Tình yêu là tình cảm đẹp và thiêng liêng, thường đem lại vui buồn và những kỷ niệm sâu sắc cho cuộc đời mỗi con người. Tình yêu vốn được xem là đề tài muôn thuở khơi nguồn và in đậm dấu vết trong văn học Việt Nam cũng như trong cuộc sống qua nhiều thế kỉ. Thơ tình không đi sâu vào miêu tả những mối tình đằm thắm, say mê hoặc éo le đau khổ, mà như lọc ra, chắt ra cái duyên, cái đẹp và phần hồn của nó. Những bài thơ tình là tiếng nói đam mê, đau khổ và thánh thiện của trái tim yêu đương, góp phần làm cho tâm hồn con người thêm nhân ái, thêm cao đẹp.
Đã có rất nhiều nhà thơ viết về đề tài tình yêu, nhưng tình yêu trong mỗi con người, mỗi tác giả lại khác nhau với những nét độc đáo riêng không ai giống ai. Huy Cận, một tình yêu gắn với nỗi sầu thiên cổ. Nguyễn Bính nhẹ nhàng, nồng nàn nên từ ngữ trong thơ của họ cũng êm ái ru dương. Và Xuân Diệu- nhà thơ mới nhất trong các nhà thơi mới- hoàng tử của thi ca. Tình yêu trong thơ Xuân Diệu thật lạ, một thứ tình yêu nguyên sơ như thuở hồng hoang. Ông là một nhà thơ tài tình với phong cách nghệ thuật độc đáo là ở cảm hứng, thi tứ, bút pháp. Ông sử dụng từ ngữ đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ, giọng điệu độc đáo giàu chất nhạc, nhịp thơ linh hoạt đan dệt vào nhau vang lên. Ông sử dụng các động từ mạnh để diển tả tình yêu, tạo nên nét phá cách trong tình yêu. Để hiểu sâu hơn về tình yêu và tài năng Xuân Diệu, chúng tôi chọn đề tài: “ Tìm hiểu hệ thống động từ trong thơ tình Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8”.
39 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3990 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu hệ thống động từ trong thơ tình Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Tìm hiểu hệ thống động từ trong thơ tình Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8Lời cảm ơn!
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Hoàng Thu An giảng viên bộ môn Văn khoa sư phạm tiểu học đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện đề tài này.
Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo khoa sư phạm tiểu học trường đại học Hồng Đức đã trang bị cho em những kiến thức quí báu giúp em có thể hoàn thành đề tài này.
Đề tài đã hoàn thành nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến, xây dựng để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Tình yêu là tình cảm đẹp và thiêng liêng, thường đem lại vui buồn và những kỷ niệm sâu sắc cho cuộc đời mỗi con người. Tình yêu vốn được xem là đề tài muôn thuở khơi nguồn và in đậm dấu vết trong văn học Việt Nam cũng như trong cuộc sống qua nhiều thế kỉ. Thơ tình không đi sâu vào miêu tả những mối tình đằm thắm, say mê hoặc éo le đau khổ, mà như lọc ra, chắt ra cái duyên, cái đẹp và phần hồn của nó. Những bài thơ tình là tiếng nói đam mê, đau khổ và thánh thiện của trái tim yêu đương, góp phần làm cho tâm hồn con người thêm nhân ái, thêm cao đẹp.
Đã có rất nhiều nhà thơ viết về đề tài tình yêu, nhưng tình yêu trong mỗi con người, mỗi tác giả lại khác nhau với những nét độc đáo riêng không ai giống ai. Huy Cận, một tình yêu gắn với nỗi sầu thiên cổ. Nguyễn Bính nhẹ nhàng, nồng nàn nên từ ngữ trong thơ của họ cũng êm ái ru dương. Và Xuân Diệu- nhà thơ mới nhất trong các nhà thơi mới- hoàng tử của thi ca. Tình yêu trong thơ Xuân Diệu thật lạ, một thứ tình yêu nguyên sơ như thuở hồng hoang. Ông là một nhà thơ tài tình với phong cách nghệ thuật độc đáo là ở cảm hứng, thi tứ, bút pháp. Ông sử dụng từ ngữ đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ, giọng điệu độc đáo giàu chất nhạc, nhịp thơ linh hoạt đan dệt vào nhau vang lên. Ông sử dụng các động từ mạnh để diển tả tình yêu, tạo nên nét phá cách trong tình yêu. Để hiểu sâu hơn về tình yêu và tài năng Xuân Diệu, chúng tôi chọn đề tài: “ Tìm hiểu hệ thống động từ trong thơ tình Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8”.
2. Lịch sử vấn đề:
Phải nói rằng, Xuân Diệu là một trong những hiện tượng thẩm mĩ của thi ca Văn học Việt Nam. Từ trước tới nay đã có nhiều nghiên cứu về thơ tình Xuân Diệu. Thu Hoài và Nguyễn Đức Quyền tập trung đánh giá vị trí, vai trò của Xuân Diệu trong đời sống văn học nghệ thuật dân tộc với công trình " Xuân Diệu - nhà thơ lớn của dân tộc". " Thơ tình Xuân Diệu" của Hà Minh Đức góp phần giúp bạn đọc nhận ra " thần thái" của ông hoàng tình yêu trong thi ca. Và Ngô Bích Hương trong " Xuân Diệu, một hồn thơ rạo rực trần gian" khắc hoạ chân dung Xuân Diệu bằng những nhịp đập của trái tim yêu.
Hay một vài đề tài đã được nghiên cứu thành công như : đề tài " những cách tân nghệ thuật trong thơ tình Xuân Diệu giai đoạn 1932 - 1945 " của Lê Tiến Dũng ( khoa KHXH - Đại học Quốc gia T.P HCM ). Ở đó chúng ta thấy được một Xuân Diệu rất lạ, rất mới chịu ảnh hưởng của Văn học Pháp ở sự phóng khoáng trong cách sử dụng từ ngữ không gò bó trong qui phạm. Rồi những hiểu biết sâu sắc về thơ và thơ tình được nghiên cứu trong đề tài " ý nghĩa biểu tượng thơ trong thơ tình Xuân Diệu giai đoạn 1932 - 1945" của sinh viên Trương Hoàng Vinh ( Trường Đại học Tiền Giang ).
Mặc dù có nhiều nghiên cứu về Xuân Diệu nhưng chưa có đề tài nào tìm hiểu về những động từ trong thơ tình Xuân Diệu một cách sâu sắc và có hệ thống. Tuy nhiên những nghiên cứu đó là tiền đề cho những khám phá sau này.
Vậy chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài " Hệ thống động từ trong thơ tình Xuân Diệu trước Cách mạng tháng 8 - 1945" để nghiên cứu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm hiểu về hệ thống động từ trong thơ tình Xuân Diệu để làm nổi bật nghệ thuật thơ tình Xuân Diệu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
" Tìm hiểu hệ thống động từ trong thơ tình Xuân Diệu " vừa là đối tượng vừa là giới hạn của đề tài
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi kết hợp sử dụng các phương pháp sau :
a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Chúng tôi sử dụng phương pháp này trong quá trình đọc tham khảo các tài liệu có liên quan đến việc nghiên cứu đề tài:đọc một số sách viết về động từ trong tiếng việt để hiểu về lý thuyết dộng từ.
b.Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Sau khi đọc và tìm hiểu tài liệu, chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích, xử lí thông tin tìm được và tổng hợp thành những kiến thức chung
nhất.
c. Phương pháp so sánh.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có sử dụng phương pháp này dể so sánh giữa nhiều nguồn tài liệu khác nhau để thấy được sự phong phú của đề tài
6.Bố cục đề tài:
Đề tài gồm 3 phần:
Phần I : Phần mở đầu.
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Bố cục đề tài
Phần II : Phần nội dung.
Chương I : Cơ sở lí luận
Chương II : Hệ thống Động từ trong thơ tình Xuân Diệu
Chương III : Những ảnh hưởng thơ tình Xuân Diệu
Phần III: Phần kết luận.
Sau cùng là phần danh mục tham khảo.
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lí luận.
1. Giới thuyết về động từ.
Trong nhiều sách ngữ pháp Tiếng Việt từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều nhận định khác nhau về từ loại Tiếng Việt.
1.1 Tác giả Nguyễn Kim Thản ( sách động từ trong Tiếng Việt)dựa vào sự khác biệt của các nhóm động từ khác nhau trong sự kết hợp với hư từ, ông:
a, Phân loại theo sự phân phối của các hư từ phục vụ động từ
Dựa trên 3 tiêu chí:
- Phó động từ biểu thị sự lặp lại của hoạt động
- Phó động từ biểu thị phương hướng
- Phó động từ biểu thị mức độ
Với 3 tiêu chí trên, động từ được chia làm 6 nhóm:
+ Nhóm 1: (động từ trừu tượng) là những động từ có đặc trưng không thể kết hợp với bất kỳ tiêu chí nào đã được dùng làm căn cứ phân loại. quá trình do những động từ này biểu thị không thể lặp lại được, không thể xác minh là tiến hành theo phương hướng nào, cũng có thể thay đổi theo mức độ
Cấu tạo: đa số là những động từ chập đôi ( như :che chở, gặp gỡ...)
Những động từ vận động có phương hướng xác định như: ra, vào, về, tới...
Một số động từ không có liên quan chặt chẽ với nhau về mặt ý nghĩa như: có, tưởng, ngỡ...(tuy nhiên số lượng ít, không đáng kể)
+ Nhóm 2: (động từ đa phương) là những động từ có thể kết hợp với những cặp phó động từ biểu thị sự lặp lại của hành động, những phó động từ phương hướng, không thể kết hợp với pho động từ chỉ mức độ.
Những động từ biểu thị những hành động có thể tiến hành theo bất cứ phương hướng nào. chúng có thể biểu thị những tác động cơ thể của con người hay sự vật nói chung.
Ví dụ: nhìn ra, nhìn lên...
chạy lên, chạy xuống...
Những động từ kết hợp với một số phó động từ phương hướng nhất định như: cởi ra, chụm vào, năng lên...
+ Nhóm 3:( động từ vô phương).động từ chỉ có thể kết hợp với những cặp phó động từ biểu thị sự lặp lại của hành động
Ví dụ : bãi công, biểu tình...
+ Nhóm 4:( động từ trạng thái) là những động từ chỉ kết hợp được với phó động từ chỉ phương hướng
Ví dụ: vừa, giã, tựa...
+ Nhóm 5: (động từ tình cảm) là những động từ kết hợp được với phó động từ chỉ phương hướng, mức độ
Ví dụ : yêu, biết, ghét, giận...
+ Nhóm 6: ( động từ tri giác) là những động từ chỉ kết hợp với phó động từ chỉ mức độ
Ví dụ: lo sợ, mong, thèm...
b, Phân loại theo tính chất chi phối của động từ.
- Động từ ngoại hướng : xét theo khả năng kết hợp động từ với danh từ biểu thị đối tượng mà hoạt động chuyển tới, chia động từ ra các loại sau:
+ Động từ tác động: là động từ biểu thị hoạt động mà kết quả của chúng làm đối tượng thay đổi như: ăn, bẻ, quấn...
+ Động từ nửa tác động : là động từ chỉ chuyển tới đối tượng khách quan chứ không làm đối tượng thay đổi như: doạ, nghe, nhìn...
+ Động từ phát hiện : chia làm 2 loại nhỏ
Động từ ban phát: đi kèm hai đối tượng, một đối tượng thay đổi về kẻ sở hữu, một đối tượng là kẻ tiếp nhận đối tượng, người sở hữu như: ban, cho, cấp, phát...
Động từ tiếp nhận như: giật, mượn, cướp, lấy...
+ Động từ có hạn chế: luôn luôn có 2 danh từ làm bổ ngữ, một là đối tượng biến đổi, một là đối tượng hoàn cảnh hành động như: giắt, nhét, nhồi, vùi...
+ Động từ gây khiến: chỉ hoạt động thúc đẩy, cho phép, giúp đỡ hay cản trở sự thực hiện của những hoạt động khác, thường dồi hởi 2 bổ ngữ, một là đối tượng do động từ gây khiến, một là đối tượng chịu sự thúc đẩy.
Ví dụ: bảo, buộc, gọi, xin...
+ Động từ đánh giá - nhận xét: là động từ đánh giá, nhận xét đối tượng như: coi, định, xác nhận...
+ Động từ tồn tại - xuất hiện - tiêu biến: bểu thị sự xuất hiện, tồn tại, tiêu biến của đối tượng như : còn, chết, hết, mọc, mất...
+ Động từ chỉ hoạt động của cơ thể: biểu thị hoạt động do chủ thể gây ra và chuyển tới bộ phận cơ thể như: bấu, bíu, bước...
+Động từ cảm nghĩ - nói năng: chỉ sự hoạt động trí não của các cơ quan cảm giác và ngôn ngữ như: nghe, nhìn, thấy...
+ Động từ không tác động: là động từ hoạt động không bao giờ chuyển tới đổi tượng khách quan, không có liên hệ với đối tượng. không đòi hỏi bổ ngữ biểu thị đối tượng như : bò, đứng, lê la, ngủ...
- Động từ - hệ từ: chỉ đặc trưng loại biệt của chủ thể như : làm, hoà, nên...
- Động từ tình thái như : có, cấm, dám, định, buồn, phải....
+ Động từ tình thái đặt trứơc động từ khác
+ Nó biểu thụ ý chí, nguyện vọng, sự cần thiết.
1.2 Tác giả Lê Biên ( trong cuốn từ loại Tiếng Việt) đưa ra những đặc trưng và sự phân loại của động từ như sau:
a, Đặc trưng của động từ:
- Về nghĩa khái quát: Động từ là những thực từ chỉ quá trình, các dạng vận động của sự vật, thực thể có sự vật tính. Quá trình, vận động đó có thể là hoạt động, trạng thái cảm nghĩ, quá trình biến đổi, vận động, di chuyển hay vận động ban phát.
- Về ngữ pháp: trong cấu trúc động từ, khi làm thành tố trung tâm động từ có khả năng kết hợp với các thàh tố phụ sau đây:
+ Thành tố phụ trước động từ: ( thành tố phụ chỉ tình thái) những thành
tố phụ này vừa thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, vừa mang ý nghĩa tình thái. đó là những từ:
Chỉ phạm vi đối chiếu của vận động, hoạt động như : cùng, đều, cứ
Chỉ sự tiếp diễn của hoạt động : vẫn, còn
Chỉ thời gian- thể của vận động như : sắp, đang, sẽ, đã
Chỉ ý nghĩa phủ định : chưa, không, chẳng
Chỉ ý nghĩa khuyên can, ngăn cấm : hãy, đừng, chớ
Chỉ mức độ của trạng thái hoạt động : rất, hơi
+ Thành tố phụ sau động từ : có thể là hư từ hoặc thực từ, có tính chất cú pháp rất đa dạng, có thể có từ loại khác nhau, các thành tố phụ về cấu tạo có thể kà từ, ngữ, cũng có thể là một cụm chủ-vị.
Động từ là thành tố phụ sau thường gặp nhất : đọc sách, viết thư, chặt cây...
Các thành tố phị sau thuộc từ loại khác: thi đỗ, hát hay, chia tư...
- Chức vụ cú pháp: động từ đảm nhận nhiều chức vụ cú pháp trong câu, chức năng phổ biến, thường trực là vị ngữ, ngoài ra có thể làm chủ ngữ, bổ ngữ...
- Vai trò của động từ : động từ có vai trò hoạt động ngữ pháp hết sức quan trọng trong việc tổ chức cấu tạo câu của tiếng việt.
b, Phân loại động từ : Động từ được phân loại thành 2 lớp lớn là động từ độc lập và động từ không độc lập
- Động từ độc lập: là những động từ tự thân nó đã có nghĩa, có thể dùng độc lập, không cần động từ khác đi kèm, có thể làm thành tố chính trong câu.
+ Động từ tác động: là động từ chỉ vận động , quá trình thuộc về hoạt động của chủ thể, hoạt động do chủ thể gây ra có tác động đến đối tượng làm đối tượng biến đổi tính chất, vị trí...
Ví dụ: cắt, gặt, xách...
+Động từ mang nghĩa trao nhận như : tặng, cho, biếu...
Về nghĩa khái quát: là động từ chỉ vận động,hoạt động mang ý nghĩa trao nhận
Về ngữ pháp: động từ này có 2 bổ ngữ đi kèm, một là sự vật là đối tượng được trao nhận, một là đối tượng bị tác động( coa khi không xuất hiện)
+ Động từ gây khiến: là những động từ chỉ vận động có tác động gây khiến, chi phối hoạt động của đối tượng
Về ngữ pháp: động từ gây khiến đòi hỏi phải có 2 bổ ngữ, bổ ngữ 1 là đối tượng chịu tác động của động từ gây khiến, bổ ngữ 2 là nội dung do hoạt động của chủ thể chi phối, tác động lên đối tượng
Ví dụ: làm, đề nghị, bảo...
+ Động từ cảm nghĩ- nói năng: đó là những động từ chỉ về vận động, quá trình hoạt động thuộc về nhận thức, cảm xúc, trạng thái tình cảm như: hiểu, nghe, nhớ, mong...
Về ngữ pháp: sau động từ này có bổ ngữ đối tượng tác động
+ Động từ chỉ vận động di chuyển: là những động từ chỉ vận động mang ý nghĩa di chuyển dời chỗ như : ra, vào, chạy...
" Di chuyển" được hiểu theo 3 nghĩa:
+ Tự thân chủ thể tiến hành hoạt động
+ Chủ thể làm sự vật di chuyển
+ Chủ thể và sự vật cùng di chuyển
Về ngữ pháp: bản thân ý nghĩa đặc trưng của động từ sễ chi phối những biểu hiện ngữ pháp. đã là vận động di chuyển thì đương nhiên phải có quan hệ, gắn bó với phạm vi không gian, thời gian.
+ Động từ tồn tại : tồn tại đượchiểu theo nghĩa rộng , bao hàm nghĩa tồn tại, nảy sinh, xuất hiện và cả tiêu biến
Những động từ tồn tại biểu thị trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng, nó luôn xuất hiện với sự vật tồn tại: có, còn, nở, mọc...
+ Động từ tư thế : chỉ những tư thế của chủ thể, sự vật.
- Động từ không độc lập:
Đặc điểm:
+ Ý nghĩa: là động từ "trống nghĩa" biểu thị tình thái vận động, quá trình nhưng tự thân chưa mang nghĩa trọn vẹn.
+ Ngữ pháp : có khả năng làm thành tố trung tâm của một ngữ động từ, kết hợp với các thành tố phụ ở trước và sau.
Sau động từ không độc lập là một cụm C – V.
Chia động từ không độc lập thành 2 loại:
Nhóm động từ chỉ ý nghĩa quan hệ ( quan hệ của chủ thể với nội dung ở từ ngữ sau động từ chỉ quan hệ).
+ Động từ chỉ quan hệ đồng nhất: chỉ sự liên hệ giữa các sự vật
+ Động từ chỉ quan hệ quá trình, biến hoá: bao gồm động từ chỉ vận động, quá trình biến đỏi của sự vật như : trở nên, hoá...
+ Động từ chỉ sự đối chiếu so sánh: chỉ sự đối chiếu so sánh các sự vật như : giống, như...
Nhóm động từ tình thái: chỉ quan hệ của chủ thể vơí nội dung của từ đứng sau động từ tình thái.
+ Động từ chỉ sự cần thiết, khả năng: có thể, phải...
+ Động từ chỉ ý muốn,ý chí: định, toan...
+ Động từ chỉ sự chịu đựng, tiếp thu: bị, phải, được...
1.3 Ngoài ra khi tìm trên trang http:// www.dongtutiengviet.vn chúng tôi có được kết quả như sau:
a, Khái niệm về động từ: động từ là những từ dùng để diển tả một hành động hay một trạng thái ( trạng thái vật lý, tâm lý, sinh lý) của người hoặc vật. có nghĩa là nói lên một diễn biến, một sự hoạt động hay cảm xúc của người hay vật.
b, Phân loại
Ở mức khái quát, có thể chia động từ thành 2 lớp lớn :
- Động từ không độc lập: là những động từ biểu thị hoạt động trạng thái còn chư đầy đủ , chưa trọn vẹn hoặc không cụ thể (trống nghĩa). do đó các động từ này không có khả năng hoạt động độc lập mà thường phải đi kèm với động từ độc lập.
- Động từ độc lập : nlà những động từ tự thân có nghĩa. những động từ này thường có khả năng hoạt động độc lậo, có thể dùng một mình khi đảm nhận các chgức năng cú pháp trong câu.
Động từ độc lập có số lượng lớn, căn cứ vào ý nghĩa và khả năng kết hợp với các thành tố phụ đi sau, chia động từ độc lập thành 2 loại chính:
+ Nội động từ : là những động từ diễn tả hành động nội tại của người nói hay người thực hiện hành động. nó không cần bổ ngữ trực tiếp theo sau mà vẫn đủ rõ nghĩa.
+ Ngoại động từ : là những động từ chỉ hoạt động gây ra trực tiếp lên người hoặc vật làm thay đổi đối tượng.nó luôn cần bổ ngữ theo sau để hoàn thành nghĩa của câu.
Như vậy, về cơ bản động từ là những từ biểu thị hoạt động của con người, sự vật, có nhiều sự phân loại khác nhau.Tác giả Lê Biên ( sách từ loại Tiếng Việt) cho rằng động từ gồm 2 loại: động từ độc lập và động từ không độc lập (trong đó động từ độc lập là những động từ tự thân có nghĩa, có thể dùng độc lập và làm thành tố chính trong câu, còn động từ không độc lập thì biểu thị tình thái vận động, tự thân chưa mang nghĩa trọn vẹn).
Chúng tôi sẽ vận dụng quan điểm này để triển khai đề tài.
2. Giới thuyết về "thơ tình"
2.1 Quan niệm về thơ :
Trong tiếng việt "thơ" là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cung như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức logic nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe.
Sóng Hồng viết: thơ là một hình thái nghệ thuật cao quí, tinh vi.người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là tìmh cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua nhiều lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường ( từ điển thuật ngữ văn học).
Có thể hiểu rằng : thơ là loại hình văn học dùng ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh, có nhịp điệu để thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của con người.
2.2 Quan niệm về thơ tình :
" Thơ" là phương tiện biểu hiện cảm xúc của con người, "tình" là thể hiện tình cảm, có thể là của con người với thiên nhiên, đất nước, có thể là của con ngưồi với con người ... chữ "tình" ngầm định là tình yêu đôi lứa , trai gái, thứ tình cảm thiêng liêng tìm thấy sự đồng điệu giữa hai người khác giới.
"Thơ tình" là những bài thơ viết về tình yêu, qua thơ bộc lộ tình cảm, xúc cảm thiêng liêng trong tình yêu . Qua những bài thơ đó ta cảm nhận được sự nồng cháy yêu đương trong chính tâm hồn tác giả.
Chương II: Hệ thống động từ trong thơ tình Xuân Diệu.
1. Sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp tác giả Xuân Diệu.
Xuân Diệu tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2/2/1916 tại Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là Ngô Xuân Thọ, quê ở Hà Tĩnh vào dạy học và kết duyên với mẹ là Nguyễn Thị Hiệp.
Xuân Diệu học Tiểu học ở quê, sau đó ra Hà Nội học, ông tốt nghiệp kỹ sư canh nông năm 1943. Xuân Diệu học được ở cha tính cần cù, siêng năng, kiên trì, lao động nghệ thuật. sống nhiều ở quê mẹ làm phong phú tâm hồn ông bởi cảnh sắc thiên nhiên rất đẹp.
Là nhà thơ trữ tình, một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. ông mang ngọn gió rạo rực, thiết tha, nồng cháy, khát khao yêu thương đến cho thi ca. Thơ Xuân Diệu là "vườn mơn trớn", ca ngợi tình yêu bằng muôn sắc điệu , âm thanh, và hương vị trong "thơ thơ" , pha lẫn chút vị đắng cay trong "gửi hương cho gió ".
Hai tập thơ được giới văn học xem như là hai kiệt tác của ông, ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống, niềm vui và đam mê sống . Và ca ngợi tình yêu thì không sao mà không ca ngợi tuổi trẻ, mùa xuân, ca ngợi thiên nhiên là tổ ấm và là cái nôi của tình yêu. Và Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sự mong manh của đời người cũng như lòng khát khao vĩnh cữu, tất cả được diễn tả bằng những câu thơ xúc động, có khi đậm đà triết lí nhân sinh.
2. Hệ thống động từ trong thơ tình Xuân Diệu
2.1: Bảng khảo sát:
Sau khi tìm hiểu cuốn "thơ tình Xuân Diệu" của tác giả Hà Minh Đức, chúng tôi có bảng khảo sát sau:
Lớp động từ
Tiểu loại
Nhóm nhỏ
Động từ
Tỷ lệ(%)
Động từ không độc lập
Nhóm động từ chỉ ý nghĩa quan hệ
Động từ chỉ quan hệ đồng nhất
Là, làm
38,9
18,5
Động từ chỉ quá trình biến đổi
Trở nên,tan biến,tan thành
Động từ đối chiếu, so sánh.
Như, tựa,
Nhóm động từ tình thái
Động từ chỉ sự cần thiết và khả năng
Nên, cần, có phải,có thể,lần đầu,hoá
61,1
Động từ chỉ ý muốn, ý chí
Định, dám, muốn
Động từ chỉ sự chịu đựng,tiếpthu
Được, bị
Động từ độc lập
Động từ tác động
Bớt, bốc, ngừng, dò xét, gắn,khắng khít,đòi hỏi,riết,xô,nhìn,viết,xé,nắm, thêu,dệt,lỡ,thổi,đã,ngỡ,soi,pha,trông, đẩy,ngân,đánh,rủa
13,8
81,5
Động từ mang nghĩa trao nhận.
Tặng,cho,biếu,lấy,dâng,đem,uống,chở,đưa,mang,gửi,mời,xin,thêm,nhận
7,1
Động từ gây khiến.
Làm,đề nghị,bảo,khiến,để,hãy,xích, nhắc,giấu,chớ,hỡi,vờn,rụng,kèm,bắt,gặp,hẹn,cứ,rứt,mau,gấp,xịch,giục,hái, lan,tràn,chói,mở,đợi,trút,chảy,tuôn, gảy,buộc
16,8
Động từ cảm nghĩ – nói năng.
Tiếc,hờn,yêu,mơ,hiểu,biết,nghe,nhớ,mong,sợ,ghét,căm giận,tin tưởng,thấy , thờ ơ,tưởng,buồn,ngẩn ngơ,ngơ ngác,nói,khóc,ước mơ,giận,vui,nghĩ, thấu,nghi,nghen,saysưa,cười,trêu,giận dỗi,giận hờn,e ấp,thắm,vội vàng,gặp gỡ,run run,chợt,cung kính,rung động,ngơ ngẩn,cầu n