Luận văn Tìm hiểu SS7 over IP

Thông tin liên lạc là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, đặc biệt là trong một xã hội hiện đại. Vì vậy ngành Bưu Chính Viễn Thông được xem là một ngành hết sức quan trọng cho một nền kinh tế phát triển. Trong xu hướng hoà nhập với thế giới, ngành Bưu Chính Viễn Thông cũng đã và đang phát triển, mở rộng phạm vi và năng lực hoạt động để đáp ứng đầy đủ, kịp thời của nền kinh tế trong nước. Do đó, việc nghiên cứu, đào tạo, đầu tư ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới cho việc phát triển hệ thống thông tin liên lạc được đặc biệt chú trọng và đã có những hoạch định lâu dài cho công tác này. Trong mạng viễn thông, báo hiệu được xem là hệ thống thần kinh trung ương của một cơ thể mạng, sự phát triển của mạng viễn thông luôn song hành với sự phát triển của hệ thống báo hiệu. Do vậy phải có sự đầu tư tìm hiểu và ứng dụng các giao thức báo hiệu mới cần thiết cho sự phát triển mạng dựa trên nền tảng sẵn có. Không ngoài mục đích này, đề tài được sử dụng để tìm hiểu về báo hiệu SS7, vốn là giao thức báo hiệu liên đài chính của mạng PSTN hiện nay, đồng thời tìm hiểu thêm về các giao thức báo hiệu trong mạng thế hệ sau NGN đang được triển khai tại Việt Nam, đặc biệt là giao thức Sigtran (SS7oIP) dùng để liên kết báo hiệu giữa mạng PSTN với mạng NGN. Mong rằng đề tài sẽ đem lại kiến thức bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu về hệ thống báo hiệu nói chung và sự liên kết báo hiệu giữa PSTN và NGN nói riêng. Xin gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy cô trong trường đặc biệt là thầy Nguyễn Khánh Toàn đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập. Xin cảm ơn Gia đình và bạn bè đã hỗ trợ và động viên tôi rất nhiều trong thời gian qua.

doc121 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2613 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu SS7 over IP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -----------oOo---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành : Điện Tử - Viễn Thông Hệ : Chính Quy Niên khóa : 2003 - 2007 ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU SS7 OVER IP Mã số : 40316007025 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS. NGUYỄN KHÁNH TOÀN SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN ĐÌNH MINH Mà SỐ SINH VIÊN : 403160038 LỚP : Đ03VTA1 NĂM : 2007 LỜI MỞ ĐẦU š&› Thông tin liên lạc là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, đặc biệt là trong một xã hội hiện đại. Vì vậy ngành Bưu Chính Viễn Thông được xem là một ngành hết sức quan trọng cho một nền kinh tế phát triển. Trong xu hướng hoà nhập với thế giới, ngành Bưu Chính Viễn Thông cũng đã và đang phát triển, mở rộng phạm vi và năng lực hoạt động để đáp ứng đầy đủ, kịp thời của nền kinh tế trong nước. Do đó, việc nghiên cứu, đào tạo, đầu tư ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới cho việc phát triển hệ thống thông tin liên lạc được đặc biệt chú trọng và đã có những hoạch định lâu dài cho công tác này. Trong mạng viễn thông, báo hiệu được xem là hệ thống thần kinh trung ương của một cơ thể mạng, sự phát triển của mạng viễn thông luôn song hành với sự phát triển của hệ thống báo hiệu. Do vậy phải có sự đầu tư tìm hiểu và ứng dụng các giao thức báo hiệu mới cần thiết cho sự phát triển mạng dựa trên nền tảng sẵn có. Không ngoài mục đích này, đề tài được sử dụng để tìm hiểu về báo hiệu SS7, vốn là giao thức báo hiệu liên đài chính của mạng PSTN hiện nay, đồng thời tìm hiểu thêm về các giao thức báo hiệu trong mạng thế hệ sau NGN đang được triển khai tại Việt Nam, đặc biệt là giao thức Sigtran (SS7oIP) dùng để liên kết báo hiệu giữa mạng PSTN với mạng NGN. Mong rằng đề tài sẽ đem lại kiến thức bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu về hệ thống báo hiệu nói chung và sự liên kết báo hiệu giữa PSTN và NGN nói riêng. Xin gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy cô trong trường đặc biệt là thầy Nguyễn Khánh Toàn đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập. Xin cảm ơn Gia đình và bạn bè đã hỗ trợ và động viên tôi rất nhiều trong thời gian qua. Tp. Hồ Chí Minh, ngày .... tháng .... năm .......... Sinh Viên Nguyễn Đình Minh MỤC LỤC MỤC LỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ báo hiệu cuộc gọi thông thường 2 Hình 1.2: Phân loại báo hiệu 3 Hình 2.1: Các điểm báo hiệu 5 Hình 2.2: Kết nối báo hiệu 6 Hình 2.3: Các loại kênh báo hiệu 7 Hình 2.4: Các phương thức báo hiệu 7 Hình 2.5: Phân cấp mạng SS7 8 Hình 2.6: Mô hình phân lớp OSI và SS7 9 Hình 2.7: Sơ đồ chức năng của SS7 10 Hình 2.8: Chức năng lớp 2 11 Hình 2.9: Các khuôn dạng cơ bản của đơn vị báo hiệu 12 Hình 2.10: Bộ chèn bit 14 Hình 2.11: Phát hiện và sửa lỗi 15 Hình 2.12: Ví dụ về thủ tục truyền lại 15 Hình 2.13 Cấu trúc chức năng MTP lớp 3 17 Hình 2.14: Cấu trúc và ý nghĩa các trường SIO, SIF 18 Hình 2.15: Đấu nối thuê bao 23 Hình 2.16: Cấu trúc khung mã đường dây 2B1Q 24 Hình 2.17: Mô hình các lớp 25 Hình 2.18: Các lớp của DSS1 26 Hình 2.19: Trình tự thiết lập và giải tỏa cuộc gọi thông thường 29 Hình 2.20: Định dạng bản tin ISUP 30 Hình 3.1: Cấu trúc của mạng NGN 33 Hình 3.2: Cấu trúc của H.323 35 Hình 3.3: Vùng quản lý bởi Gatekeeper 36 Hình 3.4: Chồng giao thức H.323. 38 Hình 3.5: Các giai đoạn chính của H.323 39 Hình 3.6: Tiến trình thiết lập kênh media 40 Hình 3.7: Thủ tục thay đổi băng thông 41 Hình 3.8: Thủ tục thiết lập cuộc gọi nội vùng 41 Hình 3.9: Thủ tục thiết lập cuộc gọi liên vùng 42 Hình 3.10: Thủ tục ngắt kết nối 43 Hình 3.11: Mô hình của hệ thống Megaco 45 Hình 3.12: Hoạt động của Megaco 47 Hình 3.13: Hoạt động của Proxy Server 57 Hình 3.15: Cuộc gọi cơ bản giữa SIP và PSTN 58 Hình 3.16: Cuộc gọi không thành công giữa SIP và PSTN 59 Hình 3.17: Định hướng cuộc gọi từ PSTN vào SIP 60 Hình 3.18: Thủ tục giải tỏa kết nối 61 Hình 4.1: Lựa chọn lớp Transport phù hợp cho báo hiệu 64 Hình 4.2: Nghẽn đầu dòng trong TCP 65 Hình 4.3: Giải quyết nghẽn đầu dòng trong SCTP 66 Hình 4.4: Chồng giao thức của Sigtran 66 Hình 4.5: Các chức năng của SCTP 67 Hình 4.6: Cấu trúc gói SCTP 69 Hình 4.7: Cấu trúc tham số 71 Hình 4.8: Cấu trúc Chunk DATA 72 Hình 4.9: Cấu trúc chunk INIT 73 Hình 4.10: Cấu trúc chunk ACK 74 Hình 4.11: Cấu trúc chunk SACK 75 Hình 4.12: Ví dụ về SACK 76 Hình 4.13: Cấu trúc chunk HEARTBEAT 77 Hình 4.14: Cấu trúc chunk HEARTBEAT ACK 77 Hình 4.15: Cấu trúc chunk ABORT 77 Hình 4.16: Cấu trúc chunk SHUTDOWN 78 Hình 4.17: Cấu trúc chunk SHUTDOWN ACK 78 Hình 4.18: Cấu trúc chunk ERROR 78 Hình 4.19: Cấu trúc chunk COOKIE ECHO 79 Hình 4.20: Cấu trúc chunk COOKIE ACK 80 Hình 4.21: Cấu trúc chunk SHUTDOWN COMPLETE 80 Hình 4.22: Thủ tục khởi tạo kết nối SCTP 81 Hình 4.23: Cơ chế chuyển giao bản tin 82 Hình 4.24: Thủ tục kết thúc mềm kết nối SCTP 84 Hình 4.25: Sơ đồ các trạng thái của SCTP 85 Hình 4.26: Cấu trúc chung của bản tin các lớp thích ứng xUA 86 Hình 4.27: Cấu trúc chung của một tham số trong bản tin xUA 87 Hình 4.28: Mô hình kiến trúc của M2PA 87 Hình 4.29: Cấu trúc bản tin M2PA 88 Hình 4.30: Liên kết hoạt động SS7 – IP sử dụng M2UA 89 Hình 4.31: Tính trong suốt của SG đối với lớp mạng SS7 khi sử dụng M2UA. 90 Hình 4.32: Mô hình kiến trúc M3UA 90 Hình 4.33: Định tuyến trong mạng IP bằng Routing Key 91 Hình 4.34: Mô hình kiến trúc SUA 92 Hình 4.35: Liên kết hoạt động ISDN – IP sử dụng IUA 93 MỤC LỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các loại bản tin LSSU 13 Bảng 2.2: Trường H0/H1 của các bản tin quản lý mạng 22 Bảng 3.1: Các tiêu đề bản tin của SIP 53 Bảng 3.2: Một số loại tiêu đề bản tin chính của SIP 54 Bảng 3.3: Các đáp ứng của SIP 56 Bảng 3.4: Ánh xạ một số mã lỗi SS7 với SIP 60 Bảng 4.1: Các loại Chunk trong SCTP 71 Bảng 4.2: Ý nghĩa các bit cờ chỉ thị phân mảnh 72 Bảng 4.3: Các tham số của chunk INIT 73 Bảng 4.4: Các tham số trong chunk INIT ACK 75 Bảng 4.5: Các loại lỗi được thông báo trong chunk ERROR 79 Bảng 4.6: Các lớp bản tin thích ứng xUA 86 THUẬT NGỮ VIẾT TẮT a_rwnd Advertised Receiver Window Credit Kích thước cửa sổ nhận AS Application Server Máy chủ ứng dụng BIB Backward Indicator Bit Bit chỉ thị hướng về BSN Backward Sequence Number Số tuần tự hướng về CAS Channel Associated Signalling Báo hiệu kênh riêng CCITT International Consultative Committee on Telegraphy and Telephony CCS Common Channel Signaling Báo hiệu kênh chung CIC Circuit Identification Code Mã nhận dạng mạch điện CK Check bits Các bit kiểm tra CM Common Module Module chức năng chung CSM Circuit Switching Module Module chuyển mạch DPC Destination Point Code Mã điểm báo hiệu đích DUP Data User Part Người dùng số liệu F Flag Cờ FIB Forward Indicator Bit Bit chỉ thị hướng đi FISU Fill in Signal Unit Đơn vị báo hiệu làm đầy FSN Forward Sequence Number Số tuần tự hướng đi GK Gatekeeper Bộ giữ cổng GW Gateway Cổng IETF Internet Engineering Task Force IN The Intelligent Network Mạng thông minh IP Internet Protocol Giao thức Internet IS2 Interconnection Module Module liên kết nối nội đài ISDN The Intergrated Services Digital Network Mạng số tích hợp đa dịch vụ ISO International Standards Organization Tổ chức tiêu chuẩn thế giới ISUP ISDN User Part Người dùng ISDN ITU International Telecommunication Union Liên minh viễn thông quốc tế IUA ISDN User Adaptation (Lớp) thích ứng người dùng ISDN LI Length Indicator Trường chỉ thị độ dài LSC Link State Control Bộ điều khiển trạng thái liên kết LSSU Link Status Signal Unit Đơn vị báo hiệu trạng thái kênh M2PA MTP2 Peer Adaptation (Lớp) thích ứng ngang hàng MTP2 M2UA MTP2 User Adaptation (Lớp) thích ứng người dùng MTP2 M3UA MTP3 User Adaptation (Lớp) thích ứng người dùng MTP3 MAC Message Authentication Code Mã nhận thực bản tin MCU Multipoint Control Unit Đơn vị điều khiển đa điểm MDM Message Distribution Module Module phân phối bản tin Megaco Media Gateway Control Giao thức điều khiển cổng truyền thông MFC Multifrequency Code Mã đa tần MFP MutiFrequency Pulse Xung đa tần MG Media Gateway Cổng truyền thông MGC Media Gateway Controller Bộ điều khiển cổng truyền thông MGCP Media Gateway Control Protocol Giao thức điều khiển cổng truyền thông MS Media Server Máy chủ truyền thông MSU Message Signaling Unit Đơn vị báo hiệu bản tin MTP Message Transfer Part Phần chuyển giao bản tin MTU Maximum Transmission Unit Đơn vị truyền dẫn lớn nhất NGN Next Generation Network Mạng thế hệ mới NIF Nodal Interworking Function OPC Originating Point Code Mã điểm báo hiệu nguồn OSI Open System Interconnection Hệ thống giao tiếp mở PDD Post Dialling Delay Độ trễ quay số PLMN The Public Land Mobile Network Mạng thông tin di động công cộng PSDN The Public Switched Data Network Mạng chuyển mạch số công cộng PSM-L Local Peripheral Module Module giao tiếp ngoại vi nội đài PSM-R Remote Peripheral Module Module giao tiếp ngoại vi vệ tinh PSTN Public Switched Telephone Network Mạng chuyển mạch thoại công cộng RAS Registration, Authentication and Status protocol RK Routing Key Khóa định tuyến RTCP Real Time Control Protocol Giao thức điều khiển thời gian thực RTP Real Time Protocol Giao thức vận chuyển thời gian thực SCCP Signaling Connection Control Part Phần điều khiển ghép nối báo báo hiệu SCP Service Control Point Điểm điều khiển dịch vụ SCTP Stream Control Transport Protocol Giao thức vận chuyển điều khiển luồng SF Status Field Trường trạng thái SG Signaling Gateway Cổng báo hiệu SI Service Indicator Chỉ thị dịch vụ SIF Signaling Information Field Trường thông tin báo hiệu Sigtran Signaling Transport Vận chuyển báo hiệu SIO Service Information Octet Octet thông tin dịch vụ SIP Session Initiation Protocol Giao thức khởi tạo phiên SL Signaling Link Liên kết báo hiệu SLS Signaling Linkset Chùm kênh báo hiệu SLS Signalling Link Selection Mã lựa chọn đường báo hiệu SP Signaling Point Điểm báo hiệu SPC Signaling Point Code Mã điểm báo hiệu SR Signaling Route Tuyến báo hiệu SRS Signaling Routeset Chùm tuyến báo hiệu SSN Stream Sequence Number Số tuần tự luồng SSP Service Switching Point Điểm chuyển mạch dịch vụ STP Signaling Transfer Point Điểm chuyển tiếp báo hiệu SU Signaling Unit Đơn vị báo hiệu SUA SCCP User Adaptation (Lớp) thích ứng người dùng SCTP TCAP Transaction Capabilities Application Part Phần ứng dụng khả năng phiên dịch TCB Transmission Control Block Khối điều khiển truyền TCP Transmission Control Protocol Giao thức điều khiển truyền TSN Transmission Sequence Number Số tuần tự truyền TUP Telephony User Part Người dùng thoại UA User Adaptation (Lớp) thích ứng người dùng UDP User Datagram Protocol UP User Part Phần người sử dụng URL Uniform Resource Locator Bộ định vị tài nguyên đồng nhất VF Voice-Frequency Tần số thoại CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BÁO HIỆU TRUYỀN THỐNG 1.1. ĐỊNH NGHĨA VỀ BÁO HIỆU Trong mạng viễn thông, báo hiệu được xem là hệ thống thần kinh trung ương của một cơ thể mạng, nó phối hợp và điều khiển các chức năng của các bộ phận trong mạng viễn thông nhờ khả năng chuyển thông tin (không phải thoại) từ điểm này đến điểm khác. Các thông tin này sẽ được sử dụng để quản lý mạng, để thiết lập, duy trì, giải phóng cuộc gọi và các điều khiển khác cho cuộc gọi và những dịch vụ khác. 1.2. CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG BÁO HIỆU Hệ thống báo hiệu thực hiện 3 chức năng chính là: Chức năng giám sát: các tín hiệu giám sát được dùng để nhận biết các trạng thái đường dây thuê bao và trung kế nhằm quyết định thực hiện thiết lập, duy trì và giải phóng cuộc gọi. Các trạng thái đó là: sự đóng mở của mạch vòng thuê bao, đường dây bận/rỗi, bình thường/không bình thường… Chức năng tìm chọn: hệ thống báo hiệu phải có khả năng nhận biết, xác định vị trí vật lý và địa chỉ logic của các thiết bị trên mạng và kết nối các thiết bị đó. Ví dụ khi thuê bao A gọi cho thuê bao B, số điện thoại mà A nhấn (Số điện thoại của B) là địa chỉ logic, mạng phải có khả năng nhận biết và kết nối tới máy điện thoại B cũng là vị trí vật lý của B. Chức năng khai thác và bảo dưỡng mạng. Trong khi chức năng giám sát và chức năng tìm chọn liên quan trực tiếp đến quá trình xử lý cuộc gọi liên đài thì chức năng quản lý mạng phục vụ cho việc khai thác và duy trì sự hoạt động của mạng. Ví dụ như các chức năng quản lý lỗi, quản lý tắc nghẽn, thông báo trạng thái các thiết bị đang bảo dưỡng hay đang hoạt động bình thường, cung cấp thông tin về cước phí… 1.3. CÁC YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG BÁO HIỆU Yêu cầu tổng quát của hệ thống báo hiệu là các tổng đài phải hiểu được các bản tin (các thông tin báo hiệu) giữa chúng và có tốc độ xử lý nhanh. Các yêu cầu cụ thể: Tốc độ báo hiệu nhanh để giảm được thời gian thiết lập cuộc gọi hay độ trễ quay số (PDD: Post Dialling Delay). Tránh không ảnh hưởng hay giao thoa giữa tiếng nói và báo hiệu. Có độ tin cậy cao, rung chuông đúng thuê bao, không lạc địa chỉ Thời gian cung cấp các tín hiệu phải nhanh nhất. Thời gian chuyển các con số địa chỉ giữa các tổng đài phải nhanh nhất. Thời gian quay số nhanh nhất (tùy thuộc kỹ thuật máy điện thoại). 1.4. CÁC LOẠI BÁO HIỆU Khi một thuê bao muốn thực hiện một cuộc gọi cần phải có tín hiệu thông báo để tổng đài chuẩn bị, đó là khi thuê bao nhấc ống nghe đã đóng mạch vòng thuê bao và đó là tín hiệu khởi tạo để thông báo cho tổng đài biết thuê bao muốn sử dụng dịch vụ. Tổng đài sẽ xác nhận bằng việc gửi âm hiệu mời quay số. Thuê bao sẽ nhập các chữ số địa chỉ của đối tượng cần gọi và các chữ số này sẽ được chuyển thành tín hiệu và gửi đến tổng đài. Cho đến đây mới chỉ là giao tiếp giữa thuê bao với tổng đài mà nó trực thuộc và các tín hiệu báo hiệu này được xếp vào nhóm báo hiệu thuê bao. Để rõ hơn chúng ta theo dõi sơ đồ báo hiệu của một cuộc gọi thông thường: Hình 1.1: Sơ đồ báo hiệu cuộc gọi thông thường Thông thường người ta chia các tín hiệu báo hiệu thành hai nhóm là báo hiệu thuê bao và báo hiệu liên đài. Báo hiệu thuê bao là báo hiệu giữa đầu cuối (thường là điện thoại) và tổng đài nội hạt, ví dụ như tín hiệu mời quay số, tín hiệu chuông, tín hiệu báo bận…. Báo hiệu liên đài là báo hiệu giữa các tổng đài với nhau, nó mang các thông tin tương tự như báo hiệu thuê bao. Các tín hiệu trong báo hiệu liên đài được phân làm 2 nhóm: Các tín hiệu thanh ghi (Register Signal) được sử dụng trong thời gian thiết lập cuộc gọi để chuyển giao địa chỉ và thông tin về thuê bao, dịch vụ. Các tín hiệu đường dây (Line Signal) được sử dụng trong suốt thời gian cuộc gọi để giám sát trạng thái đường dây. Phương pháp chuyển báo hiệu liên đài lại được phân thành phương pháp báo hiệu kênh riêng (CAS: Channel Associated Signaling) và báo hiệu kênh chung (CCS: Common Channel Signaling). Hình 1.2: Phân loại báo hiệu 1.5. BÁO HIỆU KÊNH RIÊNG CAS Báo hiệu kênh riêng là phương pháp báo hiệu mà tín hiệu báo hiệu được chuyển đi trên cùng mạch với tín hiệu thoại, một số hệ thống CAS là: 1VF (Voice-Frequency) một tần số thoại (Xung thập phân) 2VF hai tần số thoại (CCITT số 4) MFP (MutiFrequency Pulse) xung đa tần (CCITT số 5, R1) MFC (MutiFrequency Code) mã đa tần (R2) Ở các hệ thống này, tín hiệu báo hiệu thường ở dạng xung (Pulse) hoặc tone (Sự kết hợp của các tần số tone) được phát trực tiếp trên đường thông thoại (On-speech path) hay trên một kênh liên kết (Associated Channel). Ví dụ: Báo hiệu R2-MFC phát các tín hiệu thanh ghi dưới dạng tone trực tiếp trên kênh thoại còn các tín hiệu đường dây được chuyển giao dưới dạng xung trên khe thời gian 16 (TS: Time Slot) của luồng E1 tương ứng. Các hệ thống báo hiệu kênh riêng có nhược điểm chung như: tốc độ chậm, dung lượng thấp, hiệu suất thấp, hỗ trợ ít dịch vụ, không đáp ứng được nhu cầu phát triển và mở rộng dịch vụ… 1.6. BÁO HIỆU KÊNH CHUNG CCS Vào những năm 1960 khi những tổng đài được điều khiển bằng chương trình lưu trữ sẵn (SPC: Stored Program Control) được đưa vào sử dụng trong mạng điện thoại thì một phương pháp báo hiệu mới ra đời có nhiều tính năng ưu việt so với phương pháp truyền thống. Trong phương pháp mới này thì một số đường truyền tốc độ cao được dành riêng để truyền các tín hiệu báo hiệu cho nhiều kênh thoại và không nhất thiết kênh báo hiệu và kênh thoại phải đi chung với nhau. Kiểu báo hiệu này gọi là báo hiệu kênh chung. Trong báo hiệu kênh chung các thông tin báo hiệu được chuyển đi dưới dạng gói (Packet). Có hai loại báo hiệu kênh chung được CCITT (International Consultative Committee on Telegraphy and Telephony) tiền thân của ITU (International Telecommunication Union: Liên minh viễn thông quốc tế) chuẩn hóa: Hệ thống báo hiệu kênh chung số 6 (CCSS#6: Common channel signalling System no.6) được ra đời vào năm 1968 sử dụng cho các đường dây analog và cho lưu thoại quốc tế. Hệ thống báo hiệu kênh chung số 7 (CCSS#7, CCS7, CSS7, C7: Common channel signalling System no.7) ra đời vào những năm 1979-1980 dành cho mạng chuyển mạch số trong nước và quốc tế. Nó hỗ trợ kênh truyền dẫn số 64kbps và cả đường dây analog, có thể coi CSS7 như mạng truyền số liệu dạng gói độc lập với mạng thoại, chuyên dùng để truyền các thông tin báo hiệu phục vụ cho việc cung cấp các dịch vụ thoại, dịch vụ phi thoại và các thông tin quản lý mạng.Hệ thống CSS7 có nhiều ưu điểm nổi bật so với các mạng báo hiệu khác là: Nhanh: Phần lớn các trường hợp, thời gian thiết lập cuộc gọi giảm dưới 1 giây. Dung lượng cao: Mỗi kênh báo hiệu có thể xử lý tín hiệu báo hiệu cho vài ngàn cuộc gọi cùng lúc. Kinh tế: Cần ít thiết bị hơn so với các hệ thống báo hiệu truyền thống. Đơn giản hơn trong việc nâng cấp ví dụ khi cần thêm vào các dịch vụ mới chỉ cần nạp lại chương trình do SS7 hoạt động trên tổng đài điều khiển bằng chương trình lưu trữ sẵn. Độ tin cậy cao: Nhờ sử dụng các tuyến báo hiệu linh động, uyển chuyển. Nó cũng có khả năng cung cấp báo hiệu giữa các thành phần mạng không có kết nối báo hiệu trực tiếp đi kèm với kết nối thoại. Linh hoạt: Hệ thống có thể mang thông tin của nhiều loại tín hiệu khác nhau, cung cấp nhiều dịch vụ cả thoại và phi thoại, có khả năng phát triển thêm các dịch vụ mới và đáp ứng được nhiều loại mạng được ra đời sau như: PSDN (The Public Switched Data Network: Mạng chuyển mạch số công cộng). ISDN (The Intergrated Services Digital Network: Mạng số tích hợp đa dịch vụ). IN (The Intelligent Network: Mạng thông minh). PLMN (The Public Land Mobile Network: Mạng thông tin di động công cộng). CHƯƠNG II: HỆ THỐNG BÁO HIỆU KÊNH CHUNG SỐ 7 2.1. KIẾN TRÚC MẠNG SS7 2.1.1. ĐIỂM BÁO HIỆU SP Điểm báo hiệu (SP: Signaling Point) là một nút chuyển mạch hoặc một nút xử lý trong mạng báo hiệu được cài đặt chức năng báo hiệu số 7. Một tổng đài điện thoại hoạt động như một nút báo hiệu phải là một tổng đài SPC và báo hiệu số 7 là dạng thông tin số liệu giữa các bộ vi xử lý. Chức năng chính của nó là định tuyến cho các báo hiệu. Các gói báo hiệu được chuyển đi trong mạng và được xử lý độc lập với nhau, do đó để các gói được chuyển đến đúng đích đến, các phần tử của mạng phải có danh định và thông tin đó được chứa trong nhãn (Label) của mỗi gói cho mục đích định tuyến. Mỗi SP sẽ được đặt cho một số danh định gọi là mã điểm báo hiệu (SPC: Signaling Point Code), số này là duy nhất trên mạng và có giá trị từ 0 –> 214-1. Mạng SS7 gồm có 3 loại điểm báo hiệu cơ bản: SSP, STP, SCP. Hình 2.1: Các điểm báo hiệu STP (Signaling Transfer Point: Điểm chuyển tiếp báo hiệu) STP giám sát đích đến của bản tin mà nó quản lý, tra cứu bảng định tuyến (Routing table) và gửi bản tin theo đường kết nối đã được chọn từ bảng định tuyến mà không xử lý nội dung của bản tin. Nói cách khác, STP thực hiện chức năng như một trung tâm chuyển mạch gói gồm: định tuyến, giao diện với hệ thống quản lý, bảo dưỡng, hỗ trợ và khai thác mạng. SSP (Service Switching Point: Điểm chuyển mạch dịch vụ) SSP điều khiển việc thiết lập cuộc gọi, đồng thời có khả năng dừng tiến trình gọi, yêu cầu những dữ liệu không biết và đưa ra những phản ứng phù hợp với câu trả lời. Thông thường nói đến SP là nói về SSP. Trong thực tế các STP thường bao gồm 2 chức năng STP và SSP. Chúng có thể t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSS7 over IP.doc
  • rarPresentation.rar
  • pdfSS7 over IP.pdf