Sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ IP và sự bùng nổ thông tin trên mạng Internet đã dẫn đến sự nhận thức mới trong vấn đề kinh doanh của các nhà cung cấp dịch vụ. Lưu lượng lớn nhất hiện nay trên mạng trục chính là lưu lượng IP. Giao thức IP giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ các giao thức lớp mạng, hệ quả là tất cả các xu hướng phát triển công nghệ lớp dưới đều hỗ trợ cho IP. Nhu cầu cấp bách của thị trường cho một kết nối tốc độ cao với chi phí thấp là cơ sở cho một loạt các công nghệ mới ra đời, trong đó có MPLS.
Trong khoảng 5 năm gần đây là khoảng thời gian mà công nghệ MPLS đã chứng minh được tính ứng dụng thực tiễn các tính năng vượt trội của nó so với các công nghệ chuyển mạch truyền thống khác như ATM. Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, trong đó có Công ty Mạng lưới Viettel, một thành viên của Tập đoàn, nơi chúng tôi đang thực tập, đã lựa chọn MPLS làm công nghệ cho lớp truyền tải của mạng NGN đang triển khai trên phạm vi toàn quốc.
Chính vì tầm quan trọng của công nghệ MPLS trong mạng của các ISP hiện nay, cũng như thực tế công việc mà chúng tôi đang thực hiện tại Trung tâm Khu vực II – Công ty Mạng Lưới Viettel, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu công nghệ MPLS, triển khai chất lượng dịch vụ và.mạng riêng ảo trong mạng MPLS”. Chất lượng dịch vụ và mạng riêng ảo VPN chính là hai dịch vụ chủ yếu trong số các dịch vụ mà công nghệ MPLS hỗ trợ. Hai dịch vụ này chính là đối tượng nghiên cứu của chúng tôi xuyên suốt đề tài tốt nghiệp này.
95 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3299 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu công nghệ MPLS – VPN – QoS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Tel. (84-511) 736 949, Fax. (84-511) 842 771
Website: itf.ud.edu.vn, E-mail: cntt@edu.ud.vn
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
MÃ NGÀNH : 05115
ĐỀ TÀI :
TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ MPLS – VPN – QoS
Mã số : 06T1 – 013 06T4 – 007
Ngày bảo vệ : 15 – 16/06/2011
SINH VIÊN : Nguyễn Huệ
Nguyễn Phú Duy
LỚP : 06T1 – 06T4
CBHD : Nguyễn Thế Xuân Ly
ĐÀ NẴNG, 06/2011
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Công nghệ Thông tin cũng như các thầy cô giảng dạy trong trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong những năm học vừa qua.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Thế Xuân Ly đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị trong Trung Tâm KV2 – Công ty Mạng Lưới Viettel đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và làm đề tài tại công ty.
Xin chân thành cám ơn các bạn trong khoa Công nghệ Thông tin đã ủng hộ, giúp đỡ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tài liệu có được cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Một lần nữa xin chân thành cám ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan :
Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Nguyễn Thế Xuân Ly.
Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá,tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên,
Nguyễn Huệ – Nguyễn Phú Duy
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Quá trình chuyển tiếp gói tin IP 14
Hình 2. Mạng chuyển mạch ATM 14
Hình 3. Kết nối full mesh với 4 router 15
Hình 4. Kết nối full mesh với 6 router 15
Hình 5. Miền MPLS 16
Hình 6. Upstream và Downstream LSR 17
Hình 7. Lớp chuyển tiếp tương đương trong mạng MPLS 17
Hình 8. Ngăn xếp nhãn 18
Hình 9. Đường chuyển mạch nhãn 18
Hình 10. Cấu trúc nhãn MPLS 19
Hình 11. Shim header được chèn vào giữa header lớp 2 và header lớp 3 19
Hình 12. Nhãn trong chế độ tế bào 20
Hình 13. Đóng gói gói tin có nhãn trên liên kết ATM 20
Hình 14. Kiến trúc một nút MPLS 21
Hình 15. Vùng hoạt động của LDP 22
Hình 16. Quá trình trao đổi thông điệp LDP 23
Hình 17. Định dạng LDP PDU header 23
Hình 18. Định dạng thông điệp LDP 24
Hình 19. Phân phối nhãn tự nguyện 26
Hình 20. Phân phối nhãn theo yêu cầu 26
Hình 21. Chế độ duy trì nhãn tự do 27
Hình 22. Chế độ duy trì nhãn bảo toàn 27
Hình 23. Điều khiển độc lập 28
Hình 24. Điều khiển tuần tự 28
Hình 25. Quá trình xây dựng bảng định tuyến 29
Hình 26. Quá trình gán nhãn 29
Hình 27. Quá trình phân phối nhãn 30
Hình 28. Cập nhật nhãn vào bảng LIB 30
Hình 29. Quảng bá nhãn 30
Hình 30. Hoàn thành việc thiết lập LSP 31
Hình 31. Mạng riêng ảo VPN 33
Hình 32. Mô hình VPN site – site – site 34
Hình 33. Mô hình mã hóa thông thường 35
Hình 34. Mô hình phân tách dựa vào VRF trong MPLS VPN 36
Hình 35. Mô hình MPLS VPN 36
Hình 36. Đường đi từ Site 1 đến Site 2 37
Hình 37. Mô tả các bảng định tuyến ảo trong PE 38
Hình 38. Mô tả định dạng RD 39
Hình 39. RT trong MPLS VPN Extranet 40
Hình 40.Các bước phân tán tuyến từ router CE ở site A đến site B 42
Hình 41. Quá trình chuyển tiếp gói tin trong mạng MPLS VPN 43
Hình 42. Mô hình dịch vụ tích hợp IntServ 45
Hình 43. So sánh IntServ với DiffServ 46
Hình 44. Các thành phần trong kiến trúc DiffServ 47
Hình 45. Trường ToS trong IP header trước và sau khi có DiffServ 48
Hình 46. Cấu trúc trường DS 48
Hình 47. Thuật toán một thùng token 52
Hình 48. Thuật toán hai thùng token 53
Hình 49. Tính năng shaping 55
Hình 50. Miền MPLS sử dụng E – LSP 56
Hình 51. Miền MPLS sử dụng L – LSP 57
Hình 52. Mô hình Uniform trong MPLS DiffServ tunnel 58
Hình 53. Mô hình Pipe trong MPLS DiffServ tunnel 59
Hình 54. Mô hình Short Pipe trong MPLS DiffServ tunnel 60
Hình 55. Ánh xạ giá trị DSCP vào các bit EXP 60
Hình 56. Biểu đồ Use – Case chức năng của Người dùng 65
Hình 57. Biểu đồ hoạt động chức năng “Upload file” 66
Hình 58. Biểu đồ hoạt động chức năng “Download file” 67
Hình 59. Biểu đồ hoạt động chức năng “Delete file” 67
Hình 60. Biểu đồ tuần tự chức năng “Upload file” 68
Hình 61. Biểu đồ tuần tự chức năng“Download file” 68
Hình 62. Biểu đồ tuần tự chức năng “Delete file” 69
Hình 63. Mô hình mạng thực tế 70
Hình 64. Giao diện chính của trang web 72
Hình 65. Giao diện chức năng upload 73
Hình 66. Chức năng delete 73
Hình 67. Mô hình mạng bài lab 74
Hình 68. Kết quả ping từ Server đến Client 75
Hình 69. Kết quả ping từ Client đến Server 76
Hình 70. Tốc độ tải file khi chưa áp dụng QoS 76
Hình 71. Tốc độ tải file khi áp dụng QoS 77
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Các kiểu bản tin LDP 25
Bảng 2. Bảng ánh xạ giá trị DSCP và PHB 49
Bảng 3. Các PHB AF với độ ưu tiên hủy gói tương ứng 50
Bảng 4. Quan hệ giữa giá trị IP Predence và bộ lựa chọn lớp CS 51
Bảng 5. So sánh E – LSP với L – LSP 58
Bảng 6. Bảng cơ sở dữ liệu của trang web 69
Bảng 7. Bảng quy hoạch địa chỉ IP cho máy Server và máy Client 74
Bảng 8. Bảng quy hoạch địa chỉ IP cho các router CE 74
Bảng 9. Bảng quy hoạch địa chỉ IP cho các LSR 75
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Từ tiếng Anh
AS
Autonomous System
ASN
Autonomous System number
ATM
Asynchronous Transfer Mode
AtoM
Any Traffic over MPLS
BGP
Border Gateway Protocol
B-ISDN
Broadband Integrated Services Digital Network
CE
Customer Edge
CEF
Cisco Express Forwarding
CIDR
Classless Interdomain Routing
CLP
Cell Loss Priority
CPE
Customer Premise Equipment
CSR
Cell Switch Router
DLCI
Data Link Connection Identifier
DoS
Denial of Service
DS – TE
DiffServ – aware Traffic Engineering
eBGP
External Border Gateway Protocol
EGP
Exterior Gateway Protocol
EIGRP
Enhanced Interior Gateway Routing Protocol
FEC
Fowarding Equivalent Class
FIB
Forwarding Information Base
FR
Frame Relay
GFC
Generic Flow Control
GRE
Generic Routing Encapsulation
HDLC
High Level Data Link Control
HEC
Header Error Check
iBGP
Internal Border Gateway Protocol
IANA
Internet Assigned Numbers Authority
ICMP
Internet Control Message Protocol
IGP
Interior Gateway Protocol
IP
Internet Protocol
IPSec
Internet Protocol Security
IPv4
Internet protocol v4
ISDN
Integrated Services Digital Network
ISP
Internet Service Provider
L2TP
Layer 2 Tunneling Protocol
LDP
Label Distribute Protocol
LER
Label Edge Router
LFIB
Label Forwarding Information Base
LIB
Label Information Base
LSP
Label Switched Path
LSR
Label Switch Router
MED
Media Endpoint Discovery
MP – BGP
Multiprotocol BGP
MPLS
Multiprotocol Label Switching
MTU
Maximum Transmission Unit
NBMA
Non-Broadcast Multiple Access
NGN
Next Generation Network
OSI
Open Systems Interconnection
OSPF
Open Shortest Path First
PE
provider edge
PPP
Point to Point Protocol
PPTP
Point-to-Point Tunneling Protocol
PT
Payload Type
PVC
permanent virtual circuit
QoS
Quality of Service
RD
Route Distinguisher
RIB
Routing Information Base
RT
Route Target
SP
Service Provider
SDN
Software Defined Networks
SVC
Switch virtual circuit
SONET
Synchronous Optical NETwork
SDH
Synchronous Digital Hierarchy
TCP
Transport Control Protocol
TE
Traffic Engineering
ToS
Type of Service
TTL
Time To Live
UDP
User Datagrame Protocol
VC
Virtual channel
VCI
Virtual Channel Identifier
VLSM
Variable Length Subnet Mask
VPI
Virtual Path Identifier
VPDN
Virtual private dial-up network
VPN
Virtual Private Network
VRF
Virtual Routing and Forwarding Table
WAN
Wide Area Network
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ IP và sự bùng nổ thông tin trên mạng Internet đã dẫn đến sự nhận thức mới trong vấn đề kinh doanh của các nhà cung cấp dịch vụ. Lưu lượng lớn nhất hiện nay trên mạng trục chính là lưu lượng IP. Giao thức IP giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ các giao thức lớp mạng, hệ quả là tất cả các xu hướng phát triển công nghệ lớp dưới đều hỗ trợ cho IP. Nhu cầu cấp bách của thị trường cho một kết nối tốc độ cao với chi phí thấp là cơ sở cho một loạt các công nghệ mới ra đời, trong đó có MPLS.
Trong khoảng 5 năm gần đây là khoảng thời gian mà công nghệ MPLS đã chứng minh được tính ứng dụng thực tiễn các tính năng vượt trội của nó so với các công nghệ chuyển mạch truyền thống khác như ATM. Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, trong đó có Công ty Mạng lưới Viettel, một thành viên của Tập đoàn, nơi chúng tôi đang thực tập, đã lựa chọn MPLS làm công nghệ cho lớp truyền tải của mạng NGN đang triển khai trên phạm vi toàn quốc.
Chính vì tầm quan trọng của công nghệ MPLS trong mạng của các ISP hiện nay, cũng như thực tế công việc mà chúng tôi đang thực hiện tại Trung tâm Khu vực II – Công ty Mạng Lưới Viettel, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu công nghệ MPLS, triển khai chất lượng dịch vụ và.mạng riêng ảo trong mạng MPLS”. Chất lượng dịch vụ và mạng riêng ảo VPN chính là hai dịch vụ chủ yếu trong số các dịch vụ mà công nghệ MPLS hỗ trợ. Hai dịch vụ này chính là đối tượng nghiên cứu của chúng tôi xuyên suốt đề tài tốt nghiệp này.
Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất trên Internet hiện nay chính là việc chia sẻ dữ liệu. Dữ liệu được tải lên và tải xuống trên mạng Internet với dung lượng ngày càng lớn đã làm tăng độ trễ, giảm tốc độ mà người sử dụng mong muốn khi đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ. Chính vì vậy, mục đích của đề tài là xây dựng một mô hình mạng chạy trên nền công nghệ MPLS và thực hiện chất lượng dịch vụ trong mạng này để cải thiện chất lượng việc chia sẻ dữ liệu trên mạng. Đồng thời vấn đề bảo mật cũng vô cùng trong hệ thống mạng ngày nay, việc triển khai VPN trên nền công nghệ MPLS sẽ là một giải pháp bảo mật rất tiện lợi và tối ưu cho người dùng.
Việc xây dựng một mô hình mạng chạy MPLS để mô phỏng công nghệ mà các ISP đang triển khai trên thực tế (cụ thể là tại Công ty Mạng lưới Viettel) và hiểu được cách họ cung cấp cho người sử dụng đường truyền tốc độ cao với chi phí hợp lý.
Nhiệm vụ thực hiện
Tìm hiểu tổng quan về công nghệ MPLS, các thành phần trong một hệ thống mạng chạy MPLS, kiến trúc của MPLS.
Tìm hiểu về công nghệ MPLS VPN, mô hình VPN áp dụng trong mạng MPLS.
Tìm hiểu về QoS trong mạng MPLS, mô hình QoS áp dụng trong mạng MPLS.
Tiến hành xây dựng hệ thống mạng mô phỏng cách truyển gói tin bằng công nghệ MPLS.
Tiến hành xây dựng trang Web phục vụ kiểm tra QoS trong mạng MPLS.
Hướng giải quyết
Để xây dựng một hệ thống mạng triển khai công nghệ MPLS cần phải nghiên cứu các nội dung chủ yếu sau đây:
Cơ sở lý thuyết về công nghệ MPLS, công nghệ MPLS VPN và QoS trong mạng MPLS.
Các thành phần cần có trong một mạng chạy MPLS.
Nội dung luận văn
Luận văn tốt nghiệp được tổ chức thành 4 chương với các nội dung chính sau đây:
Chương 1 – Cơ sở lý thuyết: Giới thiệu tổng quan công nghệ MPLS, các khái niệm cơ bản, kiến trúc chức năng và cơ chế hoạt động của MPLS.
Chương 2 – Công nghệ MPLS VPN và QoS trong mạng MPLS: Trình bày khái niệm về QoS, các mô hình QoS, QoS trong mạng MPLS; trình bày các mô hình VPN và công nghệ MPLS VPN.
Chương 3 – Phân tích thiết kế hệ thống
Chương 4 – Kết quả và đánh giá
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổng quan về MPLS
Trong một vài năm gần đây, Internet đã phát triển thành một mạng lưới rộng khắp và tạo ra một loạt các ứng dụng mới trong thương mại. Những ứng dụng này mang đến đòi hỏi phải tăng và bảo đảm được yêu cầu băng thông trong mạng đường trục. Thêm vào đó, ngoài các dịch vụ dữ liệu truyền thống được cung cấp qua Internet, thoại và các dịch vụ đa phương tiện đang được phát triển và triển khai. Internet đã làm nảy sinh vấn đề hình thành một mạng hội tụ cung cấp đầy đủ các dịch vụ. Tuy nhiên vấn đề đặt ra đối với mạng bởi các dịch vụ và ứng dụng mới là yêu cầu về băng thông và tốc độ lại đặt gánh nặng cho nguồn tài nguyên trên cơ sở hạ tầng Internet có sẵn.
Một thách thức khác liên quan tới việc truyền các byte và bit qua mạng đường trục để cung cấp các cấp độ dịch vụ khác nhau đối với người dùng. Sự phát triển nhanh chóng của số người dùng và lưu lượng đã làm tăng thêm sự phức tạp của vấn đề. Vấn đề cấp độ dịch vụ (GoS) và chất lượng dịch vụ (QoS) phải được quan tâm để có thể đáp ứng được những yêu cầu khác nhau của lượng lớn người dùng mạng.
Nhu cầu về một phương thức chuyển tiếp đơn giản mà các đặc tính quản lý lưu lượng và chất lượng với phương thức định tuyến, chuyển tiếp thông minh là một yêu cầu cấp thiết. Tất cả các yêu cầu đó có thể được đáp ứng bởi công nghệ MPLS.
MPLS là viết tắt của từ “Multiprotocol Label Switching”, còn gọi là Chuyển mạch nhãn đa giao thức. Thuật ngữ multiprotocol để nhấn mạnh rằng công nghệ này được áp dụng cho tất cả các giao thức lớp Network chứ không chỉ riêng có giao thức IP. MPLS cũng hoạt động tốt trên bất kỳ giao thức lớp Data Link. Đây là một công nghệ lai kết hợp những đặc tính tốt nhất của định tuyến lớp 3 (routing) và chuyển mạch lớp 2 (switching).
Định tuyến và chuyển mạch gói truyền thống
Định tuyến IP
IP là thành phần chính trong kiến trúc mạng Internet. Trong kiến trúc này, IP đóng vai trò là giao thức lớp 3 và nó định nghĩa cơ chế đánh địa chỉ, cơ chế truyền tin và các chức năng điều khiển ở mức thấp (ICMP). Gói tin IP có chứa địa chỉ của bên nhận và các thông tin cần cho việc chuyển gói tin đến đích.
Ưu điểm của mô hình TCP/IP là khả năng định tuyến và truyền gói tin một cách mềm dẻo, linh hoạt. Nhưng IP không đảm bảo chất lượng dịch vụ và tốc độ truyền tin theo yêu cầu.
Hình 1. Quá trình chuyển tiếp gói tin IP
Chuyển mạch ATM
ATM là một kỹ thuật truyền tin tốc độ cao. ATM nhận thông tin ở nhiều dạng khác nhau như thoại, video, dữ liệu… và cắt ra thành nhiều phần nhỏ gọi là tế bào (cell). Các tế bào này được truyền qua các mạch ảo VC. Vì ATM có thể truyền các tế bào trên nhiều công nghệ băng rộng khác nhau nên nó được xem là công nghệ chuyển mạch hàng đầu.
Công nghệ ATM có thế mạnh ưu việt về tốc độ truyền tin cao, đảm bảo thời gian thực và chất lượng dịch vụ theo yêu cầu định trước. Nhưng ATM cũng có nhược điểm là tốn băng thông (do mỗi tế bào có kích thước đến 53 bytes), nên gói tin nhỏ bị hạn chế tác dụng khi tốc độ đường truyền vật lý tăng nhiều.
Hình 2. Mạng chuyển mạch ATM
Mô hình IP over ATM
IP và ATM là hai công nghệ thuộc hai lớp khác nhau trong mô hình OSI. Các ATM switch chỉ vận chuyển lưu lượng dựa trên giá trị VPI/VCI mà các router IP không thể nhận biết. Tượng tự, các router IP là các thiết bị lớp 3, chỉ quan tâm đến việc chuyển tiếp gói tin dựa trên các thông tin chứa trong gói tin, mà các ATM switch không thể hiểu được các thông tin này.
Để cho phép khả năng dự phòng tối đa và định tuyến tối ưu, một thiết kế full mesh các VC phải được thiết lập, dẫn đến việc sinh ra mô hình overlay. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất đối với mô hình overlay chính là khả năng mở rộng. Càng có nhiều node được thêm vào mạng core thì càng yêu cầu nhiều VC để tạo một thiết kế full mesh. Số lượng VC được thiết lập sẽ tính theo công thức: n(n – 1)/2, với n là số lượng router.
Giả sử, có 4 router được kết nối với nhau theo kiểu full mesh, thì chỉ cần có 6 VC.
Hình 3. Kết nối full mesh với 4 router
Tuy nhiên, khi thêm vào 2 router thì tổng số router là 6. Lúc này, số lượng VC cần thiết lập lên đến 15 VC.
Hình 4. Kết nối full mesh với 6 router
Không chỉ vấn đề mở rộng với số lượng VC phải thiết lập để thực hiện thiết kế full mesh, mà còn có vấn đề mở rộng với các giao thức định tuyến sử dụng trong mạng. Khi càng nhiều VC được thiết lập, thì các router phải thiết lập mối quan hệ láng giềng với các router khác càng nhiều. Tất cả các router phải trao đổi thông tin cập nhật bảng định tuyến với nhau, tạo ra một lượng thông tin rất lớn trên mạng. Lưu lượng quá lớn này sẽ tiêu thụ nhiều tài nguyên trên các router và làm chúng xử lý chậm đi. Chính vì vậy, công nghệ MPLS được đề xuất để tải các gói tin trên các VC và khắc phục được các vấn đề đã nêu trên để đáp ứng các nhu cầu dịch vụ của người sử dùng.
Các khái niệm cơ bản trong MPLS
Miền MPLS (MPLS Domain)
Miền MPLS (MPLS Domain) là một tập hợp các nút mạng thực hiện hoạt động định tuyến và chuyển tiếp MPLS. Một miền MPLS thường được quản lý và điều khiển bởi một nhà quản trị.
Hình 5. Miền MPLS
Miền MPLS được chia làm 2 phần: phần mạng lõi (core) và phần mạng biên (edge). Các nút thuộc miền MPLS được gọi là router chuyển mạch nhãn LSR (Label Switch Router). Các nút ở phần mạng lõi được gọi là transit – LSR. Các LSR ở biên được gọi là các LSR biên hay gọi tắt là LER (Label Edge Router).
Nếu một LER là nút đầu tiên trên đường đi của một gói tin khi đi qua miền MPLS thì nó được gọi là LER ngõ vào (ingress – LER), còn nếu là nút cuối cùng thì được gọi là LER ngõ ra (egress – LER). Các thuật ngữ này chỉ có ý nghĩa tương đối tùy theo chiều của luồng lưu lượng trong mạng, do đó một LER có thể vừa là LER ngõ vào, vừa là LER ngõ ra tùy theo các luồng lưu lượng đang xét.
Hình 6. Upstream và Downstream LSR
Thuật ngữ upstream – LSR và downstream – LSR được sử dụng phụ thuộc vào chiều của luồng lưu lượng.
Lớp chuyển tiếp tương đương FEC
FEC là một nhóm các gói, nhóm các gói này chia sẻ cùng yêu cầu trong sự chuyển tiếp chúng qua mạng. Tất cả các gói trong một nhóm như vậy được cung cấp cùng cách chọn đường tới đích. Khác với chuyển tiếp IP truyền thống, trong MPLS việc gán một gói cụ thể vào một FEC cụ thể chỉ được thực hiện một lần khi các gói vào trong mạng. MPLS không ra quyết định chuyển tiếp với mỗi datagram lớp 3 mà sử dụng khái niệm FEC. FEC phụ thuộc vào một số các yếu tố, ít nhất là phụ thuộc vào địa chỉ IP và có thể là phụ thuộc cả vào kiểu lưu lượng trong datagram (thoại, dữ liệu, fax…).
Hình 7. Lớp chuyển tiếp tương đương trong mạng MPLS
Nhãn và ngăn xếp nhãn
Nhãn là một bộ nhận dạng ngắn, có độ dài cố định, chỉ có ý nghĩa nội bộ và được sử dụng để xác định một FEC. Nhãn được “dán” lên một gói đại diện cho một FEC mà gói tin đó được gán vào.
Một gói tin có thể được “dán chồng” nhiều nhãn, các nhãn này được chứa trong một nơi gọi là ngăn xếp nhãn (label stack). Tại mỗi hop trong mạng chỉ xử lý nhãn trên cùng trong ngăn xếp nhãn. Chính nhãn này được LSR sử dụng để chuyển tiếp gói.
Hình 8. Ngăn xếp nhãn
Nếu gói tin chưa có nhãn thì ngăn xếp nhãn là rỗng (độ sâu ngăn xếp là 0). Nếu ngăn xếp nhãn có chiều sâu là d thì nhãn ở đáy ngăn xếp sẽ thiết lập bit S lên bằng 1. Một entry nhãn có thể gắn thêm vào (push) hoặc lấy ra khỏi (pop) ngăn xếp nhãn.
Đường chuyển mạch nhãn LSP
Mỗi một gói tin khi tham gia mạng MPLS tại LSR vào và ra khỏi mạng MPLS tại một LSR ngõ ra. Cơ chế này tạo ra Đường chuyển mạch nhãn LSP (Label Switched Path), được mô tả như là một nhóm các LSR mà các gói tin được gán nhãn phải đi qua để tới LSR ngõ ra cho một FEC cụ thể. LSP này chỉ theo một hướng duy nhất, có nghĩa là một LSP khác được sử dụng để cho lưu lượng có thể trở về từ một FEC nào đó. LSP là hướng kết nối (connection-oriented) bởi vì đường dẫn được tạo ra trước khi có sự vận chuyển lưu lượng. Tuy nhiên, việc thiết lập kết nối này dựa trên thông tin về mô hình mạng hơn là yêu cầu về luồng lưu lượng. Khi gói tin đi qua mạng MPLS, mỗi LSR sẽ hoán đổi nhãn đi vào với một nhãn đi ra cho đến LSR cuối cùng.
Hình 9. Đường chuyển mạch nhãn
Mã hóa nhãn và các chế độ đóng gói nhãn
Mã hóa ngăn xếp nhãn
Khi nhãn được gắn lên gói tin, bản thân giá trị nhãn 20 bit sẽ được mã hóa cùng với một số thông tin cộng thêm để phụ trợ trong quá trình chuyển tiếp gói.
Một nhãn header có độ dài cố định gồm 32 bit chia làm 4 trường được mô tả như hình sau:
Hình 10. Cấu trúc nhãn MPLS
Nhãn: trường này có độ dài 20 bit, tức là có tới 220 = 1.048.576 giá trị nhãn.
EXP (Experimental): trường này có độ dài 3 bit, dùng để ánh xạ trường ToS (Type of Service) hay DSCP (Differentiated Service Code Point) trong gói tin IP vào trường EXP để phục vụ cho mục đích QoS.
S (Stack): trường này có độ dài 1 bit, dùng để chỉ định nhãn nào ở cuối một ngăn xếp nhãn. Nhãn ở cuối ngăn xếp thì trư