Mỗi thời đại lịch sử có một nền nghệ thuật tương xứng “ Xã hội thế nào thì văn nghệ thế ấy ”. Những biến động trong đời sống kinh tế chính trị thường dẫn đến những biến đổi trong lĩnh vực văn nghệ. Hay nói cách khác mỗi sự kiện lịch sử đều có ý nghĩa mở đầu hay kết thúc cho một giao đoạn phát triển nghệ thuật. Khi đề cập đến nền văn học phục hưng – nền văn học đã góp phần thanh toán thời trung cổ phong kiến – người ta nghỉ ngay đến một nền văn học muôn màu, muôn sắc và nhà văn là những “ người khổng lồ ”( chữ dùng của Ănghen ) đã tạo nên vườn hoa muôn sắc đó. Đây là thời kỳ nền văn học Châu Âu bước vào một trào lưu mới với chủ nghĩa nhân văn làm nền tảng cơ bản. Thời kỳ đó kéo dài trong hai thế kỷ XV-XVI, là một bước ngoặt lịch sử với việc làm sống lại, làm mới lại một nền văn hóa đã bị “ bóng ma thời trung cổ ” nhấn chìm. Ở đó các nhà văn trở nên kiệt xuất : họ đã hòa mình vào mối quan tâm của thời đại, tích cực tham gia vào đấu tranh thực tiển. Người thì dùng lời nói và cây bút, người thì dùng kiếm hoặc cũng có người dùng cả hai cách trên.
Quê hương của phong trào phục hưng là vùng đất Plorăngx trù phú của nước Ý. Sở dĩ phong trào được khởi nguồn từ đây là nhờ lúc bấy giờ Italia đã có nhiều điều kiện thuận lợi để hình thành quan hệ tư bản chủ nghĩa. Sự chi phối về mặt tư tưởng của giai cấp tư sản với đời sống đã tạo tiền đề cho các hoạt động văn học nghệ thuật phát triển phong phú. Hơn nữa đây còn là quê hương của nền văn minh La Mã, tại đây còn lưu giử nhiều di sản về kiến trúc, điêu khắc, văn học, triết học tạo điều kiện cho các nghệ sĩ phục hưng dễ dàng học tập nghiên cứu. Việc phục hồi học tập những tinh hoa văn hóa thời cổ xưa trên một tinh thần của thời đại mới đó đối với các nghệ sĩ phục hưng Ý còn có ý nghĩa dân tộc cao độ.
Cùng với những biến đổi to lớn của xã hội do sự tác động của phong trào phục hưng, văn học phục hưng Italia phát triển một cách sôi nổi với nhiều tên tuổi Đantê, Pettracque, Bôccaciô, Castiglione,Tasso, đặc biệt ba nhà văn thiên tài Đantê, Pettracque, Bôccaciô được xem là gạch nối giữa buổi hoàng hôn Trung cổ và buổi bình minh Phục hưng. Nếu Đantê được mệnh danh là người sáng tạo ra thể loại anh hùng ca, thơ tự sự, giáo huấn, Pettracque là người canh tân thơ trữ tình thì Bôccaciô được xem là người có công mở đầu cho nền văn xuôi nghệ thuật Ý. Với tập truyện ngắn “ mười ngày ”bất hủ, Bôccaciô đã khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học phục hưng. “Mười ngày ”là “ tấn tuồng đời” đầu tiên của văn học Châu Âu thể hiện đầy đủ tinh thần thời đại : trân trọng đề cao con người trái với sự miệt thị kinh rẻ con người trong thời đại trung cổ; đấu tranh cho tự do con người chống lại nền chuyên chế độc tài phong kiến, giáo hội; đồng thời ca ngợi khát vọng của con người mới, quan điểm nhân sinh mới.
Xuất phát từ lòng ham hiểu biết văn học Phương Tây, sự yêu mến đối với thiên tài Bôccaciô và thực tế giảng dạy, học tập của bản thân chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “ tinh thần phục hưng trong tác phẩm “ mười ngày’ của Bôccaciô làm đề tài nghiên cứu luận văn cuối khóa.
45 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6024 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu tinh thần phục hưng trong tác phẩm mười ngày của Bôccaciô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
trang
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG VÀ NỀN VĂN HỌC PHỤC HƯNG.
1.1 Thời đại phục hưng 7
1.1.1 Cơ sở lịch sử xã hội của thời đại phục hưng 7
1.1.2 Tư tưởng cơ bản của nền văn hóa phục hưng 9
1.2 Văn học theo tinh thần phục hưng 13
1.2.1 Điểm mới về nội dung 13
1.2.2 Cách tân về nghệ thuật 16
1.3 Tiểu kết 17
CHƯƠNG 2 : TINH THẦN PHỤC HƯNG TRONG TÁC PHẨM “MƯỜI NGÀY” CỦA BÔCCACIÔ.
2.1 Và nét về tác giả Bôccaciô 18
2.2 Tác phẩm “mười ngày” theo tinh thần phục hưng 21
2.2.1 Tư tưởng chống lễ giáo phong kiến và nhà thờ
thiên chúa giáo 21
2.2.2 Tư tưởng mới của gia cấp thị dân tư sản 34
2.3 Những sáng tạo nghệ thuật độc đáo cuả Bôccaciô
theo tinh thần phục hưng 39
2.3.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện 39
2.3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 42
2.4 Tiểu kết 43
KẾT LUẬN 44 Chú thích 46
Tài liệu tham khảo 47
MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Mỗi thời đại lịch sử có một nền nghệ thuật tương xứng “ Xã hội thế nào thì văn nghệ thế ấy ”. Những biến động trong đời sống kinh tế chính trị thường dẫn đến những biến đổi trong lĩnh vực văn nghệ. Hay nói cách khác mỗi sự kiện lịch sử đều có ý nghĩa mở đầu hay kết thúc cho một giao đoạn phát triển nghệ thuật. Khi đề cập đến nền văn học phục hưng – nền văn học đã góp phần thanh toán thời trung cổ phong kiến – người ta nghỉ ngay đến một nền văn học muôn màu, muôn sắc và nhà văn là những “ người khổng lồ ”( chữ dùng của Ănghen ) đã tạo nên vườn hoa muôn sắc đó. Đây là thời kỳ nền văn học Châu Âu bước vào một trào lưu mới với chủ nghĩa nhân văn làm nền tảng cơ bản. Thời kỳ đó kéo dài trong hai thế kỷ XV-XVI, là một bước ngoặt lịch sử với việc làm sống lại, làm mới lại một nền văn hóa đã bị “ bóng ma thời trung cổ ” nhấn chìm. Ở đó các nhà văn trở nên kiệt xuất : họ đã hòa mình vào mối quan tâm của thời đại, tích cực tham gia vào đấu tranh thực tiển. Người thì dùng lời nói và cây bút, người thì dùng kiếm hoặc cũng có người dùng cả hai cách trên.
Quê hương của phong trào phục hưng là vùng đất Plorăngx trù phú của nước Ý. Sở dĩ phong trào được khởi nguồn từ đây là nhờ lúc bấy giờ Italia đã có nhiều điều kiện thuận lợi để hình thành quan hệ tư bản chủ nghĩa. Sự chi phối về mặt tư tưởng của giai cấp tư sản với đời sống đã tạo tiền đề cho các hoạt động văn học nghệ thuật phát triển phong phú. Hơn nữa đây còn là quê hương của nền văn minh La Mã, tại đây còn lưu giử nhiều di sản về kiến trúc, điêu khắc, văn học, triết học…tạo điều kiện cho các nghệ sĩ phục hưng dễ dàng học tập nghiên cứu. Việc phục hồi học tập những tinh hoa văn hóa thời cổ xưa trên một tinh thần của thời đại mới đó đối với các nghệ sĩ phục hưng Ý còn có ý nghĩa dân tộc cao độ.
Cùng với những biến đổi to lớn của xã hội do sự tác động của phong trào phục hưng, văn học phục hưng Italia phát triển một cách sôi nổi với nhiều tên tuổi Đantê, Pettracque, Bôccaciô, Castiglione,Tasso,… đặc biệt ba nhà văn thiên tài Đantê, Pettracque, Bôccaciô được xem là gạch nối giữa buổi hoàng hôn Trung cổ và buổi bình minh Phục hưng. Nếu Đantê được mệnh danh là người sáng tạo ra thể loại anh hùng ca, thơ tự sự, giáo huấn, Pettracque là người canh tân thơ trữ tình thì Bôccaciô được xem là người có công mở đầu cho nền văn xuôi nghệ thuật Ý. Với tập truyện ngắn “ mười ngày ”bất hủ, Bôccaciô đã khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học phục hưng. “Mười ngày ”là “ tấn tuồng đời” đầu tiên của văn học Châu Âu thể hiện đầy đủ tinh thần thời đại : trân trọng đề cao con người trái với sự miệt thị kinh rẻ con người trong thời đại trung cổ; đấu tranh cho tự do con người chống lại nền chuyên chế độc tài phong kiến, giáo hội; đồng thời ca ngợi khát vọng của con người mới, quan điểm nhân sinh mới.
Xuất phát từ lòng ham hiểu biết văn học Phương Tây, sự yêu mến đối với thiên tài Bôccaciô và thực tế giảng dạy, học tập của bản thân chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “ tinh thần phục hưng trong tác phẩm “ mười ngày’ của Bôccaciô làm đề tài nghiên cứu luận văn cuối khóa.
2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ :
Cái nôi truyện ngắn trong văn học Châu Âu là nước Italia với nhà văn Bôccaciô ( 1314 – 1375 ) xuất hiện vào đầu thời kỳ phục hưng. Tập truyện “ mười ngày ” của ông hướng đến miêu tả con người trong thế tự do của nó chống lại tất cả những gì ràng buộc, phản lại con người. Cùng với tác phẩm bất hủ này, Bôccaciô đã tiến lên vị trí hàng đầu trong nền văn nghệ phục hưng. Vậy khi lật lại lịch sử nghiên cứu nền văn học phục hưng, sẽ có nhiều công trình, nhiều bài viết về tác giả cũng như tác phẩm “ mười ngày ” nhưng do những hạn chế về mặt ngôn ngữ chúng tôi chưa có điều kiện tìm hiểu về việc nghiên cứu về Bôccaciô trên thế giới.
Riêng ở Việt Nam, Bôccaciô chưa được biết đến nhiều và tài liệu nghiên cứu về ông còn hạn chế. Sở dĩ như vậy là vì thời lượng dạy và chương trình học của văn học Phương Tây trong nhà trường còn hạn chế, sự am hiểu về ngôn ngữ Italia ở Việt Nam có hạn nên mới chỉ dừng lại ở việc dịch thuật còn việc đi sâu vào nghiên cứu thực sự còn bị bỏ ngỏ.
Dựa trên một số hiểu biết của bản thân và nguồn tư liệu thu thập được tôi xin trích dẫn một và nhận định xoay quanh vấn đề :
Trong cuốn “ văn học Phương Tây ”do nhiều tác giả biên soạn, nxb giáo dục, 1997, tác giả Lương Duy Trung đã nêu một cách khái quát về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tập truyện “ mười ngày ”.Theo nhà nghiên cứu Lương Duy Trung tác phẩm đã đạt được một thành công rất lớn, được sự say mê của đọc giả khắp mọi nơi. Bài viết đã nhận định truyện “ Mười ngày toát lên tinh thần ham sống yêu đời, là sự khẳng định nhân sinh quan mới. Nó chống lại quan điểm tôn giáo…truyện mười ngày còn dành cho tầng lớp thị dân tư sản, thương dân mới thiện cảm và sự khích lệ rõ rệt ” hay về mặt nghệ thuật tác phẩm được đánh giá là “ tác phẩm văn xuôi xuất sắc nhất của văn học Italia ” [ 2,137 ].
Với tính chất giới thiệu cho cuốn truyện “ mười ngày ” của Bôccaciô, tác giả Hữu Ngọc cũng có nêu lên một vài vấn đề về nội dung của tập truyện như “ mười ngày thuộc chủ đề phản phong, đả kích thói giả đạo đức của những người làm nghề tôn giáo, lên án cái luân lý khắc nghiệt…đòi hỏi cuộc sống trần gian với thú vui tự nhiên của nó ” hay “ Mười ngày dậy chất men tư tưởng của giai cấp thị dân tư sản đang bước vào vũ đài chính trị ”[ 1,5 ]
Tác giả Bùi Việt Thắng trong cuốn “ bình luận truyện ngắn ” nhắc đến sự hình thành của thể loại truyện ngắn đã khẳng định vai trò của Bôccaciô – tác giả kiệt tác “mười ngày ”- chính là người mở đường, người đặt nền móng đầu tiên cho nền văn xuôi hiện thực Châu Âu. Ông còn đề cập “ truyện ngắn của Bôccaciô chú ý đến con người trong thế tự do của nó và trong ý thức cá nhân về số phận ” [ 5,8 ]
Có thể nhận thấy nghiên cứu tác phẩm “ mười ngày ” của Bôccaciô còn là một mảnh đất trống. Những nguồn tư liệu ít ỏi song quý báu đó chính là nguồn tư liệu giúp chúng tôi tiếp cận đề tài, hy vọng sẽ giúp người đọc hiểu thêm về tác giả, tác phẩm và giá trị của nền văn học thời đại phục hưng.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Luận văn tập trung nghiên cứu các truyện ngắn kể trong 10 ngày do bảy cô gái và ba chàng trai quý tộc kể. Tác phẩm bao gồm 100 câu chuyện, các truyện kể trong một ngày chịu sự quy định chung về đề tài nên có nhiều truyện tương đối giống nhau. Đó là lý do chính khiến các dịch giả lược qua một số truyện, phiên bản dịch chỉ còn 44 truyện nhưng cũng đủ toát lên đầy đủ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau :
- Phương pháp thống kê, phân loại ( văn bản dịch )
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp so sánh
5. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Người viết nghiên cứu tập truyện mong muốn đem đến một cái nhìn sâu sắc cụ thể hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Qua đó khẳng định tinh thần nhân văn trong nền văn học đương thời, sự thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn trong tác phẩm “ mười ngày ” của Bôccaciô. Thấy được nghệ thuật độc đáo của tác giả trong việc cách tân nghệ thuật theo tinh thần của thời đại.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN :
Lần đầu tiên tiếp xúc với công việc nghiên cứu khoa học người viết muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu tác phẩm “ mười ngày ” theo tinh thần phục hưng. Việc nghiên cứu đề tài giúp người đọc hiểu sâu hơn, toàn diện hơn về tác giả tác phẩm và thêm yêu mến nền văn học phục hưng – một nền văn học xuất phát trong thời kỳ mang nhiều tư tưởng tiến bộ và bừng bừng khí thế đấu tranh dân tộc.
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ;
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn của chúng tôi gồm có hai chương.
Chương 1 : Khái quát về thời đại phục hưng và nền văn học phục hưng.
Chương 2 : Tinh thần phục hưng trong tác phẩm “ mười ngày ”.
Chương1: KHÁI QUÁT VỀ THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG VÀ NỀN VĂN HỌC PHỤC HƯNG
1.1.Thời đại phục hưng
1.1.1.Cơ sở lịch sử xã hội của thời đại phục hưng
Sau “đêm trường trung cổ” kéo dài hàng ngàn năm,Châu Âu bước vào một thời đại mới kéo dài hai thế kỷ , người ta gọi đó là thời đại phục hưng , thời kỳ mà con người muốn làm sống lại cuộc sống của người xưa - cuộc sống của người Hi Lạp - La Mã.Với những tinh hoa văn hóa ra đời trước đạo Giatô khi chưa xuất hiện thần học, triết học kinh viện cũng như chế độ phong kiến; khi con người còn ngao du ngoài xiềng xích của luân lý đạo đức phong kiến.
Thời đại phục hưng đã mở ra một bước ngoặt lịch sử vĩ đại với “những hình thức chói lòa của nó đã dánh tan bóng ma thời trung cổ” [2,118] làm bàn đạp tiến lên một thời kỳ văn minh hơn, tiến bộ hơn. Để có những bước chuyển thần kỳ đó thì tất nhiên trong lòng xã hội đã tích lũy đầy đủ những tiên đề xã hội nhất định. Thực ra mà nói đây chính là buổi giao mùa giữa chế độ phong kiến sang chế độ tư bản, mặc dù sự chuyển đổi này vẫn còn nằm trong khuôn khổ xã hội phong kiến .
Xét về phương diện kinh tế - chính trị - xã hội từ thế kỷ thứ XIV sứ Plorăngx và nước Ý đã có nhiều điều kiện thuận lợi để tạo dựng nên một nền kinh tế phát triển nhất Châu Âu, tiêu biểu đó là việc làm giàu nhờ buôn bán thực phẩm, len dạ, vũ khí cho các nước có chiến tranh. Từ tiền đề kinh tế đó, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và hình thành nên các trung tâm kinh tế lớn - đó là những thành thị tự do - được xem như những quốc gia độc lập: Plorencia,Venecia, Genoa, Milano… Ở đây quan hệ tư bản chủ nghĩa chiếm dịa vị tuyệt đối, giai cấp tư sản sống tự do theo quan điểm tư tưởng của mình. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật mang ý thức hệ tư sản phát triển phong phú.Mặt khác Italia còn là quê hương của nền văn minh cổ đại La Mã, nơi còn lưu giữ nhiều di sản về kiến trúc, điêu khắc, triết học, văn học… giúp các nghệ sĩ phục hưng dễ dàng học tập, nghiên cứu. Hơn nữa việc học tập, nghiên cứu, phục hồi nền văn hóa cổ đại La Mã đối với các chiến sĩ phục hưng Italia còn có ý nghĩa đề cao tinh thần dân tộc. Và trên những điều kiện đó, cơ sở đó, nước Italia trở thành nơi khởi phát cho phong trào văn hóa phục hưng.
Năm 1453 một sự kiện lịch sử trọng đại diễn ra góp phần đưa nền công nghiệp Châu Âu bước thêm một bước tiến mới. Sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ tấn công và chiếm đóng thành công thành Côngxăngtinốp làm cho con đường thông thương giữa Châu Âu và Phương Đông bị gián đoạn. Việc buôn bán trở nên khó khăn vì thiếu thị trường, do đó nhu cầu tìm kiếm thị trường mới của các quốc gia tăng lên. Từ đó việc tìm kiếm thị trường mới lần lượt được thực hiện để phục vụ cho nhu cầu buôn bán, người mở đầu những cuộc phát kiến ở Tây Ban Nha là Chirstopher Colombus (1451- 1506) người Italia đã khám phá ra mảnh đất gần Ấn Độ nên đặt tên gọi là Tây Ấn. Amerigo Vespucci tìm ra Châu Mỹ, ngoài ra còn có hàng loạt các cuộc tìm kiếm của Magellan và lần đầu tiên ông đã hoàn thành chuyến đi vòng quanh trái đất. Sự biến động đó là yếu tố cách mạng tạo đà cho quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa.
Bên cạnh đó thời kỳ này còn có hàng loạt các phát minh khoa học đã đạt được những thành tựu quan trọng như: nấu thép, nghề in, các kiến thức về thiên văn học, địa lý… Tiêu biểu như Nikolaj Kopernik (1473- 1543) nhà bác học và triết học Ba Lan, ông đã chứng minh trái đất xung quanh mặt trời và quay xung quanh trục của nó. Học thuyết của Kopernik đã lật đổ những giáo lý của nhà thờ cho quả đất là trung tâm của thế giới. Ông còn phát triển quan điểm duy vật về vũ trụ, cho vũ trụ là vật chất vô tận, tự chuyển động theo quy luật riêng của nó. Còn Giordano Bruno (1548- 1600) người Italia đã bảo vệ quan niệm khoa học của Kopernik, cho rằng vũ trụ là vô tận, mặt trời là trung tâm của thái dương hệ. Ông còn khẳng định vật chất vận động biến đổi không ngừng và tồn tại mãi mãi. Gallileo Gallilei (1564- 1642) người Italia thì có nhiều phát minh về cơ học và thiên văn học. Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng để quan sát bầu trời, giải thích được cấu tạo của sao chổi, phát hiện ra định luật rơi thẳng đứng và dao động của các vật thể. Về triết học duy vật cũng có nhiều bước phát triển mới, người mở đầu cho trường phái triết học thời phục hưng là Francis Bacon (1561- 1626) người Anh, ông đã đề cao triết học duy vật Hy Lạp cổ đại, phê phán chủ nghĩa duy tâm và triết học kinh viện. Những phát hiện đó đã làm đảo lộn những quan niệm phản khoa học của giáo hội. Chủ nghĩa dân tộc cũng được hình thành và thai nghén bằng những cuộc cách mạng tư sản có ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân.
Giai cấp tư sản ra đời đóng góp một vai trò quan trọng trong việc đấu tranh để xóa bỏ chế độ phong kiến. Những giáo lý khắt khe và những luật pháp hà khắc đã trở thành trở lực lớn, giai cấp tư sản thấy cần xóa bỏ những ràng buộc và tạo cho mình một hệ tư tưởng, một nền văn hóa riêng. Họ đi tìm cho mình trong thành tựu văn hóa cổ đại những yếu tố có lợi để đấu tranh chống lại ý thức hệ tư tưởng của nền văn hóa Trung cổ. Đó chính là cội nguồn cho phong trào cải cách tôn giáo - một chủ đề tiêu biểu trong thời đại phục hưng.
Hơn nữa những biến động về kinh tế xã hội vào đầu thế kỷ XIV- XV tạo nên những tiền đề để làm sống lại và phát triển những thành tựu văn hóa cổ đại. Sự xuất hiện các “mạnh tường quân” trong tầng lớp giàu có, sự bảo trợ của những người đứng đầu nhà nước đã có tác dụng khuyến khích và giúp đỡ các nghệ sĩ có điều kiện tập trung trí tuệ và tài năng vào công việc lao động sáng tạo nghệ thuật góp phần tạo nên nền nghệ thuật độc đáo thời phục hưng.
Tiếp theo sau Italia sang thế kỷ thứ XV- XVI quan hệ tư bản chủ nghĩa cũng hình thành ở các nước Tây Âu và Trung Âu khác như: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức… nên phong trào phục hưng có điều kiện phát triển rộng rãi khắp Châu Âu.
Với những tiền đề nhất định đó phong trào phục hưng ở Châu Âu đã tạo ra một trang sử mới, một bước ngoặt lịch sử như Ănghen đã đánh giá “đó là bước ngoặt tiến bộ nhất, vĩ đại nhất từ trước đến bây giờ loài người chưa từng thấy” [ 2, 120].
1.1.2. Tư tưởng của nền văn hóa phục hưng.
Những biến động lịch sử to lớn trên đã đưa lịch sử Châu Âu bước vào thời kỳ mới. Phong trào phục hưng tuy có tiếp thu những yếu tố trong nền văn hóa Hy La nhưng không phải là một phong trào phục cổ đơn thuần mà nó còn là bước tiến gắn liền với yêu cầu mới của thời cận đại. Có nghĩa là phong trào văn hóa phục hưng không chỉ tiếp thu nhưng tinh hoa văn hóa thời cổ đại mà còn là một trào lưu văn hóa mới được phát triển trên bình diện mới dựa trên nền tảng kinh tế xã hội và hệ tư tưởng của giai cấp tư sản đang lên.
Trong lòng xã hội lúc này xuất hiện nhiều luồng tư tưởng, nhiều học thuyết về các vấn đề của xã hội. Tiêu biểu là học thuyết do nhà lý luận Môngtenhơ đề xướng về chủ nghĩa hoài nghi với câu hỏi “không biết tôi biết cái gì?”, cùng cuốn sách “không tưởng” của Tomat Môrơ “tôi tin một cách sắt đá rằng chỉ có thể có sự phân phối bình đẳng và đúng về các tư liệu cũng như chỉ có thể có hạnh phúc trên bước tiến của con người là khi nào quyền tư hữu đã hoàn toàn được xóa bỏ” [ 3,97 ]. Tác phẩm “thành phố mặt trời” của nhà xã hội học người Ý mơ ước đến một xã hội mà trong đó của cải được phân phối bình đẳng, mỗi người chỉ làm việc 4 giờ một ngày. Các học thuyết và các luồng tư tưởng trên đã chi phối sâu sắc đời sống tinh thần và văn hóa của thời đại. Nhưng cơ bản nhất, nổi bật nhất, tiến bộ nhất là trào lưư tư tưởng chủ nghĩa nhân văn, một trào lưu tư tưởng đã góp phần tạo nên giá trị rực rỡ của nền văn hóa phục hưng.
Chủ nghĩa nhân văn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của trào lưu văn hóa mới , một trào lưu tư tưởng được, phát sinh từ Italia và tỏa sáng ở khắp Châu Âu. Các nhà nhân văn chủ nghĩa thời phục hưng đề cao con người và cuộc sống trần gian với những thú vui tự nhiên của nó. Ta cũng từng bắt gặp tư tưởng tiến bộ này trong văn học thời cổ đại . Nhà viết kịch Sophocle đã từng quan niệm con người là điều kỳ diệu nhất trong vũ trụ và khẳng định bản thân là một con người nên không có gì thuộc về con người mà xa lạ. Vì vậy, ông miêu tả nhân vật của mình theo quan điểm “tôi miêu tả những con người cần phải được như vậy”.[2,98]
Bên cạnh việc tán dương vẻ đẹp và đề cao tài năng, các nhà nhân văn còn chú trọng đến quyền tự do của con người, đòi hỏi con người phải được hưởng mọi lạc thú ở “thiên đường trần gian”. Chủ nghĩa nhân văn còn là toàn bộ những quan điểm về đạo đức và chính trị: coi con người không phải là cái gì siêu nhiên, kì ảo hay những nguyên lý ngoài đời sống nhân loại mà coi con người là tồn tại thực tế trên mẹ đất. Con người với những khả năng trần thế và hiện thực của nó, những nhu cầu, những khả năng ấy đòi hỏi cần phải được thỏa mãn. Shakespeare ca ngợi: “kỳ diệu thay là con người! Con người cao quý làm sao về lý trí, vô tận làm sao về năng khiếu… thật là vẻ đẹp của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài!” [2,126]
Chủ nghĩa nhân văn đòi hỏi giải phóng con người cá nhân ra khỏi thiết chế phong kiến và nhà thờ kìm hãm con người như : chủ nghĩa thần bí, chủ nghĩa quyền uy, chủ nghĩa khổ hạnh, chủ nghĩa diệt dục để họ được tự do phát triển những khả năng vô tận . Trả họ về với trần thế để được tận hưởng những khát vọng sống khổng lồ về cả tinh thần lẫn vật chất. Đó là nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa nhân văn thời phục hưng, xuyên suốt ảnh hưởng đến đề tài, cảm hứng sáng tác của các nhà văn.,
Chủ nghĩa nhân văn còn mang tính chất chiến đấu rõ rệt : chống lại nhà thờ, giáo hội và quý tộc phong kiến bằng cách lên án đả kích, châm biếm sự tàn bạo dốt nát, lối sống giả nhân giả nghĩa của giáo sĩ và quý tộc. Chủ trương đưa văn hóa thoát khỏi tôn giáo, thoát khỏi thần học, chủ nghĩa nhân văn phê phán xã hội phong kiến và nhà thờ là hai thế lực ngăn cản sự phát triển của đời sống con người một cách quyết liệt. Chế độ phong kiến cho rằng con người cao quý hay thấp hèn là do dòng máu và đẳng cấp quyết định còn chủ nghĩa nhân văn coi con người tự bản thân nó trở thành cao quý do sự vĩ đại của nó. Cụ thể qua lời phát biểu của Đônkihôtê “ nghèo hèn mà có đạo đức còn hơn quý tộc mà gian ác… dòng máu quý tộc là cha truyền con nối, còn đạo đức là do chính mình tạo ra. Đạo đức có giá trị gấp bao nhiêu lần dòng máu ”[ 3,104 ] thể hiện quan niệm mới về vị thế cá nhân trong xã hội.
Nhà thờ cho con người là thực thể mang tội lỗi nguyên thủy trái lại chủ nghĩa nhân văn coi con người “ là châu báu của vũ trụ ”, vẻ đẹp của con người là vẽ đẹp trần gian,là kiểu mẫu của muôn loài. Hay như đạo cơ đốc quan niệm con người là “ sản phẩm của chúa ”phủ định lại quan niệm đó chủ nghĩa nhân văn coi con người là “ sản phẩm của tự nhiên ”, có những nhu cầu tự nhiên về cả vật chất lẫn tinh thần. Chống lại những gì phản tự nhiên, đấu tranh do con người, đòi hỏi trả họ về với trần gian, được quyền hưởng thụ cuộc sống chính đáng : như ăn mặc, đi lại, vui chơi, giải trí…được phát triển về trí tuệ và tài năng, chủ nghĩa nhân văn trở thành hệ tư tưởng lớn tiến bộ của thời đại.Bên cạnh đó chủ nghĩa nhân văn còn đề cao trình độ học vấn của con người dưới hình thức phủ định triết học kinh viện, nhà trường phong kiến với chế độ giáo dục “ ngu để trị ” không thể đem lại cho con người sự phát triển toàn diện.
Tình yêu tổ quốc, tinh thần dân tộc cũng nằm trong quan niệm của chủ nghĩa nhân văn. Các nhà nhân văn tin tưởng vào tương lai của đất nước mình, yêu tiếng nói và chữ viết mẹ đẻ, yêu thương quần chúng,