Sinh viên là đội ngũ tri thức tương lai của đất nước. Sự phát triển của đất nước đòi
hỏi phải có lực lượng lao động có trình độ khoa học, tay nghề cao, có đạo đức và có sức
khỏe tốt. Chính vì vậy, trong quá trình học tập, bên cạnh việc học tốt các môn cơ sở ngành,
các môn chuyên ngành, sinh viên còn cần phải học tập tốt các môn học đại cương. Việc học
tập tốt các môn học đại cương sẽ giúp cho sinh viên có được vốn tri thức cần thiết, làm nền
tảng quan trọng cho việc đi sâu nghiên cứu và dễ dàng nắm bắt nội dung của các môn học
chuyên ngành.
Hoạt động nhận thức hay quá trình lĩnh hội tri thức khoa học, kỹ năng kỹ xảo của con
người nói chung và của sinh viên nói riêng là một hoạt động có tính chất đặc biệt và bị chi
phối bởi nhiều yếu tố, trong đó tính tích cực học tập là yếu tố đóng vai trò quyết định. Tính
tích cực không chỉ là điều kiện để phát triển khả năng tư duy, tưởng tượng, năng lực sáng
tạo, thế giới quan và các phẩm chất nhân cách mà còn là điều kiện cần thiết và quan trọng
để nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tính tích cực có
vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập của người học, tạo ra sự thống
nhất giữa nội lực và ngoại lực. Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của người học được
đặt ra trong nền giáo dục của nước nhà từ những năm 60 và trong cuộc cải cách giáo dục lần
2 năm 1980, phát huy tính tích cực của người học là một phương thức quan trọng nhằm đào
tạo những con người lao động sáng tạo, làm chủ tương lai đất nước.
110 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu tính tích cực học tập môn tâm lý học đại cương của sinh viên hệ đại học trường đại học Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
PHẠM VĂN TUÂN
TÌM HIỂU TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP
MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG CỦA SINH VIÊN
HỆ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
------------
PHẠM VĂN TUÂN
TÌM HIỂU TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP
MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG CỦA SINH VIÊN HỆ
ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN TUẤN LỘ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn
LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả như hôm nay, tôi xin gửi đến Phòng Sau đại học; Khoa Tâm
lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và toàn thể quý Thầy,
Cô đã tham gia gảng dạy lớp Cao học Tâm lý học khóa K19 lời cảm ơn chân thành!
Xin gửi đến PGS.TS Trần Tuấn Lộ, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành
đề tài này lòng biết ơn sâu sắc!
Luận văn được hoàn thành với sự nỗ lực, cố gắng hết mình nhưng không tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi chân thành cảm ơn và ghi nhận những ý kiến đóng
góp của quý Thầy, Cô giáo và bạn bè!
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
MỤC LỤC
1TLỜI CAM ĐOAN1T ..................................................................................................... 3
1TLỜI CẢM ƠN1T ........................................................................................................... 4
1TMỤC LỤC1T ................................................................................................................ 5
1TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT1T ...................................................................... 7
1TMỞ ĐẦU1T ................................................................................................................... 8
1T . Lí do chọn đề tài1T.......................................................................................................... 8
1T2. Mục đích nghiên cứu1T .................................................................................................. 9
1T3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu1T ........................................................................... 9
1T4. Giả thuyết nghiên cứu1T .............................................................................................. 10
1T5. Nhiệm vụ nghiên cứu1T ................................................................................................ 10
1T6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu1T .............................................................................. 10
1T7. Phương pháp nghiên cứu1T.......................................................................................... 10
1T8. Đóng góp của đề tài1T................................................................................................... 13
1T9. Cấu trúc luận văn: Bao gồm 03 phần1T ...................................................................... 13
1TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LỊCH SỬ VÀ LÝ LUẬN CHO VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ
TÀI1T .......................................................................................................................... 15
1T .1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương1T ..... 15
1T .1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề tính tích cực1T ............................................................. 15
1T .1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề tính tích cực học tập1T ................................................ 24
1T .1.3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương ở
Việt Nam1T .................................................................................................................... 33
1T .2. Những vấn đề lí luận về tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương1T ......... 34
1T .2.1. Hoạt động học1T ................................................................................................... 34
1T .2.2. Tính tích cực1T ..................................................................................................... 36
1T .2.3. Tính tích cực học tập1T ......................................................................................... 37
1T .2.4. Tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương1T .............................................. 37
1T .2.5. Những nguyên nhân của việc có và không có tính tích cực học tập 1T .................... 39
1TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ
HỌC ĐẠI CƯƠNG CỦA SINH VIÊN HỆ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ
VINH1T ....................................................................................................................... 44
1T2.1. Giới thiệu chung về trường Đại học Trà Vinh, về môn Tâm lý học đại cương và
việc giảng dạy môn Tâm lý học đại cương ở Trường Đại học Trà Vinh. 1T ................... 44
1T2.1.1. Trường Đại học Trà Vinh1T .................................................................................. 44
1T2.1.2. Môn Tâm lý học đại cương1T ............................................................................... 44
1T2.1.3. Việc giảng dạy môn TLHĐC ở Trường Đại học Trà Vinh1T ................................. 45
1T2.2. Kết quả nghiên cứu về tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh
viên hệ đại học trường Đại học Trà Vinh1T .................................................................... 46
1T2.2.1. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc học tập môn Tâm lý
học đại cương1T.............................................................................................................. 46
1T2. 2.2. Thái độ học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên. 1T................................ 51
1T2.2.3. Hành động học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên1T ............................ 61
1T2.2.4. Kết quả học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên1T ................................. 71
1T2.2.5. Kết luận chung về tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên1T
.................................................................................................................................... 73
1T2.3. Kết quả điều tra nguyên nhân ảnh hưởng đến tính tích cực học tập môn Tâm lý
học đại cương của sinh viên1T ......................................................................................... 73
1T2.3.1. Nguyên nhân chủ quan1T ...................................................................................... 73
1T2.3.2. Nguyên nhân khách quan1T .................................................................................. 76
1TCHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO TÍNH TÍCH
CỰC HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG CỦA SINH VIÊN HỆ ĐẠI
HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH1T ............................................................... 79
1T3.1. Biện pháp nâng cao tính tích cực học tập môn TLHĐC của sinh viên1T ................ 79
1T3.2. Kết quả thăm dò ý kiến của giảng viên và sinh viên về mức độ cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp đã đề xuất1T ........................................................................... 83
1TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1T ................................................................................ 85
1T . Kết luận1T ..................................................................................................................... 85
1T2. Kiến nghị1T ................................................................................................................... 86
1T ÀI LIỆU THAM KHẢO1T ..................................................................................... 88
1TPHỤ LỤC1T ............................................................................................................... 91
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 GV Giảng viên
2 SV Sinh viên
3 TLHĐC Tâm lý học đại cương
4 KT Kinh tế
5 XH Xã hội
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sinh viên là đội ngũ tri thức tương lai của đất nước. Sự phát triển của đất nước đòi
hỏi phải có lực lượng lao động có trình độ khoa học, tay nghề cao, có đạo đức và có sức
khỏe tốt. Chính vì vậy, trong quá trình học tập, bên cạnh việc học tốt các môn cơ sở ngành,
các môn chuyên ngành, sinh viên còn cần phải học tập tốt các môn học đại cương. Việc học
tập tốt các môn học đại cương sẽ giúp cho sinh viên có được vốn tri thức cần thiết, làm nền
tảng quan trọng cho việc đi sâu nghiên cứu và dễ dàng nắm bắt nội dung của các môn học
chuyên ngành.
Hoạt động nhận thức hay quá trình lĩnh hội tri thức khoa học, kỹ năng kỹ xảo của con
người nói chung và của sinh viên nói riêng là một hoạt động có tính chất đặc biệt và bị chi
phối bởi nhiều yếu tố, trong đó tính tích cực học tập là yếu tố đóng vai trò quyết định. Tính
tích cực không chỉ là điều kiện để phát triển khả năng tư duy, tưởng tượng, năng lực sáng
tạo, thế giới quan và các phẩm chất nhân cách mà còn là điều kiện cần thiết và quan trọng
để nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tính tích cực có
vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập của người học, tạo ra sự thống
nhất giữa nội lực và ngoại lực. Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của người học được
đặt ra trong nền giáo dục của nước nhà từ những năm 60 và trong cuộc cải cách giáo dục lần
2 năm 1980, phát huy tính tích cực của người học là một phương thức quan trọng nhằm đào
tạo những con người lao động sáng tạo, làm chủ tương lai đất nước.
Thực tiễn giáo dục ở các trường Cao đẳng, Đại học của nước ta nói chung và ở
trường Đại học Trà Vinh nói riêng cho thấy chất lượng đào tạo chưa cao. Sinh viên ra
trường chưa có được những tri thức; kỹ năng, kỹ xảo cần thiết; phần lớn chưa đáp ứng được
yêu cầu của nhà tuyển dụng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, một trong
những nguyên nhân cơ bản nhất là do sinh viên thiếu tính tích cực học tập, thiếu tính chủ
động, độc lập và sáng tạo trong quá trình học tập từ đó dẫn đến kết quả học tập không cao.
Môn Tâm lý học đại cương là môn học được tổ chức giảng dạy ở nhiều ngành học
khác nhau thuộc các trường Cao đăng, Đại học trong cả nước nhằm cung cấp cho người học
những kiến thức cơ bản nhất về tâm lý con người, làm cơ sở để nghiên cứu sâu hơn các môn
học chuyên ngành, vận dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn, hoạt động nghề
nghiệp sau khi ra trường. Môn Tâm lý học đại cương có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc cung cấp tri thức và nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp đối với sinh viên tất cả
các ngành học. Tuy nhiên từ thực tế hoạt động giảng dạy tôi nhận thấy đa số sinh viên chưa
thực sự ý thức được tầm quan trọng của môn Tâm lý học đại cương trong chương trình
học, xem nó là môn học phụ, không có ý nghĩa và không cần thiết đối với nghề nghiệp
tương lai. Từ sự nhận thức sai lầm cùng với những yếu tố khó khăn từ môn học, từ giảng
viên dẫn đến sinh viên chưa có nhu cầu, động cơ, hứng thú, thái độ và hành động học
tập đúng đắn nên dẫn đến kết quả không như chúng ta mong đợi. Từ đó cho thấy, muốn
nâng cao kết quả học tập môn Tâm lý học đại cương thì cần phải hình thành những nhận thức
đúng đắn về môn học, khơi gợi hứng thú, tính chủ động, tự giác và vun đắp niềm say mê trong
học tập, nghiên cứu môn học của sinh viên.
Tính tích cực học tập nói chung và tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại
cương nói riêng là một vấn đề đã được nhiều tác giả quan tâm. Các đề tài, các bài báo khoa
học đã tập trung nghiên cứu và tìm ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao tính tích cực học tập
của sinh viên tuy nhiên chưa đi sâu phân tích các biểu hiện tâm lý cụ thể của tính tích cực
học tập và các nguyên nhân ảnh hưởng đến nó. Việc nghiên cứu và chỉ ra các yếu tố tâm lý,
các biểu hiện tâm lý trong tính tích cực học tập cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến tính
tích cực học tập có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc đưa ra những biện pháp tác động hiệu
quả nhằm phát huy tính tích cực học tập, góp phần nâng cao kết quả học tập của sinh viên.
Vì những lí do trên, đề tài ‘‘Tìm hiểu tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại
cương của sinh viên hệ đại học trường Đại học Trà Vinh’’ được lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên hệ đại học
Trường Đại học Trà Vinh. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính tích cực học
tập của sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo ở Trường Đại
học Trà Vinh.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên
3.2 Khách thể nghiên cứu:
- 205 sinh viên hệ đại học khóa 2009 các ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, Luật,
Sư phạm Ngữ văn.
- Giảng viên giảng dạy môn Tâm lý học đại cương ở Trường Đại học Trà Vinh và
trường Cao đẳng Sư phạm Trà Vinh
4. Giả thuyết nghiên cứu
Đa số sinh viên chưa tích cực trong giờ học, chưa chăm chỉ và chuyên cần trong việc
đào sâu nghiên cứu môn Tâm lý học đại cương, hành vi học tập các môn chuyên
ngành của sinh viên mới chỉ tập trung ở hoạt động lên lớp, nghe giảng và ghi chép,
còn các hoạt động khác như tự học, làm bài tập, đi thư viện.. rất hạn chế;
Nguyên nhân là do sinh viên chưa có phương pháp học tập hiệu quả, mặt khác phương
pháp giảng dạy của giáo viên, cách thức tổ chức hoạt động đào tạo của nhà trường chưa
phù hợp, chưa gây được hứng thú học tập cho sinh viên. Do vậy, kết quả học tập môn
Tâm lý học đại cương của sinh viên chưa cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề và xác định cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu đề
tài;
Khảo sát tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên hệ đại học
Trường Đại học Trà Vinh;
Điều tra nguyên nhân ảnh hưởng đến tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại
cương của sinh viên;
Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương
của sinh viên năm thứ nhất các ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, Luật, Ngữ văn Khmer
Trường Đại học Trà Vinh.
- Đề tài không đi sâu so sánh sự khác biệt về tính tích cực học tập môn Tâm lý học
đại cương của sinh viên từng ngành mà chỉ tiến hành so sánh theo giới tính (Nam, Nữ) và
theo khối ngành Kinh tế (Kế toán, Quản trị kinh doanh) và Xã hội (Luật, Ngữ văn Khmer)
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Mục đích: Nhằm xây dựng đề cương nghiên cứu và những vấn đề lí luận để làm cơ sở
công cụ cho các giai đoạn nghiên cứu sau này.
Nội dung:
- Xây dựng đề cương nghiên cứu.
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan và xây dựng được khái niệm công cụ
của đề tài từ đó xác định phương pháp nghiên cứu và công cụ nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu, các văn bản và các tạp chí chuyên ngành,
các công trình nghiên cứu khoa học, các luận văn, luận án về tính tích cực học tập nói chung và
tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương nói riêng.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát, dự giờ
* Mục đích quan sát
Nhằm phát hiện, thu thập thêm những biểu hiện thể hiện tính tích cực trong giờ học
môn Tâm lý học đại cương của sinh viên.
* Nội dung quan sát
Những biểu hiện về nhận thức, thái độ, hành vi, cử chỉ, tính tích cực, tự giác
và thời gian học tập của sinh viên.
* Cách tiến hành
Tham dự một số giờ học, giờ thảo luận, thực hành, và quan sát những giờ tự học
của sinh viên.
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đảm bảo sự tự nhiên, khách quan, trung thực
những biểu hiện của sinh viên như: chăm chú tri giác bài giảng, hăng hái phát biểu, hay nêu
thắc mắc, hỏi thêm những phần chưa rõ, trao đổi tích cực với bạn về vấn đề giáo viên nêu
ra, làm bài tập, cách giải quyết vấn đề, ghi chép bài. Ghi chép tỉ mỷ những nội dung cần
quan sát, sau đó tổng kết đánh giá chung về những biểu hiện của sinh viên.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến
* Mục đích:
Nhằm tìm hiểu những biểu hiện trong tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại
cương của sinh viên và tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng.
* Nội dung:
Chúng tôi tiến hành xây dựng bộ câu hỏi cho sinh viên và giảng viên.
Nội dung phiếu trưng cầu ý kiến được chia làm 7 phần:
Phần 1: Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng, sự cần thiết và ý nghĩa
của việc học tập môn Tâm lý học đại cương.
Phần 2: Tìm hiểu động cơ học tập môn Tâm lý học đại cương của SV.
Phần 3: Tìm hiểu hứng thú học tập môn Tâm lý học đại cương của SV.
Phần 4: Tìm hiểu về thái độ học tập môn Tâm lý học đại cương của SV.
Phần 5: Tìm hiểu hành vi học tập môn Tâm lý học đại cương của SV.
Phần 6: Tìm hiểu kết quả học tập môn Tâm lý học đại cương của SV.
Phần 7: Tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến tính tích cực học tập môn Tâm
lý học đại cương của sinh viên.
Phần 8: Thăm dò ý kiến của giảng viên và sinh viên về biện pháp nâng cao tính tích
cực học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên.
* Cách tiến hành:
- Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến.
- Tiến hành khảo sát thử trên 30 sinh viên để kiểm tra tính hiệu quả của công cụ nghiên
cứu đã soạn thảo.
- Tiến hành khảo sát trên mẫu nghiên cứu đã chọn
- Thu thập và xử lý kết quả nghiên cứu thu được từ phiếu khảo sát
- Cách tiến hành được thực hiện một cách khoa học, khách quan.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
* Mục đích
Sử dụng phương pháp này nhằm làm sáng tỏ thêm một số nội dung nghiên cứu hỗ trợ
các phương pháp khác trong quá trình đưa ra những kết luận.
* Nội dung
Chúng tôi chuẩn bị trước một số nội dung sẽ trao đổi, trò chuyện với sinh viên và
giảng viên như: nhu cầu, hứng thú, động cơ, thái độ, nhận thức của sinh viên về tính tích
cực học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên.
* Cách thức tiến hành
+ Chọn ngẫu nhiên và tiến hành phỏng vấn một số sinh viên một số câu hỏi liên quan
đến tính tích cực học tập.
+ Phỏng vấn trực tiếp một số giảng viên đang tham gia giảng dạy các lớp được chọn
làm khách thể nghiên cứu nhằm tìm hiểu nhận xét của giảng viên về tính tích học tập cuả
sinh viên.
+ Ghi chép trung thực nội dung câu trả lời từ phía sinh viên và giảng viên
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
* Mục đích
Nhằm xác định mức độ tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh
viên thông qua kết quả kiểm tra quá trình, kiểm tra hết môn của sinh viên.
* Nội dung nghiên cứu
Được thể hiện thông qua một số câu hỏi về kết quả học tập của sinh viên.
* Cách thức tiến hành
Phát phiếu trưng câu ý kiến đã được tổ chức một số câu hỏi có liên quan.
7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học:
* Mục đích
Nhằm xử lý các thông tin thu được từ các phương pháp nghiên cứu trên, đồng thời
kiểm định tính khách quan, độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu.
* Công cụ sử dụng
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu.
8. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu và các biện pháp đề xuất của đề tài sẽ góp phần nâng cao tính
tích cực học tập, kết quả học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên hệ Đại học
trường Đại học Trà Vinh.
9. Cấu trúc luận văn: Bao gồm 03 phần
Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4. Giả thuyết nghiên cứu
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Đóng góp của đề tài
Phần kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lịch sử và lý luận cho việc nghiên cứu đề tài
Chương 2: Thực trạng về tính tích cực học tập môn Tâm lý