Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trước sự biến động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, tính chất khốc liệt của sự cạnh tranh và nhu cầu đòi hỏi đáp ứng ngày càng cao của nhân viên, tất cả những vấn đề này đã và đang là sức ép lớn đối với doanh nghiệp, trong đó vấn đề sử dụng nguồn nhân lực là một trong các yếu tố mang tính chất sống còn. Ngày nay người ta bắt đầu nói nhiều hơn về sử dụng nguồn nhân sự. Khi người ta nói đến một công ty, một giám đốc làm ăn thua lỗ, không phải vì thiếu vốn, thiếu trang bị, thiếu mặt bằng, v.v mà người ta chỉ ngay đến con người đó không đủ năng lực điều hành công việc và thiếu được trang bị về kiến thức sử dụng nhân sự hoặc thiếu kinh nghiệm trong chiến lược con người. Còn một nhà lãnh đạo tài ba không phải chỉ biết thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mà còn phải biết tạo những động lực thúc đẩy và duy trì lao động. Trong doanh nghiệp việc làm thế nào để thúc đẩy người lao động nhiệt tình với công việc, yêu thích công việc và gắn bó với tổ chức là rất quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đây là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta thời gian qua đã cho thấy, trong điều kiện nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt thì công tác sử dụng nguồn nhân lực trong mỗi tổ chức, đã có một vị trí rất quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức đó. Thêm vào đó với xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa thì sự cạnh tranh gay gắt nhất, mang tính chiến lược giữa các tổ chức, giữa các quốc gia là sự cạnh tranh về yếu tố con người.
40 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2661 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu công tác sử dụng lao động tại công ty TNHH MTV Cao su Krông Buk, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Tìm hiểu công tác sử dụng lao động tại công ty TNHH MTV Cao su Krông Buk, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trước sự biến động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, tính chất khốc liệt của sự cạnh tranh và nhu cầu đòi hỏi đáp ứng ngày càng cao của nhân viên, tất cả những vấn đề này đã và đang là sức ép lớn đối với doanh nghiệp, trong đó vấn đề sử dụng nguồn nhân lực là một trong các yếu tố mang tính chất sống còn. Ngày nay người ta bắt đầu nói nhiều hơn về sử dụng nguồn nhân sự. Khi người ta nói đến một công ty, một giám đốc làm ăn thua lỗ, không phải vì thiếu vốn, thiếu trang bị, thiếu mặt bằng, v.v… mà người ta chỉ ngay đến con người đó không đủ năng lực điều hành công việc và thiếu được trang bị về kiến thức sử dụng nhân sự hoặc thiếu kinh nghiệm trong chiến lược con người. Còn một nhà lãnh đạo tài ba không phải chỉ biết thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mà còn phải biết tạo những động lực thúc đẩy và duy trì lao động. Trong doanh nghiệp việc làm thế nào để thúc đẩy người lao động nhiệt tình với công việc, yêu thích công việc và gắn bó với tổ chức là rất quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đây là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta thời gian qua đã cho thấy, trong điều kiện nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt thì công tác sử dụng nguồn nhân lực trong mỗi tổ chức, đã có một vị trí rất quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức đó. Thêm vào đó với xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa thì sự cạnh tranh gay gắt nhất, mang tính chiến lược giữa các tổ chức, giữa các quốc gia là sự cạnh tranh về yếu tố con người.
Chính vì vậy, nguồn nhân lực đã trở thành thứ tài sản quý giá nhất, là chiếc chìa khóa dẫn đến thành công của mỗi tổ chức của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để sử dụng hợp lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp của mình, các nhà quản trị phải giải quyết tốt các vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện có trong các tổ chức. Vì vậy, công tác sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả trở thành vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Công ty Cao su Krông Buk là doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh cây cao su theo cơ chế thị trường lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo. Hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh cao su, cà phê và chăn nuôi bò… Công ty nhiều năm qua đã thể hiện rõ công tác xây dựng, tổ chức, sử dụng lao động hợp lý và đang hoạt động rất hiệu quả mang lại lợi nhuận cao cho công ty cũng như thực hiện mục tiêu hoạt động xã hội khác.
Từ những vấn đề nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu công tác sử dụng lao động tại công ty TNHH MTV Cao su Krông Buk, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk”, làm chuyên đề tốt nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về công tác sử dụng lao động tại công ty TNHH MTV Cao su Krông Buk.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của công ty.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là lao động trong sản xuất tại công ty.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: Công ty TNHH MTV Cao su Krông Buk.
- Thời gian: từ 15/04/2012 đến 30/06/2012.
- Số liệu phân tích được thu thập trong 3 năm: 2009 - 2011.
1.3.3 Nội dung nghiên cứu
- Tình hình lao động của công ty năm 2009 - 2011.
- Công tác tuyển dụng lao động tại công ty năm 2009 - 2011.
- Công tác đào tạo lao động tại công ty năm 2009 - 2011.
- Chi phí đào tạo lao động tại công ty năm 2009 - 2011.
- Chế độ và quyền lợi người lao động tại công ty năm 2009 - 2011.
- Đánh giá tình hình sử dụng lao động của công ty từ năm 2009 - 2011.
- Đề xuất một số giải pháp có thể nhằm hoàn thiện công tác sử dụng lao động tại công ty.
PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận((1) Trích: Giáo trình Quản trị nhân lực, ThS. Nguyễn Vân Điềm và PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm 2007.
)
2.1.1 Các khái niệm
a) Nguồn nhân lực
- Với cách tiếp cận dựa vào khả năng lao động của con người: Nguồn nhân lực là khả năng lao động xã hội, gồm toàn bộ những người có cơ thể phát triển bình thường có khả năng lao động.
- Với cách tiếp cận dựa vào trạng thái hoạt động kinh tế của con người: Nguồn nhân lực gồm toàn bộ những người có công việc làm đang hoạt động trong các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội,…
- Với cách tiếp cận dựa vào khả năng lao động của con người và giới hạn tuổi lao động; nguồn nhân lực gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động không kể đến trạng thái có việc làm hay không. Với khái niệm này quy mô nguồn nhân lực chính là nguồn lao động.
- Với cách tiếp cận dựa vào độ tuổi lao động và trạng thái không hoạt động kinh tế ta có khái niệm nguồn nhân lực dự trữ gồm những người trong độ tuổi lao động nhưng vì các lí do khác nhau chưa tham gia làm việc ngoài xã hội, gồm có: những người làm công việc nhà cho chính gia đình mình (nội trợ), học sinh, sinh viên, người thất nghiệp, bộ đội xuất ngũ, lao động hợp tác với nước ngoài đã hết hạn hợp đồng về nước, người hưởng lợi tức và những người khác ngoài các đối tượng trên.
Với cách phân biệt khái niệm như trên giúp cho các nhà hoạch định chính sách có biện pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực được xem xét và nghiên cứu theo chất lượng và số lượng:
- Số lượng nguồn nhân lực thể hiện quy mô nguồn nhân lực và tốc độ tăng nguồn nhân lực hàng năm.
- Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực do trình độ phát triển kinh tế xã hội và chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực của chính phủ quốc gia quyết định. Chất lượng nguồn nhân lực được biểu hiện qua các tiêu thức: sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn,…
b) Nguồn lao động: gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.
Cần phân biệt nguồn lao động với dân số trong độ tuổi lao động:
- Nguồn lao động chỉ bao gồm những người có khả năng lao động.
- Dân số trong độ tuổi lao động còn bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động nhưng không có khả năng lao động như: tàn tật mất sức lao động bẩm sinh hoặc do các nguyên nhân khác
- Vì thế quy mô dân số trong độ tuổi lao động lớn hơn quy mô nguồn lao động.
c) Lực lượng lao động: là một bộ phận của nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, đang có việc làm và những người thất nghiệp.
2.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực
Con người là yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất. Để quá trình sản xuất diễn ra cần phải có đủ ba yếu tố căn bản là tư liệu lao động, đối tượng lao động, và nguời lao động. Nếu thiếu người lao động thì không thể tồn tại quá trình sản xuất. Nguời lao động là yếu tố quan trọng nhất, động nhất, cách mạng nhất của quá trình sản xuất.
- Là yếu tố động nhất bởi vì yếu tố con người thường xuyên biến động theo xu hướng ngày càng giảm chi phí lao động cho việc sản xuất sản phẩm.
- Là yếu tố cách mạng nhất ở chỗ con người tạo ra máy móc thiết bị - tiền đề cho cách mạng kỹ thuật là thay đổi trạng thái kỹ thuật.
Trong quá trình lao động con người là yếu tố duy nhất đưa lại lợi ích kinh tế, làm tăng của cải xã hội.
Con người tham gia vào quá trình lao động không chỉ tạo ra của cải vật chất và tinh thần nhằm thoả mãn nhu cầu của bản thân và xã hội mà đó là quá trình hoàn thiện mình. Trong thế giới hiện đại, khi chuyển sang nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức và trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc dân người ta càng nhận thức rõ hơn vai trò quyết định của nguồn nhân lực trong phát triển, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao hơn phải dựa vào ít nhất là ba trụ cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới; phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó đặc biệt quan trọng là yếu tố con người.
2.1.3 Nội dung của sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Trong các đơn vị sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ không có phòng nhân sự riêng, các vị lãnh đạo trực tuyến phải thực hiện một trách nhiệm và chức năng sử dụng nhân sự như sau:
+ Đặt đúng người vào đúng việc.
+ Giúp đỡ nhân viên mới làm quen với công việc và tổ chức của xí nghiệp.
+ Đào tạo nhân viên.
+ Nâng cao trình độ thực hiện công việc của nhân viên.
+ Phối hợp hoạt động và phát triển các mối quan hệ tốt trong công việc.
+ Kiểm tra việc trả lương cho nhân viên.
+ Phát triển khả năng tiềm tàng của các nhân viên.
+ Bảo vệ sức khoẻ cho nhân viên.
Trong các đơn vị có phòng tổ chức nhân sự riêng thì giám đốc nhân sự (hoặc trưởng phòng nhân sự) có trách nhiệm thực hiện các chức năng sau:
- Lãnh đạo trực tiếp các nhân viên phòng nhân sự và có quyền hành mặc nhiên đối với các giám đốc điều hành của công ty về lĩnh vực nhân sự như kiểm tra, trắc nghiệm, phê chuẩn nhân viên…
- Phối hợp các hoạt động về nhân sự. Giám đốc nhân sự và phòng nhân sự hoạt động như cánh tay phải của lãnh đạo cao nhất công ty nhằm bảo đảm cho các chính sách, mục tiêu, thủ tục nhân viên của công ty được các quản trị gia trực tuyến thực hiện nghiêm chỉnh.
- Thực hiện việc giúp đỡ và cố vấn cho các quản trị gia trực tuyến về các vấn đề nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, khen thưởng, thăng cấp cho nhân viên, cho thực hiện việc quản lý các chương trình phúc lợi khác nhau của công ty.
- Lưu trữ và bảo quản hồ sơ về nhân sự. Đây là một chức năng hành chính giúp cho tất cả các bộ phận khác trong toàn công ty. Chẳng hạn như hồ sơ về sự vắng mặt, y tế, kỹ thuật, và đánh giá hoàn thành công tác.
2.1.4 Ý nghĩa của việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp
Việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực sẽ góp phần làm nên sự thành công và phát triển cho doanh nghiệp. Bởi nếu sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí từ đó tăng lợi nhuận.
Sử dụng lao động có hiệu quả sẽ làm cho năng suất lao động tăng. Mặt khác tăng năng suất lao động làm cho giá thành sản phẩm giảm vì tiết kiệm được tiền lương trong một đơn vị sản phẩm. Tăng năng sất lao động cho phép giảm được só người làm việc, do đó cũng tiết kiệm được quỹ tiền lương, đồng thời lại tăng tiền lương cho từng công nhân do hoàn thành vượt mức sản lượng.
Năng suất lao động cao và tăng nhanh sẽ tạo điều kiện làm tăng quy mô và tốc độ của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, cho phép giải quyết thuận lợi các vấn đề tích luỹ và tiêu dùng.
- Làm thay đổi cơ chế quản lý kinh tế.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu liên quan đến việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn thông qua báo chí, internet và các báo cáo đã công bố.
- Thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2009 - 2011 của phòng Tổ chức Hành chính.
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
- Tổng hợp số liệu theo từng năm từ 2009 - 2011.
- Xây dựng các bảng biểu, chỉ tiêu phản ánh công tác quản lí tiền lương, tiền công tại công ty.
- Sử dụng phần mềm Excel để xử lí số liệu.
2.2.3 Phương pháp phân tích
Sử dụng phương pháp so sánh
- Phương pháp so sánh: là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng mức độ biến động củ các chỉ tiêu. Nó cho phép chúng ta tổng hợp những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra giải pháp quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.
Để phương pháp so sánh phát huy hết tính chính xác và khoa học, trong quá trình phân tích cần thực hiện đủ ba bước sau:
- Bước 1: Lựa chọn các tiêu chuẩn để so sánh.
Trước hết chọn chỉ tiêu của một kỳ làm căn cứ để so sánh, được gọi là kỳ gốc. Tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn kỳ so sánh gốc cho thích hợp. Trong chuyên đề này chọn kỳ gốc là năm trước để thấy được xu hướng phát triển của đối tượng phân tích.
- Bước 2: Điều kiện được so sánh.
+ Về thời gian: các chỉ tiêu phải được tính trong cùng một khoảng thời gian như nhau (cùng tháng, năm, quý,…) và phải đồng nhất về phản ánh nội dung kinh tế, phương pháp tính toán, đơn vị đo lường.
+ Không gian: các chỉ tiêu cần được quy đổi về cùng quy mô tương tự nhau (cùng bộ phận, phân xưởng, một ngành,…).
- Bước 3: Kỹ thuật so sánh.
+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh này biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.
∆Y = Y1 – Y0
- Y1 : trị số kỳ phân tích.
- Y0 : trị số kỳ gốc.
- ∆Y : mức chênh lệc tuyệt đối.
+ So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh này biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế.
% chênh lệch =
- Y1 : trị số kỳ phân tích.
- Y0 : trị số kỳ gốc.
- ∆Y : mức chênh lệch tuyệt đối.
PHẦN 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.1.1 Vị trí địa lý
- Huyện Krông Năng nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Đắk Lắk, được thành lập vào 09/11/1987 khi tách ra từ huyện Krông Buk.
- Diện tích : 621 km2
- Phía Đông giáp : huyện Ea Kar
- Phía Tây giáp : huyện Krông Buk
- Phía Nam giáp : huyện Krông Păk
- Phía Bắc giáp : huyện EaH’leo và tỉnh Gia Lai
- Gồm 12 đơn vị hành chính trực thuộc:
+ Thị trấn Krông Năng.
+ Xã: Ea Hồ, Phú Lộc, Tam Giang, Ea Tóh, Ea Tân, Ea Tam, Chư Klông, Phú Xuân, Ea Puk, Ea Dáh, Đ’liêya.
- Số buôn của người dân tộc tiểu số 30 buôn.
3.1.1.2 Khí hậu thời tiết
a) Nhiệt độ:
+ Tổng nhiệt độ trong năm : 82000 C – 84000C
+ Nhiệt độ trung bình năm : 23,50C
+ Nhiệt độ cao nhất : 39,40C
+ Nhiệt độ trung bình thấp nhất : 7,40C
+ Nhiệt độ trung bình mùa mưa : 24,70C
+ Nhiệt độ trung bình mùa khô : 23,40C
+ Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất : 15,10C
+ Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất : 36,50C
+ Biên độ nhiệt độ trong năm : 40C
+ Biên độ nhiệt độ ngày đêm : 90C – 120C
b) Chế độ gió: có 2 hướng gió
+ Gió mùa Đông Bắc trong mùa khô với tần suất : 40% - 70%
+ Gió mùa Tây Nam trong mùa mưa với tần suất : 85%
+ Tốc độ gió trung bình : 5 – 6m/s
+ Tốc độ gió nhanh nhất : 34m/s
c) Chế độ mưa:
+ Mùa mưa kéo dài từ : tháng 5 đến tháng 10
+ Mùa khô từ : tháng 11 đến tháng 4 năm sau
+ Lượng mưa trung bình năm : 1.773mm
+ Lượng mưa trung bình nhỏ nhất : 1.152mm
3.1.1.3 Dân cư
- Thành phần dân tộc : Kinh, Tày, Nùng, Êđê,…
- Dân số : 114.105 người (2006)
- Mật độ dân cư : 188 người/km2
3.1.1.4 Kinh tế: chủ yếu là sản xuât nông nghiệp (cà phê, hồ tiêu, cao su,..) và khai thác chế biến gỗ.
3.1.1.5 Xã hội: Krông Năng là huyện có nhiều dân tộc sinh sống tạo nên sự đa dạng và phong phú về văn hóa xã hội.
3.1.2 Giới thiệu về công ty TNHH MTV Cao Su Krông Buk
3.1.2.1 Khái quát về công ty
- Tên đầy đủ : Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Krông Buk
- Tên giao dịch : Công ty TNHH MTV Cao su Krông Buk
- Tên tiếng Anh: Krông Buk Rubber one member company limited
- Tên viết tắt : KRC
- Trụ sở chính : xã Ea Hồ - huyện Krông Năng - tỉnh Đắk Lắk
- Điện thoại : 05003.675.138
- Fax : 05003.675.251
- Email : caosukrongbuk@dng.vnn.vn
- Website : www.vica-cafe.com.vn
- Vốn điều lệ : 185.200.992.147 đồng
- Mã số thuế : 6000176093
- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: sản xuất kinh doanh cao su, cà phê, trồng rừng, chăn nuôi và thương mại dịch vụ.
3.1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH MTV cao su Krông Buk tiền thân là: Công ty cao su Krông Buk được thành lập từ năm 1984 theo quyết định số 09 ngày 08/02/1984 của Tổng Cục cao su Việt Nam.
Bộ máy Công ty cao su Krông Buk vào những năm đầu tiên gồm 14 người, từ công ty mẹ là Công ty cao su Dầu Tiếng được cử lên làm khung sau đó tuyển dụng thêm công nhân từ các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn và thành lập nên bộ máy Công ty cao su Krông Buk với 06 phòng ban chức năng, 03 Nông trường, 02 Xí nghiệp với đội ngũ cán bộ quản lý 80 người và 1.500 công nhân.
Đến năm 1992 thực hiện Nghị định 338 của Chính phủ về việc rà soát và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, Công ty cao su Krông Buk được thành lập lại theo Quyết định số 232/NN-TCCB/QĐ ngày 09/04/1993 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đã được cấp giấy phép kinh doanh số 101180 ngày 10/05/1993 của trọng tài kinh tế tỉnh Đăklăk.
Khi thành lập lại doanh nghiệp ngành nghề kinh doanh của công ty là: trồng trọt, thương nghiệp bán buôn cao su và vật tư thiết bị phục vụ ngành cao su.
Vốn kinh doanh khi đăng ký thành lập lại là: 3.536.300.000 đồng
Trong đó: + Vốn cố định : 3.526.800.000 đồng
+ Vốn lưu động : 9.500.000 đồng
Đến năm 1999 do công ty đầu tư thêm ngành nghề kinh doanh và thay đổi cơ quan quản lý cấp trên là: Tổng Công ty cao su Việt Nam. Từ đó bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh là: Đầu tư trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cà phê và làm các dịch vụ phục vụ cho cây cà phê.
Vốn kinh doanh khi đăng ký bổ sung: 37.769.792.693 đồng
Trong đó: + Vốn cố định : 37.446.190.493 đồng
+ Vốn lưu động : 323.602.200 đồng
Đến năm 2002 công ty bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh đó là: sản xuất chăn nuôi và mua bán bò giống, bò thịt, làm các dịch vụ phục vụ cho công tác chăn nuôi.
Vốn kinh doanh khi đăng ký bổ sung là: 63.655.283.098 đồng
Trong đó: + Vốn cố định : 63.331.680.898 đồng
+ Vốn lưu động : 323.602.200 đồng
Từ tháng 5/2011 đến nay Công ty cao su Krông Buk chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Krông Buk (theo Quyết định số 107/QĐ-HĐQTCSVN ngày 04/05/2011) .
Vốn điều lệ: 185.200.992.147 đồng.
Lĩnh vực hoạt động không đổi.
Số lượng lao động: 1.618 người
3.1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ và sản phẩm kinh doanh
a) Chức năng:
- Trồng cây cao su, cà phê, cây công nghiệp ngắn ngày.
- Mua bán, xuất nhập khẩu: cao su, vật tư, thiết bị ngành cao su; cà phê, nông sản, thực phẩm.
- Chăn nuôi, mua bán bò giống, bò thịt.
- Dịch vụ du lịch.
- Hoạt động dịch vụ chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp.
- Sản xuất phân bón.
- Trồng rừng và khai thác gỗ.
- Đại lý mua bán xăng, dầu và các sản phẩm có liên quan.
b) Nhiệm vụ:
- Công ty được Nhà nước (thông qua chủ sở hữu là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) giao quản lý và sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào công ty.
- Chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn do công ty quản lý.
- Quản lý toàn bộ quỹ đất đã được Nhà nước và Tập đoàn giao, có trách nhiệm khai thác, kinh doanh trên quỹ đất của công ty quản lý.
- Trực tiếp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật. Thực hiện nhận và quản lý nguồn vốn, tài sản, quản lý nhân sự theo phân cấp của Tập đoàn, quản lý và chi phối các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật và điều lệ nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.
- Trực tiếp đầu tư các dự án theo Luật Đầu tư và quy định của Tập Đoàn.
- Đầu tư tài chính vào công ty con, công ty liên kết theo quyết định của Tập đoàn; chi phối các công ty con, các công ty liên kết theo mức độ chiếm giữ vốn điều lệ tại công ty con, công ty liên kết theo quy định của pháp luật, điều lệ công ty, công ty con và công ty liên kết; thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại các công ty con và công ty liên kết.
- Kinh doanh có lãi; đăng ký kê khai và nộp thuế đủ; thực hiện nghĩa vụ đối với vốn chủ sở hữu và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Tuân thủ các chính sách, chế độ Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Quản lý và sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh bao gồm cả phần vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác; quản lý sử dụng hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao hoặc thuê.
- Sử dụng vốn