Luận văn Tìm hiểu tiểu thuyết “báu vật của đời” của Mạc Ngôn

Nền văn học Trung Quốc đương đại có những thành tựu rực rỡvới sựxuất hiện của một loạt tác giảnổi tiếng: GiảBình Ao, VệTuệ, Mạc Ngôn, Tào Đình, Lưu Quốc Phương, Ngô Huyền, Với nhận thức mới vềthời đại, những tác giảTrung Quốc đương đại đã đưa hiện thực. Cuộc sống xã hội vào trong tác phẩm của mình một cách tựnhiên và chân thật, họ đã đưa văn học về đúng với chức năng cơbản của nó, tức là phản ánh sốphận con người. Tiểu thuyết “Báu vật của đời” của nhà văn Mạc Ngôn là một tác phẩm thể hiện rõ nét quan điểm sáng tác ấy. “Báu vật của đời” đã khái quát cảmột giai đoạn lịch sửhiện đại đầy bi tráng của đất nước Trung Hoa thông qua các thếhệtrong gia đình Thượng Quan. Gia đình Thượng Quan là một hình ảnh thu nhỏcủa đất nước Trung Quốc qua các thời kì lịch sử

pdf127 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2385 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu tiểu thuyết “báu vật của đời” của Mạc Ngôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” CỦA MẠC NGÔN NGUYỄN TRUNG NAM LỚP ĐH6C2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” CỦA MẠC NGÔN Giảng viên hướng dẫn Ths. PHÙNG HOÀI NGỌC LONG XUYÊN, 05/2009 TRI ÂN Trước hết, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Phùng Hoài Ngọc, người hướng dẫn tôi thực hiện khoá luận tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến các thầy cô trong bộ môn Ngữ văn, các thầy cô phản biện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khoá luận. Cảm ơn người thân, bạn bè đã động viên và khích lệ tôi rất nhiều trong thời gian tôi thực hiện khoá luận tốt nghiệp. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN! MỤC LỤC ó PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài ………………………………………………………………………………… …….. 1. 2. Mục đích nghiên cứu ………………………………………………………………………………… . 2. 3. Lịch sử vấn đề ………………………………………………………………………………… …………. 2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………………….. 3 5. Đóng góp của đề tài……………………………………………………………………………… …….. 3 6. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………………… …. 3 7. Dàn ý của khoá luận…………………………………………………………………………… ……….. 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Nhân vật trong tác phẩm văn học…………………………………………………………………….. 6 2. Quan niệm nghệ thuật về con người – phạm trù trung tâm của thi pháp học hiện đại…………………………………………………………………………… ………. 7 CHƯƠNG 2: VÀI NÉT VỀ TIỂU THUYẾT TRUNG QUỐC VÀ NHÀ VĂN MẠC NGÔN 1. Tiểu thuyết Trung Quốc…………………………………………………………………………… ….. 8 1.1. Tiểu thuyết Trung Quốc cổ điển……………………………………………………………. 8 1.2. Tiểu thuyết trung Quốc thời kì đổi mới…………………………………………………. 8 1. 2. Nhà văn Mạc Ngôn ………………………………………………………………………………… ……. 12 CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” CỦA NHÀ VĂN MẠC NGÔN 1. Hình tượng người mẹ vĩ đại và đau thương …………………………………………………. 16 1.1. Đứa con dâu của xã hội phong kiến Trung Quốc……………………………… 16 1.2. Người mẹ Lỗ thị – thân phận đất nước Trung Hoa vĩ đại và đau thương 18 1. Hình tượng những cô gái biết ước mơ, khao khát sống và hành động…………….. 22 2. Hình tượng đám con rể gia đình Thượng Quan – những quyền lực chi phối vùng Cao Mật…………………………………………………………………………… ………………. 38 3.1. Kháng chiến chống Nhật, nội chiến và những lực lượng chính trị trong buổi bình minh thời đại…………………………………………………………………………… ………………………………. 38 3.1.1. Sa Nguyệt Lượng, từ du kích đến Hán gian………………………….. 40 3.1.2. Tư Mã Khố và Lỗ Lập Nhân, hai thế lực đại diện cho cuộc nội chiến…………………………………………………………………… 41 3.2. Đất nước trong thời kì mới, những thế lực mới và sự thác loạn………… 51 1. Một kết cấu độc đáo được xây dựng thông qua đôi mắt của Kim Đồng………… 53 KẾT LUẬN………………………………………………………………………… ……………………………….. 58 PHỤ LỤC 1……………………………………………………………………………… ………………………….. 59 PHỤ LỤC 2……………………………………………………………………………… ………………………….. 63 PHỤ LỤC 3……………………………………………………………………………… ………………………….. 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………… 75 PHẦN MỞ ĐẦU ó 1. Lý do chọn đề tài Nền văn học Trung Quốc đương đại có những thành tựu rực rỡ với sự xuất hiện của một loạt tác giả nổi tiếng: Giả Bình Ao, Vệ Tuệ, Mạc Ngôn, Tào Đình, Lưu Quốc Phương, Ngô Huyền,… Với nhận thức mới về thời đại, những tác giả Trung Quốc đương đại đã đưa hiện thực. Cuộc sống xã hội vào trong tác phẩm của mình một cách tự nhiên và chân thật, họ đã đưa văn học về đúng với chức năng cơ bản của nó, tức là phản ánh số phận con người. Tiểu thuyết “Báu vật của đời” của nhà văn Mạc Ngôn là một tác phẩm thể hiện rõ nét quan điểm sáng tác ấy. “Báu vật của đời” đã khái quát cả một giai đoạn lịch sử hiện đại đầy bi tráng của đất nước Trung Hoa thông qua các thế hệ trong gia đình Thượng Quan. Gia đình Thượng Quan là một hình ảnh thu nhỏ của đất nước Trung Quốc qua các thời kì lịch sử. (Phạm Xuân Nguyên, tanvien.net) Đọc “Báu vật của đời” chúng ta thấy được một xã hội trần trụi được Mạc Ngôn mô tả rất tỉ mỉ. Trong xã hội ấy, chiến tranh, tệ nạn xã hội mà điển hình là cái xấu cái ác luôn đè nặng lên mỗi con người. Hiện thực trong “Báu vật của đời” khái quát rộng lớn nhưng cụ thể. Cái nhìn của tác giả dựa trên quan điển của nhân dân vì vậy những sự kiện lịch sử không hề có điểm gãy, đồng thời soi rọi vào tận cùng những góc khuất từ đó trả lại ý nghĩa thật sự cho lịch sử. “Báu vật của đời” có một kết cấu chằng chịt, dày đặc các hình ảnh chi tiết nghệ thuật nhưng vẫn giữa được nét truyền thống qua hình thức biên niên sử; một hệ thống hình tượng nhân vật đa hình đa dạng, sâu sắc và mang nhiều ý nghĩa; phương thức “lạ” hóa độc đáo mới lạ; điểm nhìn trần thuật sáng tạo thể hiện sự quan sát tinh tường và khéo léo của nhà văn; cùng với một lối viết tỉnh táo lạ thường khi đứng trước các vấn đề lịch sử… Một phong cách độc đáo, sự tổng hòa của văn học phương Đông và phượng Tây, sự dung hòa giữa truyền thống và hiện đại… Đó là những gì chúng ta có thể cảm nhận được khi đọc “Báu vật của đời” của nhà văn Mạc Ngôn. “Báu vật của đời” đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ nỗi xót xa này đến nỗi xót xa khác, từ thú vị này đến thú vị khác, từ thái cực tình cảm này đến thái cực tình cảm khác – đó là sức hút mà tiểu thuyết này tạo ra được đối với độc giả. Đó cũng là tài văn của nhà văn. Từ những điều nêu trên, chúng tôi cảm nhận rằng “Tìm hiểu tiểu thuyết Báu vật của đờ” của Mạc Ngôn” là một vấn đề rất thú vị. Chúng tôi muốn đi sâu khám phá để có những hiểu biết đúng đắn về một số giá trị độc đáo của tiểu thuyết “Báu vật của đời”. Hi vọng rằng đề tài này cũng sẽ giúp bạn đọc quan tâm tới tiểu thuyết đương đại Trung Quốc có thể tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng và trọn vẹn hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn”, chúng tôi hướng vào những mục tiêu sau: - Nghiên cứu các hình tượng nhân vật từ đó làm sáng tỏ tư tưởng của nhà văn. - Tìm hiểu một kết cấu độc đáo vừa hiện đại vừa truyền thống. - Phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu văn học Trung Quốc, đặc biệt là văn học Trung Quốc đương đại trong nhà trường và công tác giảng dạy sau này. 3. Lịch sử vấn đề Tiểu thuyết “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn là một bộ tiểu thuyết đương đại đang tạo được sức hút mạnh mẽ đối với độc giả và giới nghiên cứu bởi tính hiện thực và những nét nghệ thuật đặc sắc của nó. Nhưng vì là một tác phẩm đương đại nên số lượng những bài nghiên cứu về “Báu vật của đời” tương đối ít ỏi. Đồng thời những bài nghiên cứu ấy cũng chỉ tiếp cận sơ lược tác phẩm dưới góc độ xã hội hoặc xoay quanh các yếu tố lịch sử, chính trị… mà chưa có công trình nào chuyên đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật và tìm hiểu kết cấu trong “Báu vật của đời”. 3.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Các nhà nghiên cứu Trung Quốc, Nhật và Đức đã đứng dưới góc độ xã hội hoặc dựa trên các yếu tố chính trị, lịch sử… để đánh giá về nội dung và nghệ thuật của “Báu vật của đời”. Từ quan điểm xuất phát đó, họ chỉ ra những điểm tiến bộ và hạn chế của nhà văn. Có thể chia thành hai nhóm quan điểm như sau: Thứ nhất, nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đứng trên phương diện chính trị đã lên tiếng bài trừ “Báu vật của đời” ngay khi tác phẩm này được xuất bản tại Trung Quốc (Tác gia xuất bản xã, 9/1995) với lí do tác phẩm đã vi phạm vào “vùng cấm” của văn học (Mạc Ngôn và những lời tự bạch, 2004). Thứ hai, nhóm các nhà văn nghiên cứu dưới góc độ xã hội để tìm ra những nét độc đáo trong “Báu vật của đời”. Trong các bài viết này, họ đã chỉ ra những sự sáng tạo trong việc tạo ra một thủ pháp “lạ hoá” độc đáo, sáng tạo những huyền thoại mới bên cạnh những huyền thoại cổ xưa (Trương Thành, Chu Ân, Ta-chi-gang). Có người lại tìm sự ảnh hưởng của văn học phương Tây và Mĩ Latin đối với Mạc Ngôn thông qua tiểu thuyết“Báu vật của đời” (Wolfgan Kunbim, GS. Các Hồng Binh, Ths. Tống Hồng Lĩnh). Bản thân tác giả Mạc Ngôn cũng viết cuốn “Tự bạch” để giãi bày thêm về việc viết văn của mình. 3.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Nhà văn Mạc Ngôn được độc giả Việt Nambiết nhiều khi “Báu vật của đời”được dịch giả Trần Đình Hiến dịch và xuất bản tháng 2 năm 2001. Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng dựa trên nhiều góc độ để đưa ra những quan điểm, những nhận xét riêng của mình về tiểu thuyết “Báu vật của đời”. Nhà văn Nguyễn Khắc Phê đào sâu vào thủ pháp lạ hoá của Mạc Ngôn bằng cái nhìn tổng quát toàn bộ những tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt (Tài “phù phép” của Mạc Ngôn, Báo Tiền Phong online). Trong bài “Sự sinh, sự chết, sự sống: Đọc “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn” đăng trên trang tanviet.net ngày 04/08/2005, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã tóm lược những điểm chính trong “Báu vật của đời” và đưa ra những nhận định về tác giả, tác phẩm. Có người lại dựa vào “Báu vật của đời” để tìm ra sự sáng tạo của Mạc Ngôn trong việc đưa hơi thở hiện đại vào đề tài lịch sử (Vương Trí Nhàn, Lê Huy Tiêu, Trần Trung Hỷ). Trong Tiểu luận “Một số vấn đề văn học Trung Quốc đương đại” (2007), PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp cũng đã điểm qua những nét đặc sắc của Mạc Ngôn thông qua những tác phẩm đã được dịch. Trên đây là sơ lược một số công trình nghiên cứu về tiểu thuyết “Báu vật của đời” của các nhà nghiên cứu nước ngoài và ViệtNam. Chúng tôi chưa đọc thấy công trình nào đi sâu nghiên cứu phương diện hình tượng nhân vật và kết cấu của tiểu thuyết làm thấy được những giá trị đáng ghi nhận của các sáng tác cũng như những sáng tạo độc đáo của các nhà văn Mạc Ngôn. Với tinh thần học tập không ngừng, chúng tôi sẽ kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu, những ý kiến bổ ích từ người đi trước để đi sâu tìm hiểu các hình tượng nhân vật và kết cấu của tiểu thuyết “Báu vật của đời” một cách cụ thể, có hệ thống. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là bộ tiểu thuyết “Báu vật của đời” của nhà văn Mạc Ngôn, trong đó đi sâu vào các hình tượng nhân vật nổi bật và kết cấu của tiểu thuyết. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chưa có điều kiện nghiên cứu toàn bộ những đặc điểm của một tiểu thuyết. Cũng như chưa có điều kiện tìm hiểu nguyên tác do hạn chế về mặt ngôn ngữ. Đề tài của chúng tôi chủ yếu dựa trên bản dịch của dịch giả Trần Đình Hiến do Nhà xuất bản Văn nghệ Hà Nội ấn hành năm 2001 có độ dài 860 trang. 5. Đóng góp của đề tài Đến với đề tài này, chúng tôi muốn bước đầu nghiên cứu các hình tượng nhân vật và tìm hiểu nét đặc sắc của kết cấu, từ đó thấy được tài năng độc đáo của nhà văn Mạc Ngôn. Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho người đọc nói chung và người làm khóa luận nói riêng có được cái nhìn đúng đắn, sâu sắc và toàn diện hơn về nội dung tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn Mạc Ngôn. Ở một phạm vi nhất định, đề tài hi vọng sẽ cung cấp một số tài liệu tham khảo cho những ai yêu thích tác phẩm này, phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu “Báu vật của đời” nói riêng, văn học Trung Quốc đương đại nói chung. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp hệ thống Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã tuyển chọn các loại hình tượng nhân vật người trong tác phẩm và đồng thời tìm hiểu kết cấu cực hiện đại của “Báu vật của đời”. Do đó, để việc nghiên cứu được thuận lợi, chúng tôi đã chọn phương pháp hệ thống. Phương pháp này giúp chúng tôi hiểu bao quát tác phẩm để thấy được sự gắn kết của các hình tượng, đồng thời thấy được đặc điểm nổi bật và mối liên hệ của các nhân vật và kết cấu của tiểu thuyết. 6.2. Phương pháp liệt kê Chúng tôi tiến hành liệt kê, ghi lại những dẫn chứng cần thiết trong các bản dịch và nhiều tài liệu khác có liên quan để dẫn chứng phù hợp với từng đề mục của khoá luận. 6.3. Phương pháp phân tích tổng hợp Chúng tôi tiến hành phân tích các dẫn chứng nhằm làm nổi bật các luận điểm cần triển khai. Sau đó thâu tóm, khái quát chúng lại. 7. Dàn ý của khóa luận Tên khóa luận “Tìm hiểu tiểu thuyết “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn” PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Lịch sử vấn đề 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5. Đóng góp của đề tài 6. Phương pháp nghiên cứu 7. Dàn ý của khóa luận PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận 1. Nhân vật trong tác phẩm văn học 2. Quan niệm nghệ thuật về con người – phạm trù trung tâm của thi pháp học hiện đại Chương 2: Vài nét về tiểu thuyết Trung Quốc và nhà văn Mạc Ngôn 1. Tiểu thuyết Trung Quốc ` 1.1. Tiểu thuyết Trung Quốc cổ điển 1.2. Tiểu thuyết Trung Quốc thời kì đổi mới 1. Tác giả Mạc Ngôn Chương 3: Tìm hiểu tiểu thuyết “Báu vật của đời” của nhà văn Mạc Ngôn 1. Hình tượng người mẹ vĩ đại và đau thương 1.1. Đứa con dâu của xã hội phong kiến Trung Quốc 1.2. Người mẹ Lỗ thị – thân phận đất nước Trung Hoa vĩ đại và đau thương 1. Hình tượng những cô gái biết mơ ước, khao khát sống và hành động 2. Hình tượng đám con rể gia đình Thượng Quan – những quyền lực chi phối vùng Cao Mật 3.1. Kháng chiến chống Nhật, nội chiến và những lực lượng chính trị trong buổi bình minh thời đại 3.1.1. Sa Nguyệt Lượng, từ du kích đến Hán gian 3.1.2. Tư Mã Khố và Lỗ Lập Nhân, hai thế lực đại diện cho cuộc nội chiến 3.2. Đất nước trong thời đại mới, những thế lực mới và sự thác loạn 1. Một kết cấu độc đáo được xây dựng thông qua đôi mắt của Kim Đồng TỔNG KẾT PHẦN NỘI DUNG ó CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC “Nhân vật văn học” là một thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật… Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người; nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật văn học chủ có được trong hệ thống một tác phẩm cụ thể. Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc phong cách. Những nét chung về nhân vật văn học có thể cho phép nêu lên những hiện tượng văn học như : văn học về “con người thừa” (ở văn học Nga thế kỉ XIX), văn học về “thế hệ vứt đi”(ở Mĩ thế kỉ XX) … Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra một kết luận : nhân vật trong tác phẩm văn học chính là con người hoặc các loài cây, các sinh thể hoang đường, đồ vật nhưng mang những đặc điểm giống với con người. Nhân vật ấy là đứa con tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện quan niệm thẩm mĩ và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về cuộc đời và con người. Các nhà lí luận cũng nhấn mạnh đến tính nghệ thuật, tính ước lệ của nhân vật văn học. Nhân vật văn học có thể không hoàn toàn giống như con người thật ngoài đời vì chúng có những đặc trưng nghệ thuật và được thể hiện trong tác phẩm bằng các phương tiện văn học thông qua quan niệm và biện pháp nghệ thuật của nhà văn, nhưng không vì thế mà chúng kém phần chân thật. Đã là tác phẩm văn học thì không thể thiếu nhân vật văn học. Như vậy nhân vật văn học là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả đời sống một cách hình tượng. Bản chất của văn học là có quan hệ mật thiết với đời sống, nó chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò tấm gương phản chiếu cuộc sống. Nhân vật văn học vì thế là đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người có thật trong cuộc đời. Tác phẩm văn học nào cũng là một hệ thống chỉnh thể của những hệ thống nhỏ hơn. Các nhân vật trong các tác phẩm cũng thực sự tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, chúng liên quan với nhau, móc nối với nhau không chỉ bằng tiến trình các sự kiên miêu tả, mà suy cho cùng còn bằng logic của nội dung nghệ thuật của nhà văn. Hệ thống nhân vật đem lại cho hệ thống nghệ thuật của tác phẩm một sự thống nhất, đồng thời quan hệ giữa các nhân vật trong mỗi hệ thống ít hay nhiều đều phản ánh mối quan hệ xã hội hiện thực của con người. 1. 2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI – PHẠM TRÙ TRUNG TÂM CỦA THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI Con người trong tác phẩm văn học là con người được thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Một nhà văn không thể miêu tả hiện thực nếu không thông qua hình tượng nghệ thuật và không có quan niệm nghệ thuật của mình về con người. Theo GS. Trần Đình Sử trong giáo trình “Dẫn luận thi pháp học” (NXB Giáo dục 1998) thì “Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc lí giải, cảm thụ và miêu tả con người trong nghệ thuật”. Quan niệm nghệ thuật là cách cắt nghĩa, lí giải về con người trên cơ sở hấp thu các yếu tố thế giới quan nhất định của thời đại, tạo ra một quan niệm của mình về thế giới và con người. Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Con người là đối tượng chủ yếu của văn học. Dù miêu tả thần linh, ma quỉ, miêu tả đồ vật, hoặc giản đơn là miêu tả các nhân vật, văn học đều thể hiện con người. Mặt khác, người ta không thể miêu tả về con người nếu như không hiểu biết, cảm nhận và có các phương tiện, biện pháp nhất định. Mặt thứ hai này tạo thành chiều sâu, tính độc đáo của hình tượng con người trong văn học. Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật trong đó. Quan niệm nghệ thuật về con người hướng cho người ta cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, là nguyên tắc cảm thấy, hiểu và miêu tả con người trong văn học và các nguyên tắc đó có cơ sở sâu xa trong thực tế lịch sử, nó là một sản phẩm của lịch sử và cũng đồng thời là sản phẩm của văn hóa, tư tưởng và quan niệm nghệ thuật về con người, cũng mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ, gắn liền với cái nhìn nghệ sĩ. Trong các thể loại văn học khác nhau, do chức năng và hệ thống phương tiện biểu hiện khác nhau, quan niệm nghệ thuật cũng có sự khác nhau. Một nền nghệ thuật mới bao giờ cũng ra đời cùng với quan niệm về con người mới. Quan niệm con người tạo thành cơ sở, thành nhân tố vận động của nghệ thuật, thành bản chất nội tại của hình tượng nghệ thuật. Quả là sự vận động của thực tế làm nảy sinh những con người mới và miêu tả những con người ấy sẽ làm cho văn học đổi mới. Đổi mới cách giải thích và cảm nhận con người cũng làm cho văn học thay đổi căn bản. Trong lịch sử văn học, việc sử dụng lại các đề tài, cốt truyện, nhân vật truyền thống là rất phổ biến nhưng cách giải thích và cảm nhận của họ là mới, tạo thành tiếng nói nghệ thuật mới. Cũng vẫn là con người đã biết, nhưng hôm qua được nhìn ở một góc độ, hôm nay nhìn sang góc độ mới cũng tạo thành sáng tác văn học mới. (GS. Trần Đình Sử, 1998) Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn của văn học. Nghệ sĩ là người suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người, do đó càng khám phá nhiều quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ. Quan niệm nghệ thuật về con người biểu hiện trong toàn bộ cấu trúc của tác phẩm văn học, nhưng biểu hiện tập trung trước hết ở nhân vật, bởinhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm, bằng phương tiện văn học. Nhân vật biểu hiện cách hiểu của nhà văn về con người theo một quan điểm nhất định và các đặc điểm mà anh ta lựa chọn. Nhân vật văn học chính là mô hình về con người của tác giả. Muốn tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con ngư
Luận văn liên quan