Luận văn Tìm hiểu cấu trúc thành ngữ Hán Việt

Trong quá trình học tập môn Hán Nôm thì em nhận thấy, với vị thế hoàn cảnh lịch sử, trong tiếng việt có một lớp thành ngữ gốc hán rất phong phú về số lượng, có giá trị về nhiều mặt thường được gọi dưới cái tên chung là thành ngữ Hán - Việt Thành ngữ Hán - Việt đem lại những ý nghĩa góp phần tích cực vào việc, làm cho tiếng Việt thêm giàu có tinh tế, chính xác, uyển chuyển, cấu trúc ngữ pháp trong kho tang, thêm phong phú. Nhưng trong thực tiễn xã hội cuộc sống hiện nay, dùng sai các thành ngữ Hán - Việt rất nhiều, tự động thêm bớt từ vào thành ngữ làm lệch đi các cấu trúc bền vững vốn có của nó, ứng dụng không đúng ý nghĩa khi sử dụng thành ngữ Hán - Việt, ngay cả đối với giáo viên giảng dạy môn Văn học cũng khó giải nghĩa và sử dụng đúng cấu trúc các thành ngữ Hán - Việt, đặc biệt khi các nhà thơ nhà văn khi ứng dụng vào sang tác viết lách cũng tự động thêm bớt và sử dụng sai cấu trúc, ý nghĩa. Khi không sử dụng đúng ý nghĩa và cấu trúc thành ngữ Hán - Việt nó sẽ làm sấu đi nét văn hóa ngôn ngữ, mất đi ý nghĩa tốt đẹp, làm giảm đi sự tinh túy, của các thành ngữ gây hiểu lầm cho nhiều người sử dụng Với yêu cầu đặt ra, từ cuộc sống, từ thực tiễn, từ giảng dạy, từ ứng dụng, nếu chúng ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa, cấu trúc sẽ giúp cho chúng ta sử dụng các thành ngữ một cách tốt nhất. Từ tính bức thiết đó em mạnh dạn chọn đề tài: “Tìm hiểu cấu trúc thành ngữ Hán - Việt”. Trên cơ sở đó em đề xuất một số ý kiến nhằm giảm thiểu sự hiểu lầm trong giảng dạy trả lại ý nghĩa cho thành ngữ Hán - Việt trong giai đoạn hiện nay.

doc32 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3808 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu cấu trúc thành ngữ Hán Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Trong quá trình học tập môn Hán Nôm thì em nhận thấy, với vị thế hoàn cảnh lịch sử, trong tiếng việt có một lớp thành ngữ gốc hán rất phong phú về số lượng, có giá trị về nhiều mặt thường được gọi dưới cái tên chung là thành ngữ Hán - Việt Thành ngữ Hán - Việt đem lại những ý nghĩa góp phần tích cực vào việc, làm cho tiếng Việt thêm giàu có tinh tế, chính xác, uyển chuyển, cấu trúc ngữ pháp trong kho tang, thêm phong phú. Nhưng trong thực tiễn xã hội cuộc sống hiện nay, dùng sai các thành ngữ Hán - Việt rất nhiều, tự động thêm bớt từ vào thành ngữ làm lệch đi các cấu trúc bền vững vốn có của nó, ứng dụng không đúng ý nghĩa khi sử dụng thành ngữ Hán - Việt, ngay cả đối với giáo viên giảng dạy môn Văn học cũng khó giải nghĩa và sử dụng đúng cấu trúc các thành ngữ Hán - Việt, đặc biệt khi các nhà thơ nhà văn khi ứng dụng vào sang tác viết lách cũng tự động thêm bớt và sử dụng sai cấu trúc, ý nghĩa. Khi không sử dụng đúng ý nghĩa và cấu trúc thành ngữ Hán - Việt nó sẽ làm sấu đi nét văn hóa ngôn ngữ, mất đi ý nghĩa tốt đẹp, làm giảm đi sự tinh túy, của các thành ngữ gây hiểu lầm cho nhiều người sử dụng Với yêu cầu đặt ra, từ cuộc sống, từ thực tiễn, từ giảng dạy, từ ứng dụng, nếu chúng ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa, cấu trúc sẽ giúp cho chúng ta sử dụng các thành ngữ một cách tốt nhất. Từ tính bức thiết đó em mạnh dạn chọn đề tài: “Tìm hiểu cấu trúc thành ngữ Hán - Việt”. Trên cơ sở đó em đề xuất một số ý kiến nhằm giảm thiểu sự hiểu lầm trong giảng dạy trả lại ý nghĩa cho thành ngữ Hán - Việt trong giai đoạn hiện nay. II. Đối tượng và mục đích của đề tài 1. Đối tượng: Một số các thành ngữ Hán - Việt trong các thư tịch, sách vở đời sống hàng ngày. 2. Mục đích: * Đối với cái nhân Thứ nhất: đề tài sẽ giúp cho em hiểu về cấu trúc hình thành nên thành ngữ Hán - Việt, ý nghĩa của các câu thành ngữ Hán - Việt, làm phong phú thêm kiến thức cho em khi sử dụng trong cuộc sống, trong học tập Thứ hai: giúp cho em biết nghiên cứu tìm tòi tài liệu và làm một đề tài Thứ ba: do các thành ngữ Hán - Việt thường có nguồn gốc hình thành từ các điển tích điển cố, đời sống hàng ngày gán liền với lịch sử văn hóa nên khi phân tích giúp cho em hiểu được lối sống sinh hoạt, thấy được bức tranh quá khứ, thấy được lối sử dụng ngôn ngữ tinh tế của cha ông ta Thứ tư: đưa ra các ý kiến, giải pháp cho việc giảng dạy tìm hiểu thành ngữ Hán - Việt * Đối với xã hội Thứ nhất: nếu được sử dụng đề tài sẽ là tài liệu giúp cho giáo viên trong việc truyền thụ, giảng dạy cho học sinh, sinh viên hiểu về thành ngữ cũng ngư cấu trúc của thành ngữ. Thứ hai: gúp cho chúng ta sử dụng một cách chuẩn xác hơn trên phương diện ngôn ngữ văn hóa,góp phần vào công việc biên soạn, gợi mở hoặc có thêm hướng đi mới cho những người nghiên cứu tiếp theo . Thứ ba: góp phần bảo tồn các thành ngữ Hán - Việt vào kho tang văn hóa dân tộc cho các thế hệ sau. III. Nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 1. Nhiệm vụ - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận, thực tiễn: - Vài nét khái quát về thành ngữ Hán - Việt (quá trình hình thành, cách nhận biết, phân loại). - Cấu trúc thành ngữ Hán - Việt (liệt kê, phân tích cấu tạo, số lượng chữ trong thành ngữ, sự đăng đối, kết cấu ngữ pháp theo các dạng trong cụm từ, thuộc thể gì?). - Đặc điểm cấu trúc thành ngữ Hán - Việt. - Đề xuất một số ý kiến. 2. Giới hạn nghiên cứu - Vì sự xuất hiện các thành ngữ Hán - Việt nguồn gốc từ Trung Hoa và kho tàng thành ngữ Việt cũng rất đồ sộ. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này viết chỉ nghiên cứu cấu trúc một số thành ngữ Hán - Việt tiêu biểu để đưa ra các kết luận phù hợp trong lý luận cũng như thực tiễn. 3. Phương pháp nghiên cứu - Thống kê, phân tích, tổng hợp và rút ra kết luận. B. NỘI DUNG I. Cơ sở khoa học 1. Cơ sở lý luận Do các thành ngữ đa số gắn với các điển tích, điển cố và có cấu trúc theo kiểu biền ngẫu nên các nhà nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa sau. 1.1. Định nghĩa 1 Thành ngữ Hán - Việt dùng để chỉ những kết cấu ngôn ngữ rất ổn định,thông thường cô đọng về mặt ngữ nghĩa thịnh hành trong tiếng Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam và sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. 1.2. Định nghĩa 2 Thành ngữ là cách diễn đạt ý tưởng mang tính cách đặc trưng của ngôn ngữ. Về cấu trúc phần lớn thành ngữ không thành câu với những từ - ngữ mặc dầu có thể phân tích nhưng không thể tách rời. Về nghĩa thành ngữ mang một ý nghĩa không thể thay thế hay sửa đổi bằng cách nói khác để mang cùng ý nguyên thuỷ. Chẳng hạn, thay vì nói khóc giả dối thì dùng thành ngữ nước mắt cá sấu. Nói cách khác, thành ngữ là cách nói, bóng bẩy “về một cái gì đó bình thường. Thành ngữ là bậc thang đầu tiên đi vào chiều sâu của một ngôn ngữ mà người nói sử dụng tuỳ theo trình độ ngôn ngữ kiến thức về nền văn hoá xứ đó. Nói theo kiểu phương Tây thì thành ngữ phản ảnh cách cắt chiếc bánh ngôn ngữ của người bản ngữ. Thật vậy, thành ngữ là cửa ngõ đầu tiên để đi vào cái tinh hoa của kho tàng ngôn ngữ một dân tộc. Hãy xét đến các thành ngữ nước mắt cá sấu “khóc giả, khóc làm bộ', nước đổ đi rồi không hốt lại được để chỉ về bất cứ sự việc đáng tiếc gì đã lỡ xảy ra rồi thì không thể trở lại như trước kia” hoặc râu ông nọ cằm bà kia “dùng người hay vật sai cách, chắp vá hay vụng về” không thể thay thế cá sấu bằng thứ cá khác; nước bằng rượu hay bia;  râu bằng tóc được, và cũng không thể thay cằm bằng trán hay má được. Thành ngữ phản ảnh cách suy nghĩ của người bản ngữ chứ nhưng không có ý răn đời. Thành ngữ có ý nghĩa độc lập với từng nghĩa riêng rẽ mà mỗi từ ngữ trong thành ngữ và chúng hợp thành một khối đồng nhất về nghĩa. 1.3. thành ngữ đa số hình thành theo kiểu cấu trúc biền ngẫu - (Biển: hai con ngựa chạy sóng đôi, ngẫu: có hai nghĩa: tình cờ, hoặc từng cặp). Dạng thức câu văn (chữ Hán hoặc chữ Nôm) được tổ chức theo một số quy tắc tương đối chặt chẽ về số lượng từ (chữ), về nhịp, về tính cân đối trong ngữ nghĩa. "Biển văn", trong văn học chữ Hán ở Trung Hoa có từ thời Lục Triều với lối cổ thể, theo đó, chỉ cần những cặp câu đối nhau, không cần có sự hiệp vần, cũng không hạn chế số lượng từ (chữ) và cách đặt câu. Ví dụ: Hịch Tướng Sĩ Văn (chữ Hán) của Trần Quốc Tuấn (Việt Nam) là được viết theo lối này. Biền văn ở văn học chữ Hán đến thời nhà Đường (Trung Quốc) đi dần đến ổn định thành từng cặp câu 10 từ, mỗi câu ngắt làm hai nhịp 4/6 gọi là lối cận thể (thời Đường gọi là cận thể để phân biệt với lối cổ thể nói trên), lại cũng gọi thể biền lệ (biền:nghĩa như trên, lệ: từng đôi một). Thể biền lệ đời Đường chưa bắt buộc phải có niêm, đến đời Tống mới đặt thêm yêu cầu niêm và đưa vào trường ốc, gọi là thể tứ lục. Ví dụ: "Bình ngô đại cáo" do Nguyễn Trãi soạn, là được viết theo thể tứ lục này: "Thừa thắng trường khu, Tây kinh kí ki ngã hữu - Tuyển phong tiến thủ, Đông đô tận phục cựu phong" (nghĩa: thừa thắng ruổi dài, Tây kinh quân ta chiếm lại - Tuyển binh tiến đánh, Đông đo đất cũ thu về). Văn biền ngẫu được tiếp nhận ở văn học Việt Nam, cả trong những sáng tác viết bằng chữ Hán lẫn những sáng tác bằng chữ Nôm. Ngay ở câu văn xuôi hiện đại Việt Nam cũng còn những dấu vết của lối tổ chức câu văn theo kiểu biền ngẫu. Thành ngữ không có ngữ điệu. Thành ngữ chỉ là một phần của câu tục ngữ, hay ca dao, hoặc câu thơ, câu văn nên không có vần có điệu như tục ngữ Thành ngữ cũng có các hình thức mô tả, so sánh và ẩn dụ như phú, tỉ và hứng trong ca dao. Phú là mô tả, kể lại sư việc gì đó. Đa số thành ngữ dựa trên điển tích đều thuộc hình thức phú: Châu Về Hiệp Phố, Kết Cỏ Ngậm Vàng, Ông Tơ Bà Nguyệt, vv.. Ngoài ra những thành ngữ như ăn cơm nhà vác ngà voi, bàn tay có ngón ngắn ngón dài, cha nào con nấy, vv. đều thuộc thể phú. Thứ đến là hình thức tỉ. Tỉ là ví hay so sánh. Dùng một vật này so với vật kia rồi hàm ý sánh hơn sánh thiệt, khen hay chê, cho thấy tốt hay xấu. Chẳng hạn như ác như quỷ, cá chậu chim lồng, đen như cột nhà cháy, khổ như chó, cực như trâu, vv. đều thuộc tỉ. Sau cùng là hứng. Hứng là hình thức ẩn dụ. Các thành ngữ như cá gặp nước, như rồng gặp mây, của tiên dâng (đem) cho người phàm, cưỡi hạt chầu trời, chuyện ong bướm, vv… Cả ba hình thức này hỗ trợ cho nhau và liên kết với nhau làm cho ý nghĩa của thành ngữ vừa sâu vừa rộng. Thứ đến, thành ngữ chỉ mang ý nghĩa về sự mở rộng của từ, ngữ nên nó được xem là “từ đồng nghĩa”. Tức là một ý nhưng có nhiều cách nói, và thành ngữ là một trong các cách đó. Vì thế thành ngữ được xem là một hình thức Định Danh. Phần lớn thành ngữ Hán - Việt chịu nhiều ảnh hưởng Nho học, cả hình thức lẫn nội dung. Theo kết quả thống kê và nghiên cứu đa số thành ngữ gồm có 4 chữ, 5 chữ, 8 chữ, 12 chữ, nhưng tỉ lệ 4 chữ chiếm tới 75% đến 80% và được kết cấu ngữ pháp theo các dạng cụm từ. Tóm lại, từ những cơ sở lý luận trên sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu của em có cơ sở có hướng đi đúng hơn. 2. Cơ sở thực tiễn Từ cơ sở lý luận đó ta thấy các thành ngữ Hán - Việt là loại thành ngữ rất khó sử dụng, nó đã được du nhập vào Việt Nam rất lâu, có cấu trúc phức tạp, chiếm một tỉ lệ lớn trong ngôn ngữ dân tộc, tuy được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống, trong sáng tác, trong giảng dạy, nhưng vì những đặc điểm đó mà trong thực tiễn không ít người sử dụng sai ý nghĩa của nó, sai cấu trúc như: «Trăm» trong «trăm hay không bằng tay quen» cũng là một từ cổ thường bị hiểu nhầm là mười lần mười. Thực ra đây là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 譫 mà âm Hán - Việt hiện đại là chiêm, có nghĩa là nói nhiều, nói liến thoắng hoặc nói sảng trong khi bệnh. Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên đã giảng rằng trăm là một từ thuộc tiếng địa phương có nghĩa là «nói nhanh một thứ tiếng nước ngoài». A. de Rhodes cũng có ghi nhận từ này (dưới dạng trăm) trong Từ điển An Nam - Bồ Đào Nha - La Tinh và giảng rằng: «Trăm tiếng, nói trăm tiếng» là «falar muitas linguas» (BĐN), «variis linguis loqui» (LT), nghĩa là nói nhiều thứ tiếng. Vậy «trăm» là nói nhiều và nhanh. Nghĩa này của nó còn được bằng câu «trăm hay xoay vào lòng» mà Nguyễn Lân giảng là «người nào cũng nghĩ rằng mình hay, mình giỏi» (có lẽ vì cho rằng một trăm cái hay của cá nhân đều được ghi gói kỹ trong lòng của đương sự chăng?). Câu này thực ra có nghĩa là hễ khéo nói thì dễ gây được lòng tin nơi người khác. Từ trên đây suy ra, «trăm hay không bằng tay quen» có nghĩa là nói lý thuyết suông dù có hay đến đâu cũng không bằng thực hành thông thạo. «Già kén kẹn hom» là một lối nói của nghề nuôi tằm. Đây là một câu đúc kết kinh nghiệm mà mục đích là nhắc nhở người nuôi tằm chớ để cho kén quá già, vì nếu kén quá già thì sẽ kẹn, nghĩa là không róc ra khỏi hom, tức là những thanh tre ngang dọc đan ken vào nhau để làm thành cái né tằm. câu này từ lâu đã bị tách khỏi nghề nuôi tằm nên không còn được hiểu đúng với ý nghĩa ban đầu của nó nữa. Ngày nay, người ta hiểu «già kén» là kén chọn quá lâu ngày, rồi không cần biết «kẹn hom» có nghĩa chính xác và cụ thể là gì, người ta hiểu chung chung cả câu thành ngữ là hễ kén chọn quá lâu thì sẽ dở dang hoặc không mãn nguyện trong hôn nhân. Ngay cả sách vở cũng lâm vào tình trạng bóp méo thành ngữ, tực ngữ chứ chẳng cứ gì dân gian mới bóp méo theo kiểu đó. Nguyễn Lân, chẳng hạn, đã ghi nhận câu «áo cứ chàng, làng cứ xã» và giảng như sau: «(Xã là chức dịch trong làng). Nói tính ỷ lại của người đàn bà, cũng như tính ỷ lại của những người dân trong thôn xóm, không thấy được vai trò làm chủ của mình.» Thật là chuyện quá đỗi bất ngờ khi mà một quyển từ điển lại có thể viết sai chính tả và giảng sai nghĩa đến thế: hình thức chính xác của câu đang xét là «áo cứ tràng, làng cứ xã». «Tràng» có nghĩa gốc là cái cổ áo, nay được hiểu là cái vạt trước của chiếc áo dài. (Tục ngữ còn có câu «áo rách phải giữ lấy tràng» mà chính Nguyễn Lân cũng đã có ghi nhận.) Cái tràng áo đã bị Nguyễn Lân hiểu thành đức lang quân («chàng»!) nên «nàng» mới mắc cái oan Thị Kính là hay ỷ lại vào đàn ông! Rồi dân làng cũng mắc phải vạ lây mà bị quy là không biết phát huy quyền làm chủ ở nông thôn. Câu tục ngữ đang xét thực ra chỉ muốn nhấn mạnh vào vai trò và trách nhiệm của chức danh «xã» đối với địa phương do mình cai quản mà thôi. Cái được ám chỉ ở đây là trách nhiệm của cá nhân chứ không phải là quyền làm chủ tập thể. Quá trình thực tiễn các thành ngữ du nhập vào nước ta được đọc theo âm Việt đã đem lại sự phong phú cho ngôn ngữ nhưng trải qua thời gian thực tế thì các thành ngữ đó đã ngày cành bị mai một bị biến đổi không đúng ý nghĩa của nó, cấu trúc sử dụng sai.nên việc nghiên cứu các thành ngữ Hán - Việt (cấu trúc) là điều bức thiết hiện nay. II. Cấu trúc chuyên đề Phần mở đầu Phần nội dung I . Cơ sở khoa học của chuyên đề II. Cấu trúc chuyên đề III. Nội dung Vài nét khái quát về thành nhữ Hán - Việt Cấu trúc thành ngữ Hán - Việt Đặc điểm cấu trúc thành ngữ Hán - Việt Đề xuất một số Ý kiến Kết luận Tài liệu tham khảo III. Nội dung cụ thể 1. Vài nét khái quát về thành ngữ Hán - Việt Thành ngữ Hán - Việt phong phú và đa dạng ,chúng phong phú ở chỗ có hàng nghìn thành ngữ Hán - Việt từ xưa đến nay đã góp phần làm phong phú vào kho tang ngôn ngữ dân tộc. Thành ngữ Hán - Việt đa dạng ở chỗ có nhiều cách cấu tạo như về số lượng chữ, về thể loại, về nguồn gốc ra đời gắn liền với các điển tích điển cố Nên khi muốn tìm hiểu thành ngữ Hán - Việt thì phải dựa trên các yếu tố sau: Nguồn gốc hình thành Thành ngữ Hán - Việt có nguồn gốc từ Trung Hoa do vị trí địa lý, do quá trình tiếp biến văn hóa thì được du nhập vào Việt Nam được chúng ta đọc theo âm Việt nên được gọi là thành ngữ Hán - Việt. Mặt khác thành ngữ Hán - Việt gắn liền với các điển tích điển cố từ đời sống sinh hoạt văn hóa ở Trung hoa như câu: cầu ô thước (ngưu lang trúc nữ). Theo thần thoại Trung Quốc, chim quạ (ô) và chim khách (thước) khuân đá lấp sông Ngân Hà tạo nên cầu Ô Thước để Chức Nữ qua gặp Ngưu Lang vào đêm mồng bảy tháng bảy âm lịch. Trong văn học, cầu Ô Thước trở thành biểu tượng tình yêu. 高山流水 Cao sơn lưu thuỷ: Núi cao nước chảy, tri âm tri kỉ. Xuất xứ từ Liệt tử - Thang vấn thiên: “Bá Nha gảy đàn nghĩ đến núi cao. Chung Tử Kì nói: “Hay quá! Chót vót như núi Thái Sơn!” Bá Nha gảy đàn nghĩ đến nước chảy, Chung Tử Kì lại nói: “Hay quá! Mênh mông như sông dài!” Thành ngữ chỉ bạn tri âm tri kỉ, cũng ví với khúc nhạc kì diệu. Và còn nhiều câu nhiều điển tích khác nữa nhưng em chỉ lấy một vài ví dụ vậy thôi. 1.2. Cách nhận biết Các thành ngữ Hán - Việt thường có cấu trúc bền vững thuộc dạng tiểu đối, kết cấu theo kiểu biền ngẫu. - Các thành ngữ Hán - Việt khởi đầu bằng một Nguyên - âm, chỉ có thể có dấu Sắc, dấu Hỏi, hoặc Không dấu Các nguyên-âm: A, Â, Y, O, Ô, U, Ư, đều viết DẤU HỎI vì các nguyên-âm của Tiếng Hán-Việt thuộc Thanh - âm (Bổng). - Tất cả các thành ngữ HÁN VIỆT khởi đầu bằng Bảy phụ âm L, M, N, NG, NH, D, V, đều thuộc Trọc - âm, cho nên viết DẤU NGÃ, DẤU NẶNG (trừ một ngoại lệ duy nhất là Ngải cứu). - Tất cả các thành ngữ HÁN VIỆT khởi đầu bằng phụ âm CH, GI, KH, PH, TH, S, X, đều viết DẤU HỎI vì các phụ - âm này cũng thuộc Thanh - âm (Bổng). - Mấy phụ - âm khởi - đầu khác, gồm có B, C, Đ, H, K, QU, và T, vì đều có ở cả hai bậc Thanh và Trọc, khó phân biệt, nên phải tra tự điển; nhưng cũng theo luật "Thanh viết dấu HỎI, Trọc viết dấu NGÃ". - Do các thành ngữ có cấu trúc bền vững nên nó không thể tách riêng một mình mà phải trọn từ. 1.3 Phân loại thành ngữ Hán - Việt ở Việt Nam  Hàng nghìn thành ngữ Hán - Việt được sử dụng trong tiếng Việt từ xưa tới nay, không chỉ bởi những người "thích nói chữ" mà rất phổ biến trong đời sống thường nhật, do sự cô đọng về mặt ngữ nghĩa khiến các thành ngữ đó có giá trị ứng dụng rất lớn. Trong thực tế ứng dụng thành ngữ Hán - Việt của tiếng Việt hiện đại người ta thường gặp các dạng sau: 1.3.1. Sử dụng nguyên gốc Thành ngữ Hán - Việt thường được sử dụng nguyên bản từ gốc Hán nếu đó là thành ngữ có những từ Hán - Việt tương đối dễ hiểu, phổ thông với đa số, chẳng hạn: Tâm đầu ý hợp Bách chiến bách thắng Chiêu hiền đãi sĩ Vạn sự khởi đầu nan Trường sinh bất lão Vô danh tiểu tốt Tứ hải giai huynh đệ Tham quyền cố vị 1.3.2. Kết hợp dịch nghĩa Tuy nhiên, nhiều thành ngữ khác được ứng dụng phải kèm theo dịch nghĩa, do sử dụng các chữ Hán ít phổ thông hơn, hoặc nghĩa khó hiểu hơn, chẳng hạn: Đại sự hoá tiểu, tiểu sự hoá vô (thành ngữ Hán - Việt) - Biến chuyện lớn thành nhỏ, chuyện nhỏ thành không có (dịch nghĩa). Canh đương vấn nô, chức đương phỏng tỳ (thành ngữ Hán - Việt) - Việc cày bừa phải hỏi đầy tớ trai, việc dệt cửi phải hỏi người ở gái (dịch nghĩa). 1.3.3. Sử dụng như thành ngữ thuần Việt Cũng không hiếm khi thành ngữ Hán - Việt được dịch nghĩa để trở thành thành ngữ Việt, hoặc thành ngữ Hán - Việt ngẫu nhiên trùng nghĩa với một thành ngữ do người Việt sáng tạo. Trường hợp chuyển hóa thành ngữ Hán - Việt thành thành ngữ thuần Việt thường gặp đối với những thành ngữ sử dụng thường xuyên trong tiếng Việt, nhưng nếu để nguyên gốc sẽ rất khó hiểu, trúc trắc về mặt ngôn từ, chẳng hạn: Cung kính bất như tòng mệnh (thành ngữ Hán) - Cung kính không bằng tuân mệnh (thành ngữ Việt). Nhất khái chi luận (thành ngữ Hán) - Nhìn chung mà nói (thành ngữ Việt). Tỉnh đế chi oa (thành ngữ Hán) - Ếch ngồi đáy giếng (thành ngữ Việt) Tụ tinh hội thần (thành ngữ Hán) - Tập trung tinh thần (thành ngữ Việt) Thủy trung lao nguyệt (thành ngữ Hán) - Mò trăng đáy nước (thành ngữ Việt). Tri kỉ tri bỉ (thành ngữ Hán) - Biết mình biết người (thành ngữ Việt) Đại ngư cật tiểu ngư (thành ngữ Hán - Việt) - Cá lớn nuốt cá bé (dịch nghĩa). 1.3.4. Sử dụng thành ngữ phổ biến hơn Một số thành ngữ Hán - Việt được sử dụng trong tiếng Việt nhưng ít phổ biến hơn một số thành ngữ Hán - Việt khác có ý nghĩa tương đương, chẳng hạn: Vạn cổ lưu phương (thành ngữ Hán - Việt ít sử dụng) - Vạn cổ lưu danh (thành ngữ Hán - Việt sử dụng thường xuyên hơn). Nhập tình nhập lý (thành ngữ Hán - Việt ít sử dụng) - Hợp tình hợp lý (thành ngữ Hán - Việt sử dụng thường xuyên hơn). Tác uy tác phúc (thành ngữ Hán - Việt ít sử dụng) - Tác oai tác quái (thành ngữ Hán - Việt sử dụng thường xuyên hơn). 1.3.5. Thay đổi chữ và vị trí chữ Khi được chuyển hóa thành thành ngữ Hán - Việt, nhiều thành ngữ gốc Hán đã có sự chuyển hóa vị trí một số chữ Hán hoặc thay một chữ Hán khác cho phù hợp với tiếng Việt hơn, chẳng hạn: Xà khẩu phật tâm (thành ngữ Hán) - Khẩu xà tâm phật (thành ngữ Hán - Việt). Cửu tử nhất sinh (thành ngữ Hán) - Thập tử nhất sinh (thành ngữ Hán - Việt). An phận thủ kỹ (thành ngữ Hán) - An phận thủ thường (thành ngữ Hán - Việt) . Nhất lộ bình an (thành ngữ Hán) - Thượng lộ bình an (thành ngữ Hán - Việt). Mã đáo công thành (thành ngữ Hán) - Mã đáo thành công (thành ngữ Hán - Việt). 1.3.6. Nôm hóa một số chữ Một số thành ngữ Hán - Việt được thay đổi một vài chữ Nôm có nghĩa tương đương, ví dụ: Dĩ độc trị độc (thành ngữ Hán - Việt nguyên bản) - Lấy độc trị độc (thành ngữ Hán - Việt đã thay đổi chữ). Văn dĩ tải đạo (thành ngữ Hán - Việt nguyên bản) - Văn để tải đạo (thành ngữ Hán - Việt đã thay đổi chữ). 1.3.7. Sử dụng vắn tắt Nhiều thành ngữ Hán chuyển sang tiếng Việt đã được vắn tắt hóa, tinh giản hóa thành các cụm từ ngắn gọn hơn, chẳng hạn: Thương hải biến vi tang điền (bãi bể thành ruộng dâu, nói về sự thay đổi của thế sự) - Dâu bể (giản hóa). Tự tương mâu thuẫn (xung khắc với nhau, như cái mâu, giáo đâm gì cũng thủng lại đâm vào cái thuẫn, khiên không gì đâm thủng được) - Mâu thuẫn (giản hóa). Xảo ngôn như lưu (nói năng khéo léo trôi trảy như rót vào tai) - Xảo ngôn hoặc Nói khéo (giản hóa). 2. Cấu trúc thành ngữ Hán - Việt 1. 半信半疑 Động Từ Bán tín bán nghi : dịch nghĩa - Chưa tin hẳn, vẫn còn hoài nghi, nửa tin nửa ngờ. Anh ta lúc nào cũng bán tín bán nghi. Hãy còn bán tín bán nghi. Chưa đem vào dạ chưa ghi vào lòng. (ca dao) - Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, đối cân xứng về số lượng từ - Đối nhau về từ loại: bán tín (Trạng Động) đối với bán nghi (Trạng Động), tức Trạng Động đối với Trạng Động. 2. 白面書生. Thành ngữ Bạch diện thư sinh : dịch nghĩa - (Nghĩa đen) Học trò mặt trắng - (Nghĩa bóng) Người học trò chưa có kinh ng
Luận văn liên quan