn và cần bàn là ở phần kết của tác phẩm" [104, tr. 541]. Dù khen hay chê thì hầu hết các nhà nghiên cứu đều phải công nhận "Tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê lựu phản ánh sinh động và chân thực quá trình chuyển biến trong cách nhìn nhận đánh giá lại hiện thực...Sự phản ánh chân thực, sinh động cái hoàn cảnh nhào nặn nên con người đó, sự nín chịu nhẫn nhục và vùng vẫy cuống cuồng, những thay đổi trong tâm lý và hành động của anh ta đã được Lê Lựu dựng lại rất sinh động, đã lôi cuốn mạnh người đọc, gợi ra những liên tưởng có ý nghĩa xã hội mà hiện nay mọi người đang rất quan tâm...Thời xa vắng phản ánh khá sâu sắc một giai đoạn của tâm lý nông dân, giai đoạn vùng lên, hoà theo, nhập thân hoàn toàn vào đời sống của một xã hội mới" [104, tr. 588- 589]. Đến với những trang viết của Lê Lựu, mỗi người đọc đều cảm thấy sự cuốn hút đặc biệt. Những nhân vật trong truyện vừa đáng thương vừa đáng giận. Những con người ấy hiện lên trên trang viết đầy bi kịch. Những bi kịch do xã hội mang lại và những bi kịch do chính họ tạo ra. Chúng ta vừa thương vừa giận Giang Minh Sài trong Thời xa vắng, Núi trong Sóng ở đáy sông và ngay cả sự tha hoá trong con người của Lưu Minh Hiếu trong Chuyện làng Cuội. Mỗi người đọc tuỳ thuộc vào những tiêu chuẩn thẩm mỹ riêng mà có cách tiếp nhận tác phẩm ở những chiều kích khác nhau. Tác phẩm Lê Lựu ra đời lúc bấy giờ thực sự đã góp phần làm cho đời sống văn học Việt Nam thêm sôi động. Điều này được Lê Hồng Lâm nhận định: “Ông Lê Lựu từ khi được bạn đọc chú ý, hễ cứ viết ra cuốn nào là gây dư luận cuốn đó. Có cuốn nổi tiếng bởi bản thân nội dung đặc sắc, nó đi vào mạch ngầm trong tâm tư tình cảm nhân vật như Thời xa vắng, có cuốn nổi tiếng bởi tai tiếng (Chuyện làng Cuội), lại có cuốn mãi vài năm sau khi lên phim mới nổi đình nổi đám kéo theo đó là tai bay vạ gió như Sóng ở đáy sông.” [104, tr. 708]. Nhìn chung, qua các bài viết trên các báo và tạp chí, có thể nhận thấy tiểu thuyết Lê Lựu cả về nội dung và hình thức nghệ thuật thời kỳ đổi mới đã được giới nghiên cứu quan tâm, xem xét khá sâu sắc. Họ đã chỉ ra những cái hay, cái đẹp cũng như những sai sót, hạn chế của nhà văn thể hiện trên trang viết. Tuy nhiên các bài nghiên cứu hầu như tập trung xoay quanh tác phẩm Thời xa vắng hoặc là viết về từng tác phẩm cụ thể chứ chưa có một bài nào hay một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu một cách toàn diện về tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới mà cụ thể là bộ ba tác phẩm: Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông. Với bài "Mỗi người phải chịu trách nhiệm về nhân cách của mình" (Văn nghệ tháng 12- 1986), người viết đã chỉ ra những bi kịch mà Sài phải gánh lấy không những do hoàn cảnh mang lại mà "mỗi người phải tự chịu trách nhiệm về chính nhân cách của mình, cuộc đời mình". Qua một số bài nghiên cứu như: "Thời xa vắng - Một tâm sự nóng bỏng " của Lê Thành Nghị, "Nghĩ về một Thời xa vắng" của Thiếu Mai, "Nhu cầu nhận thức lại thực tại qua một Thời xa vắng" của Nguyễn Văn Lưu, "Suy tư từ một " Thời xa vắng" của Nguyễn Hoà..., các tác giả lại chỉ ra một cách sâu sắc về sự mới mẻ của Lê Lựu. Đó chính là đặt ra vấn đề nhận thức lại một "thời xa vắng" - một thời "sống hộ", "yêu hộ". Đồng thời họ đều cùng không đồng tình với cách kết thúc truyện của nhà văn. Thiếu Mai cho rằng "Cuối cùng là phần kết. Đọc đến đây tôi cảm thấy tác giả mệt rồi, hụt hơi rồi. Thế nhưng dường như anh quá thương cảm cho số phận nhân vật của mình nên không nỡ để cho nó lơ lửng, mà phải tìm cho nó một hướng đi ổn định. Nhưng chính cái hướng đi này, theo sự suy nghĩ của đa số người đọc thì lại không ổn, không phù hợp với nhân vật Sài của anh" [104, tr. 584]. Trong bài "Đọc "Thời xa vắng" của Lê Lựu", Hoàng Ngọc Hiến lại nhìn thấy đề tài "người nhà quê và đô thị", thấy được "người nhà quê vĩ đại" qua anh cu Sài. Cùng chung cách đánh giá này có bài viết "Hình tượng người nông dân và nhà văn đô thị" của Nguyễn Thu Hằng. Ở bài "Một đóng góp vào việc nhận diện con người hôm nay", Vương Trí Nhàn đã chỉ ra những đóng góp cũng như hạn chế về mặt nội dung và nghệ thuật của nhà văn. Qua "Lê Lựu - Thời xa vắng", Đinh Quang Tốn lại đi khá sâu về sự nghiệp và hoàn cảnh sáng tác. Còn trong bài "Lê Lựu - Chân dung văn học", Trần Đăng Khoa đi sâu hơn về nghệ thuật của Thời xa vắng. Bài viết "Tiểu Thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới" của Đỗ Hải Ninh cũng đã nêu ra được những nét khái quát nhất về tiểu thuyết của Lê Lựu thời kỳ đổi mới, tuy nhiên tác giả lại không đi vào phân tích cụ thể. Chính vì vậy, qua công trình nghiên cứu "Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới", cụ thể là bộ ba tác phẩm Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội , Sóng ở đáy sông, chúng tôi mong sẽ có một cái nhìn khái quát, toàn diện hơn để từ đó không chỉ làm rõ những đặc điểm về tiểu thuyết Lê Lựu mà đồng thời còn chỉ ra những đóng góp của nhà văn cho nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Trong luận văn này, từ việc lấy những đặc điểm tiểu thuyết làm cơ sở, chúng tôi tiến đến tìm hiểu những đặc điểm nền tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới. Và từ đó, chúng tôi hướng đến tìm hiểu những đặc điểm tiểu thuyết của Lê Lựu ở giai đoạn này. Dựa vào đặc điểm thể loại, dựa vào tác phẩm chúng tôi cố gắng chỉ ra những đặc điểm, những ưu thế riêng biệt, những chuyển biến về quan niệm con người, những trăn trở tìm tòitrên những trang viết của tác giả. Do đó, luận văn sẽ không đi vào toàn bộ tác phẩm của ông mà chỉ dừng lại ở bộ ba tác phẩm thời kỳ đổi mới, đó là: Thời xa vắng (1984) Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy sông (1995). 4. Phương pháp nghiên cứu. 4.1. Phương pháp lịch sử – xã hội Văn học là bức tranh sinh động nhất về đời sống hiện thực. Văn học nói chung và tiểu thuyết của Lê Lựu nói riêng mang hơi thở chung của thời đại. Chính vì vậy, không xem xét đến yếu tố hiện thực, đặc biệt đấy lại là nhiệm vụ do đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đề ra thì không thể nào thấy được sự tất yếu phải thay đổi, phải chuyển hướng của văn học nghệ thuật trong giai đoạn này. Sử dụng phương pháp lịch sử xã hội sẽ giúp cho việc lý giải những cơ sở thực tiễn và nguyên nhân sự chuyển hướng của nghệ thuật trong tác phẩm của Lê Lựu. 4.2. Phương pháp so sánh Văn học chịu sự chi phối trực tiếp và hết sức mạnh mẽ của hoàn cảnh xã hội. Sự chuyển biến đổi mới của văn học gắn với quá trình vận động đổi mới đang diễn ra trên toàn xã hội. Việc sử dụng phương pháp so sánh (lịch đại, đồng đại) giúp chúng tôi có điều kiện so sánh sự chuyển hướng nghệ thuật của Lê Lựu trong thời kỳ đổi mới cũng như những điểm nổi trội đặc sắc của tiểu thuyết Lê Lựu so với tiểu thuyết của các tác giả cùng thời. 4.3. Phương pháp phân tích Muốn làm rõ những đặc điểm tiêu biểu về nội dung - nghệ thuật của tiểu thuyết Lê Lựu thì không thể không tìm hiểu, đào sâu tác phẩm. Sử dụng phương pháp này sẽ giúp chúng tôi đi sâu khám phá mọi cung bậc tình cảm, diễn biến tâm lý của nhân vật cũng như những tìm tòi trăn trở của nhà văn trên từng trang viết. 5. Những đóng góp của luận văn Qua những bài viết về Lê Lựu, chúng tôi thấy hầu hết các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được những đặc trưng nghệ thuật, những đóng góp cũng như một vài điểm yếu trên từng trang viết của ông. Tuy nhiên chưa có một công trình nào mang tính tổng hợp về những đóng góp của Lê Lựu cho nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Do vậy, với công trình nghiên cứu này, chúng tôi cố gắng nhìn nhận, xem xét, để khái quát những đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết của Lê Lựu thời kỳ đổi mới mà cụ thể là bộ ba tác phẩm: Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông để từ đó khẳng định vị trí, vai trò của nhà văn trong sự vận động của nền tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới. 6. Cấu trúc luận văn MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài. 2. Lịch sử vấn đề. 3. Phạm vi nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu. 5. Những đóng góp của luận văn. 6. Cấu trúc luận văn. Chương 1: Lê Lựu và nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 1.1. Tiểu thuyết Việt Nam trước thời kỳ đổi mới. 1.2. Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới. 1.2.1. Cơ sở thực tiễn của công cuộc đổi mới văn học nghệ thuật. 1.2.2. Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới. 1.3. Quan điểm nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác văn học của Lê Lựu. 1.3.1. Quan điểm nghệ thuật. 1.3.2. Sự nghiệp sáng tác. Chương 2: Sự đổi mới cảm hứng nghệ thuật của Lê Lựu trong bộ ba tác phẩm Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội , Sóng ở đáy sông 2.1. Cảm hứng bi kịch thay thế cho chất sử thi và cảm hứng ngợi ca. 2.1.1. Khái niệm cảm hứng - Cảm hứng bi kịch. 2.1.2. Cảm hứng bi kịch trong văn học Việt Nam trước và sau thời kỳ đổi mới. 2.1.3. Cảm hứng bi kịch thay thế cho chất sử thi và cảm hứng ngợi ca - những biểu hiện cụ thể trong bộ ba tiểu thuyết Thời xa vắng - Chuyện làng Cuội - Sóng ở đáy sông. 2.1.3.1. Bi kịch do hoàn cảnh. 2.1.3.2. Bi kịch trong bản thân mỗi cá nhân. 2.2. Sự nhận thức lại hiện thực trong "Thời xa vắng; Chuyện làng Cuội; Sóng ở đáy sông". 2.2.1. Nhận thức quan niệm duy ý chí. 2.2.2. Nhận thức chân thực những khía cạnh khác nhau của hiện thực trong xã hội lúc bấy giờ. 2.2.2.1. Nhận thức chân thực những hạn chế của đường lối chính sách. 2.2.2.2. Nhận thức thực trạng của sự bao che, cho qua. 2.2.2.3. Nhận thức chân thực về lối sống thực dụng, ích kỷ, sự biến chất tha hóa của con người trong xã hội hiện đại. 2.2.2.4. Nhận thức hiện thực ở nông thôn. Chương 3: Những nỗ lực hiện đại hoá thể loại tiểu thuyết của Lê Lựu 3.1. Kết cấu truyện. 3.1.1. Thủ pháp đồng hiện. 3.1.2. Hiện tượng phân rã cốt truyện. 3.1.3. Tình huống truyện. 3.1.4. Kết thúc truyện. 3.2. Giọng điệu trần thuật. 3.2.1. Giọng điệu hài hước, trào tiếu. 3.2.2. Giọng triết lý, ngậm ngùi xót thương. 3.2.3. Giọng phê phán, lên án tố cáo. KẾT LUẬN. TÀI LIỆU THAM KHẢO. PHỤ LỤC. 1. Tóm tắt tiểu thuyết Thời xa vắng 2. Tóm tắt tiểu thuyết Sóng ở đáy sông 3. Tóm tắt tiểu thuyết Chuyện làng Cuội. Chương 1: LÊ LỰU VÀ NỀN TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Tiểu thuyết Việt Nam trước thời kỳ đổi mới Dân tộc ta có truyền thống thơ ca, thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam trước đây chính là thơ ca. Đầu thế kỷ XX, nhất là giai đoạn 1930 –1945 với sáng tác của nhóm “Tự lực văn đoàn” và các nhà văn hiện thực chủ nghĩa, nền tiểu thuyết mới thực sự hình thành và phát triển theo hướng hiện đại. Sau cách mạng tháng Tám 1945, phải đến những năm 50 tiểu thuyết mới tiếp tục phát triển. Chúng ta nhận thấy, nền văn học sau Cách mạng tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng được viết với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn theo yêu cầu của lịch sử. Cùng với các thể loại văn học khác, tiểu thuyết giai đoạn này mang tính cổ vũ, động viên, tuyên truyền hướng tới mục tiêu cao cả nhất: tất cả cho chiến thắng. Và nó đã theo kịp bước tiến của cuộc kháng chiến, phản ánh được những tình cảm lớn của thời đại, những cái đẹp, cái mới, cái anh hùng cao cả. Do vậy, khám phá và khẳng định chủ nghĩa anh hùng cách mạng là một trong những yêu cầu của nền văn học Việt Nam. Cho nên, hình
Luận văn liên quan