Lí do chọn đề tài
1.1. Vị trí, vai trò của văn học và văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn ở trường
phổ thông hiện nay
Văn học là cánh cửa đưa con người đến với thế giới rộng lớn với bao điều lí thú. Bước qua
cánh cửa rộng mở đó, con người sẽ đối diện với những tâm hồn, xúc cảm và số phận của những
nhân vật khác nhau ở những không gian và thời gian khác nhau.
Từ thời cổ - trung đại, văn học đã chiếm giữ vị trí trung tâm, trở thành tiếng nói đầy quyền uy
trong sân chơi văn hóa. Không giống như các ngành nghệ thuật khác, văn học lấy ngôn từ làm chất
liệu xây dựng nên hình tượng nghệ thuật - “văn học là nghệ thuật của ngôn từ” [61, tr.183]. Vì thế,
hình tượng ngôn từ trong sáng tác văn học trở thành chỉnh thể thống nhất của hai mặt đối lập thống
nhất với nhau, không thể tách rời. Một mặt, đó là loại hình tượng rất giàu giá trị tạo hình. Mặt khác,
từ trong bản chất sâu xa, thế giới nghệ thuật được mở ra từ hình tượng ngôn từ chỉ là thế giới của lời
và của ý niệm. Do đó, người đọc muốn hiểu được thế giới đầy hình tượng của văn học cần có trí
tưởng tượng mãnh liệt và khả năng liên tưởng phong phú mới chạm tay vào được lớp vỏ bên trong
của văn học nghệ thuật
130 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu việc xây dựng chương trình văn học Nga ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới chương trình giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
Nguyễn Thị Phong Lê
TÌM HIỂU VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG
TRÌNH VĂN HỌC NGA Ở TRƯỜNG PHỔ
THÔNG THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Văn
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010
LỜI TRI ÂN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình quý
báu của các thầy cô, gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp.
Tôi xin gửi nơi đây lòng tri ân sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Văn, các thầy cô đã
giảng dạy, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau đại học trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Ban
giám hiệu và tổ bộ môn văn trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Nha Trang.
Tôi xin đặc biệt tri ân Tiến sĩ Trần Thị Quỳnh Nga – người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn
thành luận văn. Xin cám ơn các thầy cô, cám ơn gia đình và tất cả bạn bè, đồng nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2010
Nguyễn Thị Phong Lê
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
1 GV Giáo viên
2 HS Học sinh
3 SGK Sách giáo khoa
4 THPT Trung học phổ thông
5 THCS Trung học cơ sở
6 VHNN Văn học nước ngoài
7 ĐHSP Đại học sư phạm
8 HCM Hồ Chí Minh
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Vị trí, vai trò của văn học và văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn ở trường
phổ thông hiện nay
Văn học là cánh cửa đưa con người đến với thế giới rộng lớn với bao điều lí thú. Bước qua
cánh cửa rộng mở đó, con người sẽ đối diện với những tâm hồn, xúc cảm và số phận của những
nhân vật khác nhau ở những không gian và thời gian khác nhau.
Từ thời cổ - trung đại, văn học đã chiếm giữ vị trí trung tâm, trở thành tiếng nói đầy quyền uy
trong sân chơi văn hóa. Không giống như các ngành nghệ thuật khác, văn học lấy ngôn từ làm chất
liệu xây dựng nên hình tượng nghệ thuật - “văn học là nghệ thuật của ngôn từ” [61, tr.183]. Vì thế,
hình tượng ngôn từ trong sáng tác văn học trở thành chỉnh thể thống nhất của hai mặt đối lập thống
nhất với nhau, không thể tách rời. Một mặt, đó là loại hình tượng rất giàu giá trị tạo hình. Mặt khác,
từ trong bản chất sâu xa, thế giới nghệ thuật được mở ra từ hình tượng ngôn từ chỉ là thế giới của lời
và của ý niệm. Do đó, người đọc muốn hiểu được thế giới đầy hình tượng của văn học cần có trí
tưởng tượng mãnh liệt và khả năng liên tưởng phong phú mới chạm tay vào được lớp vỏ bên trong
của văn học nghệ thuật.
Chỉnh thể thống nhất của hai mặt đối lập đó đã biến hình tượng ngôn từ văn học thành hình
thức biểu đạt và kiểu tư duy tổng hợp độc đáo. Đó là “kiểu tư duy của vô thức lập thể (giống như
trong huyền thoại, tôn giáo, văn hóa dân gian, hoặc âm nhạc và nghệ thuật sân khấu trong hoạt động
chuyên nghiệp), của tình cảm mãnh liệt và những xúc động trực tiếp trước hiện thực (giống như
trong các hoạt động văn nghệ - thẩm mĩ), lại vừa là kiểu tư duy đầy thông tuệ của lí trí con người
(giống như trong các công trình nghiên cứu khoa học)” [67, tr.5].
Không phải ngẫu nhiên mà văn học được xem là “cuốn sách giáo khoa về cuộc sống” [67,
tr.5] bởi trong nó luôn tồn tại mối quan hệ gắn bó với tiếng nói của lĩnh vực hoạt động nhận thức
chân lí, khám phá bản chất, quy luật của thế giới khách quan. Để hiểu cuộc sống, để hiểu con người,
để có thể hình dung một cách sinh động thời đại đã qua, có ý kiến cho rằng chỉ cần đọc tác phẩm
văn chương. Điều này có lí khi xem văn học như “chiếc gương soi” của cuộc sống. Do vậy, đối
tượng nhận thức và nội dung của văn học là cuộc sống muôn màu muôn vẻ, trong đó chủ yếu là
cuộc sống của con người, là tư tưởng, tình cảm, tâm hồn con người.
Lã Nguyên trong bài viết “Vị thế của văn học trên sân chơi văn hóa trong tiến trình lịch sử”
đã viết rằng: “Văn học sở dĩ luôn chiếm vị trí trung tâm của đời sống văn hóa - xã hội còn bởi vì nó
là một dạng hoạt động tác động. Nó tác động tích cực tới thế giới quan của người đọc, góp phần
hình thành ở họ những tín niệm đạo đức, thị hiếu thẩm mỹ, quan điểm tôn giáo, chính trị và cả
những tri thức triết học, khoa học[67, tr.6]”. Để làm được điều này, văn học phải tác động đến
người đọc thông qua “thi pháp nghệ thuật và ngôn ngữ hình tượng” [67, tr.6]. Hai yếu tố này sẽ giúp
người đọc đọc được những lớp nghĩa hàm ngôn ẩn trong mỗi văn bản văn học cùng những điều
không tồn tại bên trong tác phẩm. Đó chính là thế giới của văn học mà người đọc cần khai phá, cần
thấu hiểu về thế giới cuộc sống bên ngoài tác phẩm văn học.
Mỗi nhà văn, nhà thơ mang trong mình một sứ mệnh lịch sử quan trọng là truyền bá nền văn
hóa dân tộc của mình ra ngoài thế giới. Sứ mệnh lịch sử ấy được kết tinh trong từng tác phẩm văn
học, từng hình tượng nghệ thuật tiêu biểu để làm nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Xét trên tổng thể, văn học trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người lại càng
không thể thiếu trong môi trường giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Đây là nơi các em học
những bài học đầu tiên về cuộc sống, về những mối quan hệ giữa văn học với đời sống xã hội.
Với các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, học văn học là cách tiếp cận gần hơn với
thế giới con người phong phú, đa dạng, là cách tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau, với những
sắc tộc và ngôn ngữ khác nhau để từ đó hiểu thêm về sắc thái đa dạng của sự đa văn hóa nhân loại.
Hơn nữa, văn học là nhịp cầu nối các loại hình nghệ thuật không gian với nghệ thuật thời
gian, nghệ thuật tạo hình với nghệ thuật biểu hiện [67, tr.5]. Văn học không chỉ tồn tại trong môi
trường văn học dân tộc mà còn tỏa sáng trong các nền văn học khác của nhân loại. Học văn học
nước ngoài là một trong những cách để so sánh vị thế “lấp lánh” của văn học dân tộc trên văn đàn
thế giới, từ đó, tìm ra chính xác chỗ đứng của văn học dân tộc trong lòng công chúng yêu văn học
và cũng là một trong những lí do giúp chúng ta nhận ra sự tiếp biến văn hóa nói chung và văn học
nói riêng giữa các vùng miền trên thế giới. Đây không chỉ là cơ hội giúp văn hóa, văn học Việt Nam
tiến gần hơn với văn hóa, văn học thế giới mà còn là cách giúp các nhà nghiên cứu định hình rõ
những nét giao thoa giữa các nền văn học nghệ thuật trên thế giới với văn học nghệ thuật dân tộc
Việt Nam.
Song nếu chỉ có văn học dân tộc thì chưa thể là “tấm gương soi” phản chiếu đầy đủ cuộc
sống vốn phong phú và phức tạp. Những tri thức về đời sống xã hội, lịch sử văn hóa không chỉ
tồn tại trong văn học Việt Nam mà cả trong văn học nước ngoài. Những phương diện văn hóa dân
tộc, cuộc sống lịch sử, xã hội, triết học, tôn giáo, tính cách con người, chân dung tinh thần của dân
tộc chỉ tồn tại trong các tác phẩm văn học của dân tộc ấy. Học văn học nước ngoài là cách giúp các
em mở một cánh cửa vào thế giới, vào cuộc đời và tâm hồn con người trên toàn nhân loại. Thông
qua những tác phẩm văn học nước ngoài, các em có thể so sánh, đối chiếu mối quan hệ gần gũi về
thể loại, đề tài giữa văn học Việt Nam với văn học nước ngoài, giữa các nền văn học với nhau,
đồng thời tiếp nhận sự giao thoa, những quan hệ ảnh hưởng giữa các nền văn hóa, văn học với nhau.
Vì vậy, việc xây dựng và ngày càng hoàn thiện một chương trình văn học nước ngoài đáp
ứng nhu cầu của xã hội, bạn đọc giáo viên và học sinh là quy luật tất yếu của sự phát triển giáo dục.
1.2. Thực trạng dạy học văn học nước ngoài ở trường phổ thông hiện nay
Hiện nay, qua các kênh thông tin đại chúng, các kì thi Đại học, Cao đẳng, các kết quả điều
tra, khảo sát xã hội học, chúng ta nhận thấy rằng thực trạng dạy học văn chưa thỏa mãn mục tiêu
giáo dục môn học đề ra, trong đó có phần văn học nước ngoài.
Không những thế, việc xây dựng chương trình văn học nước ngoài, chọn lựa các tác giả, tác
phẩm đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông đang là câu hỏi lớn của không ít nhà giáo dục
quan tâm đến chất lượng học tập của học sinh. Công việc này phải dựa trên những kết quả của
nghiên cứu khoa học. Việc xây dựng chương trình sao cho có sự hấp dẫn, khơi niềm hứng thú, say
mê các em học sinh và cả giáo viên khi đến với các tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài là điều
không đơn giản. Đặc biệt, văn học Nga lâu nay vẫn được xem là mảng văn học có nhiều thế hệ bạn
đọc học sinh đón đợi nhiều nhất cũng ở trong tình trạng tương tự. Thực tế cho thấy, giáo viên và học
sinh chưa thực sự thỏa mãn khi tiếp xúc với một khối lượng tác giả, tác phẩm của nền văn học Nga
đa dạng và phong phú xuất hiện trong chương trình Ngữ văn hiện hành.
Xuất phát từ thực trạng dạy học văn nói chung, văn học nước ngoài và văn học Nga nói
riêng, theo định hướng của những phân tích ở trên cùng những băn khoăn trăn trở trong quá trình
trực tiếp giảng dạy và tìm hiểu chương trình văn học Nga ở trường phổ thông, chúng tôi chọn đề tài
“Tìm hiểu việc xây dựng chương trình văn học Nga ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới
chương trình giáo dục” như một thể nghiệm góp phần nâng cao chất lượng của việc xây dựng,
biên soạn chương trình Ngữ văn. Từ một góc độ khác, đề tài cũng mong muốn trên cơ sở của những
nội dung đã triển khai hình thành một hệ thống bài đọc ngoại khóa văn học Nga phục vụ trực tiếp
cho việc dạy học văn học Nga theo chương trình hiện hành.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam cho đến nay, theo sự hiểu biết của chúng tôi, có hai hướng nghiên cứu chủ yếu
về văn học Nga.
Thứ nhất, là những công trình nghiên cứu sự hình thành và phát triển của nền văn học Nga,
quá trình tiếp nhận của độc giả Việt Nam đối với một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu cũng như hoạt
động dịch thuật tác phẩm văn học Nga sang tiếng Việt.
Thứ hai, là những công trình nghiên cứu việc nghiên cứu, giảng dạy văn học Nga trong nhà
trường phổ thông.
Trong hướng nghiên cứu thứ nhất, có thể kể ra đây một số công trình tiêu biểu như:
+ Lịch sử văn học Nga - Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến,
Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên - NXB Giáo dục - 1999.
+ Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX - Hoàng Xuân Nhị - NXB Giáo dục - 1962.
+ Tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỉ XIX - Trần Thị Phương Phương - NXB Khoa học xã hội, Hội
nghiên cứu và Giảng dạy văn học TP HCM - 2006.
+ Thi pháp tiểu thuyết L. Tônxtôi - Nguyễn Hải Hà - NXB Giáo dục - 1992.
+ Thi pháp nhân vật trong sông Đông êm đềm của Sôlôkhôp - Nguyễn Thị Vượng - NXB Giáo dục
- 2007.
+ Thơ ca Nga - Tiến trình và giá trị - Trần Thị Phương Phương - Đề tài cấp Bộ - 2009.
+ Tiếp nhận văn xuôi Nga thế kỉ XIX ở Việt Nam - NXB Giáo dục - 2010.
Vấn đề giảng dạy văn học Nga trong nhà trường phổ thông cũng được nhiều tác giả đề cập
đến. Một số công trình đáng chú ý như: Văn học Nga trong nhà trường [47], Tác giả, tác phẩm: A.
Puskin và Tôi yêu em [48], A. Puskin - Mặt trời thi ca Nga [77] ...v.v
Trong cuốn Văn học Nga trong nhà trường tác giả Hà Thị Hòa đã tập hợp những bài viết, bài
nghiên cứu có liên quan đến chương trình văn học Nga trong nhà trường như một tài liệu tham khảo
cho giáo viên và học sinh trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trường phổ thông. Cuốn sách đi
sâu vào giới thiệu những bài viết về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của một số nhà văn như: A.
Puskin, L. Tônxtôi, A. Sêkhôp, X. Êxênin, M. Gorki, M. Sôlôkhôp cùng những bài phân tích, bình
giảng một số tác phẩm tiêu biểu của các nhà thơ, nhà văn Nga đã nêu. Đồng thời, cuốn sách cũng
tập hợp một số bài thơ, trích giảng trong chương trình văn học Nga nhằm cung cấp thêm cho bạn
đọc những tư liệu cụ thể về nền văn học Nga vốn đa dạng và phong phú.
Qua những cuốn sách như Tác giả, tác phẩm: A. Puskin và Tôi yêu em [48], A. Puskin - Mặt
trời thi ca Nga [77] v.v có thể thấy: nhìn chung, tất cả các tác giả từ góc độ nghiên cứu của
mình, đều góp phần vào việc cung cấp tư liệu giúp giáo viên và học sinh bổ túc thêm những kiến
thức về tác giả, tác phẩm đó.
Song hành cùng những cuốn sách trên còn có một số bài báo cũng đề cập đến các tác giả văn
học Nga trong nhà trường như: Đào Tuấn Ảnh với Sêkhôp và Nam Cao - một sáng tác hiện thực
kiểu mới [2], Cách tân nghệ thuật của A. Sêkhôp [3], Phong Lê với Sêkhôp và Nam Cao - nhìn từ
hai nền văn học [55], và Phạm Vĩnh Cư với Sêkhôp - nhà văn xuôi tự sự, nhà viết kịch [26]v.v
Để giúp giáo viên và học sinh dạy và học tốt tác giả, tác phẩm văn học Nga trong chương
trình phổ thông, một số bài viết tiệm cần gần với các tác giả, tác phẩm cụ thể như: Ngô Tự Lập có
bài Tôi yêu em, bài thơ không hình ảnh [54], Lê Nguyễn Cẩn có bài Dạy tác phẩm Sêkhôp trong nhà
trường [25], Nguyễn Văn Đường có bài Tổ chức hướng dẫn học sinh lớp 11 THPT học truyện ngắn
Người trong bao của A. Sêkhôp [31], Lê Thị Thu Hiền có bài Người trong bao - một truyện ngắn
đặc sắc của A. P. Sêkhôp [45], Trần Thị Quỳnh Nga - Tiếp cận tác phẩm “Người trong bao” của
Sêkhôp trong nhà trường [65], Nguyễn Hải Hà có bài Về giá trị của bài thơ Thư gửi mẹ của Êxênin
[40]v.v Tựu trung lại, các bài viết trên đã chỉ ra những vấn đề cần lưu ý khi tiếp cận và giảng
dạy các tác phẩm trên sao cho đúng với tinh thần và giá trị của tác phẩm.
Trong sự quan tâm của chúng tôi, vấn đề xây dựng chương trình mới là trọng tâm đáng chú ý
của luận văn. Liên quan trực tiếp đến việc xây dựng chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ
thông, chúng tôi thấy có các công trình tiêu biểu như: Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài
[91] của tác giả Phùng Văn Tửu, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể [29] của
Nguyễn Viết Chữv.v
Trong cuốn sách Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài [91] tác giả Phùng Văn Tửu chỉ
rõ quan điểm là “nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp đang trực tiếp giảng dạy
phần văn học này” [91, tr.3] mà chưa “bàn đến nội dung chương trình văn học nước ngoài ở trường
phổ thông” [91, tr.3]. Vì thế, cuốn sách chỉ giới hạn trong ba vấn đề, tập trung vào các tác phẩm văn
học Pháp:
Thứ nhất: Văn học dịch và phương hướng tiếp cận;
Thứ hai: Luận bàn về một số áng văn hay (chủ yếu là văn học Pháp);
Thứ ba: Để cảm thụ và giảng dạy tốt hơn.
Gần đây trong sách Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể [29] tác giả
Nguyễn Viết Chữ đề cập đến vấn đề cấu trúc, nguyên tắc xây dựng chương trình văn học nước
ngoài ở trường phổ thông. Tác giả dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn để đề ra những nguyên
tắc căn bản cho việc lựa chọn và giảng dạy văn học nước ngoài. Theo tác giả, việc chọn lựa kiến
thức đưa vào chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông “chưa được nghiên cứu một cách
hệ thống” và còn “nhiều hạn chế” [29, tr.158]. Vì thế, việc đề ra những yêu cầu có tính nguyên tắc
khi chọn lựa tác phẩm văn học nước ngoài cũng là một cách để “chấn hưng” nền giáo dục hiện nay.
Ngoài ra, còn có một số bài viết nhỏ lẻ, đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Trong bài viết
Về chỗ đứng của môn văn học nước ngoài trong nhà trường [90] tác giả Phùng Văn Tửu chỉ ra
rằng: “Từ sau cách mạng tháng Tám, chương trình văn học nước ngoài trong nhà trường từng bước
được mở rộng, khắc phục dần những chỗ hổng về kiến thức phổ thông của các thế hệ học sinh trước
kia. Tuy nhiên, cho đến nay, cách bao quát văn học thế giới chia thành ba mảng chưa thật hợp lí -
văn học châu Á, văn học phương Tây, văn học Nga - xô viết - nên nhiều mảng văn học thế giới còn
trống vắng trong chương trình” [90, tr.53]. Theo tác giả, việc học văn học nước ngoài trong trường
phổ thông là “dịp để học sinh tiếp xúc với đỉnh cao của tinh thần văn hóa nhân loại một cách có hệ
thống và có bài bản, hướng dẫn, tránh được sự mò mẫm cũng như các phiến diện lệch lạc” [90,
tr.53]. Vì thế, chỗ đứng của môn văn học trong nhà trường [90] trở nên đáng quan tâm hơn bao giờ
hết. Không những thế, “chỗ đứng” còn thể hiện ở việc “giảng dạy môn văn học nước ngoài bằng
tiếng Việt và thông qua bản dịch” [90, tr.52]. Đây là vấn đề mang tính “bất đắc dĩ nhưng tất yếu”
[90, tr.55], và cần thiết nhất khi tiến hành xây dựng chương trình văn học nước ngoài.
Cùng quan điểm với Giáo sư Phùng Văn Tửu, Vũ Quốc Anh trong bài viết Văn học nước
ngoài trong chương trình văn học phổ thông trung học [1] cũng nhận định: “Để chuyển tải những
giá trị của các tác phẩm văn học nước ngoài đến học sinh có vô vàn khó khăn những bản dịch có
chất lượng dịch thuật tốt nhất cũng không thể nào lột tả hết những tư tưởng và phong cách nghệ
thuật của tác giả cũng như đặc sắc riêng của từng nền văn học, từng ngôn ngữ văn học” [1].
Tác giả Phương Thanh trong bài viết Sự chênh lệch về kiến thức: biên soạn phần văn học
nước ngoài trong sách văn học [83] cho rằng: “Phần văn học nước ngoài trong chương trình của lớp
10 và lớp 11 được cả người dạy và người học đánh giá là có sự biên soạn công phu nhất. Sự công
phu này được thể hiện ở phần trình bày có hệ thống, tranh ảnh, minh họa” [83]. Song, việc người
biên soạn chú trọng quá vào những tác giả, tác phẩm nổi tiếng mà quên mất một việc, đó là “sự
chênh lệch về kiến thức văn học giữa các thầy cô giáo và ngay cả bản thân học sinh () càng không
thể đồng nhất trình độ thẩm thấu tác phẩm văn học giữa họ” [83]. Theo tác giả, “để việc giảng dạy
văn học nước ngoài có hiệu quả hơn, thiết nghĩ các nhà biên soạn sách giáo khoa nên chọn lựa kỹ
càng hơn nữa, cũng như để tâm đến xuất xứ của tác giả, tác phẩm hoặc nếu đưa phần trích dịch cũng
nên kèm đôi dòng tóm tắt tác phẩm cho cả người học và người dạy cảm thấy thoải mái hơn trong
việc tiếp cận tác phẩm” [83].
Trong những năm gần đây, việc triển khai nghiên cứu vấn đề xây dựng chương trình văn học
Nga từ góc độ cụ thể tuy có được tiến hành nhưng nhìn chung vẫn chưa thu hút được sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu, số lượng các công trình, bài viết về vấn đề này còn quá ít, mới dừng lại ở
những gợi ý. Theo nguồn tư liệu của chúng tôi, năm 2010 Tiến sĩ Trần Thị Quỳnh Nga đã xuất bản
cuốn Văn học Nga xô viết ở trường Trung học phổ thông [66]. Theo tác giả, chương trình văn học
nước ngoài và văn học Nga nên “ưu tiên giới thiệu càng nhiều càng tốt những tác phẩm nghệ thuật
ngôn từ để tạo hứng thú, nâng cao năng lực đọc thẩm mĩ cho học sinh, hướng học sinh đến việc phát
hiện và rung động trước vẻ đẹp của tác phẩm” [66, tr.42].
Trước đây, vấn đề chương trình văn học Nga trong nhà trường phổ thông cũng được một số
nhà nghiên cứu đề cập đến ở cấp độ bài báo như: Giáo sư Nguyễn Hải Hà có bài viết Văn học Xô
viết trong trường trung học phổ thông (Tạp chí văn học số 6 năm 2001) bày tỏ quan điểm về sự lựa
chọn ba tác giả văn học Xô viết trong sách Văn 12 là Gorki, Êxênin và Sôlôkhôp “chứng tỏ chúng ta
trân trọng và đánh giá cao thành tựu của văn học Nga - Xô viết” [38]. Theo tác giả, trong bối cảnh
còn nhiều tranh luận nóng bỏng về chính trị, việc “lựa chọn những gì đã tương đối ổn định” [38] là
việc nên làm.
Tiến sĩ Trần Thanh Bình trong bài viết Mấy ý kiến về nguyên tắc xây dựng chương trình văn
học nước ngoài đăng trên Tạp chí Giáo dục, 2009, số 211 cũng bày tỏ quan điểm về những khiếm
khuyết trong quá trình xây dựng chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông. Việc xây
dựng chương trình theo nguyên tắc đồng tâm như hiện nay đem lại hiệu quả không cao cho quá
trình tiếp nhận văn học nước ngoài của bạn đọc học sinh, đồng thời làm giảm khả năng tiếp nhận
các văn bản mới của học sinh về nền văn học đó. Nên chăng, thay vì xây dựng theo nguyên tắc này,
chúng ta nên thay bằng nguyên tắc tuyến tính, như thế, sự bao quát về một nền văn học nước ngoài
sẽ được giới thiệu đầy đủ hơn, tránh sự lặp lại không cần thiết. Hơn nữa, khi xây dựng theo nguyên
tắc này chúng ta sẽ có cơ hội giới thiệu đến giáo viên và học sinh nhiều tác giả, tác phẩm có giá trị
hơn, tạo cho chương trình sự đa dạng, phong phú và mang tính hấp dẫn hơn.
Tuy vậy, những cuốn sách, bài báo trên chỉ dừng lại ở những gợi ý, phác thảo mà chưa mang
tính chuyên sâu. Chúng ta còn rất thiếu những công trình nghiên cứu cụ thể về chương trình văn học
Nga trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Thực hiện