Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi rõ rệt trên nhiều lĩnh vực. Với chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nền kinh tế của đất nước được mở rộng và phát triển không ngừng, với nhiều ngành nghề kinh doanh phong phú và đa dạng. Mỗi một ngành nghề có vai tṛò riêng của mình cùng đóng góp chung vào sự phát triển nền kinh tế đất nước, và bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam, đang được khuyến khích đầu tư. Bên cạnh đó ngành sản xuất bánh kẹo góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống của người lao động và đồng thời làm tăng ngân sách cho nhà nước. Để đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng phong phú và đa dạng, ngành sản xuất bánh kẹo cần không ngừng nâng cao cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, ổn định thị trường. Đồng thời để cạnh tranh với các sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu ngày càng nhiều trên thị trường. Môi trường kinh doanh ngày càng rộng, tính chất cạnh tranh và biến động của môi trường ngày càng mạnh mẽ, việc đánh giá được tốc độ tăng trưởng, thực trạng và vạch hướng đi trong tương lai càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế. Chính vì vậy công cụ cực kì hiệu quả để đánh giá được sự thành bại của mỗi ngành là phân tích tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp. Nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng đó, Nhóm GOF đã đi sâu “tìm hiểu, phân tích về tình hình tài chính của ngành bánh kẹo tại Việt Nam”- một sản phẩm của Việt Nam đang có tiềm năng phát triển hàng đầu Đông Nam Á và trên thế giới, để thông qua đó đánh giá được tốc độ tăng trưởng của ngành cũng như những giải pháp để hướng ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam trở thành ngành được quan tâm, thu hút nhất và góp phần chung vào sự phát triển của đất nước.
58 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5136 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu, phân tích về tình hình tài chính của ngành bánh kẹo tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Tìm hiểu, phân tích về tình hình tài chính của ngành bánh kẹo tại Việt Nam DANH SÁCH NHÓM
STT
Họ Và Tên
Nhiệm vụ
Đánh giá
1
Nguyễn Thị Ngọc Yến (NHÓM TRƯỞNG)
Tổng hợp và hoàn thiện bài (C1)
Lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp (C2)- BIBICA
100%
2
Trần Thị Mỹ
Lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp (C2)-KINH ĐÔ
100%
3
Phạm Thị Phương Thảo
Lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp (C2)-HẢI HÀ
100%
4
Nguyễn Thị Bích Thủy
Sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong ngành ( phần I- C3)
100%
5
Lương Thị Bích Nhung
Kế hoạch tài trợ và đầu tư dài hạn công ty BIBBICA( phần II- C3)
100%
6
Dương Vũ Nhật Miên
Hoạch định tài chính công ty BIBICA (phần III-C3)
100%
7
Nguyễn Hoàng Giang
Tìm hiểu ,phân tích sự biến động của giá cổ phiếu ( C4)
100%
Tất cả thành viên đều tham gia đầy đủ các buổi họp nhóm, hoàn thành tốt công việc được giao.
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi rõ rệt trên nhiều lĩnh vực. Với chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nền kinh tế của đất nước được mở rộng và phát triển không ngừng, với nhiều ngành nghề kinh doanh phong phú và đa dạng. Mỗi một ngành nghề có vai tṛò riêng của mình cùng đóng góp chung vào sự phát triển nền kinh tế đất nước, và bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam, đang được khuyến khích đầu tư. Bên cạnh đó ngành sản xuất bánh kẹo góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống của người lao động và đồng thời làm tăng ngân sách cho nhà nước. Để đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng phong phú và đa dạng, ngành sản xuất bánh kẹo cần không ngừng nâng cao cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, ổn định thị trường. Đồng thời để cạnh tranh với các sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu ngày càng nhiều trên thị trường. Môi trường kinh doanh ngày càng rộng, tính chất cạnh tranh và biến động của môi trường ngày càng mạnh mẽ, việc đánh giá được tốc độ tăng trưởng, thực trạng và vạch hướng đi trong tương lai càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế. Chính vì vậy công cụ cực kì hiệu quả để đánh giá được sự thành bại của mỗi ngành là phân tích tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp. Nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng đó, Nhóm GOF đã đi sâu “tìm hiểu, phân tích về tình hình tài chính của ngành bánh kẹo tại Việt Nam”- một sản phẩm của Việt Nam đang có tiềm năng phát triển hàng đầu Đông Nam Á và trên thế giới, để thông qua đó đánh giá được tốc độ tăng trưởng của ngành cũng như những giải pháp để hướng ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam trở thành ngành được quan tâm, thu hút nhất và góp phần chung vào sự phát triển của đất nước.
Do sự hạn hẹp về kiến thức và thời gian, nên sẽ không thể tránh khỏi những sai sót. Nhóm chúng em mong Thầy và các bạn góp ý để bài luận lần sau nhóm em có thể hoàn thành tốt hơn. Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn Th.S Hồ Tấn Tuyến đồng NCS. Trần Đình Uyên đã nhiệt tình hướng dẫn nhóm chúng em hoàn thành bài tiểu luận này!
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH SẢN XUẤT BÁNH KẸO VIỆT NAM.
1. Tổng quan chung về ngành bánh kẹo
1.1. Quá trình phát triển và đặc điểm của ngành bánh kẹo Việt Nam
1.1.1 Quá trình phát triển
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Tổng giá trị thị trường ước tính năm 2009 khoảng 7673 tỷ đồng, tăng 5,43% so với năm 2008 – đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2005 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, sự hồi phục của nền kinh tế sau khủng hoảng đã tác động tích cực đến nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo, theo đó doanh số ngành bánh kẹo được dự tính tăng trưởng khoảng 6,12% và 10% trong năm 2010-2011. Theo báo cáo của BMI về ngành thực phẩm và đồ uống, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo (bao gồm cả socola) trong giai đoạn 2010-2014 ước đạt 8-10%. Kinh đô, Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị, Orion Việt Nam ước tính chiếm tới 75-80% thị phần còn bánh kẹo ngoại nhập chỉ chiếm 20%-25%. Các doanh nghiệp trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm (cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau), chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam . Trong khi đó, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang dần dần bị thu hẹp về quy mô sản xuất do vốn ít, công nghệ lạc hậu, thiếu sự đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
Hình 1: Thị phần của thị trường bánh kẹo năm 2011
1.1.2 Đặc điểm ngành bánh kẹo Việt Nam
Ngành bánh kẹo Việt Nam có các đặc điểm sau:
Thứ nhất: Nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành bánh kẹo bao gồm bột mì, đường, còn lại là sữa, trứng và các nguyên vật liệu khác. Trong đó, nguyên vật liệu phải nhập khẩu là bột mì (gần như toàn bộ), và đường (nhập 1 phần), hương liệu và 1 số chất phụ gia, chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành. Chính vì vậy sự biến động của giá bột mì, đường trên thị trường thế giới sẽ có những tác động nhất định đến giá thành của bánh kẹo.
Thứ hai: Thị trường bánh kẹo Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét. Sản lượng tiêu thụ thường tăng mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến Tết Nguyên Đán với các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt, hạt . Trong khi đó, sản lượng tiêu thu bánh kẹo khá chậm vào thời điểm sau Tết Nguyên đán và mùa hè do khí hậu nắng nóng.
Thứ ba: Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kẹo của các doanh nghiệp khá hiện đại và đồng đều, đều được nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng về sản xuất bánh kẹo như công nghệ cho bánh phủ socola (Hàn quốc), công nghệ bánh quy (Đan mạch, Anh, Nhật)…
Thứ tư: Việt Nam là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao (10-12%) so với mức trung bình trong khu vực (3%) và trung bình của thế giới (1-1,5%). Nguyên nhân là do, mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của Việt Nam hiện nay vẫn khá thấp (1,8 kg/người/năm) so với trung bình của thế giới là 2,8kg/người/năm.
1.2. Ảnh hưởng của sự tăng trưởng kinh tế đến ngành sản xuất bánh kẹo
Với mức tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định, mức tăng lương đều đặn, lạm phát được duy trì ở mức 8% thì nhu cầu về thực phẩm nói chung và bánh kẹo nói riêng vào cuối năm 2011 và đầu năm 2012 có xu hướng tăng. Thêm vào đó, chỉ số niềm tin tiêu dùng tăng dần cũng là một yếu tố cho thấy người tiêu dùng sẽ mạnh tay chi tiêu hơn.
Hình 2: Một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam qua các năm
Dân số với quy mô lớn, và cơ cấu dân số trẻ khiến cho Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng về tiêu thụ hàng lương thực thực phẩm trong đó có bánh kẹo. Theo báo cáo của ACNelsel tháng 8/2012, 56% dân số Việt Nam ở độ tuổi dưới 30 có xu hướng sử dụng nhiều bánh kẹo hơn cha ông họ trước kia. Ngoài ra, thói quen tiêu dùng nhiều bánh kẹo tại thành thị trong khi tỷ lệ dân cư khu vực này đang tăng dần lên (từ 20% lên 29,6% dân số) có thể khiến cho doanh số thị trường bánh kẹo tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
1.3. Sở thích và xu hướng tiêu dùng trong thời gian đến
Xu hướng tiêu dùng bánh kẹo trong năm 2011 đến nửa cuối năm 2011 có một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất: Các mặt hàng mặt hàng bánh kẹo sản xuất trong nước đang được người dân ưa dùng nhiều hơn. Các phong trào ủng hộ, khuyến khích dùng hàng Việt Nam được tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi đã tác động mạnh đến xu hướng tiêu dùng của nhân dân. Sự chuyển biến trong ý thức và xu hướng tiêu dùng, ủng hộ hàng trong nước cùng với các kênh phân phối ngày càng thuận tiện, sản phẩm bánh kẹo nội vì thế cũng được tiêu thụ nhiều hơn bởi chính khách hàng Việt. Ngoài ra, hàng loạt những lùm xùm xung quanh việc
Thứ hai: Tính phân khúc thị trường bánh kẹo trong năm nay khá rõ rệt, đặc biệt các nhà sản xuất bánh kẹo phục vụ dịp Tết Trung thu và Nguyên đán có xu hướng tập trung vào dòng cao cấp, trong khi phân khúc bánh kẹo bình dân đang bị thu hẹp dần. Ngoài việc phân chia thị trường theo sở thích nhu cầu của đối tượng tiêu dùng, theo thị trường tiêu thụ thì các doanh nghiệp còn chú ý đến việc phân chia thị trường theo thứ hạng của các dòng bánh kẹo vào các dịp Lễ, Tết.
Đối với dòng bánh Trung thu và Tết Nguyên Đán : Do nhu cầu của khách hàng biếu tặng là chủ yếu nên sự phân cấp thể hiện khá rõ rệt và đa dạng. Các dòng sản phẩm bánh cao cấp năm nay sẽ chiếm 4-6% thị trường. Theo điều tra, sức mua bánh trung thu của thị trường năm nay có nhiều khả quan do kinh tế đang được phục hồi. Hầu hết các công ty, cơ sở sản xuất đều tăng sản lượng ồ ạt. Công ty Kinh Đô dự tính sản lượng để phục vụ cho tết nguyên đán năm 2012 là 1.900 tấn, tăng thêm 100 tấn so với Trung thu 2011. Thị trường bánh trung thu vốn 70% dành để biếu nên việc thu hẹp dòng cao cấp dù trong bối cảnh nào cũng khó xảy ra. Bởi vậy, xu hướng dòng bánh cao cấp được đầu tư rất lớn ở phần “chất” bằng việc sử dụng các nguyên liệu đắt tiền và hình thức sang trọng, cầu kỳ, bắt mắt. Năm nay, một điểm khác biệt lớn trong chiến dịch phân khúc của các công ty đó là phân phối hệ thống bán hàng khá hợp lý, các điểm bán trung tâm chỉ chiếm 20-30% tổng số đại lý phân phối, còn lại là ra vùng ngoại thành và tràn ra các tỉnh.
Thứ ba: Các doanh nghiệp bánh kẹo sản xuất đa dạng các sản phẩm phục vụ nhiều nhóm khách hàng khác nhau, ví dụ như các dòng bánh chay hay bánh dành cho người ăn kiêng, người bị bệnh tiểu đường đang là lĩnh vực các hãng tập trung nhiều. Với đặc điểm đây là dòng bánh đánh vào tâm lý của người tiêu dùng và được tiêu thụ khá tốt. Đối với dòng bánh này, nguyên liệu đầu vào thấp nhưng mức giá khá cao do tập trung vào một đối tượng ít khách hàng nên các doanh nghiệp bánh kẹo không chỉ sản xuất dòng bánh này trong loại bánh Trung thu mà cả trong một số sản phẩm bánh kẹo khác.
1.4 Phân tích SWOT ngành Bánh kẹo
1.4.1. Điểm mạnh:
- Lực lượng lao động dồi dào với chi phí nhân công thấp
- Người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ, thu nhập cao rất thích dùng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng. Chính vì vậy các sản phẩm bánh kẹo nếu được hậu thuận bằng chiến lược đầu tư và khuyếch trương rầm rộ sẽ có thể nhanh chóng thâm nhập được vào thị trường trong nước.
- Khách hàng ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có khả năng tiếp nhận thông tin và sản phẩm ở mức độ cao
1.4.2. Điểm yếu:
- Cơ sở hạ tầng còn yếu: đường bộ, đường sắt, cảng biển chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và kết nối với thế giới.
- Nguyên vật liệu đầu vào (bột mì, bánh kẹo) còn chưa chủ động được, phải nhập khẩu nên phụ thuộc vào giá thế giới.
- Có sự chênh lệch khá lớn về mức thu nhập giữa thành thị và nông thôn, trong khi đó khuynh hướng tiêu dùng của người dân lại phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập.
1.4.3. Cơ hội:
- Việc gia nhập vào WTO năm 2007 đem lại nhiều lợi ích cho các nhà xuất khẩu do các nước bạn hàng dỡ bỏ dẫn các rào cản thương mại đối với Việt Nam.
- Việt Nam đang có những bước hồi phục kinh tế khá ổn định; tăng trưởng GDP ổn định; lạm phát được duy trì ở mức 7% có thể sẽ làm tăng chi tiêu của người dân nói chung, và chi tiêu cho bánh kẹo nói riêng.
- Cơ hội mua bán, sát nhập hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp bánh kẹo được cổ phần hóa
- Người dân có xu hướng tiêu dùng sản phẩm sản xuất trong nước.
- Thị trường tiêu dùng nội địa lớn có tiềm năng tăng trưởng cao, nhiều cơ hội xuất khẩu.
- Thu nhập nguời dân ngày càng tăng và sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt tại khu vực thành thị đã làm tăng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm snacks, và các loại bánh kẹo cao cấp
1.4.4. Thách thức:
- Các doanh nghiệp nhỏ, tiềm lực tài chính yếu khó có thể chống đỡ trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt do việc gia nhập WTO mang lại.
- Giá bột mì và đường đang có xu hướng tăng vào cuối năm 2011 và đầu 2012 do nguồn cung hạn chế, điều này sẽ làm tăng giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm tăng nhanh trong khi giá bán sản phẩm chỉ tăng chậm sẽ ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của các doanh nghiệp.
- VND có xu hướng ngày càng giảm giá nên sẽ có những tác động nhất định đến giá thành sản phẩm do phải nhập khẩu một số nguyên vật liệu đầu vào như bột mì, đường, hương liệu, và một số chất phụ gia khác.
- Không chỉ thể hiện chiến lược dấn sâu vào ngành công nghiệp bán lẻ tại thị trường Việt Nam, Tập đoàn Lotte cũng có mối quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực sản xuất bánh kẹo. Lotte đang nôn nóng mua lại Bibica để chiếm miếng bánh lớn trong thị trường bánh kẹo. Hiện nay Lotte Cofectionery - một công ty thuộc Tập đoàn Lotte đã nắm giữ 38% cổ phần của CTCP Bánh kẹo Biên Hòa (Bibica). Với tình hình đó một khi Lotte thâu tóm được Bibica thì ngành bánh kẹo Việt Nam đang có nguy cơ bị mất dần thị phần.
1.5 Triển vọng phát triển ngành
1.5.1. Triển vọng về doanh số và sản lượng bánh kẹo trong thời gian tới
Theo ước tính của BMI, sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam năm 2008 vào khoảng 97.000 tấn, năm 2009 là 99.100 tấn đến năm 2010 đạt khoảng 100.400 tấn, tăng trưởng về doanh số năm 2011 là 10%, cao hơn so với con số 5,43% và 6,12% của năm 2009 và 2010. 2 năm này tăng trưởng thấp nhất là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Hình 3: Doanh số và tăng trưởng về doanh số bán hàng ngành bánh kẹo
Nguồn: BMI report
Hình 4: Sản lượng và tăng trưởng về sản lượng ngành bánh kẹo
Nguồn: BMI report
Năm nay, Kinh Đô đưa ra thị trường hơn 3.800 tấn bánh kẹo, tăng 20% sản lượng; Bibica khoảng 1.200 tấn bánh kẹo các loại, tăng 15% so với năm ngoái; Công ty Vinamit cũng cho biết sẽ sản xuất khoảng 100 tấn kẹo mè và đậu phộng các loại, đồng thời đưa ra thị trường thêm một số mặt hàng mới như hạt sen sấy…
1.5.2. Triển vọng về giá bánh kẹo
Bất chấp việc thị trường còn trầm lắng, sức mua sụt giảm, các doanh nghiệp (DN) sản xuất bánh kẹo vẫn tăng sản lượng từ 10%-20% để phục vụ cho mùa Tết Quý Tỵ năm nay, đồng thời cam kết hạn chế tối đa việc tăng giá.
Theo thông lệ cứ Tết đến là giá bánh kẹo sẽ tăng ít nhất 15% nhưng năm nay dưới tình hình sức mua ảm đảm, các DN đã hạn chế tối đa mức tăng giá, thậm chí có DN còn mạnh tay giảm giá thành so với cùng kỳ. Điển hình nhất là trường hợp của phía Vinamit với việc giảm giá bán các loại kẹo đậu phộng, kẹo mè khoảng 12% so với tết năm ngoái. Để làm được điều này công ty đã dừng hoạt động truyền thông quảng bá và các hoạt động đầu tư cho bao bì, mẫu mã để kéo giảm giá thành xuống mức thấp nhất.
Về phía Kinh Đô, ông Nguyễn Xuân Luân, Phó TGĐ Tập đoàn Kinh Đô cho biết, bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, Kinh Đô nỗ lực giữ giá sản phẩm Tết. Để thực hiện chính sách này, Kinh Đô tập trung hợp lý hóa các chi phí sản xuất, bán hàng… cũng như chia sẻ một phần chi phí, lợi nhuận để người tiêu dùng yên tâm, hài lòng khi chọn mua sản phẩm bánh kẹo chất lượng với giá cả hợp lý. Một số DN khác thì cho biết chỉ tăng giá sản phẩm từ 5%-7% tùy mặt hàng để kích cầu sức mua trong tình hình hiện nay.
Bên cạnh sự nỗ lực về giá bán, năm nay các DN còn đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp dây chuyền sản xuất để đưa ra những sản phẩm cao cấp, vốn trước đây chỉ có hàng ngoại độc chiếm. Chẳng hạn, Công ty Bibica có 2 dòng sản phẩm cao cấp là Goody và Palomino còn Kinh Đô thì có dòng sản phẩm thượng hạng Korento, sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu của châu Âu.
Nhận xét chung chương 1:
Trong 3 năm gần đây, xu hướng tiêu dùng thực phẩm an toàn cùng với việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” đã giúp các doanh nghiệp ngành bánh kẹo mạnh tay hơn trong việc đầu tư, đưa ra thị trường những sản phẩm tốt so với những ngành hàng khác, mặt hàng bánh kẹo trong nước ngày càng khẳng định ưu thế trước hàng ngoại bởi chất lượng và giá cả.
CHƯƠNG 2: LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGIỆP TRONG NGÀNH THÔNG QUA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Phân tích một vài chỉ số tài chính của công ty trong ngành:
1.Công Ty BIBICA:
KẾT QUẢ KINH DOANH
Đơn vị
Năm 2011
Năm 2010
Năm 2009
Doanh thu thuần
Triệu đồng
1,000,308
787,836
626,954
Lợi nhuận gộp
Triệu đồng
290,336
209,619
185,905
LN thuần từ HĐKD
Triệu đồng
53,605
39,044
63,478
LNST thu nhập DN
Triệu đồng
46,369
41,778
57,293
LNST của CĐ cty mẹ
Triệu đồng
46,369
41,778
57,293
CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Năm 2011
Năm 2010
Năm 2009
Tài sản ngắn hạn
Triệu đồng
421,797
333,373
341,516
Tổng tài sản
Triệu đồng
786,198
758,841
736,809
Nợ phải trả
Triệu đồng
211,891
214,267
215,230
Nợ ngắn hạn
Triệu đồng
209,357
183,691
158,885
Vốn chủ sở hữu
Triệu đồng
574,307
544,574
521,579
Lợi ích của CĐ thiểu số
Triệu đồng
-
-
-
Các thông số tài chính
Các thông số
Đơn vị
Năm 2011
Năm 2010
Năm 2009
1. Nhóm chỉ số sinh lợi
ROS
%
4.64
5.3
9.14
ROEA
%
8.29
7.84
11.31
ROAA
%
6
5.59
8.53
2. Nhóm chỉ số P/A khả năng thanh toán
Tỷ số thanh toán nhanh
Lần
1.44
1.18
1.7
Tỷ số thanh toán hiện hành
Lần
2.01
1.81
2.15
3. Nhóm chỉ số hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng
5.96
6.14
5.6
Vòng quay phải thu khách hàng
Vòng
14.95
15.49
18.99
Vòng quay tổng tài sản
Vòng
1.29
1.05
0.93
Vòng quay vốn chủ sở hữu
Vòng
1.79
1.48
1.24
Vòng quay tài sản cố định
Vòng
2.68
2.05
2.32
4. Chỉ số phản ánh khả năng quản lý nợ
Tỉ số nợ trên tổng tài sản
%
26.95
28.24
29.21
Khả năng thanh toán lãi vay
%
9.22
9.76
36.64
5. Chỉ số phản ánh giá thị trưởng
EPS
VND
3,017
2,718
3,723
P/E
Lần
3.68
7.98
7.66
P/B
Lần
0.3
0.61
0.84
1. Nhóm chỉ số sinh lợi
- ROA: Một đồng tài sản bỏ ra thu về 6 đồng lợi nhuận tăng 7.33% so với năm 2010 nhưng giảm 29.66% so với năm 2009. Chứng tỏ năm 2010 công ty đang đầu tư nhiều nhưng lợi nhuận thu lại thì ít. Đến năm 2011 lượng đầu tư vào tài sản tiếp tục tăng, nhưng lợi nhuận cũng tăng nên ROA 2011 đã khả quan hơn, tăng được 7.33% so với năm 2010.
- ROE: Một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra 8.29 đồng lợi nhuận tăng 5.74% so với năm 2010 và giảm 26.7% so với năm 2009. Do năm 2010 công ty sử dụng đồng vốn của các cổ đông ít hiệu quả hơn năm 2009. Cho đến năm 2011 thì ROE lại tăng tuy không cao như năm 2009 nhưng các cổ phiếu cũng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn và công ty đã sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, cân đối hài hòa giữa vốn cổ đông và vốn đi vay để khai thác lợi thế của mình trong quá trình huy động vốn và mở rộng quy mô.
- ROS: Trong một doanh thu thuần có 4.64 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 12,45% so với năm 2010 và giảm 49,23% so với năm 2009. Chứng tỏ năm 2011, khách hàng chấp nhận mua giá cao và các cấp quản lý kiểm soát chi phí tốt, tuy không tốt như năm 2011 nhưng dù sao cũng ổn định và đi lên hơn 2010 bởi năm 2010 công ty phải chiết khấu để bán được sản phẩm hay dịch vụ của mình.
2. Nhóm chỉ số P/A khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện thời: Chỉ số này năm 2011 ở mức 2 nói chung được xem là tốt. Chỉ số này thấp hơn năm 2009 nhưng lại cao hơn năm 2010 thể hiện công ty đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn, hiệu quả sử dụng của doanh nghiệp tốt.
Khả năng thanh toán nhanh: năm 2011 so với năm 2010 cao hơn, 1.44>0.5 là ở mức an toàn, đánh giá khả năng sẵn sàng thanh toán nợ ngắn hạn cao hơn so với hệ số thanh toán ngắn hạn.
3.Nhóm chỉ số hoạt động:
- Vòng quay hàng tồn kho:
Qua các năm, ta nhận thấy vòng quay hàng tồn kho năm 2011 nhỏ hơn năm 2010 nhưng lại lớn hơn năm 2009, cho thấy năm 2011, tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc mức tồn kho thấp là xấu, giá trị này giảm cũng chứng tỏ công ty sẽ ít rủi ro hơn, tốc độ quay vòng hàng tồn kho không đủ lớn nhưng có thể đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Vòng quay khoản phải thu:
Hệ số này càng thấp qua các năm, từ năm 2009 là 18,99 lần nhưng đến năm 2011 thì chỉ còn 14.95 lần điều này chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của công ty quá chậm, số tiền của công ty bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt gia